Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 31)

2.2.2.1. Chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động TTQT

Bảng 2.4: Doanh thu phí dịch vụ từ hoạt động TTQT của MB (2010-2012)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm 2010 2011 2012

Số tiền 83,92 150,41 204,56

Tốc độ tăng (%) 10,7% 79,2% 36%

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Qua những số liệu trên, ta thấy thanh toán quốc tế không những làm đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng mà còn đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho MB. Tốc độ tăng trưởng doanh thu TTQT tăng liên tục và mạnh qua các năm. Năm 2011, doanh thu TTQT tăng 66,49 tỷ đồng, tăng % so với năm 2010 và tăng thêm 54,15 tỷ đồng vào năm 2012, đạt 1 % so với năm 2011. Có thể nói thanh toán quốc tế ngày càng thể hiện vai trò không nhỏ của mình trong hoạt động dịch vụ của MB, đóng góp ngày càng nhiều vào tổng doanh thu hoạt động của Ngân hàng.

2.2.2.2. Doanh số Thanh toán quốc tế.

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán nhập khẩu, xuất khẩu tại MB (2010 – 2012)

Đơn vị: nghìn USD Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số NK 4,428,454 4,292,094 4,388,200 Doanh số XK 881,958 1,562,736 1,851,800 Tổng doanh số TTQT 5,310,412 5,954,830 6,240,000

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán nhập khẩu, xuất khẩu tại MB (2010-2012)

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Như đã phân tích ở trên: Doanh số xuất nhập khẩu trong 3 năm 2010-2012 liên tục tăng và tăng mạnh nhất là năm 2011. Tuy vậy, ta nhận thấy có sự bất cân đối giữa tỷ trọng thanh toán hàng xuất và hàng nhập ở năm 2010. Nguyên nhân không chỉ do thực trạng nhập siêu chung của nền kinh tế, mà còn do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ chấp nhận yêu cầu của phía đối tác nước ngoài. Khi doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng, phía nước ngoài luôn yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải mở L/C để đảm bảo nhận được tiền hàng, tăng khả năng an toàn cho họ, vì vậy mà thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu là theo hình thức L/C. Nhưng khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, một số doanh nghiệp tin tưởng phía đối tác, sẵn sàng chấp nhận phương thức nhờ thu hoặc TTR sau khi giao hàng. Có doanh nghiệp không muốn sử dụng phương thức L/C vì phí dịch vụ phát sinh cao hơn các phương thức khác.

Tuy nhiên, tình hình TTQT của các doanh nghiệp XNK tại MB cũng đã có dấu hiệu tích cực khi mà năm 2010: doanh số xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 17% tổng giá trị TTQT, thì tới năm 2011 con số này đã vào khoảng 26% và 30% năm 2012. Điều này chứng tỏ uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được gia tăng, các đối tác tin tưởng nhau hơn, sử dụng các phương pháp đơn giản để thuận lợi cho quá trình thanh toán được nhanh chóng.

Hoạt động TTQT tại Hội sở đã chiếm được lòng tin của khách hàng, cụ thể là ngày càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng giao dịch TTQT. Điều này được thể hiện rõ nét trên số bộ hồ sơ thanh toán quốc tế qua ngân hàng.

Bảng 2.6: Số bộ hồ sơ thanh toán quốc tế qua MB (2010-2012)

Đơn vị: Số bộ

Năm 2010 2011 2012

Số bộ nhập 17.393 21.895 24.565

Số bộ xuất 9.822 15.403 18.203

Tổng 27.215 37.298 42.768

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Biểu đồ 2.5: Số bộ hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu qua MB (2010-2012)

Đơn vị: Số bộ

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Chúng ta nhận thấy, số bộ hồ sơ thanh toán quốc tế qua ngân hàng cũng có sự biến động. Nhìn chung là tổng số bộ hồ sơ tăng qua các năm, cả hồ sơ nhập khẩu và xuất khẩu: năm 2011 tăng 9.783 bộ, tăng 36% so với năm 2010, năm 2012 tăng 5.470 bộ, tăng 15 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do MB đã thực hiện các chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, nên

đã thu hút được thêm các doanh nghiệp nhập khẩu vừa và nhỏ đến với MB. Sự chênh lệch giữa số bộ xuất và số bộ nhập cũng phản ánh đúng tình trạng nhập siêu của nền kinh tế, tuy nhiên con số chênh lệch cũng đã có sự thu hẹp khoảng cách sau các năm. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế.

