MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 61.1. Khu công nghiệp và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 61.2. Những nhân tố chủ yếu chi phối tác động của khu công nghiệp tới sự phát triển kinh tế - xã hội 301.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh về xử lý tác động tiêu cực trong phát triển khu công nghiệp 34Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG442.1. Sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương442.2. Đánh giá những tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương60Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG GẮN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN 763.1. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội 763.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong phát triển các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương88KẾT LUẬN104DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO105PHỤ LỤC110
Trang 1kinh tÕ - x· héi ë tØnh h¶i d¬ng
Hµ Néi - 2009
Trang 2Mở đầu 1
Chơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của các
khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
1.1 Khu công nghiệp và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế
1.2 Những nhân tố chủ yếu chi phối tác động của khu công nghiệp tới
1.3 Kinh nghiệm của một số tỉnh về xử lý tác động tiêu cực trong phát
Chơng 2: Thực trạng tác động của các khu công nghiệp
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
2.1 Sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dơng 442.2 Đánh giá những tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dơng 60
Chơng 3: Phơng hớng và giải pháp đảm bảo cho hoạt
động của các khu công nghiệp ở tỉnh Hải
D-ơng gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội trên
3.1 Phơng hớng phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dơng gắn
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn
ngừa, hạn chế tiêu cực trong phát triển các khu công nghiệp đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dơng 88
Trang 3CTCP : Công ty cổ phần KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất
KH – CN : Khoa học – công nghệ KT- XH : Kinh tế -xã hội
Trang 4Bảng 1.1: Các KCN tỉnh Đồng Nai 36
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1995-2000 47
Bảng 2.4: Tổng hợp một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các
Bảng 3.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu các khu vực kinh tế 80
Bảng 3.2: Dự báo giá trị GDP của các khu vực kinh tế (giá so sánh 1994) 80
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển khu công nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm thu hútvốn đầu tư thúc đẩy công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu,đồng thời tạo điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm phát triển bềnvững Ở nước ta, năm 1991, Đảng và Nhà nước có chủ trương triển khai thíđiểm việc thực hiện giải pháp quan trọng này Từ đó đến nay, cả nước đã cógần 200 tr¨m khu c«ng nghiÖp víi c¸c quy m«, lo¹i h×nh được phân bổ hầukhắp các tỉnh, thành phố Sự phát triển các khu công nghiệp đã góp phÇn tolín vµo viÖc thùc hiÖn c¸c môc tiªu kinh tÕ - x· héi của đất nước Các khucông nghiệp trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, đón nhậncác tiến bộ khoa học kỹ thuật và tạo ra những nhân tố quan trọng thúc đẩycông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Hải Dương là tỉnh mới được tái lập từ 1/1/1997, thuộc một trong támtỉnh của vùng kinh tế trọng điểm ở đồng bằng Bắc bộ với hệ thống giao thôngthủy, bộ, đường sắt thuận lợi Hải Dương trở thành địa bàn cung cấp hàng hóaquan trọng đồng thời tham gia trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biểnvới các tỉnh và thành phố lớn ở phía Bắc Trong tương lai, Hải Dương lµ träng
®iÓm thu hút, phát triển công nghiệp, du lịch thương mại và trở thành mộttrong các đô thị lớn trong vùng Trong xu thế phát triển chung của cả nước,tỉnh Hải Dương đã có 10 khu công nghiệp với diện tích 2.087 ha Sự pháttriển khu công nghiệp ở Hải Dương trong thời gian qua đã góp phần quantrọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giải quyết việclàm, tăng thu nhập cho người lao động, thu hút vốn và công nghệ hiện đại,kinh nghiệm quản lý tiến bộ của nhiều nước trên thế giới Đồng thời, sự pháttriển khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho sự ra đời các khu đô thị, nâng caochất lượng đời sống dân cư Tuy nhiên, trong 17 năm qua, sự phát triển cáckhu công nghiệp ë tỉnh Hải Dương đã bộc lộ những bất cập trong giải quyết
Trang 6vấn đề mụi trường sinh thỏi, việc làm, thu nhập của người dõn mất đất, sự quỏtải của hệ thống kết cấu hạ tầng Những bất cập đú đang là lực cản cho việcphỏt huy vai trũ của cỏc khu cụng nghiệp đối với sự phỏt triển kinh tế - xó hộitrờn địa bàn, gõy ra những bức xỳc trong xó hội.
Nhằm gúp phần vào giải quyết những bức xỳc này, tụi chọn đề tài
“Khu cụng nghiệp với sự phỏt triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Hải Dương” để
nghiờn cứu làm luận văn thạc sĩ chuyờn ngành kinh tế chớnh trị Việc nghiờncứu này vừa cú ý nghĩa về mặt lý luận vừa cú ý nghĩa thực tiễn cấp bỏchkhụng chỉ đối với tỉnh Hải Dương mà cũn đối với cả nước
2 Tỡnh hỡnh nghiờn cứu liờn quan đến đề tài
Kể từ khi Đảng, Nhà nước ta cú chủ trương xõy dựng và phỏt triểncỏc khu cụng nghiệp đến nay đó cú một số cụng trỡnh nghiờn cứu về vấn đềnày, tiờu biểu là:
- Bộ kế hoạch và đầu tư (2002) “Kinh nghiệm thế giới về phỏt triển
khu cụng nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế”;
- Nguyễn Mạnh Đức, Lờ Quang Anh (1998) “Hướng dẫn đầu tư vào
cỏc khu cụng nghiệp, khu chế xuất, khu cụng nghệ cao ở Việt Nam”, Nxb
Thống kờ;
- Vũ Huy Hoàng (2002) “Tổng quan về hoạt động của cỏc khu cụng
nghiệp”, Kỷ yếu khu cụng nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chớ Minh;
- Trương Thị Minh Sõm (2004) “Cỏc giải phỏp nhằm nõng cao vai
trũ và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ mụi trường ở cỏc khu cụng nghiệp, khu chế xuất” , Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội;
- Trần Văn Tựng (2005) “Ảnh hưởng của ụ nhiễm mụi trường ở một
số khu cụng nghiệp phớa Bắc tới sức khỏe cộng đồng”, Nxb Khoa học xó hội,
Hà Nội
Trang 7- Nguyễn Chơn Trung, Trương Quang Long (2004) “Phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Một số đề tài dưới dạng luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứuvấn đề này như:
- Lê Hồng Yến (1996), “Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý nhà
nước đối cới các khu công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tiễn khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc)”, Luận án tiến sĩ tại trường Đại
học Thương mại;
- Nguyễn Xuân Hinh (2003), “Quy hoạch xây dựng và phát triển khu
công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận án tiến sĩ kinh tế tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân;
- Trần Văn Phùng (2007), “Nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội các
khu công nghiệp Miền Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Duy Cường (2006), “Hiệu quả kinh tế - xã hội của các khu
công nghiệp ở Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Lê Công Đồng (2005), “Thu nhập của người lao động ở khu công
nghiệp Tân Bình – Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Phạm Xuân Đức (2006) “Cung cầu nhà ở cho công nhân các khu
công nghiệp ở Hà Nội hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Bùi Vĩnh Kiên (2002), “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển các
khu công nghiệp ở Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại trường Đại học
kinh tế quốc dân
- Nguyễn Văn Thành (2006), "Thu hút đầu tư vào các khu công
nghiệp ở Nghệ An hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh;
Trang 8- Hà Thị Thúy (2007), “Các khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế
- xã hội ở Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, các nghiên cứu đó tập trung vào những vấn đề chung trênphạm vi tổng thể cả nước hoặc trên địa bàn một vùng, một tỉnh khác, trong đóchủ yếu nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế, kinh tế phát triển và có một
số đề tài nghiên cứu kinh tế chính trị nhưng lại trên địa bàn tỉnh khác Đếnnay, ở Hải Dương chưa có một công trình khoa học nào dưới góc độ kinh tếchính trị nghiên cứu về tác động của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương Đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu không trùnghợp với các công trình khoa học đã công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Đánh giá tác động cña khu công nghiệp (bao gồm các
khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp) đối với quá trình pháttriển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương để đề xuất phương hướng và giải phápnhằm phát huy mặt tích cực và ngăn ngừa hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt mặt tích cực
và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trìnhphát triển các khu công nghiệp này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của các khu công nghiệp (gồm khu
công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp) đối với sự phát triển kinh tế - xãhội, trong đó chủ yếu nghiên cứu và phân tích tác động tiêu cực trong quátrình phát triển các khu công nghiệp này
Trang 9- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: địa bàn tỉnh Hải Dương
+ Về thời gian: từ khi triển khai xây dựng và phát triển các khu côngnghiệp ở nước ta đến nay (1991 – 2008)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp luận
- Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đổi mới của ĐảngCộng sản Việt Nam và những lý thuyết về công nghiệp hóa và đầu tư trongnền kinh tế thị trường
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu của kinh tế chính trị học, trong đó coi trọng phương pháp phân tích, tổnghợp, so sánh, thống kê từ tư liệu thực tiễn
6 Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của các khu công nghiệp đốivới quá trình phát triển kinh tế - xã hội
- Phân tích đánh giá thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 1991 đến nay
Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục ngănngừa những tiêu cực trong quá trình phát triển hình thức tổ chức kinh tế này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết
Trang 10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1 Khu công nghiệp
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, KCN đã được hình thành ở một sốnước tư bản phát triển Năm 1896, xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Parkthành phố Manchester nước Anh Sau đó, KCN lần lượt được thành lập ở cácnước khác như Mỹ năm 1899, Italia năm 1904; và kể từ những năm 50 thế kỷ
XX thì KCN thực sự bùng nổ, trở thành phổ biến ở các nước Trong quá trìnhphát triển đó, KCN đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực nên nó được coi là mộtcông cụ để phát triển kinh tế
Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Mặc dùthuật ngữ KCN được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàmnhiều hình thức tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau
Theo nghĩa thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập tập trungnhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Các KCN ra đời là kết quả của việcxây dựng các doanh nghiệp công nghiệp riêng rẽ Xen lẫn với các doanh nghiệpcông nghiệp là khu dân cư hoặc các cơ quan hành chính sự nghiệp các doanhnghiệp thuộc ngành khác… nghĩa là KCN chuyên sản xuất hàng dành cho xuấtkhẩu Ở đó, chính quyền đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi như miễn thuế(thuế xuất - nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản…) và tự do mua bán
Tuy nhiên, đến nay ở các nước khác nhau có những quan niệm khácnhau về KCN Có quan niệm cho rằng, KCN là một vùng đất được phân chia
và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểmcho các ngành công nghiệp tương hợp với hạ tầng cơ sở, các tiện ích côngcộng, các dịch vụ phục vụ và hỗ trợ [14, tr.15]
Trang 11Ở Thái Lan và Philippin, KCN được quan niệm như một thành phố côngnghiệp và thực tế nó là một cộng đồng tự túc và độc lập Ngoài việc cung cấp kếtcấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCNcũng bao gồm khu thương mại, dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, cáckhu vui chơi giải trí, khu nhà ở cho công nhân… Các KCN ở Thái Lan vàInđônêxia thường có 3 bộ phận chủ yếu: khu sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khusản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại dịch vụ.
