Về nghĩa bóng, từ điển tiếng Anh BBC 1993 định nghĩa Melting pot như sau: một nơi, một tình hình trong đó những con người, những nền văn hoá và tư tưởng các loại trà trộn với nhau.Người
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Mỹ là quốc gia rộng thứ tư trên thế giới, là một trong ba nền kinh tế lớn nhất hành tinh, dân số trên 260 triệu người, thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu, số còn lại là dân tộc thiểu số Các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ gốc Phi Mĩ La tinh, châu
Á và các đảo Thái Bình Dương Các dân tộc này đã đem vào thương trường Mỹ những phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin của riêng họ, hình thành nên nền văn hoá Mỹ đa dạng và phong phú
Bước vào thế kỷ mới, thế kỷ toàn cầu hoá kinh tế, Việt Nam sẵn sàng làm bạn và hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia, trong đó có Mỹ Vì vậy nghiên cứu
về văn hoá Mỹ trong kinh doanh là điều cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt được lợi nhuận tối đa trên thị trường Mỹ
Chúng ta biết rằng, quan hệ Việt Mỹ là mối quan hệ đặc biệt, đã trải qua những bước thăng trầm lịch sử Năm 1975, Mỹ đã thất bại tại chiến trường Việt Nam, sau đó Mỹ đã tuyên bố cấm vận Việt Nam Tuy nhiên, sau hàng loạt nỗ lực của cả hai bên thì mối quan hệ này dần dần quan hệ được cải thiện qua hàng loạt các sự kiện Ngày 03 – 02 - 1994, Tổng thống Clinton tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận thương mại đối với với Việt Nam Ngày 13 tháng 7 năm 2000 đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ khi hai nước kí Hiệp định Thương mại Song phương Hiệp định thương mại được kí kết là bước tiến lớn trong lịch sử ngoại giao của cả hai phía, khép lại một thời kỳ đóng băng về quan hệ giữa hai quốc gia, mở ra một trang sử mới về quan hệ thương mại giữa hai nước Hiệp định mang tới cho các doanh nghiệp của cả hai phía nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với nhau Giao dịch kinh doanh giữa các đối phương trong cùng một nền văn hoá vốn
đã khó Trong giao dịch kinh doanh quốc tế khi các đối tác khác nhau về chủng tộc,
Trang 2tiếng nói, màu da, về các chuẩn mực đạo đức và giao tiếp, công việc giao dịch càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn Nguồn gốc của những phức tạp trong giao dịch kinh doanh quốc tế chính là văn hoá Hiểu biết về văn hoá doanh nghiệp Mỹ là vấn
đề cần thiết cho bất kỳ thương gia nào muốn giao dịch, buôn bán với các thương gia Mỹ Nó không những tạo ra lợi nhuận, mà còn đem lại sự đam mê thực sự cho
cả hai phía
Do đó nghiên cứu văn hoá Mỹ trong kinh doanh là việc làm có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học “Văn hoá Mỹ trong kinh doanh” là một đề tài rộng, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu sâu về văn hoá Mỹ trong giao dịch thương mại và trong tiêu dùng Hy vọng khoá luận này sẽ cung cấp được một
số thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ hiện nay
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay tuy đã có một số công trình, nhiều tài liệu sách báo, các tác phẩm văn học viết về văn hoá Mỹ nhưng chưa có cuốn sách nào ở nước ta trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc về văn hoá Mỹ trong kinh doanh Trong quá trình làm khoá luận, chúng tôi đã khai thác và sử dụng nhiều nguồn tài liệu Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống những ý kiến của nhiều người đi trước chúng tôi đã hoàn thành được bài khoá luận này Khoá luận của tôi sử dụng những nguồn tài liệu sau:
Các bài nghiên cứu được trích từ Tạp chí châu Mỹ ngày nay
Các bản tin tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam
Các tổng luận phân tích và đánh giá trên các báo An ninh, Thế giới, Tiền phong, báo Lao động
Những thông tin chuyên đề do trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ lưu trữ
Một số thông tin của phòng thông tin văn hoá - Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Trang 3Một số cuốn sách trong và ngoài nước có viết về văn hoá Mỹ trong kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn
Để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu, trong khoá luận này chúng tôi đã vận dụng cách tiếp cận có hệ thống, sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Khái niệm về văn hoá và các đặc trưng của văn hoá Mỹ Chương 2: Văn hoá Mỹ trong kinh doanh
Chương 3: ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến đời sống người Mỹ
Ngoài phần nội dung chính bài khoá luận còn phần phụ lục và phần tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu sách, báo tham khảo viết về văn hoá Mỹ trong kinh doanh
Trang 4CHƯƠNG IKHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ MỸ
I VĂN HÓA
Theo định nghĩa của Unesco " văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần
do con người tạo ra trong lịch sử, văn hoá cũng là đời sống tinh thần của con người,
là trí tuệ khoa học thể hiện trình độ học vấn, thể hiện lối sống cách ứng xử có trình
độ cao và là một dạng biểu hiện của văn minh "
Trong lịch sử con người, “văn hoá theo ý nghĩa rộng nhất của nó là văn hoá được truyền giao theo con đường xã hội hơn là theo di truyền Đó là văn hoá mà trẻ
em được học vì chúng được nuôi dưỡng trong một nhóm người này nhiều hơn trong một nhóm người khác, và xét trên toàn bộ, đó là văn hoá phân biệt một nhóm người này với một nhóm người khác Trong văn hoá có ngôn ngữ, phong tục tập quán, đạo lý, các loại hình kinh tế và công nghệ, nghệ thuật và kiến trúc, cách thức giải trí, hệ thống pháp lý, tôn giáo, hệ thống giáo dục và nuôi dạy, và ngoài ra còn nhiều cái khác nữa”; nói một cách khác, mọi thứ mà nhờ đó thành viên của một nhóm tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong các hoạt động của mình” 1
Văn hoá ở đây có thể được hiểu rõ hơn là tập hợp các thái độ, sự cảm nhận, lối cư xử mà một cộng đồng dân tộc, quốc gia cùng chia xẻ, cùng thực hiện một cách tự động hoá Văn hoá là tổng thể kết hợp giữa các phép ứng xử xã hội chuẩn mực, phương pháp tư duy, thái độ biểu hiện ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm được coi là đương nhiên trong phạm vi một cộng đồng mà nếu làm trái thì sẽ bị lên án Một
Trang 5khi được hình thành, văn hoá có sức sống riêng của nó, có thể truyền từ đời này sang đời kia và tạo thành truyền thống như tinh thần nhân văn, tình yêu đồng loại, tình yêu quê hương vẫn có cảm giác con người chỉ khác nhau tiếng nói, màu da còn con tim thì ở đâu cũng như nhau Song không chỉ có thế, những khác biệt văn hoá thực sự gây trở ngại trong giao tiếp đặc biệt là trong đàm phán kinh doanh.
Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu Họ đem vào thương trường Mỹ văn hoá riêng của họ Vì vậy để tìm hiểu văn hoá Mỹ trong kinh doanh chúng ta không thể không bắt đầu xem xét từ văn hoá phương Tây Văn hoá phương Tây có
ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp - La Mã, yếu tố Do Thái - Ki Tô giáo, chủ nghĩa duy lí và khoa học
“Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởng nhân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây” 22 Tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hoá, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọng nhân phẩm và giá trị của cá nhân, số phận cá nhân chỉ có thể do đa
số định đoạt Tuy nhiên, những lý tưởng này đều bị hạn chế bởi lịch sử, giai cấp, nhưng là những ngọn đuốc sáng so với những chế độ cận Đông đương thời mang đậm dấu ấn độc đoán, uy lực, mê tín, hướng về đời sống bên kia trần thế coi thường đời sống cá nhân Văn học nghệ thuật cổ Hy Lạp cho đến nay vẫn là nguồn cảm hứng dồi dào, nhất là triết học với những tổ sư Platon, và Aristote
Chủ nghĩa nhân văn cổ đại phát triển rực rỡ nhất ở Hy Lạp vào các thế kỷ IV
và V trước công nguyên Tiếp thu chủ nghĩa nhân văn Hy Lạp, La Mã đã có ảnh hưởng sâu đậm cho đến nay đối với phương Tây về nhiều mặt: kiến trúc, luật pháp, văn học (ảnh hưởng Hy Lạp nhiều hơn), tổ chức tôn giáo (Giáo hội Thiên chúa giáo), tư tưởng về uy lực tuyệt đối của Nhà nước, quan điểm cá nhân không có quyền gì trừ do quyền nhà nước ban cho, khái niệm đế chế do một dân tộc ngự trị Trong lĩnh vực triết học, người La Mã hướng về hành động hơn là tư duy, không
Trang 6xuất sắc bằng Hy Lạp Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp, trong qúa trình đế chế La Mã hình thành, triết học Hy Lạp đã làm nẩy mầm ba trường phái sẽ chi phối triết học
La Mã (chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa hoài nghi) Ba khuynh hướng này trở đi trở lại trong tư tưởng phương Tây
Yếu tố Do Thái - Ki Tô giáo là một đặc trưng sâu sắc của văn hoá phương Tây Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp (hellénestique), trên lãnh thổ Hy Lạp - La Mã, nhất
là cận Đông, quần chúng hướng về những tôn giáo tín ngưỡng dựa vào xúc cảm, tình yêu Thượng đế, nội tâm, thần bí, khác với những tôn giáo tín ngưỡng Hy Lạp -
La Mã dựa vào tổ chức bên ngoài, quy tắc máy móc Đạo Do Thái, một đạo ra đời
từ lâu, đã để lại cho phương Tây, ít nhiều qua đạo Ki Tô, một số tư tưởng chính trị
và luật pháp, nhân phẩm và giá trị cá nhân, những yếu tố sau này dẫn đến khái niệm hiện đại về dân chủ
Chủ nghĩa duy lí, nguồn gốc của tư duy khoa học, xuất hiện từ thế kỷ XVI (thời kỳ Phục Hưng) và tự khẳng định vào thế kỷ XVII với triết học Descartes Chủ nghĩa này đề cao lý tính, nhà triết học có thể hiểu biết chân lý bằng lý trí, nhà toán học dùng lý trí giải quyết toán Thuyết cơ giới quy các hình thức vận động phức tạp khác nhau của thế giới vào một hình thức vận động đơn giản nhất: vận động cơ học Sự ra đời của thuyết cơ giới gắn liền với những thành tựu của cơ học Newton Tiêu chuẩn chân lý ở phương Tây dần kết tinh ở lý tính và khoa học Giáo sư CRANE Brinton đã phân tích rất xác đáng ba yếu tố khiến cho tư tưởng Tây Âu - Bắc Mỹ hiện đại (tức là tư tưởng của giai cấp tư sản) hình thànhn đó là chủ nghĩa nhân văn, cải cách tôn giáo, chủ nghĩa duy lý (gốc của đầu óc khoa học)3 Chủ nghĩa nhân văn đề cao con người phát triển toàn vẹn, hưởng hạnh phúc trần thế, cái đẹp của tinh thần và cả thân thể, phát triển nghệ thuật Trào lưu văn nghệ Phục Hưng xuất phát từ ý (thế kỷ XIV) rồi lan ra phương Tây và trung Âu (thế kỷ XVI) Phản ánh tư tưởng giai cấp tư sản đương lên, nó chủ trương phục hưng chủ nghĩa
3 Sự hình thành của tư duy hiện đại - Mentor Book, Newyork, 1968 và Philíp-Những nền văn minh thế giới Norton
Trang 7nhân văn cổ Hy Lạp - La Mã, nhấn mạnh tự do tư tưởng, chống chủ nghĩa kinh viện Trung cổ Triết học ánh sáng (thế kỷ XVIII) chuẩn bị tinh thần cho Cách mạng
tư sản Pháp 1789 với những lý tưởng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" Điều này đã đưa phương Tây vào thời kỳ hiện đại
Những yếu tố trên đã góp phần hình thành nên nền văn hoá Mỹ và tác động rất nhiều đến văn hoá Mỹ trong kinh doanh
II VĂN HÓA MỸ
Người ta thường coi văn hoá Mỹ bắt đầu từ 1607, với sự nhập cư ổn định của người Anh Văn hoá Mỹ đa dạng và phức tạp, không thể có một định nghĩa chung
Nó thừa hưởng và chắp nhặt tinh hoa của văn hoá phương Tây thổi thêm vào đó sức sống và hơi thở mới Cuối thế kỷ XIX, tại Mỹ đã phát triển một nền văn hoá thực sự đại chúng, nhằm thoả mãn sở thích của tầng lớp trung lưu đang hình thành,
và nhằm hoà nhập những người nhập cư Sau khi tìm hiều về văn hoá Mỹ tôi thấy nền văn hoá này có những điểm nổi bật sau:
Hoa kỳ là một quốc gia trẻ, tính đến nay mới được hơn hai trăm năm, và là một quốc gia đa dạng các dân tộc, các cộng đồng Họ cùng nhau xây dựng và phát triển tổ quốc chung của họ Họ có thể hoà đồng với nhau và có những đặc điểm mới rất “Mỹ” chính là tác dụng của “nồi hầm nhừ”
Một khái niệm khá phổ biến định nghĩa "dân tộc" là "khối cộng đồng người
ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hoá" ở phương Tây, "dân tộc" xuất hiện trong thời kỳ giai cấp tư sản đang lên, khắc phục
sự cát cứ phong kiến trên cơ sở những mối liên hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa tạo ra thị trường dân tộc (chung cho một quốc gia) hình thành từ những bộ lạc và tộc người khác nhau Định nghĩa này khó áp dụng vào dân tộc Mỹ, hoặc chỉ có thể áp dụng một cách tương đối, khá lỏng lẻo Khái niệm thường áp dụng cho Hoa Kỳ và dân tộc Mỹ là "nồi hầm nhừ" (Melting pot), "Melting pot" là một kiểu nồi nấu tan
Trang 8ra (có thể là kim khí), làm nhừ nhuyễn, y như do tác động của lò tôi luyện Về nghĩa bóng, từ điển tiếng Anh BBC (1993) định nghĩa Melting pot như sau: một nơi, một tình hình trong đó những con người, những nền văn hoá và tư tưởng các loại trà trộn với nhau.
Người đầu tiên đưa ra khái niệm này đối với dân tộc Mỹ có lẽ là một người Pháp đã từng biết nước Mỹ ngay từ buổi đầu, ông Crèvecoeur Năm 1782, ông cho
là ở Mỹ, "những cá nhân thuộc đủ các dân tộc trà trộn nhuần nhuyễn thành một chủng tộc mới" Ông tin là từ đó sẽ xuất hiện "con người mới", với nhiều đặc điểm kiểu Mỹ
Trong cơ cấu dân cư của Mỹ, 83% là người da trắng, 12 % là da đen, và 5 %
là người á da vàng Khách đến Mỹ thường ngạc nhiên về sự đa dạng về màu da của
cư dân nước này, người Mỹ coi đây là một điều đương nhiên Chỉ cần qua vài thế
hệ, những phong tục tập quán của "cố quốc" mà người dân nhập cư mang đến Mỹ
sẽ bị "ninh nhừ" trong cái "nồi hầm" văn hoá Mỹ Cái chất mới được tạo ra đựoc nhà văn Mỹ vĩ đại Mark Twain chỉ ra khi so sánh khí chất người Anh với khí chất người Mỹ Ông miêu tả người Anh là "người làm một cái gì đó vì việc đó đã có người làm rồi" còn người Mỹ là người "làm một việc gì đó vì chưa có ai làm" Người Mỹ thích thử sức với cái mới vì tin rằng cái mới hơn là cái tốt hơn Huyền thoại "nồi hầm nhừ" cũng nói lên một ước mơ, một hoài vọng, lý tưởng: Những con người ở khắp tứ phương được lò Mỹ tôi luyện thành những "người mới", giàu có và