2.2.2.4. Quan hệ ngân hàng đại lý.

MB luôn chú trọng công tác mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng. Trong quá trình xử lý nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng, hệ thống ngân hàng đại lý đã có đóng góp tích cực trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTQT. Thông qua quan hệ đại lý thiết lập mối quan hệ tài khoản Nostro, hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tài chính và khách hàng nước ngoài, hỗ trợ các dịch vụ trong quá trình thực hiện TTQT.

Bảng 2.7:Quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài của MB (2010-2012)

Năm 2010 2011 2012

Số NH đại lý 1243 1347 1524

Tốc độ tăng 15% 8,4% 13%

(Nguồn: Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

(Nguồn: Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Số ngân hàng đại lý với các ngân hàng nước ngoài tăng liên tục qua các năm thể hiện uy tín của Ngân hàng trên thị trường quốc tế. Từ năm 2006, Ngân hàng đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu phát triển của Ngân hàng, hỗ trợ về nghiệp vụ cho các chi nhánh chưa có bộ phận TTQT, quản lý tốt hệ thống SWIFT, đảm bảo an toàn trong thanh toán với các đối tác nước ngoài. Sau đó 4 năm, hoạt động quan hệ quốc tế cũng có nhiều kết quả đáng ghi nhận, năm 2010 MB đã thiết lập quan hệ đại lý với 1200 ngân hàng trên thế giới, được một số ngân hàng lớn cấp hạn mức tín dụng xác nhận L/C với giá trị lớn. Và đến năm 2011, số ngân hàng đại lý đã là 1347tăng 8,4% và 1524 ngân hàng ở năm 2012, tăng 13% so với năm 2011 . Như vậy, số lượng các ngân hàng đại lý không ngừng tăng qua các năm. Đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

2.2.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

2.2.3.1. Kết quả đạt được.

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chứng tỏ được khả năng, thế mạnh của mình so với các ngân hàng khác trong lĩnh vực TTQT. Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng đã co những chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc. Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động, triển khai đồng bộ nhiều dịch vụ ngân hàng đa dạng như: Dịch vụ chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch... Từ đó có thể cung cấp chuỗi sản phẩm khép kín, hàm chứa nhiều giá trị gia tăng đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng cũng như của ngân hàng. Với phương châm: “ Chuyên nghiệp – Nhiệt tình – Trách nhiệm – Hiệu quả” dịch vụ TTQT của Ngân hàng đã đạt được những thành tựu nổi bật:

Một là: Hoạt động TTQT được từng bước cải thiện về chất lượng và phát

triển đa dạng các phương thức TTQT. Đến nay, Ngân hàng đã thực hiện được hầu hết các phương thức TTQT chủ yếu từ những phương thức đơn giản như

chuyển tiền, nhờ thu đến những phương thức phức tạp, đòi hỏi kỹ năng xử lý các nghiệp vụ cao như L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng...

Hai là:Ngân hàng đã mở rộng quan hệ đại lý đặc biệt là với các ngân hàng

có uy tín trên thế giới. Việc phát triển rộng rãi của ngân hàng đại lý giúp cho Ngân hàng trong việc thực hiện thanh toán cho khách hàng đồng thời góp phần nâng cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới.

Ba là: Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách khách hàng hợp lý, với mục

tiêu mở rộng thị phần và thu hút khách hàng. Nếu như trước đây, khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước thì hiện nay ngân hàng đang mở rộng đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bốn là: Trình độ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT liên tục được nâng cao qua

các chương trình đào tạo ngắn và dài hạn ở trong và ngoài nước. Các thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, phong cách giao dịch rất tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và có khả năng xử lý các loại hình thanh toán đòi hỏi trình độ cao như: thư tín dụng dự phòng, thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng chuyển nhượng..

Năm là: Hoạt động TTQT của Ngân hàng cũng thúc đẩy các hoạt động

kinh doanh khác ( hoạt động tín dụng, tài trợ XNK, kinh doanh ngoại tệ ..) hoạt động hiệu quả hơn và đạt được những kết quả đáng kể trong những năm qua.