Có quan niệm lại cho rằng, KCN là một khu vực phụ, không nhất thiếtphải có sự ngăn cách, biệt lập bởi trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợpcông nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhautrên một khu vực rộng lớn Việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy môlớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhấtthiết phải có quy mô đặc thù [27, tr.30-31, 33]
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc(UNIDO) trong tài liệu KCX ở các nước đang phát triển công bố năm 1990,thì KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốcgia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuấtkhẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện vềđầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủnhà Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hoá dùng cho sảnxuất để xuất khẩu miễn thuế [44, tr.18]
Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCX (World ExpotProcessing Zone Association – WEPZA) thì KCX là tất cả các khu vực đượcchính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động như Cảng tự do, Khumậu dịch tự do, KCN tự do hay bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vụckhác được tổ chức này công nhận Thực tế cho thấy, do nhu cầu phát triển củathương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng xuất phát từ yêu cầubức thiết của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước
Trang 12đang phát triển nên khái niệm trên đã được bổ sung thành những quan niệm mớinhư Khu kinh tế mở, Đặc khu kinh tế, Thành phố mở…[44, tr.8].
Quan niệm của Hiệp hội thế giới về KCX rất rộng đòi hỏi chính sáchquản lý có độ linh hoạt cao và mức độ tự do hoá khá lớn
Tuy những quan niệm trên có một số khác nhau về nội hàm KCN,
KCX, song về cơ bản đều thống nhất ở những đặc trưng sau:
Một là, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục
tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà KCN là nơi có môi trườngkinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế tự do, các chính sách
ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa Chúng lànơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ đầu tưtrên cơ sở chính sách ưu đãi về kết cấu hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan,thủ tục hành chính, chính sách tài chính tiền tệ, môi trường đầu tư…
Hai là, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong sự
phát triển kinh tế của một quốc gia Nó thường là những khu vực có vị trí địa
lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào xung quanh, giới hạn với các vùng lãnhthổ còn lại của nước sở tại và được chính phủ nước đó cho phép hoặc rút phépxây dựng và phát triển
Ba là, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách
hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển các loạihình sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu Đây là mô hình thu nhỏ về chínhsách KT - XH mở cửa của một nước
Ở Việt Nam, khái niệm về KCN được ghi trong Nghị định 192/CP ngày15/12/1994 của Chính phủ về quy chế KCN Các KCN được định nghĩa là
khu vực công nghiệp tập trung, được thành lập do quyết định của Chính phủ với các ranh giới được xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và không có dân cư
Theo Điều 2 - Nghị định 36/CP của Chính phủ ban hành về: “Quy chếhoạt động của các KCN, KCX, KCNC” thì khái niệm về KCN được giải thích
Trang 13như sau: KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuấthàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu Những doanh nghiệp này đượchưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan, miễn thuế đối với tất cả các hànghoá xuất nhập khẩu Sản phẩm của các doanh nghiệp này chỉ được phép xuấtkhẩu chứ không được tiêu thụ trên thị trường nội địa Trong trường hợp bántrên thị trường nội địa thì sẽ phải chịu thuế nhập khẩu như đối với những hànghoá nhập khẩu thông thường
KCNC là KCN tập trung những doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao
và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, bao gồmnghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liênquan, có ranh giới xác định, do chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh thành lập Trong KCN cao có thể có doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biếnhàng xuất khẩu, được thành lập và hoạt động theo quy chế này
Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trongKCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ
Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng côngnghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN
Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạtđộng trong KCN, thực hiện dịch vụ và các công trình kết cấu hạ tầng KCN,dịch vụ sản xuất công nghiệp
Có thể thấy rằng KCN là những địa bàn sản xuất công nghiệp gồmnhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có dân cư sinh sống, có ranh giới pháp
lý riêng, có ban quản lý riêng do Chính phủ thành lập Về kết cấu hạ tầng,
Trang 14KCN được cung cấp đầy đủ các yếu tố hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đạt các tiêuchuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động các doanh nghiệp côngnghiệp Về cơ cấu ngành, trong KCN có cả các ngành truyền thống mà trongnước có lợi thế so sánh và cả các ngành công nghiệp mới như điện tử, côngnghệ thông tin, công nghệ lắp ráp v.v
So với KCX, KCN thường có phạm vi hoạt động rộng hơn Nó khôngchỉ bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho xuất khẩu màcòn mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp bao gồm cả sản xuất hàng xuấtkhẩu và tiêu thụ trong nước
Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có thể được vào hoạt động tạiKCN, khác với KCX chỉ liên kết với các công ty có vốn nước ngoài Các ưuđãi từ phía Chính phủ cũng được thực hiện đối với doanh nghiệp trong KCNchú trọng tới việc sản xuất hàng xuất khẩu, do đó những doanh nghiệp này sẽđược hưởng chế độ ưu đãi như trong KCX và cũng sẽ được hưởng ưu đãi nhưtrong KCN KCX là khu vực thu hút các dự án đầu tư nước ngoài để xuấtkhẩu Quan hệ giữa các doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa là quan
hệ ngoại thương cũng giống như quan hệ giữa thị trường trong nước và thịtrường nước ngoài KCX là khu thương mại tự do, bởi vì hàng hoá từ KCX ranước ngoài và từ nước ngoài vào KCX không phải chịu thuế xuất nhập khẩu
và ít bị ràng buộc bởi hàng rào phi thuế quan Còn quan hệ giữa các doanhnghiệp KCN với thị trường nội địa là quan hệ nội thương (trừ doanh nghiệpchế xuất trong KCN được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp trong KCX) KCNkhông phải là khu thương mại tự do mà là khu sản xuất tập trung
Về điều kiện ưu đãi, doanh nghiệp KCX được hưởng thuế thu nhập10%, miễn thuế trong 4 năm đầu đối với doanh nghiệp sản xuất, nộp 15% vàmiễn 2 năm đối với doanh nghiệp dịch vụ; còn doanh nghiệp KCN nộp thuếthu nhập doanh nghiệp 15% đối với doanh nghiệp xuất khẩu dưới 50% sảnphẩm trong 2 năm, 10% đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm
và trong 2 năm
Trang 15Đối với nước sở tại, thì KCX có nhiều mặt lợi hơn so với KCN Điềunày có thể được lý giải bởi các lý do sau đây:
- Doanh nghiệp chế xuất không được trực tiếp sử dụng thị trường nộiđịa nên nhìn chung là không cạnh tranh với sản xuất trong nước
- Nhà nước không lo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp mà ngược lại,nguồn ngoại tệ của xã hội lại được tăng lên nhanh chóng nhờ hoạt động của KCX
- Thúc đẩy việc mở cửa thị trường nội địa nhanh hơn, phù hợp với chủtrương xây dựng nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu
Tuy nhiên, những gì được coi là có lợi cho nước sở tại thì ngược lại làbất lợi đối với nhà đầu tư Để có thể xuất khẩu được 100% sản phẩm, việc tổchức sản xuất phải đạt chất lượng cao, đồng đều, giá hợp lý, phù hợp với điềukiện cạnh tranh của thị trường quốc tế Do các bất lợi trên mà các nhà đầu tưnước ngoài thường quan tâm đến hình thức KCN, nhằm tận dụng lợi thế về thịtrường nội địa Điều này nghĩa là việc xây dựng thành công các KCX thườnggặp khó khăn hơn là KCN Việc các nhà đầu tư nước ngoài coi trọng mô hìnhKCN là có căn nguyên riêng của nó, nhưng cần phải thấy được một vấn đề lànếu một quốc gia có quá nhiều KCN hoạt động sẽ có hàng nghìn doanhnghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu do nước ngoài đầu tư Điều này sẽ tạo
ra hiện tượng cạnh tranh gay gắt không cần thiết trên thị trường nội địa
Để khuyến khích đầu tư vào KCX, cần rà soát lại toàn bộ hệ thốngchính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước theo tinh thần khuyến khích mạnh hơn,
ưu đãi nhiều hơn cho KCX, làm cho nó có sức hấp dẫn cao hơn đối với cácnhà đầu tư so với KCN Việc xây dựng kết cấu hạ tầng của các KCN và KCX
là không ít khó khăn, nhưng việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bànnày là khó khăn hơn nhiều Chất lượng của một KCX hay KCN phụ thuộcnhiều vào chất lượng của các dự án đã thu hút được
