Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 91 - 98)

Nếu Nhật Bản là một bang của nước Mĩ, nó sẽ bằng bang Montana, với 115 triệu dõn - một nửa dõn số Mĩ - sống trên địa hạt đó, Nhật Bản trở thành quốc gia có mật độ dõn số cao nhất thế giới. Trên quốc đảo này, người ta chỉ có thể trồng trọt trên 1/6 diện tích đất đai của nó và vì vậy dù năng xuất canh tác theo diện tích là khá cao, quốc gia này vẫn phải thường xuyên nhập tới 30% lương thực từ bên ngoài. Hầu như không có dầu lửa, sắt, than và các tài nguyên khoáng sản khác, Nhật Bản phải phụ thuộc vào bên ngoài tới 85% các tài nguyên năng lượng. [47,21]

Phát động chiến tranh thế giới hai ở chõu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản tham vọng mở rộng lónh thổ, thay đổi sự nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên của mình. Bại trận, Nhật Bản bị quõn Đồng minh (thực chất là quõn

Mĩ) chiếm đóng. Bại trận, thương tổn cả về vật chất lẫn tinh thần, đối mặt với lạm phát, thất nghiệp, dư thừa dõn số, đói kém, dịch bệnh tràn lan, bị quõn đội nước ngoài chiếm đóng .... đó là hoàn cảnh của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Căn cứ vào tình hình trên, các chuyên gia dự đoán dù lạc quan nhất cũng không thể dự báo được sự phát triển của Nhật Bản ở những năm 60 và đầu 70 của thế kỷ XX, không ai có thể ngờ Nhật Bản chỉ mất hơn 20 năm để trở thành cường quốc kinh tế, tài chớnh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mĩ.

Năm 1952, khi chế độ chiếm đóng Nhật Bản của Mĩ chấm dứt, Nhật Bản đã cơ bản khôi phục được mức sản xuất trước chiến tranh. Tổng sản phẩm quốc dõn năm 1950 của Nhật mới đạt 20 tỉ đôla, bằng 60% của Cộng hoà liên bang Đức (33,7 tỉ đôla), bằng 1/3 tổng sản phẩm quốc dõn của Anh (59 tỉ đôla), bằng ẵ của Pháp (39 tỉ đôla), bằng 1/17 của Mĩ (349 tỉ đôla). Mười sỏu năm sau, 1966, tổng sản phẩm quốc dõn của Nhật Bản đã vượt Pháp; năm sau vượt Anh và đến năm 1968, vượt Cộng hoà liên bang Đức, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới tư bản với 183 tỉ đôla. Năm 1971, tổng sản phẩm quốc dõn của Nhật Bản tăng lên 224 tỉ đôla – tăng 11 lần trong 20 năm. [17,296 - 297] Các ngành công nghiệp hàng dõn dụng, điện tử điện lạnh, chế tạo máy, công nghiệp ôtô, hoá chất công nghiệp ...., Nhật Bản đã xõy dựng được sức mạnh cạnh tranh cao, chi phối cả thị trường thế giới.

Nguyên nhõn nào đưa đến sự phát triển “thần kỳ” này? Những yếu tố tự nhiên thuận lợi là không thể có ở Nhật Bản; môi trường quốc tế thuận lợi là bình đẳng, cơ hội chia đều cho tất cả các quốc gia; Như vậy, con người Nhật Bản, các chớnh sách cải cách dõn chủ sau chiến tranh, vai trò năng động sáng tạo của nhà nước, các công ty .... là những nhõn tố tạo nên sự phát triển “thần kỳ”. Phõn tích động lực sõu xa, nguyên nhõn đưa các nhõn tố này tạo nên sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản lại chớnh là yếu tố khoa học - kĩ thuật.

