Đầu tư cho giáo dục

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 99 - 101)

Nhìn lại cách chăm sóc, giáo dục con người của Nhật Bản, liên hệ với thực tiễn phát triển Việt Nam chúng ta có thể thấy rất nhiều điểm tương đồng. Cha ông ta đã có cõu “dạy con từ thuở cũn thơ”; Trong bức thư gửi học sinh nhõn ngày khai trường đầu tiên trong độc lập tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đã căn dặn: “... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cựng cỏc cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ...” [14, 11]

Như vậy, cốt lừi của sự thành công không phải phụ thuộc vào những con người chung chung mà là những con người được chăm sóc, dạy dỗ đúng hướng ngay từ khi ra đời và nhất là khi trưởng thành. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho tương lai. Chăm sóc và dạy dỗ tương lai của đất nước không phải là trách nhiệm của từng cá nhõn mà là trách nhiệm của cả cộng đồng.

Người Nhật Bản quan niệm rất rừ ràng rằng: “tài nguyên quý giá nhất không phải là rừng vàng, biển bạc, cũng không phải là châu báu, ngọc ngà mà là khối óc và đôi bàn tay sáng tạo...” [24,70]. Nguồn tài nguyên quý giá đó chỉ có được nếu có giáo dục.

Bình đẳng về cơ hội – dõn chủ hoá giáo dục để có được mối quan hệ hài hoà giữa sự phát triển nguồn lực con người là một trong những nguyên tắc mới của Luật cơ bản về giáo dục của Nhật Bản ban hành năm 1947 . Để thực hiện được vấn đề này, Bộ Giáo dục Nhật Bản có quyền quản lý giáo dục tới từng địa phương, chương trình và nội dung học tập được thống nhất trên cả nước. Quá trình học tập tại Nhật Bản có sự liên kết chặt chẽ trong hướng dẫn chương trình cũng như nội dung giảng dạy, việc cấp phép cho các sách giáo khoa ngày một nghiêm ngặt để đảm bảo nội dung và chương trình giảng dạy đi đúng định hướng giáo dục “phát triển toàn diện nhõn cách, phấn đấu nuôi dưỡng một dõn tộc lành mạnh về tinh thần và thể chất ...” - điều 1, Đạo Luật cơ bản về giáo dục) [37,58]

Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, ở Nhật Bản như chúng ta thấy, mọi nguồn lực đều tập trung sức cho sự phát triển của giáo dục. Nền giáo dục bắt buộc, miễn phí trong 9 năm đưa cơ hội tới trường cho tất cả các em học sinh. Sự phõn cấp, phõn hoá lực lượng lao động ở cấp học cao hơn sẽ nhằm đáp ứng nhu cầu nhõn lực của xã hội và phù hợp với khả năng học tập tiếp thu của các em học sinh. Ở Nhật Bản, quá trình học tập không dừng lại ở mái trường, trong các lớp học mà nó cũn được tiến hành thường xuyên tại

các công ty, nhà máy xí nghiệp, công sở làm việc .... Tiêu chí đánh giá căn cứ vào trình độ văn hoá, học lực, tiểu sử giáo dục, ... một mặt, gõy áp lực học tập cho các em học sinh, nhưng đồng thời cũng tạo động lực thúc đẩy tinh thần học tập nỗ lực phấn đấu cho các em học sinh, nguồn nhõn lực tương lai của đất nước.

Những thành tựu giáo dục của Nhật Bản trong thời gian qua, sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật đã cho thấy tớnh đúng đắn và hiệu quả trong mô hình giáo dục Nhật Bản.

Người Nhật đã được đào tạo, rốn luyện ngay từ nhỏ tại các trường học và lớn lên trong các công ty, xí nghiệp; họ được giáo dục đầy đủ các truyền thống của cha ông; tài năng của họ được nõng niu, coi trọng và tạo điều kiện phát huy. Nền văn hoá, giáo dục và khoa học - kĩ thuật phát triển cao đã tạo cho nhõn dõn Nhật Bản bản lĩnh sống, trở thành nhõn tố quyết định trong sự phát triển khoa học - kĩ thuật, thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ”.

Một phần của tài liệu Nhân tố khoa học - kĩ thuật trong sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn 1951 – 1973 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w