Như vậy KCN và KCX có những đặc điểm khác nhau xuất phát từ sựkhác nhau về mục đích, đối tượng tham gia hay mối liên kết của chúng đối
Trang 16với nền kinh tế KCN thường được nhận một sự ưu tiên nhất định từ phíachính quyền địa phương và Chính phủ với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tếvùng (địa phương), KCN bao gồm những doanh nghiệp trong nước và doanhnghiệp nước ngoài KCX cũng được xác định là KCN nhưng tập trung nhữngdoanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến các hàng xuất khẩu, được sự ưu tiênđặc biệt của Chính phủ, có vai trò then chốt trong việc chuyển từ nền kinh tếkhép kín sang nền kinh tế mở
Từ Nghị định 36/CP cho thấy KCN là một khái niệm động gắn liền với điềukiện cụ thể nơi nó hình thành Các tiêu chí để hình thành một KCN bao gồm:
Thứ nhất, KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý, chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
Thứ hai, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh sống, xây dựng theo quy hoạch tổng thể đã được chính phủ phê duyệt
Thứ ba, KCN phải do chính phủ hoặc do Thủ tướng chính phủ quyết
định thành lập Khi muốn hình thành KCN đã có trong quy hoạch tổng thể,UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chỉ đạo việc lập báo cáonghiên cứu khả thi thành lập KCN và trình Thủ tướng chính phủ xem xét đểquyết định thành lập
Thứ tư, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất Đó là các doanh
nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sảnxuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
Tuy vậy, có thể coi khái niệm mà chúng ta sử dụng là khái niệm hẹp vàchỉ quan tâm chủ yếu đến phần diện tích dành cho việc xây dựng kết cấu hạtầng để cho thuê, còn việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội không nằmtrong phạm vi quy định Quan niệm này dẫn đến một thực tế là khi xây dựngKCN, người ta không quan tâm đến tính đồng bộ của nó theo nghĩa rộng nênảnh hưởng lớn đến hiệu quả KT - XH của KCN Cho nên việc quy hoạch pháttriển sản xuất nhất thiết phải đi kèm quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội
Trang 17Hiện nay ở nước ta đã xuất hiện hàng trăm các KCN vừa và nhỏ doTrung ương thành lập và các cụm CN ở các địa phương của chính quyền địaphương (cấp tỉnh, thành phố) Mặc dù có một số đặc điểm đặc thù như quy
mô thường nhỏ hơn, ảnh hưởng thường hẹp hơn nhưng về bản chất không có
sự khác biệt so với các KCN của Trung ương Trong đề tài, khái niệm KCNđược hiểu bao gồm cả KCN do Trung ương thành lập, quản lý và cả các cụm
CN do chính quyền địa phương thành lập
Nói tóm lại, sự ra đời của các KCN nhằm mục đích cung cấp các điềukiện về kết cấu hạ tầng tốt nhất cho việc xây dựng và vận hành của các cơ sởsản xuất công nghiệp đặc biệt là hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tưvào nước sở tại sẽ có được đầy đủ điều kiện mặt bằng, đường sá, hệ thốngcung cấp điện, nước, hệ thống xử lý nước thải… để sản xuất kinh doanh manglại lợi ích cho cả hai phía
1.1.2 Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
Tuy nhiên, sự phát triển của KCN trong thời gian qua cũng đang phá vỡkết cấu xã hội nông thôn truyền thống, bộc lộ những bất cập trong giải quyếtvấn đề môi trường sinh thái, việc làm và thu nhập của người dân mất đất, sựquá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng…
Trang 181.1.2.1 Những tác động tích cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh việc thực hiện công cuộcCNH, HĐH nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật choCNXH CNH, HĐH được xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳquá độ lên CNXH Quá trình CNH, HĐH được thực hiện trên cơ sở giảiphóng sức sản xuất trong nước phát huy cao độ các nguồn lực trong nướcđồng thời tìm cách thu hút nguồn lực từ bên ngoài Nguồn lực trong nước vànguồn lực từ bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nguồn lực trong nướcđược khai thác có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thu hút, sử dụng tốt hơn nguồn lực từbên ngoài Ngược lại, việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bênngoài sẽ kích thích việc huy động nguồn lực trong nước, đồng thời tạo điều kiện
để các nguồn lực này được sử dụng với hiệu suất cao hơn
Việc phát triển các KCN, KCX, KCN cao có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo
ra những điều kiện, thể chế, môi trường thuận lợi cho quá trình thu hút, sử dụngnguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, phương thức quản
lý hiện đại, trên cơ sở đó đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH
Việc phát triển KCN có những tác động tích cực sau:
Một là, KCN là một địa điểm quan trọng để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tập trung các doanh nghiệp công nghiệp vào một khu vực địa lý.
Do có kết cấu hạ tầng hiện đại hơn và cơ chế quản lý thông thoáng hơn
so với bên ngoài nên KCN là trở thành một địa điểm để tập trung các doanhnghiệp sản xuất, chế biến công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàtrong nước Qua đó, tạo cơ hội đưa nhanh kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩytiến bộ khoa học và công nghệ; xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn,nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế, bảo đảm tốc độtăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Trong điều kiện kết cấu hạ tầng của
Trang 19nền kinh tế còn thấp kém đầu tư chưa hoàn thiện thì việc xây dựng, phát triểnKCN là phương thức phù hợp nhằm tập trung đầu tư cho một số khu vực có ưuthế hơn, giảm một cách đáng kể chi phí về vốn và khó khăn cho nhà đầu tư
KCN với những ưu đãi đặc biệt về thủ tục hành chính, cơ chế quản lý,tài chính, thuế quan so với sản xuất ở bên ngoài, nên nó trở thành môitrường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút được nguồn vốn đầu tư cảtrong và ngoài nước Kết cấu hạ tầng trong KCN sẵn có và những chính sách
ưu đãi cùng với cơ chế quản lý đặc biệt, thủ tục đầu tư ngày càng đơn giản,thuận tiện hơn so với bên ngoài KCN sẽ giúp nhà đầu tư nhanh chóng triểnkhai dự án, tránh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Hơn nữa, trong nền kinh tế thịtrường, các doanh nghiệp tìm mọi cách tối thiểu hoá chi phí để đạt được giáthành rẻ nhất KCN là địa bàn mà doanh nghiệp có thể thực hiện được điều
đó KCN được xây dựng tập trung theo chiều dọc, là nơi có nhiều đất trống,gần cảng, giao thông thuận lợi cho xe trọng tải lớn ra vào, có mạng lưới điện
để cho nhà đầu tư có thể xây dựng và vận hành các nhà máy KCN còn đượctrang bị kết cấu hạ tầng đầy đủ nên khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư sản xuất
sẽ giảm được rất nhiều chi phí như chi phí mua đất xây dựng nhà máy với giácao, chi phí xây dựng hệ thống đường dây tải điện, đường giao thông vận tảivào nhà máy, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc Việc bố trí các nhà máytheo chiều dọc (sản phẩm của nhà máy này là nguyên liệu của nhà máy khác)
và tập trung vào một khu vực nên các doanh nghiệp dễ dàng giải quyết đầuvào và đầu ra với chi phí thấp nhất Do đó, các doanh nghiệp KCN có điềukiện thuận lợi hơn để đạt mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp bên ngoàiKCN nên KCN thường hấp dẫn nhà đầu tư
Thực tế ở nước ta cho thấy, KCN có vai trò tích cực vào việc thu hútvốn đầu tư đặc biệt là vốn FDI Số dự án đầu tư cả trong và ngoài nước vàocác KCN chiếm một tỷ trọng khá lớn Sự gia tăng vốn đầu tư vào các KCNgóp phần quan trọng vào việc tăng tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, đóng góp
Trang 20trực tiếp vào việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Mặtkhác còn tác động, kích thích tăng đầu tư mới ở các doanh nghiệp ngoàiKCN Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, riêng năm 2008, các KCN trên cả nước
đã thu hút được gần 9,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 271 dự ánmới với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt gần 7,5 tỷ USD và 236 lượt dự ántăng vốn với số vốn tăng thêm đạt trên 1,6 tỷ USD
Tính đến nay, các KCN cả nước đã thu hút được 3325 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 39.3 tỷ USD
Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên
cả nước đạt gần 50%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy gần 74% [49]
Bên cạnh đó, việc tập trung các doanh nghiệp vào một khu vực địa lýhình thành KCN tập trung là một vấn đề không kém phần quan trọng bởitrong KCN tập trung, các doanh nghiệp dùng chung công trình hạ tầng nêngiảm được chi phí trên một đơn vị diện tích và đơn vị sản phẩm, thực hiệnphát triển công nghiệp theo một quy hoạch thống nhất, kết hợp giữa quyhoạch ngành với quy hoạch lãnh thổ Hơn nữa, việc tập trung các doanhnghiệp trong KCN tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xử lý chất thải côngnghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Cácdoanh nghiệp công nghiệp có điều kiện thuận lợi hợp tác với nhau trong đổimới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh
Hai là, tạo việc làm và thu nhập.