có nhân phẩm ít khi người ta nhấn mạnh về sự đóng góp giá trị của bản thân người nhập cư Sự thành công của "nồi hầm nhừ" quả là kỳ diệu Theo Jean Pierre Fichou Hoa Kỳ trở thành nước đa nguyên về sinh lý học và về văn hoá những cuộc hôn nhân giữa các nhóm dân tộc, tuy gần đây mới phổ biến hơn, cũng phần nào giúp vào sự hoà đồng giữa những người Arieng, Do Thái, da đen, da vàng…Con cái họ mang dấu ấn của hai cộng đồng bố mẹ và cả của cộng đồng chung Hoa Kỳ qua giáo dục nhà trường Tiếng Anh trở thành chiếc cầu nối chung Có thể do sự bất ổn về di
Trang 9truyền ấy, nên trong tâm lý chung ở Mỹ phát triển sự khoan dung, đầu óc phóng khoáng, sự ham thích những tình thế tạm thời, quá độ Cũng có thể do đó mà người
Mỹ ít chú ý đến dĩ vãng mà hướng nhiều về tương lai
Dân nhập cư mang đến cho Hoa Kỳ những nền văn hoá gốc của họ, và đầu
óc thực dụng, một nét rất Mỹ Có một mối liên quan rất biện chứng giữa từng nhóm sắc tộc và bản sắc Mỹ chung qua vận động của thời gian, sắc tộc trở thành chuyện riêng tư của từng nhóm, còn bản sắc Mỹ trở thành cái chung, tinh thần quốc gia rất mạnh vẫn đi đôi được với tinh thần sắc tộc Tinh thần quốc gia Mỹ rất đặc biệt, khác với các nước như Pháp chẳng hạn Tinh thần quốc gia Mỹ rất đặc biệt, khác với các nước như Pháp chẳng hạn Tinh thần quốc gia Pháp dựa vào huyết thống dĩ vãng, lịch sử văn hoá tinh thần quốc gia Mỹ không có cơ sở ấy, mà xuất phát từ
"một thứ hợp đồng tư tưởng" (theo S Body - Grendrot) trên một nền tảng chính trị
tự nguyện bỏ giai cấp, chức tước, vị trí cũ để thành một "người mới" thuộc cộng đồng chính trị Mỹ mới Lò luyện rất thúc đẩy kinh tế: những người lao động nhập
cư thường dễ dãi, chịu nhận lương ít, sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp Sức lao động dồi dào ấy có nhiều kết quả, nhất là khi người nhập cư đang tuổi năng động, xông
ra phía trước vì tự xét chẳng có gì để mất; lớp đến sau đẩy lớp đến trước lên Những lớp đến trước cần tự bảo vệ bằng cách tiến lên, tự khẳng định mình là người
Mỹ Có một sự chuyển động hai chiều: nếu nhập cư tạo ra văn minh Mỹ thì văn minh Mỹ tạo ra nhập cư
Trên thực tế sự diệt chủng người da đỏ, sự nô lệ hoá người da đen, sự bất bình đẳng giữa các chủng tộc vẫn còn tồn tại khiến cho các nhà nghiên cứu cho
"nồi hầm nhừ" Mỹ chẳng qua chỉ là một cái bẫy giương để đánh lừa chim non, một huyền thoại bởi ngay những người da trắng với nhau cũng có sự phân biệt đối xử Thực ra "nồi hầm nhừ" chỉ là một ước vọng, một sự lý tưởng hoáđôi khi dùng để cổ
vũ hay tuyên truyền Sự hoà đồng thật là tương đối và tính dân chủ và bình đẳng chỉ áp dụng cho một số người da trắng có đặc quyền Nhiều nhóm dân tộc ra khỏi
Trang 10lò tôi luyện mà không biến cải, họ sống đối diện với nhau hơn là sát cánh với nhau Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà Hoa Kỳ, người gốc Anh đã có ý áp đặt quyền
ưu tiên của họ Trong khi các vị tổ sư Jefferson và Lincoln bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tự do theo phong tục tập quán riêng thì ngay từ năm 1845, các nhóm người châu Âu "gốc Mỹ chính cống" đã tỏ ra hốt hoảng về sự cạnh tranh kinh tế của nhóm người đến sau, về ảnh hưởng xấu của sự pha trộn chủng tộc: Từ đó xuất hiện một quan niệm hẹp hòi, hạn chế việc nhập cư và đề cao các dân tộc da trắng, gốc Anglo saxon theo tân giáo protestant
Bộ phận da trắng ưu tiên này gọi là WASP = White : da trắng + Anglo + Saxon + Protestant Tiêu chuẩn để nhảy vào "nồi hầm nhừ" khắt khe dần Cuối thế
kỷ XIX, những người nào khác xa với WASP đều bị hạn chế Các sách học nhà trường đề cao truyền thống Anh, coi như là các thành phần chủ yếu và lãnh đạo, cần Mỹ hoá (tức là Anh hoá) các thành phần khác
Toà án Tối cao đã phải nhiều lần can thiệp để bảo vệ quyền con cái các dân tộc khác được học ngôn ngữ của bố mẹ, quyền được giữ phong tục tập quán của mỗi sắc tộc Trong cộng đồng Hoa Kỳ, bị phân biệt đối xử, những nhóm thiểu số lại càng bám gốc rễ của họ, ngược với ý đồ "nồi hầm nhừ" Họ tụ nhau do lý do tôn giáo, do thuận lợi cho cuộc sống, do nguyên nhân lịch sử (người da đen ở miền Nam và các thành phố lớn), lý do nghề nghiệp (người Đức ở Trung Tây, người Hà Lan ở Michigan - trồng rau và hoa, người Bắc Âu làm nghề sữa, người Pháp và người ý làm giày… )
Nồi hầm nhừ chỉ có hiệu quả thật sự trong một số mặt của sinh hoạt cộng đồng: nhà trường, thể thao, doanh nghiệp và khoa học ở nhà rất nhiều kiểu sống dân tộc, phong tục riêng vẫn được tiếp tục Do đó đặc điểm "nồi hầm" chỉ có tính tương đối và vẫn là ước mơ đối với mọi người dân Mỹ
Dân chủ - ở phương Tây người ta thường nghĩ là nước Anh mang đến cho
thế giới chế độ đại nghị, nước Pháp cách mạng 1789 với khẩu hiệu "Tự do, Bình
Trang 11đẳng, Bác ái ", Hoa Kỳ là nền dân chủ hiện đại Tinh thần dân chủ ở Hoa Kỳ đã tác động nhiều đến văn hoá Mỹ trong kinh doanh.
Bình đẳng - Sự tin tưởng lớn nhất của người Mỹ từ khi lập quốc là mọi
người đều có cơ hội ngang nhau để thành công Khái niệm này có thể còn ưu tiên hơn cả "tự do", hay ít nhất cũng bổ sung cho tự do Đất nước rộng mênh mông, của cải nhiều, nên ai cũng được tự do cạnh tranh một cách bình đẳng Năm 1782, nhà văn Pháp Crèvecoeur nhận định là quá trình từ "tớ" thành "chủ" là quá trình trở thành người Mỹ Thực tế thì có vẫn có sự phân biệt chủng tộc, phân biệt địa vị xã hội nhưng huyền thoại về bình đẳng vẫn tồn tại trong tiềm thức cộng đồng, ít nhất
là một bộ phận da trắng nói chung Con người thường thích người giàu và thích làm giàu Xã hội phải được bình đẳng về "cơ hội" nhưng không bình quân về lợi tức
Có sự bất bình đẳng vì ai có khẳ năng sẽ vượt lên Hệ thống chính trị Hoa Kỳ giúp cho lòng tin ấy tồn tại Họ muốn bình đẳng do vậy người Mỹ thường khó chịu khi người khác đối xử với họ quá cung kính Phụ nữ cũng phải được kính trọng như nam giới Tại Hoa Kỳ không phải không có sự bất bình đẳng trong tuổi tác, giới tính, của cải, địa vị, nhưng cách thể hiện rất tế nhị (giọng nói - ưu tiên nói trước nói sau, - ngồi ở đầu bàn - có thể người có địa vị cao hơn đặt tay lên vai người có địa vị thấp hơn)
Hướng về tương lai - Người châu á thường hay lấy dĩ vãng, lịch sử và
truyền thống làm chuẩn Những nền văn hoá A- rập, Latinh, châu á dễ tin vào định mệnh, và gây một thái độ buông trôi Người nhập cư Mỹ đã bỏ nước ra đi không hi vọng quay về nên chỉ gắn bó với hiện tại và tương lai Người Mỹ chỉ nghĩ đến tương lai trước mắt đẹp hơn, do đó lạc quan Ngay cả ngày nay, tinh thần vẫn luôn tồn tại mặc dù Mỹ gặp nhiều khó khăn (vũ khí nguyên tử, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, vai trò cường quốc kinh tế lung lay) Người Mỹ luôn tin là có thể thay đổi được thực trạng, do đó họ luôn vội vã, hối hả Khen ai có nghị lực là lời khen cao nhất Khoa học dự báo và tiểu thuyết khoa học rất hợp với người Mỹ
