Có thể nói, tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi là hết sức cần thiết bởi vì hoạt động TTQT chỉ có thể được mở rộng và phát huy hiệu quả của nó trên cơ sở một môi trường kinh tế thuận lợi và ổn định. Như ta đã thấy, trong những năm vừa qua, chính Phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển. Đặc biệt, trong những năm 2010-2012 bằng nhiều biện pháp của mình, chính phủ đã giúp đất nước vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chính phủ cần có những biện pháp, chính sách tích cực hơn nữa để thúc đẩy hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động TTQT nói riêng phát triển.
3.3.2.2. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế.
Thứ nhất: chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp luật hoàn chỉnh
về hoạt động TTQT , văn bản luật về TTQT phải phù hợp với luật quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động ngân hàng cần được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra và nó chỉ có thể phát triển tốt trong môi trường pháp lý hoàn thiện
Thứ hai: Văn bản liên ngành về TTQT phải có sự đồng nhất, và phối kết
hợp chặt chẽ giữa hoạt động cua ngân hàng và hoạt động của các bộ ban ngành. Cần loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các nguồn luật để giúp hoạt động TTQT có hiệu quả hơn.
3.3.2.3. Hoàn thiện chính sách thương mại
Chính phủ cần chỉ đạo Bộ thương mại thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành, năng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, năng dần tỷ
trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, công nghệ cao đồng thời chính phủ cần cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành (hải quan, thuế) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo một chu trình tuần tự khép kín, cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí.
3.3.2.4 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Trong tình trạng hiện nay, như đã nói ở trên cán cân TTQT vẫn thường xuyên thâm hụt gây khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ, TTQT cho khách hàng. Chính điều này đã hạn chế nhiều đến hoạt động TTQT của các NHTM. Do đó, Chính phủ cần đưa ra hơn nữa các chính sách nhằm cải thiện cán cân TTQT, ví dụ như: chính sách tỷ giá, chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các biện pháp ưu đãi thuế quan…, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ…
Tóm lại, để nâng cao chất lượng TTQT cần vận dụng chính xác và linh hoạt nhiều biện pháp cùng lúc cả vi mô và vĩ mô. Trên đây chỉ là những giải pháp cơ bản thông dụng cùng những kiến nghị của em dựa trên các kiến thức kinh tế cơ bản được học và tìm hiểu. Muốn nâng cao hơn nữa chất lượng TTQT cần có sự kết hợp của nhiều bộ phận, phòng ban trong toàn hệ thống Ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng. Hi vọng rằng trong thời gian tới cũng với sự phục hồi của nên kinh tế và sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo thì chất lượng TTQT của Ngân hàng sẽ đượccải thiện, nâng cao và hoàn thiện.
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, phát triển kinh tế đối ngoại là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các quốc gia đều tham gia vào thương mại quốc tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh của mình, do đó, quá trình thanh toán quốc tế giữa các quốc gia với nhau là điều tất yếu phải xảy ra.
Đối với các ngân hàng thương mại, khi tham gia vào quá trình thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện vai trò trung gian cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu để thu phí dịch vụ, có thể nói nguồn thu từ hoạt động này đang ngày càng chiếm tỉ lể lớn dần trong doanh thu của các ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới. Mặt khác, hoạt động thanh toán quốc tế cũng là tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ XNK, đầu tư, bảo lãnh,... TTQT cũng góp phần làm tăng hình ảnh, uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế. Nắm bắt được tầm quan trọng trên, với mục tiêu chiến lược là trở thành một ngân hàng đa dạng, hiện đại và phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn coi trọng phát triển TTQT và coi đó là vị trí quan trọng không thể thiếu được đặc biệt trong giai đoạn các ngân hàng nước ngoài ngày càng cạnh tranh khốc liệt giành thị phần trong nước như hiện nay.
Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tế tại Hội sở chính – Ngân hàng TMCP Quân Đội, cùng với việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, Báo cáo tốt nghiệp của em đã đi sâu nghiên cứu và tập trung giải quyết những vấn đề chính sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về
TTQT như khái niệm, vai trò, điều kiện thanh toán, phương tiện thanh toán, hiệu quả TTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến nó...
Thứ hai, dựa trên cơ sở lý luận đã được đề cập, phân tích tình hình thực
trạng hoạt động TTQT và hiệu quả hoạt động TTQT tại Hội sở trong ba năm gần đây, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Thứ ba, từ những luận cứ khoa học, phân tích, đánh giá về thực trạng TTQT của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012, Báo cáođã đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chịtrong phòng Dịch vụ XNK – Hội sở - Ngân hàng TMCP Quân Đội, đặc biệt là anh Trần Tuấn Ngọc đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng.
Do thời gian tìm hiểu thực tế, điều kiện nghiên cứu và dung lượng Báo cáo tốt nghiệp có hạn, lại do sự hạn chế về trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của bản thân nên Báo cáo Tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, cán bộ ngân hàng và các bạn để Báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu từ sách:
1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2011), Giáo trình Thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại thương, NXB Thống Kê, Hà Nội.
2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương Mại, NXB Thống Kê, Hà Nội
3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân Hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2012) Bài tập và Bài giải Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê, Hà Nội.
5. Bài giảng của Tiến sĩ : Nguyễn Thị Hồng Hải.
6. Luật NHNNVN, NXB chính trị quốc gia.
Luật các tổ chức tín dụng, NXB chính trị quốc gia. Luật các công cụ chuyển nhượng.
Tài liệu của Ngân hàng TMCP Quân Đội:
7. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội 2010, 2011, 2012.
8. Báo cáo về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của phòng Dịch vụ XNK – Hội sở - Ngân hàng TMCP Quân Đội qua các năm 2010,2011,2012.
Tài liệu từ internet, tạp chí: 9. http://www.mbbank.com.vn/