Sự hình thành và phát triển KCN không chỉ thu hút lao động vào các
doanh nghiệp bên trong mà còn kích thích các hoạt động dịch vụ phát triển vàthu hút vào các hoạt động này một số lớn lao động khác.Việc xây dựng KCNsản xuất cũng như các dịch vụ hỗ trợ bên ngoài KCN đã giải quyết được một
số lượng lao động khá lớn Số lao động này được tiếp xúc với công nghệ sảnxuất hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến Đây là điều kiện quan trọng đểxây dựng đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ năng và có năng suất lao độngcao đáp ứng nhu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước Hơn nữa, để đáp
Trang 21ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, nhiều KCN, KCX đã mởcác cơ sở đào tạo nghề Việc thành lập các trung tâm dạy nghề và đào tạotrong các KCN, KCX đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chocác doanh nghiệp trong KCN nói riêng, cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nướcnói chung Ở các địa phương có KCN, tỷ lệ thất nghiệp giảm rõ rệt Điều đó
có tác động tích cực đến việc xoá đói, giảm nghèo, đồng thời góp phần giảmcác tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra
Ba là, KCN là địa bàn để tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát triển
Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc tiếp thu công nghệhiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư được thựchiện tốt thông qua các KCN Mặc dù trong những giai đoạn đầu hoạt động củacác KCN, đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành như dệt may,giày da, lắp ráp điện tử, nhưng càng về sau thì việc đầu tư vào các lĩnh vựccông nghệ hiện đại như đúc chính xác, sản xuất cơ khí, sản xuất cáp điện, linhkiện điện tử ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn cả về sản phẩm và kimngạch xuất khẩu Quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra dưới nhiều hìnhthức: đào tạo công nhân nước chủ nhà để sử dụng máy móc, thiết bị, côngnghệ sản xuất, đưa máy móc hiện đại sang để tiến hành sản xuất nhằm mụcđích tạo năng sất lao động cao Các công ty ở các KCN có thể chuyển giaomột số công nghệ mới vào giúp đỡ kỹ thuật cho các nhà cung cấp địa phươnghoặc các công ty sản xuất chi tiết sản phẩm của KCN Bên cạnh đó, các doanhnghiệp KCN còn thu hút một lượng lớn người lao động Việt Nam vào các vịtrí quản lý doanh nghiệp quan trọng, đội ngũ lao động này được tiếp xúc vớiphương thức quản lý tiên tiến, kỹ năng maketting, quản lý tài chính, tổ chứcnhân sự Đội ngũ này khi chuyển đi làm việc tại các doanh nghiệp Việt Namhoặc tự mình thành lập doanh nghiệp sẽ vừa áp dụng được phương pháp quản
lý tiên tiến đã tiếp thu được vào hoạt động của doanh nghiệp mình, vừa nâng
Trang 22cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và truyền đạt những kiến thức quản
lý cho người lao động Việt Nam khác
Bốn là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp
lý và hiệu quả.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một nội dung cơ bản trong quá trình
CNH, HĐH ở nước ta bởi nó tạo điều kiện cho nền kinh tế vận động phù hợp vớicác quy luật khách quan, thúc đẩy phân công lao động xã hội, gắn sản xuất vớinhu cầu thị trường trong nước và xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, mở cửa
và hội nhập kinh tế, giúp khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng của đất nước,của ngành, của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Đảng ta xác địnhxây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ, trong
đó giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành,lĩnh vực nhất là các ngành và lĩnh vực có sức cạnh tranh cao
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ côngnghiệp Một mặt, KCN góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trongtổng số GDP của các ngành kinh tế tạo ra trên cả nước Mặt khác, KCN thu hútđược những dự án có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao Mặc dù số lượng các
dự án này trong KCN còn ít nhưng cũng góp phần phát triển ngành nghề mới,
đa dạng hoá ngành nghề công nghiệp Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủyếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy da, công nghiệp chếbiến thực phẩm Đây là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩucao Các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm là những ngành truyềnthống có từ lâu ở nước ta nhưng các dự án trong KCN đã góp phần nâng cấpcác ngành này về dây chuyền công nghệ và chất lượng sản phẩm
Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường, bảo
vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ cơ bản của phát triển bền
vững Các nước đang phát triển thực hiện CNH, HĐH thường phải chú ý đến
Trang 23sự phát triển cân bằng cả về kinh tế, xã hội và môi trường Vấn đế môi trường
là một yếu tố quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phảigiải quyết Với mục tiêu chỉnh trang các đô thị theo hướng hiện đại, văn minh
và bảo vệ môi trường, việc di dời nhà máy, các xí nghiệp sản xuất côngnghiệp trong các đô thị ra vùng ngoại thành là cần thiết Nhưng nếu để cácdoanh nghiệp phân tán hoặc việc xử lý chất thải do từng doanh nghiệp thựchiện riêng rẽ thì sẽ rất tốn kém và không kiểm soát được Việc tập trung nhiềudoanh nghiệp trên cùng một địa bàn như KCN sẽ cho phép xây dựng cáctrung tâm xử lý chất thải với chi phí ít tốn kém hơn, đồng bộ hơn, tạo điềukiện thuận lợi hơn cho việc quản lý môi trường của cơ quan chức năng KCNtập trung giảm sự tiếp xúc trực tiếp của các khu đô thị với tác động bất lợi củasản xuất công nghiệp (như tiếng ồn, khói bụi, bức xạ ) Với sự tập trung củacác doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vào một địa điểm xác định, Ban quản
lý các KCN có thể kiểm soát tốt hơn mức độ ô nhiễm của các doanh nghiệp.Đồng thời, về phía mình các doanh nghiệp công nghiệp cũng có điều kiệnphòng chống ô nhiễm môi trường với chi phí ít nhất do sử dụng lại phế thảicủa nhau, do có sự liên kết xử lý ô nhiễm và sự hỗ trợ tập trung của nhà nước
Hơn nữa, KCN được sử dụng các biện pháp triệt để trong việc xử lýmôi trường ngay từ khâu quy hoạch Trong KCN, các doanh nghiệp buộc phải
có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thốngchung Từng KCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung và được đầu tưxây dựng song song với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Như vậy,việc bảo vệ môi trường trong toàn khu vực KCN được thực hiện tốt hơn sovới tại các cơ sở công nghiệp nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau Đồngthời, KCN là địa điểm tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môitrường từ nội thành, từ các vùng dân cư, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triểnbền vững Với tác động này, việc xây dựng các KCN tập trung được coi làmột giải pháp quan trọng của sự phát triển KT- XH
Trang 24Trong vài năm tới ở nước ta sẽ có khoảng 65% KCN đang hoạt động có
hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường Tuy nhiên, nó đòi hỏi các cơquan quản lý Nhà nước phải có quyết tâm cao kết hợp với các biện pháp cụthể Thời gian qua đã có nhiều dự án xử lý nước thải tập trung trong KCN đivào vận hành, tổng số cơ sở xử lý nước thải tập trung lên 60 nhà máy, đạt gần1/2 mục tiêu kế hoạch đến năm 2010 Ngoài ra, tại KCN đang xây dựng, có
20 nhà máy xử lý nước thải tập trung được xây dựng và dự kiến hoàn thànhtrong năm nay Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kếhoạch và Đầu tư đã dự thảo Quy chế Bảo vệ môi trường KCN Hy vọng saukhi ban hành Quy chế này, chúng ta sẽ có cơ sở pháp lý trong triển khai côngtác bảo vệ môi trường KCN
Sáu là, góp phần tăng cung ứng hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Một trong những mục tiêu quan trọng đặt ra khi xây dựng các KCN là
góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước Thực tế chothấy, nhiều KCN ở các nước đặc biệt là ở khu vực châu Á đã thành côngtrong mục tiêu này Theo thống kê của Hiệp hội KCX thế giới, một diện tíchkhoảng 100 ha cần đầu tư 50 triệu USD cho kết cấu hạ tầng, trong vòng 10năm sẽ tạo việc làm cho 10.000 lao động, từ đó tạo ra hàng xuất khẩu trị giá
100 triệu USD/năm [48]
Thực tế cho thấy việc phát triển KCN đã thành công ở nhiều nước nhưĐài Loan, Thái Lan xây dựng KCN từ những năm đầu của thập kỷ 60 và đãthu được những thành tựu to lớn Các KCN của Đài Loan đã có 238 doanhnghiệp xuất khẩu hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 860 triệu USD, trong đóhơn 70% là đầu tư nước ngoài Tổng giá trị xuất khẩu tích lũy đã hơn 35 tỷUSD, tạo việc làm cho 90.000 lao động Còn Thái Lan, năm 1960 thu nhậpGDP bình quân là 94 USD/người Qua 3 thập kỷ công nghiệp hóa, côngnghiệp đã lên ngôi chiếm 34% GDP và nông nghiệp chỉ còn 10%, 70% giá trị
Trang 25xuất khẩu do các ngành công nghiệp đảm nhận, thu nhập GDP bình quân đầungười cao Công nghiệp chế tạo từ thập kỷ 60 đến nay là khu vực đóng gópphần quan trọng nhất đối với tiến bộ của cả nước [43, tr.35].