Trang 12Tinh thần độc lập - Cao bồi tuy ngày càng ít ở Mỹ, vẫn có thể đặc trưng
cho một lý tưởng Mỹ về nhiều mặt: tự tin, phiêu lưu, cứng rắn, nam nhi, một mình đương đầu với mọi hiểm nguy ở nhiều dân tộc, cá nhân gắn bó với tập thể (gia đình, cộng đồng lớn hơn…) nhiều quyết định do tập thể gây ra Tại Mỹ cá nhân quyết định là chính Trẻ con được giáo dục tự làm mọi việc, 18 tuổi thanh niên có thể sống riêng, tách khỏi gia đình Nhiệm vụ bố mẹ là nuôi dạy con đủ lông cánh rồi tự bay lấy Thanh niên phải cố tự xoay nhà ở, mặc dù bố mẹ có thể giúp được
Bố mẹ già sống độc lập với con cái còn nếu sống chung phải trả tiền nhà ở và ăn Con cái ngoài 22 tuổi còn ở với bố mẹ thường trả tiền ăn ở Nếu con cái muốn đi xa làm việc cứ việc đi, bố mẹ không ngăn cản Khái niệm riêng tư của cá nhân phải hết sức được tôn trọng Từ nhỏ trẻ con đã thấm nhuần ý thức là đồ vật, chỗ ở, tư tưởng riêng biệt từng người không ai vi phạm
Chủ nghĩa cá nhân và đa nguyên - Cá nhân được ưu tiên Đó không phải là
ích kỉ, người Mỹ quan niệm cá nhân có nhiệm vụ thành công để đẩy cả xã hội đi lên ở Hoa Kỳ chủ nghĩa cá nhân nhấn mạnh ở ý nghĩa "sự khẳng định quyền lợi của con người", "sự bảo vệ những thực thể văn hoá nhỏ chống lại những thực thể văn hoá lớn " Nó xuất phát từ những ông tổ lập quốc, rời bỏ quê hương để tránh đàn áp (từ sau 1620) Chủ nghĩa cá nhân đi kèm với đa nguyên, tất cả tư tưởng, khuynh hướng, tất cả đều có thể thực hiện và được thực hiện, đảm bảo cơ hội cho các cá nhân công dân, nhóm hay địa phương Các bộ phận nhân dân, tôn giáo, địa phương…đều phải được tôn trọng Tính chất địa phương rất mạnh; các báo hàng ngày mạnh nhất là báo địa phương chứ không phải là báo toàn quốc
Lạc quan - Lạc quan chi phối hướng nhìn về tương lai.Ngày mai chỉ có thể
tốt hơn ngày hôm nay, nếu ta biết nắm được cơ hội Tiến bộ cá nhân kéo theo tiến
bộ xã hội Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, mức sống cao, cơ hội thành công nhiều hơn các nước khác, sư bình đẳng xã hội tương đối, tất cả những điều kiện ấy tăng cường niềm lại quan
Trang 13Nhưng không phải là không có những giai đoạn niềm lạc quan ấy không bị lung lay, nhất là khi tình hình kinh tế xấu đi (kinh tế khủng hoảng năm 1929, khủng hoảng dầu lửa những năm 70, hay khi gặp khủng hoảng chính trị hay lương tâm (vụ Iran, vụ Watergate, chiến tranh Việt Nam…) Gần đây chuyện trò với một số người
Mỹ, tôi thấy họ khá bi quan về nạn thất nghiệp, kinh tế khó khăn, các món nợ nước ngoài…Tình hình này tạm thời hay có ảnh hưởng sâu sắc đến tính lạc quan cơ bản của người Mỹ?
Uy quyền - Hoa Kỳ được khai sinh sau khi thoát khỏi vua Anh Hoàn cảnh
lịch sử ấy để lại một nếp suy nghĩ Uy quyền được tôn trọng trên cơ sở khả năng thực tế chứ không phải do chức tước hay tuổi tác Người già hay bị coi là lạc hậu Trong một xã hội thay đổi quá nhanh như Hoa Kỳ, kinh nghiệm không quý giá như
ở các nước có văn minh truyền thống ổn định
Ảnh hưởng Thanh giáo - Mặc dù xã hội Mỹ đã chuyển từ nông thôn sang
thành thị, nhiều truyền thống Mỹ của những người nhập cư châu Âu Thanh giáo (thế kỷ XVII) vẫn còn có ảnh hưởng: tự tin, cần cù, sống giản dị, băn khoăn của lương tâm cá nhân, coi lập nghiệp và làm giàu là đúng với ý Chúa ( các nhà doanh nghiệp rất được tôn trọng - già vẫn làm việc để phù hợp với đạo Thanh giáo và để kiếm thêm tiền chứ không nghỉ)
Lao động là đức tính được đề cao nhất Người Mỹ lao động rất chăm chỉ Người ta đánh giá con người theo số của người ấy sắm nhờ lao động Chủ nghĩa vật chất này nằm trong nền văn hoá Mỹ
Thời gian là tiền bạc- Đó là câu châm ngôn Mỹ điển hình Vua ô tô Henry
Ford được coi là một anh hùng vì chế ra dây chuyền lắp xe hơi tiết kiệm thời gian Siêu thị (Supermarket) rất tiêu biểu cho người Mỹ vì tiết kiệm được cả tiền lẫn thời gian Loại thức ăn ăn ngay (fast food) chỉ cần 1 phút là có ăn, những tiệm ăn Mc Donald rất đúng tinh thần Mỹ Hàng triệu người Mỹ ăn nhanh như vậy không thích thú vừa ăn vừ nói chuyện gẫu như hàng triệu người ở châu Âu Chương trình hàng
Trang 14ngày được sắp xếp như máy Hiệu quả là tiêu chuẩn cao nhất Người Mỹ sở dĩ không có thời giờ để hưởng kết quả lao động của họ.
Một xã hội không an bài - ở nhiều nước, khi người ta đã có một vị trí xã hội
thì yên trí cứ thế mà hưởng thụ ở Mỹ không thế, người ta luôn luôn tìm cách vươn lên, người ta ít phụ thuộc vào một nhóm xã hội, kể cả gia đình Người ta luôn luôn không hài lòng với vị trí của mình
Một người dân Đông Đức rất hài lòng đến làm ăn ở Mỹ: "Tôi đã tìm ra một nơi chấp nhận tôi" Anh ta hài lòng vì ở Mỹ không cần phải là bác sĩ mới được tôn trọng, người ta không cần biết bố anh làm nghề gì Mặc dù có huyền thoại về "bình đẳng", ở Mỹ cũng vẫn có giai cấp Có điều là "giai cấp" ở Mỹ rất lỏng lẻo Cứ có tiền là có thể mua xe hơi Mercedes, tậu biệt thự, lên giai cấp dễ dàng Nhiều nhà chính trị không giấu mà còn khoe gốc gác hèn kém của mình để chứng tỏ ý thức tự lập của mình Người nước ngoài chê người Mỹ quá ư vật chất lý tài, họ chưa thấy hết giá trị tượng trưng cho thành công cá nhân của tiền
Dư luận - Tuy rất cá nhân, người Mỹ lại đánh giá cao dư luận về mình
Được công chúng bè bạn thích là một đấu hiệu của thành công Phải bỏ ra nhiều thời gian để có nhiều người thích mình, ủng hộ mình
Đầy mâu thuẫn - Kể ra những đặc điểm của văn hoá Mỹ thì thấy những
mâu thuẫn rất nhiều Có tự do tư tưởng báo chí, nhưng độc giả vẫn không được thông tin tốt Giàu có mà người nghèo vẫn ngủ ngoài phố Thân mật nhưng láng giềng không dừng lại nói chuyện với nhau Đất đai trù phú nhất thế giới mà ăn uống vẫn không ngon
Nhà bình luận xã hội P.Goodman viết: "Mỹ có mức sống cao của một chất lượng trung bình thấp" Mặc dù có nhiều máy móc dụng cụ, cuộc sống không lịch
sử Bình đẳng có khi dẫn đến tầm thường Một nửa dân số học đại học, nhưng trình
độ đại học có thể thấp hơn các nước chỉ có giai cấp thượng lưu theo học đại học
Vô tuyến có nội dung đại chúng thấp
Trang 15Trên đây là những đặc điểm chung của văn hoá Mỹ, mà văn hoá kinh doanh được hình thành nên từ đó
CHƯƠNG II VĂN HOÁ MỸ TRONG KINH DOANH
I VĂN HÓA MỸ TRONG GIAO DỊCH ĐÀM PHÁM
1 Nghi thức xã giao
Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ không có môi trường lịch sử - xã hội lâu dài Do
đó, công thức xã giao không quan trọng như ở các nước khác Xã giao quá đáng ở
Mỹ có thể còn bị coi là phản dân chủ, nhất là xã giao phân biệt giai cấp ít để ý đến nghi thức xã giao khiến cho vấn đề hoà đồng dân tộc dễ dàng, người Mỹ cũng dễ tha thứ cho người nước ngoài sự vụng về xã giao Chỉ có lá cờ Hoa Kỳ là thiêng liêng trong sinh hoạt cộng đồng, nhưng pháp luật cũng bảo vệ cả quyền không tôn trọng lá cờ ấy
Giống như trong nhiều nền văn học khác, người Mỹ sử dụng trong giao tiếp đàm phán nhiều cụm từ mang tính nghi thức xã giao (Chúng ta sẽ lại gặp nhau/ Hẹn gặp nhau sau/ Lúc nào đó chúng ta cùng đi tiệc trưa v.v…) Những cụm từ mang
Trang 16tính nghi thức xã giao chỉ nhằm giúp cho việc giao tiếp trôi chảy Nên ta không thể coi đó là chuyện thật.