Con người Nhật Bản, năng động sáng tạo, căn cơ tiết kiệm, có tinh thần làm việc không mệt mỏi ... Nhưng như trên đã phân tích, điều làm nên chất lượng của đội ngũ lao động Nhật Bản chính là trình độ văn hoá, khả năng ứng dụng, tiếp thu và cải tiến khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Giải thích thành công của Nhật Bản như kết quả của lao động rẻ cũng không thoả đỏng, vỡ cú những thời kỳ, lương của người lao động Nhật Bản còn cao hơn cả lương của người lao động Mĩ (tính theo tỉ giá đồng đụla). Trình độ văn hoá lại là một trong những yếu tố hàng đầu để xét mức lương cho lao động Nhật.

Các chớnh sách cải cách dõn chủ sau chiến tranh, các chớnh sách kinh tế của Chính phủ Nhật Bản, như đã phân tích ở trên, đều nhằm dõn chủ hoá đời sống nhõn dõn, xoá bỏ tận gốc chủ nghĩa quõn phiệt hiếu chiến. Nhà nước, nhõn dõn Nhật Bản quyết tõm xõy dựng một nhà nước “giàu mạnh mà không có sức mạnh quõn sự”. Ngõn sách nhà nước, thay vì chi cho quốc phòng đã tập trung để giải quyết những vấn đề dõn sinh, giáo dục, nghiên cứu khoa học kĩ thuật luôn là những ưu tiên hàng đầu, không bị cắt giảm, ngay cả trong những thời gian khó khăn nhất của nền kinh tế. Nhà nước Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo điều kiện cho các nhà máy xí nghiệp sớm thu hẹp khoảng cách khoa học - kĩ thuật với các nước phát triển. Các chớnh sách khuyến khích phát triển khoa học - kĩ thuật được thể hiện rất rừ ở các đạo luật: Luật Các biện pháp đánh thuế đặc biệt, Luật Thúc đẩy việc hợp lý hoá các doanh nghiệp, Luật Chống độc quyền .... Chính phủ Nhật Bản đã phõn bổ ngoại tệ hiếm để hỗ trợ cho việc nhập khẩu các công nghệ mới. Nhà nước Nhật đóng vai trò bảo trợ, giám sát việc nhập khoa học - kĩ thuật mới.

Các công ty Nhật Bản, như trên đã trình bày, rất chú trọng đến đổi mới công nghệ sản xuất, nghiên cứu khoa học - kĩ thuật tạo sức hút cho thị trường và nõng cao sức cạnh tranh của mình.

Một nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, khi đánh giá về sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản đã nhận xét: “Hiện đại hoỏ cỏc phương tiện và tăng năng suất là nhân tố quan trọng hơn cả trong việc giải thích ưu thế của Nhật Bản”

[47, 24]. Như vậy, nhõn tố khoa học - kĩ thuật là nhõn tố quan trọng nhất, cơ bản đưa đến sự phát triển ‘thần kỳ” của Nhật Bản.

Nhập công nghệ, nhưng Nhật Bản không sao chép máy móc mà tỡm cách cải tiến, đổi mới, nõng cao biến chúng thành kĩ thuật riêng của mình. Tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp mới nhờ đó được nõng lên, cơ cấu công nghiệp thay đổi sõu sắc theo chiều hướng có lợi cho việc nõng nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian từ năm 1950 đến năm 1968, giá trị xuất xưởng của công nghiệp chế biến nói chung tăng 260%, riêng công nghiệp điện tử và hoá dầu tăng 3,4 lần, chế tạo máy tăng 3,8 lần. [43,242]

Kĩ thuật nhập khẩu cũn giúp Nhật Bản tăng nhanh năng suất lao động xã hội. từ năm 1955 đến năm 1966, tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hàng năm là 9,4%. Trong đó do hiện đại hoá thiết bị là 5,2% (bằng 56% tổng số tăng), do áp dụng các phương pháp sản xuất mới: 4,1% (14% tổng số tăng). [43,242]