Theo Ngân hàng thế giới (WB), 1 ha đất canh tác nông nghiệp, bìnhquân một năm chỉ thu được 2000 USD Nhưng nếu dùng để sản xuất côngnghiệp có thể đạt 200.000 đến 400.000 USD, tăng gấp 100 đến 200 lần [49]
Bảy là, tạo điều kiện xây dựng khu đô thị, nâng cao chất lượng đời sống dân cư.
KCN sẽ là hạt nhân để xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, vănminh, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho khu vực rộng lớnđược đô thị hoá Ở các đô thị gắn liền với KCN thì bộ phận chủ yếu của dân cư
đô thị là những người lao động và quản lý trong các KCN Họ có nhu cầu đi lại,
ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí sao cho phù hợp với yêu cầu làm việc trong KCN
Ở các nước đang phát triển, với mục tiêu xây dựng các đô thị theohướng hiện đại, văn minh và bảo vệ môi trường nên phải thực hiện di dờinhà máy xí nghiệp sản xuất trong các đô thị ra các vùng ngoại thành.KCN là nơi tiếp nhận các nhà máy xí nghiệp đó tạo nên một địa bàn sảnxuất đồng bộ tập trung Chính vì vậy, vấn đề quy hoạch phát triển KCNkhông thể tách rời quy hoạch phát triển đô thị, phát triển kinh tế Kinhnghiệm phát triển KCN trong thời gian qua cho thấy, việc hình thành cáckhu đô thị mới chỉ trở thành hiện thực khi có sự phát triển đồng bộ giữacông nghiệp, khu dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong
Trang 26Do theo đuổi phong trào xây dựng KCN mà các nhà quản lý và đầu tưthiếu tính toán việc thu hút các doanh nghiệp sản xuất nhằm “lấp đầy” KCNnên dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn lực.
Sự phát triển ồ ạt của các KCN, quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầmnhìn chiến lược đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế làmcho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không theo kịp Mặt khác, việc phân
bố các KCN giữa các vùng còn bất hợp lý, thành lập quá nhiều KCN, KCXtrong cùng một vùng trong khi khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế khôngphát huy được hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho KCN Điềunày dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, tự phát, chạy đua theo phong trào.Việc thành lập, thu hút đầu tư vào KCN không phù hợp với quy hoạch tổngthể phát triển KT - XH của vùng, quy hoạch phát triển KCN cả nước Hơnnữa, do cách thức quản lý các KCN không tốt, không tập trung làm cho cácdoanh nghiệp trong KCN làm ăn kém hiệu quả Mặt khác, việc xây dựng cácKCN tràn lan dẫn đến tình trạng thiếu lao động có tay nghề Đây là vấn đề hếtsức nan giải mà nhiều địa phương đã vấp phải làm cho các KCN hoạt độngkhông có hiệu quả cao Như vậy, do theo đuổi phong trào xây dựng KCN,mong muốn lấp đầy KCN dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn lực, làm xáotrộn tình hình phát triển KT - XH
Sự phát triển tràn lan các KCN ở các tỉnh hiện nay dẫn đến cạnh tranhquyết liệt giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư làm xuất hiện không
ít tình trạng “vượt rào”,“ phá luật” gây ra những lộn xộn không đáng có làmthiệt hại cho lợi ích chung của xã hội và giảm lòng tin của các nhà đầu tư về
sự nhất quán trong chính sách ưu đãi của Việt Nam
Trong những năm gần đây, để khuyến khích các doanh nghiệp trong vàngoài nước đầu tư vào các KCN, các cấp, các ngành đã không ngừng nghiêncứu, hoàn thiện chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư thuận tiện Tuy vậy, việc xâydựng ồ ạt các KCN dẫn đến một thực tế các địa phương đang ra sức quyết liệtganh đua, cạnh tranh nhau để thu hút các nguồn vốn đầu tư về KCN ở địa
Trang 27phương mình Nhiều địa phương đã ban hành những chính sách ưu đãi riêng
để “xé rào, phá luật” vượt quá quy định của pháp luật để thu hút đầu tư, chấpnhận dùng ngân sách địa phương để bù lỗ Điều này làm ảnh hưởng đến ngânsách nhà nước, hơn nữa còn dẫn đến tình trạng chèn lấn, “ngáng chân nhau”trong việc thu hút đầu tư, làm giảm hiệu quả của các KCN, không tận dụngđược lợi thế của các địa phương, các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho lợi ích
xã hội, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư về sự thống nhất, nhất quántrong chính sách ưu đãi của Việt Nam Cho nên, với những cam kết quá mứccủa địa phương để giành giật vốn đầu tư có thể dẫn đến những khó khăn trongviệc thực thi chính sách kêu gọi đầu tư phù hợp của Đảng và Nhà nước trongviệc thu hút các dự án đầu tư giữa các địa phương, vùng, miền
Do chưa gắn quy hoạch phát triển KCN với phát triển ngành và vùng lãnhthổ, quy hoạch phát triển KCN của từng địa phương với quy hoạch chung của cảnước nên dẫn đến tình trạng có rất ít KCN, KCX có tính chuyên môn hoá cao.Hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN, KCX mang tính đa ngành, có trườnghợp các ngành sản xuất bên nhau nhưng không tạo ra sự hợp tác mà lại còn đốilập nhau về cách thức sản xuất, vệ sinh an toàn Điều đó cho thấy tính tự phát,không tính đến mối liên kết ngành trong sản xuất dẫn đến hầu hết các địaphương chưa hình thành được những KCN, KCX mũi nhọn có công nghệ cao,làm động lực thúc đẩy phát triển các mặt hàng chủ lực có tính cạnh tranh cao
Đến nay đã có gần 100 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN củaViệt Nam nhưng trong đó trên 80% số dự án và gần 70% vốn đầu tư do chủđầu tư ở các nước châu Á, chỉ có 16,2% vốn đầu tư thuộc về các nước EU.Các dự án này phần lớn có quy mô nhỏ dưới 5 triệu USD chủ yếu ở nhữngngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy lắp, ráp điện
tử còn các ngành công nghệ cao thì rất ít Những năm gần đây có một số dự
án của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đầu tư cho công nghệ mới nhưngchỉ là những công nghệ ở mức độ trung bình
Trang 28Thực tế còn cho thấy, việc xây dựng các KCN đã sử dụng một diện tíchđất đai khá lớn, thu hồi quá nhiều đất nông nghiệp trong đó hơn 80% thuộcđất “bờ xôi, ruộng mật” với hệ thống thuỷ lợi thuận tiện cho 2 vụ lúa mỗi nămkéo theo 500.000 tấn lúa mất đi, ảnh hưởng lớn đến người lao động Trongkhi đó, để trở thành ruộng trồng lúa phải mất hàng nghìn năm mà đất đã làmcông nghiệp thì khó có thể trồng lại lúa Điều đó dẫn đến lãng phí nguồn lựcđất đai, đe dọa an ninh lương thực quốc gia Sự lãng phí ấy còn do tình trạng
“quy hoạch treo, dự án treo” Do nóng vội trong đầu tư phát triển KCN và dựbáo về đầu tư không sát thực tế hoặc thiếu giải pháp hữu hiệu để thu hút vốnđầu tư nên nhiều địa phương thu hồi đất của dân, san lấp mặt bằng nhưng lại
để đất trống trong nhiều năm do chưa có nhà đầu tư phù hợp Một số nơi vộigiao đất cho nhà đầu tư không đủ năng lực nên dự án không tiến triển Tỷ lệlấp đầy trong các KCN là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển bềnvững về kinh tế, sự phát triển bền vững nội tại KCN nhưng lại không đạt tiêuchuẩn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các công ty phát triển hạ tầng
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là việc xây dựng các KCN cần phải cómặt bằng xây dựng Muốn có mặt bằng xây dựng cần phải đền bù, giải phóngmặt bằng Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cho các KCN nếu khôngphù hợp, không được người dân đồng tình sẽ gây ra tình trạng trì trệ trongphát triển KCN
Việc đền bù trong thời gian qua rất phức tạp nhiều hạn chế và tốn kém.Nhiều KCN mất từ 2 đến 3 năm mới đền bù, giải toả xong, dẫn đến việc đẩychi phí xây dựng tăng lên làm cho giá thuê đất tăng cao làm giảm tính hấp dẫncủa KCN Mặt khác, những biến động về giá đất ở các khu vực xung quanhKCN theo hướng tăng lên có thể gây khó khăn cho việc giải phóng mặt bằnghoặc gây khó khăn cho các hộ dân Thực tế cho thấy, một số KCN đã khôngthực hiện tốt chính sách đối với các hộ dân phải di dời đã gây khó khăn lớncho họ Ngoài ra, tình trạng đất đền bù cho người dân thấp nhưng đến khi có