Người ta cũng thường nghe thấy hai cụm từ người Mỹ thường hay nói
"Excuse me" (Xin lỗi) và "thank you" (Cảm ơn) "Xin lỗi" được dùng khi người xin lỗi vi phạm vùng không gian "cá nhân" xung quanh người khác Khi một người đến quá gần người khác hoặc đụng phải người khác trong đám đông, người ấy nói "Xin lỗi" Xin lỗi vì họ đã vi phạm không gian cá nhân, thậm chí va chạm, những điều văn hoá không cho phép, nhưng cũng để biểu thị vi phạm của họ là không cố ý Người Mỹ cũng hay dùng "Excuse me" khi làm phiền người khác Họ muốn nói
"Excuse me " khi họ muốn đặt câu hỏi, khi chen vào trong thảo luận …
So với người á thì người Mỹ dường như hay dùng cụm từ "Thank you" (cảm ơn) hơn Đây có lẽ là cụm từ mang nghi thức xã giao được sử dụng phổ biến nhất trong vốn từ vựng hàng ngày của bất kỳ một người Mỹ lịch sự nào Cảm ơn chỉ là phương thức biểu lộ thái độ lịch duyệt đối với bất cứ ai, chứ không phải là thái độ
tỏ lòng biết ơn như một nghĩa vụ tình cảm Nhà đàm phán Mỹ sẽ nói "Thank you" khi có ai đó đi trước nhường lối hoặc giữ cửa tự động giúp cho ông ta/ bà ta vào phòng đàm phán hoặc khi nhân viên tiếp tân mang tới chỗ ông ta/bà ta một ly trà
Người Mỹ cũng nói "Thank you" khi muốn giảm ý thức về nghĩa vụ của họ trong quan hệ qua lại hàng ngày hoặc quan hệ làm ăn Họ không muốn bị vương vấn với cái cảm giác là còn một món "nợ" cần phải trả và nhiều khi giữa hai người
Mỹ, một câu cảm ơn chân thành là coi như trả xong Điều này có vẻ như không ổn lắm trong những nền văn hoá khác, sòng phẳng thật sự đấy, nhưng mà sao có thể trả nợ bằng một câu nói cảm ơn?
Trong nhiều nền văn hoá, nhìn thẳng vào nhau là cử chỉ mang tính thách đố, Người ta tránh nhìn thẳng vào mặt nhau khi trao đổi nhất là đối với người trên Những cử chỉ nhìn thẳng như vậy bị coi là khiếm nhã Song người Mỹ khi gặp cử chỉ tương tự (tránh nhìn thẳng) thì họ lại cho là người đang giao tiếp với họ đang
Trang 17muốn che giấu điều gì đó, hoặc người đo thiếu thật thà hoặc thiếu tự tin Người Mỹ trọng cử chỉ giao tiếp bằng mắt (eye contact), mỗi lần nhìn cho phép từ 5 đến 7 giây, lâu hơn lại thành âu yếm quá, nhất là đối với phụ nữ Duy trì giao tiếp bằng mắt (trong khoảng thời gian ngắt đoạn) cho phép tạo cho người nói/người nghe là người Mỹ có cảm giác người giao tiếp/đàm phán với họ là người chân thành, quan tâm đến vấn đề và tự tin.
có trí nhớ tốt, biết chăm chú lắng nghe, biết tổng kết, nắm bắt vấn đề rành mạch đến tận cùng chi tiết nhỏ, biết cẩn thận và thận trọng trong hành động Một nhận định khái quát như thế không có nghĩa ở Mỹ không có người chăm chỉ, ở phương đông không có người sáng tạo, mà chỉ có nghĩa ảnh hưởng của giáo dục có chi phối phần nào cách nghĩ của các nhà đàm phán với tư cách là những cá nhân cụ thể, con
đẻ của một nền văn hoá cụ thể, một nền giáo dục cụ thể
Theo quan điểm của người Mỹ, về dân chủ phải được xếp ngang hàng với tự
do Họ cho rằng, không thể có tự do nếu thiếu dân chủ Dân Mỹ thường tỏ ra tự hào vì được sống trong một chế độ dân chủ lập hiến đầu tiên trên thế giới, một chế
độ đã tạo ra mô hình cơ bản cho nhiều quốc gia dân chủ khác sau này ở Mỹ luật pháp đảm bảo mọi người đều được quyền tự do ngôn luận, tự do lựa chọn, tự do tín ngưỡng và tự do từ bỏ chủ nghĩa pháp quyền độc đoán
Trang 18Trong khi nhiều nước khác tìm kiếm những lợi ích lớn cho xã hội, và đánh giá nó cao hơn quyền lợi cá nhân thì người Mỹ không thoả mãn quan điểm cho rằng, mọi quyền lợi cá nhân phải tuân thủ lợi ích tập thể Cuộc tranh cãi dai dẳng ở
Mỹ về cá nhân có quyền sở hữu và sử dụng vũ khí (điều mà một số nước phát triển khác không cho phép), là một ví dụ minh hoạ cho cuộc chiến này
Người Mỹ và người nước ngoài ở Mỹ có quyền lựa chọn nơi sinh sống, việc làm, làm việc với ai, chọn loại hình kinh doanh, loại hình đầu tư, thậm chí chọn chủ cho chính mình Trong phạm vi luật phê bình, cá nhân được tự do chỉ trích công khai trên các phương tiện thông tin, về luật lệ, về các hoạt động của chính phủ, các viên chức nhà nước, hoặc các tổ chức khác Nếu thích họ có thể đưa lời buộc tội của mình lên một diễn đàn công cộng lớn hay trình lên toà án Nếu chưa thoả mãn,
họ có thể tự do rời bỏ nước Mỹ Luật cũng buộc những người chỉ trích phê bình không đúng phải chịu trách nhiệm tương ứng
Tự do và độc lập còn phù hợp với quan điểm cho rằng, nước Mỹ là miền đất của mọi cơ hội, nơi mà việc chấp nhận rủi ro lại được đề cao Họ rất tự hào với các doanh nhân mới vào nghề mà giám thực hiện một cuộc cách mạng về sản phẩm, hoặc đưa ra một dịch vụ mới Những câu thành ngữ quen thuộc ở Mỹ là "với tới các vì sao","chấp nhận rủi ro" và "cứ thực hiện điều đó đi" Thực tế ở Mỹ cũng như
ở những nước phương tây khác, các công ty bị thất bại nhiều hơn các công ty thành đạt, và sự tự do lựa chọn số phận cho riêng mình, cũng có nghĩa là tự do lựa chọn
sự thất bại Tuy nhiên, ở Mỹ đã cho ra đời nhiều điều khoản về luật pháp để giảm bớt tối đa sự rủi ro cho các doanh nhân, nhưng họ vẫn thường xuyên phải đối phó với sự thất bại cũng như thử thách, và cũng có thể may mắn nếu họ tìm thấy những tiềm năng mới để bắt đầu mọi việc lại một lần nữa
3 Chủ nghĩa cá nhân
Khi nói đến tính cách của người Mỹ, không thể không nhắc đến chủ nghĩa cá nhân Người Mỹ tin tưởng ở năng lực và "đạo đức thánh thiện của từng cá nhân"
Trang 19Trong hoài bão và hy vọng của họ, điều cao cả nhất và hào hiệp nhất đều liên quan đến chủ nghĩa cá nhân Mặc dù chủ nghĩa cá nhân đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, nhưng các nhà nghiên cứu văn hoá Mỹ trong kinh doanh đều cho rằng không thể cho làm người Mỹ mất đi tính cá nhân chủ nghĩa, vì như thế là tước bỏ một đặc điểm điển hình của người Mỹ với tư cách là một quốc gia
Khái niệm này được coi là điều cốt lõi của giá trị Mỹ ngay từ những ngày đầu tiên của Liên bang Mỹ, được sử dụng rộng rãi vào giữa thế kỷ XIX Chủ nghĩa
cá nhân ở Mỹ có nguồn gốc liên quan đến các tín điều trong Kinh Thánh và ý thức công dân của chế độ cộng hoà Tư tưởng này được các cha cố đem từ châu Âu sang Tân thế giới năm 1620 Nó được hoàn chỉnh thêm bằng thuyết đa thể (pluralism), theo đó mọi khuynh hướng, mọi tư tưởng đều được thể hiện và thực hiện Có thể nói rằng chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc từ châu Âu nhưng được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường tự nhiên thuận lợi hơn nên nó không còn mang bản sắc khởi thuỷ của nó Bên cạnh đó chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ cũng thể hiện qua việc mỗi người, mỗi nhóm tự nguyện gia nhập cộng đồng nhưng không từ bỏ cá tính và quyền lựa chọn của mình Mối quan hệ giữa nhà nước Liên bang và các bang của
Mỹ cũng là một sự hiện hình của chủ nghĩa cá nhân Tocqueville lập luận rằng, chủ nghĩa cá nhân của Mỹ là kết quả tất yếu của nền dân chủ và sự công bằng Ông cũng phân biệt khái niệm mới về hành vi này của con người với tính ích kỷ cá nhân vốn có Để nêu rõ sự khác biệt giữa chủ nghĩa cá nhân Mỹ với tính ích kỷ, ông khẳng định: "chủ nghĩa cá nhân là một suy nghĩ chín chắn và bình tĩnh, nó thúc đẩy mỗi thành viên của cộng đồng tự phục vụ bản thân mình và tự tách mình ra khỏi gia đình và bạn bè của mình, để khi anh ta tạo được cho mình một chút ít nào đó cho bản thân, anh ta sẽ sẵn sàng rời bỏ xã hội nói chung "4
Chủ nghĩa cá nhân Mỹ còn tương ứng với chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ, với quan niệm cho rằng: nước Mỹ là một quốc gia đặc biệt, ở vị trí cao hơn các quốc
