Tình hình hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 28)

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác, thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế...

Nhận định được tầm quan trọng của TTQT như vậy, phòng TTQT của Ngân hàng đã được thành lập ngày 15/01/1996, theo quyết định số 37/NH-QĐ của NHNN. Trải qua 17 năm hoạt động, công tác TTQT của Ngân hàng đã thu được những thành tựu nhất định, đặc biệt là trong những năm gần đây tổng kim ngạch TTQT tăng rất cao. Hiện nay, bộ phận TTQT thực hiện các nghiệp vụ TTQT cơ bản sau: thanh toán nhờ thu, chuyển tiền và thanh toán tín dụng chứng từ.

Bảng 2.2: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại MB (2010-2012) Đơn vị: nghìn USD STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1 Thư tín dụng (L/C) 2,542,902 3,080,981 3,230,000 Nhập khẩu 2,392,421 2,808,794 2,950,000 Xuất khẩu 150,481 272,187 280,000 2 Nhờ thu 137,602 170,549 190,520 Nhập khẩu 67,720 78,452 88,200 Xuất khẩu 69,882 92,097 102,320 3 Chuyển tiền 2,629,908 2,703,300 2,819,480 Nhập khẩu 1,968,313 1,404,848 1,350,000 Xuất khẩu 661,595 1,298,452 1,369,480 4 Tổng doanh số TTQT 5,310,412 5,954,830 6,240,000

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Biểu đồ 2.1: Tổng doanh số TTQT tại MB (2010 – 2012)

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Qua các số liệu trên trên ta có thể thấy doanh số hoạt động TTQT tăng liên tục qua các năm 2010 - 2012. Năm 2011 doanh số TTQT là 5955 triệu USD,

tăng 645 triệu USD so với năm 2010, đạt tốc độ tăng 12 %. Đặc biệt, trong năm 2012- có thể nói là năm đáy của khủng hoảng kinh tế thì doanh số và số món TTQT vẫn tăng, mặc dù tốc độ tăng không còn được cao nữa. Cụ thể, doanh số TTQT đạt 6240 triệu USD, đạt 105 % so với năm 2011, vượt 5% kế hoạch.

Bảng 2.3: Tỷ trọng các phương thức TTQT tại MB ( 2010-2012)

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng2010 2011 2012 Chuyển tiền 2,629,908 49,5% 2,703,300 45,4% 2,819,480 45,2% Nhờ thu 137,602 2,6% 170,549 2,9% 190,520 3,1% L/C 2,542,902 47,9% 3,080,981 51,7% 3,230,000 51,7% DSố TTQT 5,310,412 100% 5,954,830 100% 6,240,000 100%

(Nguồn Báo cáo của phòng Dịch vụ XNK- Hội sở chính-NHTMCP QĐ)

Qua bảng thống kế trên, ta có thể thấy tỷ trọng các phương thức thanh toán ổn định qua các năm. Phương thức chuyển tiền và tín dụng chứng từ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, bởi những điểm hạn chế của mình nên phương thức Nhờ thu ít được sử dụng nhất. Tỷ trọng của phương thức chuyển tiền giảm dần qua các năm từ 49,5% năm 2010 xuống còn 45,4% năm 2011 và 45,2% năm 2012, tuy nhiên vẫn ở mức cao chứng tỏ được những ưu điểm của thanh toán chuyển tiền đối với những nhà nhập khẩu và xuất khẩu có sự tin tưởng lẫn nhau. Phương thức tín dụng chứng từ ngày càng thể hiện vai trò chủ đạo trong việc thanh toán quốc tế khi tỷ trọng TTQT tăng qua các năm, 47,9% ở năm 2010 thì đã lên tới 51,7% năm 2011 và 2012.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 28)