Trang 29KCN thì giá đất lại tăng lên một cách chóng mặt, có nhiều người đã lợi dụngtình trạng này để thu lợi lớn trong khi người mất đất lại rất thiệt thòi gây nên
cư và 1% là khiếu nại về sự thiếu công bằng trong áp dụng chính sách giữacác trường hợp giống nhau [50]
Với cách làm như hiện nay, tại các nơi có KCN, hệ thống chính trị ởnhiều cơ sở rệu rã và bị một số cán bộ lợi dụng chức quyền ăn chặn phần đền
bù của dân Dân không còn tin vào chính quyền cơ sở nên dẫn đến tình trạngkhiếu nại vượt cấp Thêm vào đó, những hiện tượng cán bộ “ăn đất”, những
kẻ lợi dụng để bao chiếm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp bắt đầu xuấthiện ngày càng nhiều Hiện đang nổi cộm mâu thuẫn giữa những nông dân bịthu hồi đất với một bộ phận không nhỏ cán bộ chính quyền cơ sở lợi dụngnhững kẽ hở của chính sách để trục lợi Từ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế,người dân mất đất nhận rõ về sự bất công, dẫn đến sụt giảm niềm tin vào Nhànước, vào các doanh nghiệp công nghiệp Cuối cùng họ có thể chỉ còn có cáchduy nhất là “phản ứng tập thể” một cách vô tổ chức, tự phát, cản trở quá trìnhCNH, HĐH, bất hợp tác với các doanh nghiệp và chính quyền cơ sở
Việc xây dựng ồ ạt các KCN còn làm gia tăng tình trạng thất nghiệp,ảnh hưởng xấu đến thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi, gâynguy cơ mất ổn định xã hội Người nông dân bị thu hồi đất lại chưa đượcchuẩn bị để tham gia vào lĩnh vực lao động mới là lao động công nghiệp Cáchoạt động thu hồi đất hiện nay đang vô tình đẩy nhiều nông dân đối mặt vớikinh tế thị trường trong thế yếu và không thể tự vệ Nhiều hộ nông dân phải
Trang 30xoay sở kiếm sống bằng cách khác, mà phổ biến là những lao động chính tìmcách kiếm việc tại đô thị Họ bị mất đất, mất nghề và buộc phải bán sức laođộng để sống trong cơ chế thị trường còn nhiều tính tự phát Theo thống kêcủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, mỗi năm có khoảng80.000 - 100.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng Nếutính trung bình một lao động ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ có khoảng 400-500m2 đất canh tác như hiện nay thì mỗi năm mất đi khoảng 1,5 - 2 triệu chỗlàm Trung bình mỗi hộ nông dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tìnhtrạng không có việc làm trong khi đó 1 ha đất nông nghiệp hằng năm tạo raviệc làm cho 13 lao động nông nghiệp Người mất việc làm chủ yếu là nôngdân với trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nôngnghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngoài nông nghiệp rất khó Đất thu hồi xâydựng KCN chủ yếu là đất nông nghiệp Việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ởtrong những năm qua đã tác động đến khoảng 950.000 lao động Với mộtlượng lớn lao động như vậy, việc giải quyết việc làm gặp vô vàn khó khăn.Hầu hết các tỉnh đều thừa nhận, lượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệpvào làm tại các KCN là rất nhỏ
Mặt khác, phần lớn lao động tại khu vực nông thôn hiện nay đều rơivào độ tuổi đó khá cao (trên 35 tuổi) Do vậy, tâm lý trồng lúa đã ăn sâu, bén
rễ nên không thể học nghề để chuyển đổi Hơn nữa, để học những nghề đòihỏi nhiều chất xám thì người nông dân khó tiếp thu, còn đào tạo nghề đơngiản thì doanh nghiệp không chấp nhận Vì thế, những trường, trung tâm dạynghề được mở tại những vùng có diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn rơi vàotình trạng “dở khóc, dở cười” Nơi thì không đủ học viên vào học phải đóngcửa hoặc hoạt động cầm chừng, nơi thì hầu như toàn học viên từ các tỉnhkhác, nơi khác về học
Một thực trạng đáng buồn nữa, do trình độ hạn chế, sau khi bị thu hồiđất, có tới 67% nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13%
Trang 31chuyển sang nghề mới và khoảng 20% khác không có việc làm hoặc có việclàm nhưng không ổn định Số nông dân bị thu hồi đất không tìm được côngviệc mới, quay lại làm nghề nông lại đối mặt với nỗi lo không có đất để cấycày, rơi vào cảnh thất nghiệp Đơn thuần, không có đất canh tác, lại khôngkiếm được công việc mới nên thu nhập của 37% số hộ nông dân bị thu hồi đất
bị sụt giảm so với trước đây, và chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước.Việc sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dânchưa hợp lý, chủ yếu dựng để xây nhà, mua sắm, chỉ có một lượng khiêm tốn
hộ dùng số tiền đó một cách thiết thực Do đó, nhiều hộ nhận tiền đền bù vàitrăm triệu đồng nhưng chỉ sau 1-2 năm lại trở thành hộ nghèo Không chỉnguy cơ thất nghiệp, nghèo đói đe dọa người nông dân bị mất đất sản xuất mà
nó còn kéo theo nhiều hệ lụy khác Chẳng hạn vấn đề an ninh nông thôn cũng
bị xáo trộn đáng kể khi có một lượng lớn người thất nghiệp tại địa phươngcùng với một lượng lớn lao động từ các nơi khác đổ về [50]
Mặc dù KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và kiểm soát môitrường sinh thái nhưng nếu không có chính sách và cơ chế quản lý hiệu quảchặt chẽ sẽ gây tác động ngược lại, mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên rấtnhanh Có thể nói ô nhiễm môi trường đã và đang huỷ hoại sức khoẻ của conngười một cách từ từ, con người đang mất dần khả năng đề kháng chống lạicác loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường sinh thái
Đến cuối năm 2008, cả nước mới chỉ 60/219 KCN có nhà máy xử lýnước thải, với lượng nước xử lý đạt 30% Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là chấtlượng nước thải sau khi xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu và chưa ổn định Mỗi ngày
có khoảng 1 triệu m3 lượng nước thải của các KCN thải ra môi trường (chiếmkhoảng 35% lượng nước thải của cả nước) nhưng chỉ có 1/4 số lượng trên được
xử lý Tại các KCN, KCX, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa quan tâm đúngmức công tác bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe vàsản xuất của người dân Nhiều nơi có nhà máy xử lý nước thải nhưng thực chất
Trang 32không hoạt động vì thiếu kinh phí hoặc các cơ sở sản xuất xử lý nhưng khôngđấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung Vì vậy, nhiều chỉ tiêu vềcoliform, amoniac, kim loại nặng đều vượt tiêu chuẩn cho phép Điển hình như
ở Đồng Nai, mỗi ngày hệ thống sông Đồng Nai nhận 1.740.000m3 nước thảicông nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5, 1.789tấn COD, 104 tấn Nitơ, 15 tấn phốt pho và kim loại nặng
Việc thu gom và xử lý rác thải rắn trong các KCN cũng chưa thực hiệntốt Hầu hết chất thải rắn nguy hại chưa được phân loại riêng, còn chôn lấpchung với chất thải sinh hoạt, chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh,chưa vận hành đúng quy trình nên đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước làmảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân Phương thức thu gom chủyếu ở các KCN còn đơn giản, tỷ lệ rác thu gom chỉ đạt một nửa số rác cần thugom Tình hình ô nhiễm không khí trong các KCN và các vùng xung quanhcũng rất nặng nề Môi trường lao động trong các KCN không đảm bảo nhưthiếu ánh sáng, nóng nực, tiếng ồn vượt mức… Điều đó đã ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống của công nhân Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên -Môi trường và Nhà đất Hà Nội, nồng độ bụi tại các khu dân cư gần các KCN,các khu vực xây dựng và đường giao thông đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ1,5 - 3 lần Thời điểm đó vào mùa nóng tại các khu đô thị ở Hà Nội nồng độ