2.2.3.2.Tồn tại.

Mặc dù đã tích cực cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động TTQT nhưng bên cạnh những thành quả đạt được, MB vẫn còn những tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng TTQT:

- Các chi nhánh còn thụ động trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ làm quy trình TTQT có khi bị kéo dài, chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Trình độ thanh toán viên ở nhiều chi nhánh còn chưa cao, phòng “Thanh toán quốc tế” tại các chi nhánh hoạt động chưa hiệu quảm nghiệp vụ TTQT chủ yếu dựa vào năng lực của thanh toán viên tại Hội sở.

- Chỉ có Hội sở và các chi nhánh cấp 1 mới được trang bị nối mạng Liên ngân hàng Quốc tế ( mạng SWIFT). Do vậy, các chi nhánh thiếu sự liên hệ trực tiếp với thị trường mà phải thông qua chi nhánh cấp 1 và hội sở.

- Vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro do việc phát hành các L/C có giá trị cao hơn và số lượng L/C trả chậm tăng cao, trong khi mức ký quỹ thấp. Bên cạnh đó, việc tăng L/C nhập sẽ dẫn đến khan hiếm ngoại tệ trong TTQT nói chung.

- Các hình thức TTQT chưa thực sự đa dạng để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, ví dụ như việc chiết khấu miễn truy đòi hầu như là không thực hiện. Điều này có thể tạo nên sự không hài lòng cho khách hàng.

2.2.3.3.Nguyên nhân tồn tại.

- Giữa thanh toán hàng NK và thanh toán hàng XK có sự mất cân đối lớn: So với thanh toán hàng NK, doanh số thanh toán hàng XK còn chiếm tỷ lệ nhỏ, dẫn tới tình trạnh khó khăn trong việc thu hút nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu TTQT.

Trong những năm trở lại đây, hoạt động XK của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, tuy vậy kim ngạch XK của VN còn nhỏ hơn nhiều so với kim ngạch NK. Hàng Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài phải chịu những rào cản thương mại (thuế quan và phi thuế quan), chủ yếu xuất khẩu hàng thô, nguyên vật liệu, còn những mặt hàng như quần áo, giầy da do chưa có nhiều thương hiệu trên trường quốc tế nên kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Trong khi đó, ở trong nước, nhu cầu về hàng công nghệ cao, tâm lý ưa hàng ngoại của người Việt Nam làm kim ngạch NK luôn ở mức cao. Những nguyên ngân đó làm cán cân thương mại chủ yếu trong tình trạng nhập siêu gây mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất và hàng nhập. Sự mất cân đối giữa xuất và nhập không những làm cán cân TTQT của nước ta bị thâm hụt, mà còn dẫn đến hiện tượng mất cân đối về cung cầu ngoại tệ. NHNN buộc phải có những kiểm soát ngoại hối chặt chẽ. Điều đó cũng ảnh hưởng đến tình hình dự trữ ngoại hối và hoạt động TTQT của các ngân hàng.

- Chưa có sự linh hoạt trong việc áp dụng các biểu phí dịch vụ. Chính phủ chưa có chính sách, biện pháp tổng thể để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, chưa chú trọng đến nghiên cứu thị trường nước ngoài, chưa liên kết các mối quan hệ, các tổ chức của nước ta ở các nước để nắm bắt kịp thời nhu cầu, thông tin về mặt hàng, ngành hàng của phía nước ngoài.Các thủ tục hành chính và XNK dù

đã và đang thực hiện mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng vẫn còn rất chậm, chưa có sự liên kết phối hợp giẵ các ban ngành, gây mất thời gian, tốn chi phí cho doanh nghiệp XNK.Danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt động XNK thường xuyên có sự thay đổi, song thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ để các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ, là lý do khách quan nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT.

- Do khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng đại bộ phận là khách hàng tín dụng, chiếm 70% tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu. Do đó những chính sách đã áp dụng năm qua ảnh hưởng trực tiếp tới các biến động trong hoạt động TTQT.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn khó khăn kéo dài. Ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng cũng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp.

- Thanh toán hàng xuất khẩu năm qua của Việt Nam nói chung gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w