II. VĂN HÓA TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN CÁCH THỨC ĐÀM PHÁN
3. Việc sử dụng thời gian
Chỉ quan tâm tới việc đạt được kết quả, người Mỹ bước vào đàm phán với thái độ nôn nóng muốn đi thẳng vào vấn đề và đạt được thoả thuận trong thời gian sớm nhất có thể. Họ cố gắng làm cho đối tác - ngay cả các đại diện đến từ các quốc gia hướng về quan hệ muốn thiết lập quan hệ trước khi tiến hành công việc - phải chấp nhận rằng cần thiết phải gấp rút, hoặc nhận ra rằng đó là thời gian đặc biệt thuận lợi cho một cuộc đối thoại có kết quả. Các nhà đàm phán Mỹ thường mở ra một khe cửa của cơ hội và sau đó cố gắng đẩy các đối tác của họ lọt vào đó.
Có rất nhiều nguyên nhân cho ý thức về tính cấp bách đó, và chúng cũng rất khác nhau. Như đã lưu ý, tất cả người Mỹ đều lưu tâm đến chu trình bầu cử, vì nó có xu hướng đặt ra thời gian biểu đàm phán trong thời gian ngắn và cố định. Hơn nữa, nước Mỹ là một quốc gia tương đối trẻ, với khá ít ý thức, hoặc sự quan tâm, đến lịch sử. Nó cũng là một xã hội công nghiệp hoá, hướng vào công nghiệp. Không giống các nền kinh tế truyền thống nông nghiệp, nó quen với việc tuân thủ giờ giấc và tính toán năng suất bằng cách đạt được các mục tiêu. Xu thế hướng về chủ nghĩa cô lập của Mỹ cũng làm nảy sinh tính thiếu kiên trì, đặc biệt là trong những cơ chế đa phương vốn cần có thời gian để đạt được sự đồng thuận trong nội bộ.
Nhưng không phải toàn bộ ý thức về tính cấp bách này đều là do các nhân tố cấu trúc và văn hoá tạo nên. Đôi khi các nhà đàm phán Mỹ sử dụng thời hạn chót do chính họ đặt ra như một phương tiện để ép buộc bên kia phải đi tới thoả thuận. Trong trường hợp một nước nhỏ, sự gấp rút như vậy có thể được hiểu là sự sợ hãi
nhưng một cường quốc lớn như nước Mỹ thường có khả năng bắt buộc các nước yếu hơn phải tuân theo thời hạn do nó đặt ra.
Tuy nhiên, tình thế có thể thay đổi khi các nhà đàm phán Mỹ nóng lòng muốn đạt được thỏa thuận vì những lý do chính trị - bởi vì Tổng thống Mỹ muốn thể hiện cho cả trong và ngoài nước biết sự thành công trong chính sách đối ngoại của mình bằng việc ký kết một hiệp định trong chuyến thăm đã định tới một quốc gia cụ thể. Những tình huống như vậy cho phép một đối tác đàm phán có thể lợi dụng tình thế của Mỹ bằng cách từ chối ký kết trừ khi Mỹ chịu đưa ra nhượng bộ.
Các nhà đàm phán Mỹ không thường xuyên nhìn đồng hồ. Một điều chắc chắn rằng khi vấn đề đang thảo luận là một vấn đề nổi trội trong chương trình nghị sự đối nội của Mỹ, phía họ sẽ nhìn đồng hồ để gây áp lực đối với các cuộc đàm phán. còn nếu vấn đề đó không thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông hoặc không thuộc về lợi ích chính trị trong nước, thì phía Mỹ sẵn lòng để các cuộc đàm phán kéo dài hàng năm.