CO2 trung bình từ 13,9 - 19,8mg/m3 vượt tiêu chuẩn cho phép 2,7 - 3,9 lần.Tiếng ồn vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép 3,2 - 9,5 lần (ban ngày), từ25,6 - 26,5 lần (ban đêm)
Dự báo đến năm 2010 của Ngân hàng Thế giới về diễn biến môitrường Việt Nam cũng cho thấy, khối lượng chất thải rắn sẽ là 4.800.000tấn/năm, trong đó chất thải nguy hại hơn 600 nghìn tấn/năm Khu vực đượccho là trọng điểm của tình trạng phát sinh chất thải nhiều nhất là Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trườngtrong các KCN, KCX có chiều hướng gia tăng Một số vụ việc gây hủy hoại
Trang 33nguồn đất, nguồn nước rất nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận Cũngtrong năm 2008, 184 doanh nghiệp trong 13 KCX, KCN ở Thành phố Hồ ChíMinh vi phạm môi trường, bị xử lý với số tiền hơn 1,85 tỷ đồng Tuy vậy,việc xử phạt vẫn chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp, bởi hệ thống văn bản
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa hoàn chỉnh và đồng bộ vừathiếu lại vừa chồng chéo
Phát triển các KCN không hợp lý còn dẫn đến việc không đảm bảo đượcđời sống của công nhân trong các KCN, KCX, làm phát sinh nhiều tệ nạn xãhội Việc tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất trên một địa bàn thu hút mộtlượng lớn lao động từ các địa phương khác đến có thể dẫn tới sự quá tải của hệthống kết cấu hạ tầng và tình trạng mất an ninh trong khu vực
Tình trạng thiếu nhà ở, trường học, chợ, trung tâm giải trí, cơ sở y tế cho người lao động còn phổ biến tại các KCN Người công nhân tự bươn trảilấy cuộc sống Từ đó có tác động lớn đến trật tự an ninh, an toàn xã hội, vấn
đề vệ sinh môi trường; những tác động đến sức khoẻ, phát sinh tệ nạn xã hộiảnh hưởng đến tinh thần của người dân lao động Hơn nữa, nhiều doanhnghiệp FDI trong các KCN đã ép công nhân làm thêm giờ, một ngày làmthêm 4 đến 6 tiếng, một tuần chỉ nghỉ ngày chủ nhật
Tình trạng lao động di cư về các khu đô thị lớn tập trung tại các KCN đãtác động mạnh mẽ đến việc lưu thông vận chuyển hàng hoá, khiến cho cáccông trình hạ tầng kỹ thuật quá tải gây ùn tắc giao thông, môi trường ô nhiễm.Lao động ngoại tỉnh thường phải thuê nhà ở xung quanh KCN để cư trú vớiđiều kiện tạm bợ và hết sức khó khăn, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộcsống của người lao động
Mặt khác, do lực lượng lao động đông đảo từ địa phương khác đến không
có nhà trọ phải thuê nhà, trong khi đó tiền lương thấp, công nhân thuê nhà trọ lại
ở chung gây nên tình trạng cờ bạc, rượu chè, nam nữ sống chung không đăng kýkết hôn dẫn đến tình hình an ninh trật tự ở các khu nhà trọ không tốt
Trang 34Vấn đề bảo đảm văn hoá tinh thần của công nhân KCN chưa có giảipháp khả thi Hầu hết các KCN không quan tâm đến vấn đề hưởng thụ vănhoá của công nhân Công nhân trong các KCN còn thiếu thốn về tiện nghisinh hoạt văn hoá, mức hưởng thụ văn hoá thấp, thiếu các cơ chế chính sáchđầu tư phát triển đời sống văn hoá tinh thần cho lao động trong các KCN cộngvới những vấn đế bức xúc về mặt xã hội như lương thấp, bảo hiểm xã hộikhông đầy đủ, mất cân bằng giới trong lực lượng lao động đã và đang là vấn
đề nổi bật của các KCN mà không dễ gì giải quyết
Những hạn chế trên của các KCN cần có những giải pháp đồng bộ vàhợp lý để giải quyết nhằm phát huy cao độ những tác động tích cực, hạn chếđến mức thấp nhất tác động tiêu cực làm cho các KCN trở thành nhân tố quantrọng để phát triển KT- XH của đất nước
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Để nghiên cứu những tác động của KCN đối với sự phát triển kinh tế
-xã hội, cần thiết phải làm rõ những nhân tố chi phối tác động của KCN Dướiđây là các nhân tố chủ yếu:
1.2.1 Công tác quy hoạch và tính phù hợp của các khu công nghiệp với các mục tiêu kinh tế - xã hội
Nội dung của công tác quy hoạch KCN là phải luận chứng rõ ràng mụctiêu phát triển các KCN, tiến độ thời gian thực hiện mục tiêu đó và sự phân bốcác KCN theo vùng, lãnh thổ… Nếu việc quy hoạch KCN có chất lượng và
ổn định, thì quá trình phát triển sẽ cho phép tập trung nguồn lực theo nhữnghướng ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải, tràn lan gây ra tình trạng mất cân bằngcung cầu và lãng phí nguồn lực Hơn nữa, quy hoạch theo lãnh thổ tốt sẽ chophép đáp ứng được các yêu cầu phát triển lâu dài đồng bộ, đồng thời, gópphần phân bố hợp lý lực lượng sản xuất theo lãnh thổ
Công tác quy hoạch là vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp Để quyhoạch đáp ứng được các yêu cầu của quá trình phát triển cần phải căn cứ vào
Trang 35rất nhiều yếu tố mà trước hết là nhu cầu thị trường Việc quy hoạch các KCNcần phải dựa trên khả năng thu hút vốn đầu tư bởi lẽ các nhà đầu tư chính làcác khách hàng tiềm năng của KCN Khi đánh giá nhu cầu đầu tư cần phảixem xét đầy đủ các khía cạnh như khả năng thanh toán của khách hàng, mứcgiá dự kiến, các yêu cầu về chất lượng dịch vụ Những khu vực ít hấp dẫnnhất với các nhà đầu tư nước ngoài thì đối tượng chủ yếu là các nhà đầu tưtrong nước với quy mô tương đối nhỏ, tiềm năng tương đối hạn hẹp CácKCN ở khu vực này phải được xây dựng trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng nhữngđặc điểm đó để sao cho giá thuê đất ở mức thấp nhất có thể với chất lượng cơ
sở hạ tầng chấp nhận được
Bên cạnh đó, quy hoạch các KCN phải đảm bảo tính đồng bộ Quyhoạch xây dựng các KCN phải gắn liền với quy hoạch xây dựng các côngtrình hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội, phát triển các khu đô thị nhằmđảm bảo ổn định cho người lao động làm việc trong các KCN
Mặt khác, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển
KT-XH, quy hoạch phân bố về không gian và quy hoạch về sử dụng đất Việc kếthợp này phải được thể hiện một cách chi tiết trình tự ưu tiên phân bố cácKCN ở những khu vực có chất lượng đất ít phù hợp với mục đích sản xuấtnông nghiệp nhất là những vùng có mật độ dân cư thưa nhằm đảm bảo mụctiêu tiết kiệm đất nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đốivới đời sống người dân bị thu hồi đất
1.2.2 Dự án đầu tư vào các khu công nghiệp
Dự án đầu tư vào KCN là một trong những nhân tố quan trọng hàngđầu cho sự phát triển các KCN Điều đáng quan tâm hơn cả chính là chấtlượng các dự án đầu tư bởi nó có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của KCN nóiriêng và sự phát triển KT- XH nói chung Chất lượng các dự án thể hiện ởtrình độ công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp đầu tư vào KCN.Nếu dự án đầu tư sử dụng công nghệ càng lạc hậu thì sẽ gây ra nguy cơ ô
Trang 36nhiễm môi trường sinh thái Nếu các KCN chỉ thuần túy theo đuổi mục tiêu lợinhuận thì vấn đề họ quan tâm ở đây là việc cho thuê đất càng nhanh càng tốtbất chấp công nghệ tiên tiến hay lạc hậu Điều này có nghĩa là chất lượngchuyển giao công nghệ thấp, do vậy các doanh nghiệp thường có định hướngvào thị trường nội địa hơn là định hướng xuất khẩu Công nghệ chất lượng cao
sẽ hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo khả năng trả lương cao
và tạo cơ hội nâng cao trình độ cho người lao động Mặt khác, công nghệ caocũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh chung của nền kinh tế tạo ra khốilượng hàng hoá có hàm lượng chất xám cao Vì vậy, các quốc gia đều cố gắngthu hút các dự án với trình độ công nghệ cao đồng thời khuyến khích việcchuyển giao công nghệ
1.2.3 Những đảm bảo về xã hội và môi trường sinh thái trong các khu công nghiệp
