Về môi trường tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 41)

a. Tích cực:

 Bộ máy tổ chức của Techcombank đang ngày một hoàn thiện để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét lại toàn bộ chiến lược rủi ro tín dụng và các chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng.

• Ban Giám đốc có trách nhiệm thực hiện những chiến lược về rủi ro tín dụng đã được HĐQT phê duyệt và tiếp tục triển khai thành các chính sách, thủ tục để nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát các rủi ro tín dụng

 Ban lãnh đạo ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và vấn đề quản trị rủi ro đối với ngân hàng, cũng như vai trò của bộ máy kiểm soát trong việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng – đặc biệt là hoạt động tín dụng.

 Chính sách tín dụng đặt ra những mục tiêu cụ thể và tập trung vào việc đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng, đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, và định kỳ được hiệu chỉnh theo sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài nhằm nâng cao hiệu lực thi hành. Các chính sách có liên quan đến hoạt động tín dụng điển hình là: Quy trình quản lý nợ vay đối với KHCN (20/10/2010), Quy trình quản lý nợ vay đối với KHDN (14/10/2010), Quy định về hoạt động phê duyệt tín dụng (15/10/2010), Hướng dẫn cấp tín dụng cho KH sản xuất kinh doanh điều (10/07/2010), Hướng dẫn cho vay mua BĐS cho KH cá nhân (03/06/2010), Khẩu vị rủi ro cho KHDN và KHCN.

 Năm 2007, Techcombank thành lập Ban quản trị rủi ro trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro của ngân hàng. Techcombank còn thành lập Hội đồng tín dụng các cấp bao gồm: HĐTD Hội sở, HĐTD miền Nam, và HĐTD Cơ sở tại các chi nhánh, Trung tâm kinh doanh và Sở giao dịch. Bên cạnh đó còn có những bộ phận khác cũng có thẩm quyền trong hoạt động tín dụng của ngân hàng – đặc biệt là trong việc quản lý nợ vay của khách hàng như Khối quản trị rủi

ro, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng thu nợ và Ban xử lý nợ.

 Chiến lược nhân sự được hoàn thiện và triển khai trên toàn hệ thống:

• Các chính sách về đào tạo, chương trình Những nhà lãnh đạo tương lai cùng các quy trình đánh giá, khen thưởng, chính sách đãi ngộ và phát triển nhân tài được chính thức ban hành nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh, ổn định và chuyên môn cao.

• Techcombank còn tổ chức các lớp đào tạo tại Trung tâm đào tạo Techcombank – 83 Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội. Trong năm 2010, Techcombank đã thực hiện được 559 khóa đào tạo nội bộ và 207 khóa bên ngoài.

• Kỳ thi tuân thủ được tổ chức mỗi năm hai lần đảm bảo CBNV nắm rõ kiến thức, các quy định chung về Ngân hàng cũng như những kiến thức chuyên môn phục vụ công việc giúp nhân viên làm việc hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

 Đầu tư công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất công việc và mang lại dịch vụ khác biệt cho khách hàng:

• Tiến hành nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi lên phiên bản mới nhất T24R10 mở ra khả năng kết nối với các ứng dụng mới nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu nghiệp vụ, dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại đồng thời hỗ trợ nền tảng cho việc thiết kế và giới thiệu các sản phẩm giàu tính công nghệ đáp ứng mọi nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp của khách hàng.

• Đầu tư vào giải pháp tự động hóa quy trình xử lý và thẩm định hồ sơ tín dụng cho khách hàng – LOS do công ty hàng đầu về các giải pháp IT-Exeprian cung cấp góp phần cung cấp cho khách hàng dịch vụ tín dụng ngân hàng chuyên nghiệp và nhanh gọn tương đương với tiêu chuẩn của các ngân hàng quốc tế.

b. Hạn chế:

 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy điều hành còn khá nhiều bất cập. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, ban chưa có sự phân chia rõ ràng làm giảm hiệu quả quản lý.

 Việc đặt chỉ tiêu dư nợ cho các cán bộ tín dụng là một động lực để khích lệ các cán bộ làm việc. Tuy nhiên, chỉ tiêu quá cao lại tạo ra sức ép đối với các cán bộ tín dụng làm cho các khoản tín dụng được cấp rơi vào tình trạng số lượng thì lớn nhưng

chất lượng thì chưa chắc đã đảm bảo. Các cán bộ tín dụng có thể vì thành tích ngắn hạn mà xem nhẹ việc đánh giá các rủi ro trong dài hạn, phân tích đánh giá chất lượng tín dụng không chặt chẽ và không thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.

 Việc thiết lập và thực hiện các chính sách và thủ tục để đảm bảo rằng danh mục tín dụng đủ mức độ đa dạng so với thị trường mục tiêu và toàn bộ chiến lược tín dụng chưa thực sự tốt.

 Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng. Techcombank chưa thiết lập đầy đủ các thủ tục và biện pháp kiểm soát đối với những rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động tín dụng trước khi đưa ra thực hiện, cũng như chưa nhận biết được hết những rủi ro tín dụng tồn tại ở những hoạt động cấp tín dụng phức tạp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 41)