Văn hoá tác động tới lối tiêu dùng Mỹ

Một phần của tài liệu Luận Văn Văn hoá Mỹ trong kinh doanh (Trang 52)

II. VĂN HÓA TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN CÁCH THỨC ĐÀM PHÁN

6.Văn hoá tác động tới lối tiêu dùng Mỹ

Như đã trình bày, người Đức coi thường hành vi tiêu dùng hoang phí, người Nhật xem thái độ tiết kiệm là quý tộc, thì người Mỹ trái lại. Văn hoá Mỹ tôn sùng tiêu dùng đến mức cho rằng giá trị của một cá nhân trong xã hội không xác định dựa trên cá nhân ấy đã làm được những gì và tiết kiệm bao nhiêu mà xác định bởi tiêu chuẩn cá nhân ấy tiêu dùng như thế nào.

Mức độ tiêu dùng hoang phí của người Mỹ đã tác động không tốt tới hoạt động kinh tế của nước Mỹ. Hoạt động kinh tế đặt trong xã hội tiêu dùng đã chịu những ảnh hưởng nhất định: Mức đầu tư của Mỹ khá thấp, chỉ tương đương 2/3 mức đầu tư của châu Âu và 1/2 mức đầu tư của Nhật Bản. Sản xuất bám rất chặt thị trường, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu dù là kỳ quái của người tiêu dùng. Quan niệm khách hàng được ưu tiên nhất được thực hiện ở Mỹ rõ hơn, tuyệt đối hơn ở các nước khác. Chính phương pháp Marketing ra đời và phát huy mạnh mẽ nhất ở Mỹ. Hệ thống mua trả góp trở thành phương thức tiêu thụ phổ biến, là chất xúc tác đưa nền kinh tế tăng trưởng cũng như đưa nền kinh tế vào suy thoái.

Thị trường Mỹ mang tính chất quốc tế theo ý nghĩa rất dễ dàng chấp nhận hàng hoá từ các nước bên ngoài vào.

Ngoài khía cạnh yếu thế về năng lực cạnh tranh so với các nền kinh tế khác vốn có mức đầu tư lớn, có thị trường mang tính dân tộc…đã từng được đề cập nhiều, chủ nghĩa tiêu thụ Mỹ còn đứng trước một thách thức lớn là đối đầu với nghĩa vụ bảo vệ môi trường sinh thái. Hoạt động của loài người gây nên những tác hại tới môi trường sinh thái, và nước Mỹ có phần đáng kể trong chuyện đó. Schumacher đưa phép tính: để phục vụ cho 5,6% nhân khẩu thế giới đang sinh sống tại nước Mỹ, phải mất khoảng 40% tổng khối lượng nguyên liệu toàn thế giới. Theo một tính toán một khác, một đứa trẻ ở Mỹ gây hại (trung bình) cho môi trường gấp đôi đứa trẻ ở Thuỵ Điển, gấp 3 lần ở Italy, gấp 13 lần ở Brazil, gấp 35 lần ở ấn Độ và gấp 280 lần ở Chad hay Haiiti, bởi lẽ mức tiêu thụ suốt đời của một đứa trẻ ở Mỹ lớn hơn rất nhiều. Nhiều tác giả, trong đó có nhà nông học Pháp René Dumont, nhấn mạnh rằng nếu toàn bộ hành tinh chúng ta tiêu thụ năng lượng như nhịp độ của dân Mỹ thì phải đồng thời tăng sản lượng dầu mỏ lên gấp 3, sản lượng hơi đốt tự nhiên lên gấp 7, sản lượng than đá lên gấp 10 và số nhà máy điện hạt nhân lên gấp 60 lần - giả thiết đó ảnh hưởng tới tồn tại của trữ lượng nhiên liệu và thực sự đáng sợ về mặt môi trường. Một khi chưa tìm ra được giải pháp nào khác, giảm tiêu dùng vẫn là liều thuốc công hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng xuống cấp môi trường. Đương nhiên liều thuốc này đồng thời đánh vào truyền thống tiêu dùng của người Mỹ, một truyền thống vốn hình thành trên điều kiện dồi dào về nguồn lợi tự nhiên như lý thuyết của David Potter đã chứng minh.

Nước Mỹ cần giảm tiêu dùng để khắc phục những tình trạng trên và quan trọng nhất là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng xuống cấp môi trường. Tuy nhiên điều này vẫn chỉ là mong ước, bởi người Mỹ coi mức độ tiêu dùng là giá trị và truyền thống của họ. Chúng ta đều biết rằng khi con người tiêu dùng quá nhu cầu của mình là đang lãng phí và lãng phí tức là tội ác.

Bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá, nghiên cứu về văn hoá Mỹ trong kinh doanh để thâm nhập thị trường Mỹ là quan trọng đối với tất cả các nước. Văn hoá Mỹ là sự hội tụ của văn hoá kinh doanh từ nhiều nước khác nhau.

Qua phân tích trình bày ở trên, chúng ta thấy văn hoá Mỹ có nguồn gốc từ văn hoá phương Tây, tuy nhiên nó đã được thay đổi mang những sắc thái riêng “rất Mỹ”. Các doanh nhân Mỹ luôn độc lập trong cách suy nghĩ, thích đi thẳng vào trọng tâm cần bàn. Họ có một phong cách riêng biệt: mạnh mẽ, rõ ràng, dựa vào luật pháp, khẩn trương và hướng vào kết quả. Cho dù những đặc điểm này không khỏi có sự khác nhau tuỳ theo tính cách cá nhân và hoàn cảnh, nhưng một phong cách được coi là thực dụng kiểu Mỹ luôn luôn thể hiện rõ ràng, và nó được hình thành bởi các nhân tố lâu bền và mạnh mẽ thuộc về văn hoá. Văn hoá có ảnh hưởng quan trọng tới việc sử dụng ngôn ngữ và thời gian của các doanh nhân Mỹ.

Người Mỹ còn rất khác các dân tộc khác ở cách đánh giá con người. Người Việt Nam nhận xét giá trị của một người dựa trên đạo đức và những việc tốt mà người đó làm trái lại người Mỹ nhận xét giá trị con người dựa trên mức độ tiêu dùng hàng hoá của họ.

Hiểu rõ về văn hoá Mỹ trong kinh doanh là điều cần thiết với các doanh nhân Việt Nam khi giao thương với các doanh nhân Mỹ. Qua nghiên cứu về văn hoá Mỹ trong kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam nên rút kinh nghiệm để đạt được lợi nhuận tối đa trên thị trường Mỹ.

Trong hành trang của nền kinh tế Mỹ vào thế kỷ XXI, những nhân tố thuộc về văn hoá có ý nghĩa sâu sắc. Với tinh thần làm bạn và hợp tác thương mại với tất cả các nước của chính phủ Việt Nam, thì việc nghiên cứu về văn hoá Mỹ trong kinh doanh là một việc làm cần thiết. Hy vọng bài luận văn này sẽ giúp ích được ít nhiều

cho các Doanh nhân Việt Nam muốn có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG KẾT VỀ ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG XA XỈ HIỆN ĐẠI

Hàng xa xỉ hiện đại Hàng phổ thông Hàng xa xỉ truyền thống ảnh hưởng tới người tiêu dùng

Lôi cuốn Bình thường Cách biệt

Khả năng mua Có thể Dễ mua ít khả năng mua

Giá cả Cao Thấp Quá cao

Cách thức sản xuất Sản xuất thủ công hàng loạt

Sản xuất công nghiệp

Sản xuất bằng tay Mục đích sử dụng Hướng tới giá trị

tinh thần

Để sử dụng thông thường

Thể hiện đẳng cấp

Nguồn: The Boston Consulting Group, 2003

SỰ PHÂN CHIA MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNGHÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ

Loại hàng hoá Hàng xa xỉ hiện đại

Hàng hoá phổ thông

Hàng xa xỉ truyền thống

Trang phục Diesel Gap, Levi Strauss Books Brothers,

Channel (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xe hơi BMW, Mercedes

- Benz

Pontiac, Ford Cadillac, Rolls - Royce

Bia Sam Adams Coors, Miller Heineken

Cà phê Starburks Maxwell House Blue Mountain

Dụng cụ bếp Viking Range Hotpoint Aga

Đồ da Coach Wilsons Louis Vuiton

Đồ lót Victoria’s Secret Maidenform La perla

Mỹ phẩm Aveda Suave, Revlon Kiehl’s

Thức ăn vật chất Nutro Alpo Sirloi

Nhà hàng Panera Bread Burger King Morton’s

Bán lẻ Pottery Barn,

Williams - Sonoma

Sears Neiman Marcus

Rượu Belvedere, Grey

Goose

Absolut, Smirnoff Bombay Sapphire Nguồn: Harvard Business Review, April, 2003

Một phần của tài liệu Luận Văn Văn hoá Mỹ trong kinh doanh (Trang 52)