Duy trì quá trình quản lý, theo dõi tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 28)

 Hệ thống quản lý rủi ro và các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng: Quản lý tín dụng là một yếu tố quan trọng trong duy trì sự hoạt động an toàn và lành mạnh của ngân hàng. Khi đã cấp tín dụng, trách nhiệm của bộ phận kinh doanh kết hợp với đội ngũ hỗ trợ quản lý tín dụng là phải bảo đảm việc khoản tín dụng được duy trì. Việc này gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, gửi đi các thông báo về gia hạn và dự thảo các văn bản như hợp đồng vay.

Hồ sơ tín dụng cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để xác định tình hình tài chính hiện hành của khách hàng vay. Ví dụ, hồ sơ tín dụng cần bao gồm các BCTC hiện hành, phân tích tài chính và các tài liệu xếp hạng nội bộ, các bản ghi nhớ nội bộ, thư giới thiệu và đánh giá tín dụng. Các bộ phận xem xét khoản vay cần xác

định được hồ sơ tín dụng là hoàn chỉnh và có đủ các phê duyệt và văn bản cần thiết khác. ( trích “nguyên tắc 8 của ủy ban Basel” )

Việc quản lý rủi ro tín dụng phải đảm bảo tổng mức tín dụng cho từng khách hàng, nhóm khách hàng, khu vực địa lý, ngành nghề kinh doanh không vượt quá tỷ lệ trên vốn của Techcombank, đáp ứng yêu cầu của NHNN. Quản lý các khoản vay có vấn đề một cách chặt chẽ nhằm mục đích:

• Sớm nhận diện được các xu hướng phát triển bất lợi về chất lượng tín dụng và các yêu cầu dự phòng trong tương lai

• Đảm bảo các hồ sơ và hợp đồng phù hợp với các yêu cầu pháp lý

• Cho phép sớm thực hiện các biện pháp xử lý nợ như xử lý TSĐB nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho ngân hàng

• Giảm khả năng khách hàng không trả được nợ vay thông qua các biện pháp xử lý như sửa đổi lịch trả nợ và các điều khoản khác, hoặc tăng TSĐB....

 Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ: Ban giám đốc của ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm ngân hàng có trình tự đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của nghiệp vụ cho vay, phải có một hệ thống phân loại khoản vay đáng tin cậy dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng.

Ngân hàng phải ban hành phương pháp quản lý tổn thất đối với khoản cho vay một cách hợp lý trong đó bao gồm: quy trình, chính sách đánh giá rủi ro tín dụng, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản cho vay, hướng trích lập dự phòng một cách kịp thời. Khoản dự phòng trích lập phải đủ để có thể bù đắp những tổn thất cho vay trong danh mục các khoản cho vay.

Một công cụ quan trọng trong theo dõi chất lượng của các khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư là hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ. Đây là một phương tiện hữu ích nhằm phân biệt mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng. Điều này cho phép xác định chính xác hơn các đặc điểm tổng thể của danh mục đầu tư, tập trung rủi ro, các khoản tín dụng có vấn đề và mức độ đủ dự phòng cho vay khó đòi. Xếp hạng rủi ro nội bộ là một công cụ quan trọng trong theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng. Để thuận lợi cho việc phát hiện sớm

những thay đổi trong hồ sơ rủi ro, hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ của ngân hàng cần đáp ứng với những chỉ số về sự xấu đi tiềm năng hay thực sự trong rủi ro tín dụng. Các khoản tín dụng có mức xếp hạng xấu đi cần được giám sát và theo dõi thêm. Các mức xếp hạng cho từng khách hàng vay tại thời điểm cấp tín dụng cần được định kỳ xem xét lại và từng khoản tín dụng phải được xếp hạng mới khi nhận thấy các khoản vay tốt lên hay xấu đi. ( trích “nguyên tắc 10 của ủy ban Basel” )

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần thực hiện việc chấm điểm tín dụng đối với khách hàng khi họ yêu cầu cấp tín dụng. Và trong hầu hết các trường hợp, điểm tín dụng được xem tương ứng với một số tiền có thể cho vay. Người cấp tín dụng dùng điểm này để xem xét mức độ rủi ro trong việc đồng ý cho vay và khả năng trả nợ của khoản vay đó. Nhìn chung, điểm tín dụng tốt hơn thì độ rủi ro kém hơn. Điểm tín dụng của một khách hàng được tính trên mô hình chấm điểm, nó có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ lãi suất trên khoản vay, phí bảo hiểm và thậm chí đến cơ hội việc làm của người vay. Trong thực tế, một công ty chấm điểm tín dụng được cung cấp thông tin bởi các Cơ quan/Công ty thông tin có báo cáo tín dụng. Mỗi quốc gia có thể có nhiều loại điểm tín dụng tuỳ thuộc vào phương pháp, mô hình chấm điểm cụ thể. Vai trò quan trọng chung nhất của điểm tín dụng là giúp cho cả người cho vay và người đi vay đánh giá được mức độ rủi ro, khả năng trả nợ một cách khách quan, chính xác, khoa học và công bằng trong việc cấp tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngân hàng là một TCTD, thực hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư tài chính, các hoạt động thanh toán,..v.v.. Trong đó, hoạt động cho vay (tín dụng) được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất, góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Tín dụng Ngân hàng được hiểu đơn giản là việc Ngân hàng cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó vay vốn với những mục đích khác nhau. Có nhiều cách để phân loại hoạt động tín dụng như căn cứ vào mục đích vay, thời hạn vay, mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, phương pháp hoàn trả hay xuất xứ tín dụng. Và mỗi cách

phân loại sẽ cho ta thấy những hình thức khác nhau của tín dụng Ngân hàng.

Hoạt động tín dụng không chỉ quan trọng đối với riêng Ngân hàng mà còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế: Tín dụng Ngân hàng là cấu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà vốn. Ngoài ra tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy, củng cố chế độ hạch toán kế toán, thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát. Hơn nữa, tín dụng ngân hàng còn góp phần tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước. Do đó, đi đôi với phát triển tín dụng ngân hàng thì công tác quản trị rủi ro tín dụng cần phải được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Dựa vào những chỉ tiêu có thể định lượng và những chỉ tiêu không thể định lượng, ta có thể đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng trong mối quan hệ ngược chiều với rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ hai nhóm chính là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nhưng dù là xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì rủi ro tín dụng cũng sẽ gây cho Ngân hàng những thiệt hại không nhỏ. Tiếp thu những khuyến nghị của Ủy ban Basel về các nguyên tắc quản trị rủi ro, các NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng sẽ có những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng qua việc phân tích thực trạng tín dụng để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w