4 Alex De Tocqueville Democracy in America Phần II, cuốn 2 tr 9.
Trang 20gia khác Đặc tính này có nguồn gốc gắn liền với những người định cư đầu tiên Những người Thanh giáo đầu tiên có xu hướng đặt ưu tiên cho cá nhân cao hơn cộng đồng trong khi di chuyển, khai hoang ở các vùng hẻo lánh, kết quả là cá nhân được coi trọng hơn cộng đồng và đất nước của họ phải là tấm gương đối với Thế giới Cũ về một xã hội tốt đẹp hơn trước Họ cho rằng: "Chúa đã sàng lọc cả một dân tộc từ nước Anh để có thể chuyển những hạt giống tốt nhất tới mảnh đất hoang
dã là Mỹ quốc này."5 Họ muốn xây dựng ở Mỹ những đồn điền giống hệt như những đồn điền ở England Họ cho rằng họ sẽ giống như một thành phố nằm trên đỉnh đồi (a city upon a hill), mọi con mắt sẽ hướng về Mỹ ý tưởng này khiến cho người Mỹ cho rằng họ ưu việt hơn bất kỳ dân tộc nào khác, họ là một ngoại lệ (exceptionsim) trên thế giới, hoặc nước Mỹ là một quốc gia thượng đẳng, là trung tâm của tất cả (nombrilism) Cho đến nay ý tưởng này vẫn còn tác động tới tư duy
của người Mỹ, mặc dù biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau
Sự kết hợp giữa tự do cá nhân và tính độc lập được đánh giá cao ở Mỹ Họ coi trọng những công việc hoàn thành của cá nhân và những cuộc chiến để dành nhiều tự do Trẻ em Mỹ luôn được khuyến khích bộc lộ các giá trị của bản thân chúng và tự chọn cho chính mình một nghề nghiệp, một lối sống Bố mẹ thường mong con cái dời gia đình để tự lập Chúng có thể làm theo sở thích hoặc thay đổi lối sống của mình, cho dù có phải từ bỏ mọi cam kết của gia đình, với cộng đồng Tuy nhiên, quan điểm này đã bị phản ứng mạnh mẽ của những người thuộc trường phái văn hoá cho rằng mỗi cá nhân là một thành viên của gia đình, xã hội, và nhấn mạnh vai trò gắn kết với cộng đồng, đặt sức mạnh của tổ chức cộng đồng lên trên
cá nhân, phản đối chủ nghĩa cá nhân Thực tế, nhiều thành tựu đạt được ở Mỹ là nhờ phát kiến của những nhóm người, mỗi người thực sự là một cầu thủ trong đội hình Hiện nay, một số công ty Mỹ có xu hướng sử dụng sức mạnh của mỗi cá nhân
5 Lê Thanh Bình Các xu hướng chính của văn hoá Mỹ & ảnh hưởng của nó tới đời sống kinh tế xã hội Mỹ
TCCMNN 2/1998 Tr 52.
Trang 21bằng cách kết hợp các nhóm thành viên có năng lực khác nhau để thực hiện mục tiêu nhất định.
Chủ nghĩa cá nhân là cốt lõi của nền tảng văn hoá Mỹ Sự nổi trội của cá nhân trong xã hội Mỹ không chỉ phân biệt với việc đề cao tính cộng đồng ở các xã hội châu á, mà còn khác với cả các xã hội châu âu Trước hết, người Mỹ rất coi nhẹ đẳng cấp xã hội Dòng dõi, tước vị chẳng có mấy ý nghĩa khi một thân phận thấp hèn có thể trở thành một nhân cách, từ kẻ phục vụ trở thành ông chủ, từ tên nô
lệ trở thành người tự do sở hữu ruộng đất Đồng thời, người Mỹ không mặn mà gì lắm với gia đình, xứ sở sinh trưởng và lịch sử đất nước Dân Mỹ thường tự hào rằng họ thuộc về một "công xã toàn quốc" nhưng điều đó chủ yếu là vì quan hệ xã hội ở đây khá lỏng lẻo ngoài "hồi ức toàn quốc" ấy Chủ nghĩa cá nhân còn đi kèm
đa nhân tư tưởng: Tất cả các ý tưởng, khuynh hướng đều có thể được thể hiện và thực hiện ở Mỹ có rất nhiều hội tự phát Người dân tự do lựa chọn mình tham gia vào hội nào hoặc nhóm nào Alexis de Tocqueville, một nhà triết học và chính trị người Pháp đã nhận xét : "Nếu ở bên Pháp, người ta thấy bất kỳ mọi hoạt động đều
có một cơ quan chính phủ đứng ra chỉ đạo, và ở bên Anh, khu vực nào cũng có một
vị trưởng quan, thì tại nước Mỹ, ở bất kỳ vị trí tương tự nào đều có mặt hội "6
Chính chủ nghĩa cá nhân như trên đã định hình nên các đặc điểm của hoạt động kinh tế Mỹ Đó là lao động dựa trên ý trí mạnh mẽ của cá nhân, trên sự quan tâm tha thiết đến bản thân, từ đó tạo nên sức kích thích mạnh mẽ Hoạt động kinh
tế sôi động nhờ mọi người sẵn sàng lao vào bất kỳ công việc gì khả dĩ mang lại lợi nhuận Hơn thế nữa, các chủ thể kinh tế không chịu an bài mà luôn luôn tìm kiếm những cơ hội để vươn cao hơn, mạnh hơn…
Các doanh nghiệp lớn là hiện thân của quyền lực, sức mạnh và thành công Mặc dù là nước có các Luật chống độc quyền sớm nhất và nhiều nhất, nền kinh tế
