Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 67)

 Đổi mới cơ chế quản lý tín dụng: NHNN cần rà soát lại các quy định về chế độ tín dụng, ban hành hệ thống văn bản pháp lý mang tính chất tổng hợp, đảm bảo cho vay theo thứ tự ưu tiên về mức độ hiệu quả và trên cơ sở lựa chọn đối tượng chính sách.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra: Mục đích của việc thanh, kiểm tra nhằm đánh giá thực trạng các TCTD trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của NHNN. Qua đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tồn tại và xử lý nghiêm các sai phạm nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương kích cầu của Chính phủ; phát hiện những nội dung cơ chế, chính sách chưa phù hợp để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.

• Để đảm bảo chất lượng kiểm tra cần thiết lập các tiêu chí đánh giá rủi ro của NHTM một cách cụ thể.

• Nâng cao trình độ và khả năng làm việc của đội ngũ thanh tra. Các đoàn kiểm tra, thanh tra phải lập bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho đoàn viên kiểm tra, thanh tra. Kết thúc cuộc kiểm tra, thanh tra, trưởng đoàn phải có báo cáo nhận xét

chất lượng công tác của đoàn viên, người ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra phải có nhận xét chất lượng công tác của trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra.

• Mô hình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng cần được sắp xếp từng bước phù hợp với tiến trình cải cách hành chính quốc gia.

• Nghiên cứu và vận dụng hiệu quả 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel về thanh tra, giám sát. Theo đó, 25 nguyên tắc này có thể được tóm tắt lại thành 7 nhóm, bao gồm: nguyên tắc về điều kiện tiên quyết cho việc giám sát nghiệp vụ Ngân hàng hiệu quả, nguyên tắc về vấn đề cấp phép và cơ cấu tổ chức, nguyên tắc về quy định thận trọng, nguyên tắc về hoạt động giám sát nghiệp vụ Ngân hàng hiện nay, nguyên tắc yêu cầu về thông tin, nguyên tắc về quyền hạn hợp pháp của Chuyên gia giám sát và một số nguyên tắc về nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới.

 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng với các chính sách an toàn tín dụng mang tính bắt buộc bằng cách:

• Xây dựng chính sách tín dụng bình đẳng, thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

• Hoàn thiện quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các NHTM đồng thời giảm bớt các thủ tục pháp lý rườm rà, phức tạp.

• Rà soát lại cơ chế cầm cố, thế chấp, thủ tục cấp tín dụng trên cơ sở đó xây dựng cơ chế hợp lý về cầm cố, thế chấp và thủ tục cấp tín dụng tại các NHTM.

 NHNN cần xây dựng môi trường pháp lý hiệu quả, có hiệu lực đảm bảo cho các NHTM cạnh tranh bình đẳng với nhau, có các biện pháp giám sát hoạt động tín dụng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, quy định rõ ràng trách nhiệm của HĐQT và BKS của các ngân hàng nhằm quản trị rủi ro hiệu quả.

 Cung cấp các kênh thông tin đáng tin cậy phục vụ công tác thẩm định của Ngân hàng. Một trong những nguồn thông tin giúp cho Ngân hàng thực hiện việc đánh giá khách hàng là từ các cơ quan Nhà nước trong đó có CIC của NHNN do đó cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống này.

 Thành lập tổ chức xếp hạng doanh nghiệp tạo cơ sở cho Ngân hàng đánh giá khách hàng một cách chính xác.

trích lập là bao nhiêu, nội dung cần trích lập là gì để Ngân hàng Techcombank có thể chủ động hơn trong việc giải quyết các khoản nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 67)