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng các KCN lànhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường Trong điềukiện nền kinh tế kém phát triển như Việt Nam, thì tác động của hoạt động conngười tới môi trường còn ít vì vậy khả năng tự phục hồi và duy trì trạng tháicân bằng của tự nhiên còn rất lớn Khi công nghiệp phát triển nhanh thì tốc độkhai thác tài nguyên cũng như chất thải đổ vào môi trường cũng tăng lênnhanh chóng vượt quá giới hạn điều chỉnh của tự nhiên Việc xây dựng cácKCN tập trung chính là một trong những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễmmôi trường Theo quy định hiện hành, tất cả các KCN có các doanh nghiệpsản xuất phát sinh ô nhiễm môi trường đều phải xây dựng hệ thống xử lýnước thải tập trung Nếu không thì chính KCN lại là nguồn gốc gây ra ônhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng trong nôngnghiệp, nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân đân địa phương.Như vậy, ưu thế về quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường của các KCN sẽkhông trở thành hiện thực Tuy nhiên, các KCN luôn đứng trước một thực tế
Trang 37là nếu đòi hỏi khắt khe về điều kiện môi trường đối với các doanh nghiệp thì
sẽ không thu hút được vốn đầu tư vào KCN Ngược lại, nếu không chú trọngtới các yêu cầu này thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động lâu dài của KCN
1.2.4 Cơ chế hoạt động của các khu công nghiệp
Hoạt động của các KCN có hiệu quả hay không phụ thuộc trực tiếp vàonăng lực của các công ty phát triển hạ tầng Do vậy, công ty phát triển hạ tầngtrước hết phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công tác đánh giá vàthẩm định các dự án vào KCN Điều đó buộc các công ty phát triển hạ tầngchú ý đến chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, đào tạo và đào tạo lại độingũ cán bộ làm dự án, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc lập dự án
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện giá thuê đất trong các KCN có ý nghĩaquan trọng bởi nó được xem như một công cụ thu hút các nhà đầu tư nướcngoài Để có chính sách giá đúng đắn cần căn cứ vào nhiều yếu tố như chi phísản xuất của bản thân doanh nghiệp, lợi ích của người mua, doanh thu đượctối đa hoá trong một thời gian nhất định
Mặt khác, sự tồn tại của các KCN không thể thiếu hoạt độngmaketting Trước đây, do tư duy cũ nên hoạt động này bị coi là thủ đoạnxấu xa của các chủ kinh tế, nhưng hiện nay nó có tầm quan trọng không chỉđối với doanh nghiệp mà còn đối với mọi người dân Hoạt động này khôngchỉ bao gồm việc tuyên truyền quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp màcòn bao gồm nhiều nội dung Ngay từ khâu thiết kế sản phẩm phải biết nó
sẽ đáp ứng nhu cầu của loại khách hàng nào theo nguyên tắc “bán nhữngthứ thị trường cần chứ không bán những thứ mình có sẵn” Cho nên, việcđẩy mạnh hoạt động maketting sẽ nâng cao đáng kể tính hấp dẫn của KCN,thông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN đối với nhà đầu tưcũng như đối với nền kinh tế
Hơn nữa, phải tính đến quy mô hợp lý của các KCN Quy mô của KCNhợp lý phải được xác định trên cơ sở khả năng thu hút đầu tư và khả năng huy
Trang 38động các nguồn lực cho việc xây dựng và vận hành KCN cũng như khả năngquản lý Nếu KCN quá lớn, việc huy động vốn cho xây dựng sẽ rất khó khăn và
có thể dẫn đến chậm trễ trong việc đưa KCN vào hoạt động Mặt khác, quy môquá lớn nhưng khả năng thu hút đầu tư có hạn sẽ dẫn đến tình trạng đất trống vàlãng phí các nguồn lực Quy mô quá lớn cũng ảnh hưởng tới khả năng quản lýcủa KCN Ngược lại, nếu quy mô KCN quá nhỏ sẽ không cho phép tận dụngđược cơ hội kinh doanh để mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư và cho xã hội
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH VỀ XỬ LÝ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.3.1 Khái quát việc xử lý tác động tiêu cực của một số tỉnh, thành phố
1.3.1.1 Tỉnh Bình Dương
Xuất phát điểm của Bình Dương là tỉnh thuần nông, công nghiệp vàdịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng công nghiệp Tuy nằm trong vùngkinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng trình độ kinh tế còn thấp với số dân chỉbằng một quận của thành phố Hồ Chí Minh Với thế đất cao thoáng, điều kiện
tự nhiên của Bình Dương rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng côngnghiệp và đô thị Khác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh liền kề trongvùng, do có điểm xuất phát thấp, nên xây dựng và phát triển KCN được coi làgiải pháp và bước đi cần thiết để CNH, HĐH nền kinh tế trong tỉnh
Đến nay, Bình Dương đã có 17 KCN được cấp giấy phép hoạt động đó là các
KCN: Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Sóng Thần 3, Việt Hương, Đồng An, ViệtNam - Singapore, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Bình Hòa,Tân Định, Đại Đăng, Kim Huy, Mỹ Phước, Phú Gia, Rạch Bắp –An Điền, NamTân Uyên Với chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng KCN, Bình Dương có nhiều mô hình xây dựng KCN như: KCN docác doanh nghiệp nhà nước đầu tư, KCN do doanh nghiệp nhà nước liên doanhvới tư nhân trong nước đầu tư, KCN do doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư,KCN do nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng
Trang 39Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư đến nay tỉnhBình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư Nhìn chung cácKCN của Bình Dương hoạt động có hiệu quả Với những KCN đó được Chínhphủ cho phép thành lập, Bình Dương là một trong những tỉnh đạt tỷ lệ lấp đầyKCN cao Phần lớn các KCN trên địa bàn đó cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng, một số khu có diện tích lấp đầy cao như KCN Sóng Thần I đạt tỷ
lệ 91%, Sóng Thần II 78%, Đồng An 90%, Bình Đường 82%, Tân Đông Hiệp A81% Đến nay các KCN Bình Dương giải quyết việc làm cho gần 120.728 laođộng Riêng KCN Việt Nam - Singapore có số lao động là 31.980 người [53]
Nhiều KCN đã kết hợp với doanh nghiệp trong KCN quan tâm chăm
lo đời sống của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần như xây dựng nhà
ở, xây dựng các khu vui chơi giải trí tổ chức các hoạt động thể thao bổ ích Sốlượng nhà ở của các KCN xây dựng là 26.000 m2, giải quyết khoảng 5.000chỗ ở cho công nhân Tuy nhiên, do số lượng lao động lớn nên Bình Dươngcũng chỉ đảm bảo nhà cho 15% số lao động còn lại đại bộ phận người laođộng phải thuê nhà của dân, chủ yếu là nhà tạm với những tiện nghi thấp
Từ cuối năm 2004, Bình Dương thực hiện chính sách đảm bảo đời sốngcho người dân có đất bị thu hồi thông qua việc hỗ trợ gián tiếp, nghĩa làkhông cấp tiền trực tiếp cho dân mà chuyển tiền cho các cơ sở dạy nghề đểđào tạo miễn phí cho họ đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhận dạy nghềhay nhận người vào làm việc Điều này làm cho người dân sau khi bị thu hồiđất có việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp và bần cùng hoá
1.3.1.2 Tỉnh Đồng Nai
Do những lợi thế về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng, Đồng Nai là mộttrong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng KCN và thu hút đầu tư.Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, Đồng Nai đã chọn KCN làm môhình phát triển kinh tế của địa phương Là một trong những tỉnh phát triển mạnhcác KCN đến nay, Đồng Nai đã có 29 KCN với tổng diện tích là 9.076 ha
Trang 407 SÔNG MÂY 07/04/1998 474 (giai đoạn 1: 250 ha; giai đoạn 2: 224 ha)
8 HỐ NAI 08/04/1998 497 (giai đoạn 1: 226 ha, giai đoạn 2: 271 ha)
Căn cứ quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ1/7/2006, khi lấp đầy 30% diện tích, các KCN phải đưa hệ thống xử lý nước