Mỹ vẫn có số lượng công ty độc quyền lớn nhất thế giới Tính chất cá nhân của các
6 Alvin Toffler: Cú sốc tương lai NXB Thông tin lý luận - Hà Nội - 1992.
Trang 22doanh nghiệp lớn Mỹ thể hiện rõ trong sự đối lập với vai trò nhà nước : nhà nước không những ít hỗ trợ cho hoat động kinh tế mà còn khác nhiều quốc gia châu Âu
và châu á, thừa nhận rằng sức mạnh của nhà nước và phúc lợi của nhân dân phụ thuộc vào thành quả kinh tế của giới kinh doanh lớn và các công ty khổng lồ Tính chất cá nhân của các doanh nghiệp lớn cũng thể hiện qua sự đối lập với dạng "đội hình mạnh" của kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc
Quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thị trường nói riêng bành trướng mạnh
mẽ trong đời sống xã hội Mỹ Có thể hiểu rằng, sở dĩ phạm vi quan hệ kinh tế ở Mỹ
mở rộng hơn các nước khác là bởi vì thị trường trở thành môi trường chủ yếu để các cá nhân có quan hệ và tự khẳng định mình (như Michel Al Bert đã mô tả trong
"Capitalisme Contre Capitalisme)
Nền kinh tế Mỹ có sức hút lực lượng lao động từ bên ngoài một phần là nhờ tồn tại sẵn điều kiện cho mọi cá nhân năng động phát huy được năng lực Thực tế khá nhiều tinh hoa thế giới đã dễ dàng tôi luyện qua "Nồi hầm nhừ" (Melting pot)
để biến thành người Mỹ thực thụ và đóng góp vào phát triển kinh tế Mỹ
Các đặc điểm của hoạt động kinh tế gắn liền chủ nghĩa cá nhân Mỹ đã là động lực thúc đẩy nước Mỹ tiến lên Người Mỹ từng tuyên bố: "trong hoài bão, hy vọng của chúng tôi, những điều cao cả nhất, hào hiệp nhất đều có liên quan tới chủ nghĩa cá nhân"7 Thậm chí khi đưa ra mô hình phát triển cho Thế giới thứ ba, các nhà khoa học Mỹ thành tâm nhấn mạnh đến những điều kiện : nhân vật chủ yếu của
xã hội là cá nhân chứ không phải tập thể; những cộng đồng trong đó mọi người sống và làm việc được hình thành trên cơ sở sự lựa chọn chứ không phải dựa vào gốc gác; cá nhân tự lựa chọn cách sống và mục đích chứ không phải do tập thể gán ghép, quyết định công việc tách rời gia đình.8 Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, bối cảnh
7 Hữu Ngọc, Hồ sơ văn hoá Mỹ, NXB thế giới, Hà Nội - 1995
8 Paul Kennedy: Chuẩn bị cho thế kỷ XXI NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội - 1995
Trang 23phát triển kinh tế đã có nhiều thay đổi, vậy kinh nghiệm của quá khứ hiện còn đúng với tương lai hay không ?
Hoạt động kinh tế dựa trên chủ nghĩa cá nhân Mỹ sẽ dễ dàng hoà nhập vào
xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá Nếu như lịch sử và văn hoá Nhật Bản khiến nước này trở thành nơi mà mọi người ngoại quốc cảm thấy rất khó tham gia một cách bình đẳng thì văn hoá Mỹ lại giúp người nước ngoài nhanh chóng trở thành công dân bản xứ Nhiều nhà quan sát có nhận xét rằng Nhật Bản khó có thể tạo ra các khối mậu dịch ở vùng ven Thái Bình Dương, và các nước láng giềng của Nhật Bản vẫn thích buôn bán với nước Mỹ hơn, Ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan bên cạnh thuận lợi đó, chủ nghĩa cá nhân cực đoan đang và sẽ gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Mỹ
Công nghệ cũ (bắt nguồn từ thế kỷ XIX) là thứ công nghệ khuyến khích thói quen làm việc có tính cá nhân chủ nghĩa, hoạt động độc lập giữa các đơn vị kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ với nhau đã tỏ ra lỗi thời Công nghệ tiên tiến hiện nay đòi hỏi
sự kết hợp chặt chẽ giữa các cá nhân Bằng đạo đức cộng đồng cao, Nhật Bản đang
có lợi thế rõ rệt về năng suất trên những quy chế phức tạp Số công đoạn trong quy trình chế tạo tăng thêm thì tỷ số của lương lao động cần thiết ở các nhà máy Mỹ tăng nhanh hơn nhà máy Nhật Đặt trong hệ thống liên kết, công việc mà 3 công nhân Nhật làm có thể tương đương công việc của 4 hoặc 5 công nhân Mỹ
Nhu cầu và trình độ sản xuất hiện nay đòi hỏi các công ty có khả năng sản xuất những lô hàng nhỏ theo yêu cầu, như vậy phải giao quyền quản lý cho công nhân Chỉ có những đội tự quản mới sẵn lòng thay đổi thường xuyên công việc và mọi thành viên của đội đều có thể thay nhau làm công đoạn sản xuất, họ có thể hoàn thành công việc ngay cả khi vắng mặt một vài người và nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của dạng sản phẩm hay quá trình sản xuấtmà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm Đây là thách thức lớn với các công ty Mỹ Hiện tại, theo đánh giá của "Diễn đàn kinh tế thế giới" - một tổ chức của Thuỵ Điển, chất lượng sản
Trang 24phẩm của các hãng Mỹ được xếp hạng 12, trong khi Nhật Bản số 1 và Đức số 3, về giao hàng đúng hạn hãng của Mỹ đứng thứ 10 trong khi Nhật Bản số 1 và Đức số 2.
Trước kia, nền kinh tế Mỹ đã biết chọn đúng ngành mũi nhọn của từng thời
kỳ, song thực chất đó là sự lựa chọn tự nhiên, tự phát của tư nhân Giờ đây thiếu sự
hỗ trợ đắc lực của nhà nước sẽ là bất lợi lớn trong phát triển các công nghệ mới cần vốn lớn và chu kỳ đầu tư dài…
Cuối cùng xu hướng dân tộc hoá đang nổi lên sẽ mang lại một ảnh hưởng bất lợi cho kinh tế Mỹ Ngày nay người Mỹ đang trải qua cơn khủng hoảng về bản sắc Huyền thoại "Nồi hầm nhừ" hun đúc các dân tộc nhập cư không còn mấy tác dụng nữa Các yếu tố dân tộc tưởng chừng đã hoà tan thì giờ đây lại tách nhau ra - Hoa
Kỳ đang trở thành liên bang lắp ghép dân tộc Nếu các bộ phận lắp ghép đó đổi chiều từ ly tâm sang hướng tâm về tổ quốc họ (như dân tộc Do Thái hướng về Israel, dân tộc Trung Hoa hướng về Trung Quốc…) thì nền kinh tế Mỹ không tránh khỏi bị rút ruột
4 Mạo hiểm và thực dụng
Tính mạo hiểm của các nhà kinh doanh Mỹ có nguồn gốc từ tinh thần biên cương của cha ông họ Miền biên cương (The Frontier) gồm những vùng đất nằm giữa miền đã lập nghiệp ổn định ở phía Đông (phía Đại Tây Dương) và miền hoang
dã phía Tây (phía Thái Bình Dương) Hoa Kỳ Lịch sử Hoa Kỳ thế kỷ XIX đã chứng kiến một cuộc Tây tiến, đẩy lùi dần "biên cương" đến tận Thái Bình Dương Miền phía Tây sông Mississippi được gọi là miền viễn Tây và là khung cảnh của những phim "cao bồi" và phim đánh nhau với người da đỏ, là biểu tượng cho lãnh địa của giới lục lục lâm, thế giới của phiêu lưu, sức mạnh và bạo lực Năm 1983, nhà sử học trẻ tuổi F J Turner đã phát triển lý thuyết về "Miền biên cương" trong tài liệu nghiên cứu về "ý nghĩa miền biên cương trong lịch sử Mỹ" Ông đề cập đến hành trình Tây tiến của những người đi mở đường, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, những người làm công việc phục vụ, đợt nọ tiếp đợt kia Khái niệm "miền
Trang 25Tây" bất di bất dịch Miền Tây cứ lùi dần từ bờ biển Đại Tây Dương chuyển sang Trung Tây rồi sang Viễn Tây, đến năm 1890, có thể coi là cuộc di cư Tây tiến đã hoàn thành Turner xuất phát chủ yếu từ hai định nghĩa "miền biên cương" là "điểm gặp gỡ giữa con người hoang dã và con người văn minh", và một sự "tinh giảm dân đến tình trạng hoang sơ hơn" Miền luôn biến động này khiến cho những người đi
mở đường trực tiếp với đất hoang và những người da đỏ có một nền văn minh khác hẳn, nảy ra những ứng xử mới và đóng góp tạo ra những đặc trưng nhân cách Mỹ Sống tự lập trong đoàn di cư và gia đình mình, người khai hoang phải tạo ra mọi thứ, phải hành động theo nhân cách riêng, vì quyền lợi riêng, nhưng phải dựa vào những người khác để tồn tại Họ ủng hộ những người khác khi những người đó cần
sự giúp đỡ để cũng được giúp đỡ khi cần đến Cấu trúc xã hội chưa có, phải sống độc lập, nhưng cùng những người khác Có nhiều người đã bỏ miền Đông để tự giải phóng khỏi những o ép của xã hội, khẳng định chủ nghĩa cá nhân là một nét đặc trưng của nhân cách Mỹ luôn nghi ngại những thể chế chính trị cứng ngắc, họ muốn được tự do hành động theo ý mình Do đó họ phải tự tin, dám chấp nhận may rủi Đó cũng là ý muốn chống tập trung quyền lực, thể hiện trong chế độ liên bang Dân miền biên cương mới đầu thưa thớt Chỉ những người liều lĩnh nhất mới dám xung phong đi sâu vào miền Tây Các vùng xa lạ này rộng mênh mông và rất trù phú, tạo ra tâm lý hoang phí Tâm lý thừa thãi và phung phí rất đặc trưng cho Mỹ
Do đó, dư luận Mỹ rất phản ứng khi tổng thống Carter định ra biện pháp tiết kiệm năng lượng
Một nét nữa của tâm lý Tây tiến là "yếu tố xê dịch" Người đi mở đường một trang trại, bán lại nó cho người đến sau, rồi lại lên đường đi về phía Tây Cứ như thế mãi, nên thành nếp nghĩ xê dịch ngày nay còn rất đậm trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân và tập thể, trong kinh doanh
Muốn luôn luôn xông pha phía trước thì cần phải lạc quan, tin là cái bỏ lại đằng sau mình không tốt bằng cái ở phía trước Thì giờ suy nghĩ ít vì cần hành
Trang 26động ngay Sự chinh phục miền Tây mặc dù gặp nhiều cản trở (người Anh, người Pháp, người da đỏ) dẫn đến ý thức bành trướng của người Mỹ Văn hoá Mỹ sẽ tìm cách bành trướng khắp thế giới Theo luận điểm của Turner, những yếu tố trên khiến cho Hoa Kỳ luôn luôn đổi mới trong mọi lĩnh vực Luôn luôn có những cuộc điều chỉnh cách sống và suy nghĩ với nhiều sáng kiến vì luôn luôn có những tầng lớp nhập cư mới.
