Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 42)

Hoạt động TTQT không những liên quan đến luật và thông lệ quốc tế mà còn liên quan đến luật trong nước. Mặc dù có hệ thống văn bản pháp quy đồ sộ nhưng một số luật có liên quan mật thiết với hoạt động thanh toán như luật séc, luật thương phiếu, luật hối phiếu… chỉ mới dừng lại ở mức pháp lệnh. Và cho tới nay nước ta vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào mang tính quốc tế dành cho bộ chứng từ thanh toán trong ngoại thương. Ngoài ra Việt Nam cần có các văn bản pháp lý giải thích rõ ràng giữa các thông lệ quốc tế (UCP 600, ISBP 681, URC 522 và e.UCP 1.1) và luật pháp trong nước. Chẳng hạn khi có xung đột giữa UCP 600 và luật pháp trong nước như luật về XNK, ngân hàng, quản lý ngoại hối thì áp dụng nguồn luật nào. Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng khi có xung đột bởi có trường hợp bộ chứng từ tuân thủ một cách nghiêm ngặt và phù hợp với L/C nhưng hàng hóa kém phẩm chất tới mức người mua có thể hủy hợp đồng. Nếu theo luật Việt Nam, NHPH có thể từ chối trả tiền cho người bán vì nếu trả tiền thì “gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam” (điều 3.2, Nghị định 63/NĐ-CP ngày 17/8/1998). Nhưng nếu từ chối trả tiền thì mức độ tin cậy của NHPH có thể bị kém đi vì không thực hiện cam kết với người bán, kết quả là người bán nước ngoài dần không tin tưởng vào các L/C do ngân hàng này phát hành nữa. Ngoài ra, trong trường hợp NHPH bị truy đòi từ ngân hàng chỉ định thì việc từ chối trả tiền làm giảm uy tín của NHPH trước ngân hàng chỉ định.

Do vậy, pháp luật Việt Nam cần cụ thể hóa hơn nữa về cách giải quyết khi có xung đột giữa luật Việt Nam, luật của các quốc gia khác và các thông lệ quốc tế về TTQT.

3.2.1.2. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

Như chúng ta đã biết, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng sẽ luôn là cơ sở và tiền đề cho bất kì một hoạt động thương mại quốc tế nào.Mặt khác, sự ổn định và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô lại có mối quan hệ mật thiết với thị trường tài chính.

Thật vậy, khi kinh tế phát triểnthì các doanh nghiệp trong và ngoài nước mới yên tâm đầu tư vào lĩnh vực XNK, hoạt động TTQT mới an toàn, tăng khối lượng giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trong những

năm gần đây,Việt Nam là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì việc tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế cũng như mở rộng và nâng cao chất lượng TTQT.

Trong những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách kịp thời để ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng. Các gói biện pháp kích cầu, kiềm chế lạm phát, thay đổi lãi suất điều hành của NHNN… đã được linh hoạt sử dụng và phối hợp chặt chẽ đã giúp nền kinh tế Việt Nam đứng vững trước những khó khăn. Chính vì vậy mà hoạt động XNK vẫn rất sôi động, hoạt động TTQT tăng nhanh qua các năm.

3.2.1.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân TTQT của một nước là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của quốc gia trong một thời gian nhất định.Việc mất cân đối trong cán cân TTQT sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động TTQT. Mặt khác, tình trạng cán cân TTQT thặng dư hay thâm hụt cũng đều tác động đến tỉ giá hối đoái cũng như dự trữ ngoại tệ của đất nước, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT của các ngân hàng.

Trong tình trạng của nước ta hiện nay, cán cân thanh toán vẫn thường xuyên thâm hụt gây khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ, thanh toán L/C cho khách hàng. Chính điều này đã hạn chế nhiều đến hoạt động TTQT và từ đó hạn chế hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Do đó, Chính phủ nên đưa ra những chính sách cụ thể nhằm cân bằng cán cân thanh toán trên cơ sở đó sẽ kích thích hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w