Kĩ thuật nhập khẩu đó giúp Nhật Bản thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới, tiết kiệm thời gian, sức người sức của, làm cho Nhật Bản nhảy vọt từ trình độ kĩ thuật lạc hậu sang trình độ kĩ thuật tiên tiến. Các tiến bộ khoa học - kĩ thuật của nhân loại trong vòng nửa thế kỷ trước đó đã được Nhật Bản thu nhận trong vòng hai thập kỷ, cải tiến và tạo nên sự phát triển mới trong giai đoạn tiếp sau này. Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, việc nhập khẩu công nghệ mới vào Nhật Bản đã giảm đáng kể: năm 1963 công nghệ mới chiếm 65% công nghệ nhập khẩu thì đến năm 1968, con số này giảm còn 30% và liên tục giảm trong những năm kế tiếp. [39,472].

Với khoa học - kĩ thuật nhập khẩu, kết hợp với các yếu tố thuận lợi khác, đặc biệt là với quyết tõm của mình, Nhật Bản đã vươn lên phát triển “thần kỳ”, trở thành đối thủ cạnh tranh của các nước phát triển và tạo đà cho những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của những giai đoạn phát triển kế tiếp.

3.2.2. Hạn chế

Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của nhõn tố khoa học - kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ”, tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, do một trong những đặc điểm của việc phát huy nhõn tố khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973 là chú trọng mua các bằng phát minh sáng chế nên cũng có những hạn chế, tiêu cực nhất định.

Nhập khoa học - kĩ thuật bên ngoài giúp Nhật Bản nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, thoát khỏi tình trạng lạc hậu về công nghệ. Nhưng không phải lúc nào khoa học - kĩ thuật nhập khẩu cũng đưa lại thành công, hiệu quả như mong muốn. Có những thất bại đau đớn, tạo sự lệ thuộc vào công nghệ nhập khẩu, lóng phí kinh tế nếu công nghệ nhập khẩu không phù hợp. Ví dụ, trong những năm 50, bên cạnh thành công trong việc nhập công nghệ hoá dầu, các nhà máy hoá chất đã nhập các thiết bị mới về để sử dụng khí than thay thế khí hyđrô trong việc chế tạo phõn bún amoni sunfat. Công nghệ sản xuất mới được áp dụng đã làm tăng nhu cầu sử dụng than, giá than tăng vọt, thêm vào chi phí thay thế máy móc, thiết bị đã đẩy giá phõn bún lên cao. [38,269] Trong trường hợp này, việc thay thế công nghệ sản xuất trong nước đang sử dụng bằng công nghệ nhập khẩu trở thành lóng phí.

Khoa học và công nghệ nhập khẩu là nhõn tố quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế mới phát triển, tạo cơ hội cho nhiều ngành công nghiệp mới phát triển, nhưng có thể cũng là nhõn tố khiến cho một số ngành công nghiệp trong nước bị triệt tiêu. Để đạt được những tiến bộ kĩ thuật trong

ngành công nghiệp năng lượng, Nhật Bản đã phải hy sinh sự tồn tại của ngành công nghiệp than. Cho đến đầu những năm 50 của thế kỷ XX, nguồn năng lượng chủ yếu của Nhật Bản lấy từ than nhưng nguồn dầu mỏ nhập từ Trung Đông và sự phát triển của ngành hoá dầu đã nhanh chóng thay đổi tình hình từ giữa những năm 50 trở đi. Dầu mỏ nhập khẩu chiếm 90% số lượng nhập khẩu năng lượng vào đầu những năm 70. [38,300] Giá dầu thô nhìn chung có xu hướng giảm nhiều trong những năm 50, 60. Sự chênh lệch giá cả giữa dầu thô và than đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản vào năm 1958. Mặc dù Chớnh phủ và ngành công nghiệp than đã rất cố gắng để trụ lại nhưng không thành công. Việc chuyển sang dùng dầu thô vừa rẻ, vừa dễ sử dụng, lại là một tiến bộ kĩ thuật theo nghĩa rộng đã trở thành làn sóng. Sự thay đổi cơ cấu trong công nghiệp năng lượng ở Nhật Bản đã diễn ra với sự sụp đổ hoàn toàn của ngành than.

Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp nặng, hoá chất thông qua nhập khẩu ồ ạt tiến bộ kĩ thuật đã gõy ra ô nhiễm và tai hoạ cho môi trường. Ở những vùng phụ cận, nước sông và nước biển bị các chất thải của các nhà máy làm ô nhiễm; các chất độc sunfat và nitrat có trong không khí ngày một cao do khói của các nhà máy; khí thải của xe hơi cũng gõy ô nhiễm không khí nặng nề. Những loại bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường như bệnh Minamata, bệnh hen xuyễn Yokkaichi ... đã làm cho nhiều người phải quan tõm, lo lắng. [3,229] Phản ứng gay gắt của nhõn dõn buộc các công ty nhà máy sản xuất và Chính phủ Nhật Bản phải đề ra nhiều giải pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường bằng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật cao hơn ở giai đoạn phát triển kế tiếp.

Với chiến lược gia công mậu dịch lập quốc, chú trọng đến nhập khoa học - kĩ thuật bên ngoài hơn là tự nghiên cứu phát triển nên thời kỳ này Nhật Bản không có nhiều các phát minh khoa học - kĩ thuật riêng của mình. Trong suốt những năm 50, 60 của thế kỷ XX, ngoài thành công trong việc

cải tiến những kĩ thuật nhập khẩu, hai phát minh về sợi vinyl clorua và bóng bán dẫn hầu như khoa học và công nghệ Nhật Bản chưa có sự phát triển. [43,247]. Thống kê những phát inh khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới hai đến những năm 70 của thế kỷ XX, những phát minh của Nhật Bản cũn khá khiêm tốn và thua xa Mĩ. [24,22]

Hệ thống giáo dục, con người Nhật Bản, như đã trình bày ở phần giáo dục đào tạo, thời kỳ này được đào tạo để tiếp thu, có khả năng thích nghi và ứng dụng những tiến bộ bên ngoài hơn là khả năng tự tỡm kiếm, sáng tạo. Vai trò cá nhõn, hoạt động cá nhõn phần nào đó bị hạn chế mà thay vào đó là tinh thần, hoạt động mang tớnh tập thể. Thời kỳ này, chi phí cho nghiên cứu khoa học - kĩ thuật, mặc dù có tăng, không bị cắt giảm ngay cả khi nền kinh tế khó khăn, cũng vẫn cũn khiêm tốn (chỉ chiếm 1,96% thu nhập quốc dõn năm 1970, bằng 1.200 tỷ Yên). [35,82] Nếu so sánh số vốn đầu tư cho nghiên cứu với số vốn đầu tư mua các bằng phát minh, sáng chế thì chúng ta sẽ thấy rừ sự chênh lệch. Sự phát triển khoa học - kĩ thuật theo hướng chú trọng nhập khẩu công nghệ nước ngoài của Nhật Bản đã tạo nên mô hình kinh tế “rượt đuổi” các nước phương Tõy. Đến khi rượt đuổi kịp bằng các nước phương Tõy thì nền kinh tế này rơi vào khủng hoảng mô hình vì thiếu tớnh sáng tạo, thiếu những phát minh mới của riêng họ. Cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 của thế kỷ XX đã tác động mạnh đến nền kinh tế Nhật Bản, sự phụ thuộc vào năng lượng, xuất khẩu hàng công nghiệp gia công ra bên ngoài đã khiến nền kinh tế giảm sút nhanh chóng, lõm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để có thể phát triển, Nhật Bản đã tỡm hướng đi mới trong phát triển kinh tế đặc biệt là khoa học - kĩ thuật. Từ nửa sau những năm 70 cho tới nay, Nhật Bản tập trung cho nghiên cứu khoa học – công nghệ mang tớnh sáng tạo, đầu tư cho nghiên cứu khoa học - kĩ thuật nhằm tạo ra những phát minh mới tạo sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w