Để lại sau lưng xã hội miền Đông đã đi vào nền nếp (trường học, toà án, nhà thờ), những người đi khai phá vào cuối thế kỷ XIX phải đương đầu với những hoàn cảnh hoang sơ họ phải tự xoay sở trong mọi hoạt động y như tổ tông của họ khi mới đổ bộ xuống bờ Đại Tây Dương: làm nông nghiệp, dạy học, săn bắn…Họ phải biết thích nghi, có sáng kiến, linh động, những đức tính này được coi là tiêu biểu cho người Mỹ Từ hoàn cảnh lịch sử sống trong xã hội chưa có sự phân công hình thành nên tích cách người Mỹ dế thích nghi, cần mẫn, thực dụng, hiệu quả, cương quyết Từ tinh thần biên cương này đã hình thành nên tính độc lập của người Mỹ Các nhà nghiên cứu xã hội cho rằng tinh thần biên cương là men của cuộc cách mạng công nghiệp sau này Tinh thần này cũng tạo ra cho người Mỹ những đặc điểm tích cực trong đó có tinh thần sáng tạo, mạo hiểm thích chinh phục cái mới
Dám rời bỏ quê hương, vượt trùng khơi tới lập nghiệp tại đất Mỹ - điều này
đã chứng minh họ là những con người ưa mạo hiểm Tinh thần mạo hiểm lại được tiếp tục củng cố và phát triển trên đất Mỹ thông qua xu hướng "Tây tiến" "Yếu tố xây dịch" in đậm trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ Tinh thần "Miền biên cương" đã chuyển từ ý nghĩa địa lý sang ý nghía văn hoá, với đặc điểm: linh động, mạo hiểm, phưu lưu, thực dụng…Chủ nghĩa thực dụng thể hiện tư tưởng duy tâm chủ quan phi lý tính Nó vứt bỏ tư duy lô - gích, cho là con người không biết được
sự thật khách quan Nó quan niệm sự thật là tương đối, tiêu chuẩn của sự thật là thành công, chân lý là cái gì có lợi Tư tưởng phi lý tính đó được nhiều triết gia Mỹ phát triển, tiêu biểu như Ch S Peirce (1839 - 1914) nêu lên: giá trị một ý tưởng
Trang 27quyết định bởi kết quả thực tiễn của nớ J Dewey (1859 - 1952) nêu lên: trí tuệ không phải dùng để tư duy tìm chân lý mà là để thay đổi điều kiện sống Trong khoa học, một quy luật hay học thuyết chỉ được coi là "thật" khi ứng dụng được Một tôn giáo được coi là thật khi nó mang lại những điều lành Trong tác phẩm
"Văn minh Mỹ" Jean Pierre Fichou đã cho chủ nghĩa thực dụng là một trong tám
"tư tưởng chủ đạo" của nền văn minh Mỹ - rất phù hợp với nó Chủ nghĩa thực dụng vất bỏ tất cả những ý kiến có sẵn, những hệ thống tư tưởng và lý luận đã có từ trước, và chỉ dựa vào kinh nghiệm và thể nghiệm Chủ nghĩa thực dụng đã lấy những kinh nghiệm và cố gắng cá nhân làm gốc do đó chủ trương đa nguyên trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội
Mạo hiểm và thực dụng đi liền nhau là đặc trưng văn hoá Mỹ Nét văn hoá
đó chi phối hoạt động kinh tế trên mấy điểm sau:
Doanh nghiệp Mỹ nhìn chung mạnh dạn và nhanh chóng đi vào những lĩnh vực kinh tế mới có khả năng mang lại lợi nhuận trước mắt cao Nền kinh tế Mỹ từng đi đầu trong quá trình biến đổi kết cấu, nâng cao tỷ trọng công nghiệp và sau nữa là tỷ trọng của khu vực dịch vụ Cùng với nét văn hoá đề cao cá nhân ở phần trên, mạo hiểm và thực dụng góp phần thúc đẩy sự bành trướng quan hệ thị trường
ở Mỹ Hoạt động kinh tế Mỹ đề cao lợi ích ngắn hạn…và do đó, thiên về tầm nhìn
ràng truyền thống mạnh dạn và nhanh nhậy là ưu điểm đáng kể của kinh tế Mỹ Chẳng hạn người Mỹ đã gặt hái kết quả ban đầu của hướng đầu tư táo bạo vào phát triển công nghiệp giải trí - coi đây là đầu tàu đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng giống như ngành công nghiệp vũ khí, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, từng góp phần đưa nước Mỹ vươn tới vị trí số một Mặt khác, sau thời gian dài phát huy tác dụng như thể là hệ thống kinh tế hữu hiệu nhất, thị trường đang bộc lộ nhiều nhược điểm cố hữu ở nhiều nước khác như Nhật, Đức, Pháp…mặc dù không quay hẳn lưng lại với thị trường nhưng đã tích cực bổ sung nhiều thể chế khác (quan hệ
Trang 28truyền thống, hệ thống hiệp hội, hệ thống thương lượng…) vào đời sống kinh tế -
xã hội Đây sẽ là thách thức đối với nước Mỹ vốn sùng bái cơ chế thị trường Tương tự, thói quen nhằm vào tầm nhìn ngắn hạn có thể đem lại lợi thế trong quá khứ nhưng sẽ là điểm yếu của kinh tế Mỹ trong tương lai Trước kia chiến thắng trong cạnh tranh thuộc về những người phát minh ra sản phẩm mới (Anh và Mỹ làm giầu nhờ quá trình này) Nhưng bước vào thế kỷ mDaới, lợi thế cạnh tranh sẽ phụ thuộc ở quy trình công nghệ mới (phát minh và hoàn chỉnh qui trình mới) hơn
là kỹ thuật sản xuất mới (phát minh sản phẩm mới) Trong khi Mỹ nhằm vào kỹ thuật sản xuất thì Nhật Bản và Đức lại tập trung vào quy trình công nghệ Các xí nghiệp của Mỹ sử dụng 2/3 ngân sách cho sản xuất sản phẩm mới và 1/3 cho quy trình công nghệ mới, các xí nghiệp Nhật lại dành 1/3 ngân sách cho sản xuất sản phẩm mới và 2/3 cho quy trình công nghệ mới.9
Nghiên cứu triển khai ngày càng có ý nghĩa quan trọng nâng cao hiệu suất hoạt động sản xuất Tuy nhiên chỉ tiêu này ở Mỹ đang tụt hậu dần trước nỗ lực của các nước khác Nếu chỉ tính chi tiêu vào nghiên cứu triển khai của tư nhân (trên tổng sản phẩm quốc dân) thì Mỹ xếp thứ 20 trong số 23 nước công nghiệp Văn hoá mạo hiểm và thực dụng tác động rất nhiều đên cách kinh doanh và thành quả của nền kinh tế Hoa Kỳ