GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NA M TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 31)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Techcombank

Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, sau ba lần thay đổi Hội sở chính, nay Hội sở mới nhất của Techcombank tọa lạc tại tòa tháp Techcombank - 191 Bà Triệu. Trải qua gần 20 năm hoạt động, với mạng lưới trên 300 chi nhánh, PGD trên toàn quốc, Techcombank đã trở thành một trong những NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm luôn đạt trên 30%. Tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản đạt trên 150.000 tỷ đồng. Trong 3-5 năm tới, Techcombank sẽ phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với trên 100 triệu USD vốn điều lệ và

hơn 1,5 tỷ USD tài sản.

Ngân hàng Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC (với 20% cổ phần) và là thành viên của:

• Hiệp hội ngân hàng Việt Nam • Hiệp hội ngân hàng châu Á

• Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift • Tổ chức thẻ quốc tế Visa

• Tổ chức thẻ quốc tế Master Card

Techcombank hiện đang phục vụ hàng chục ngàn KHDN vừa và nhỏ, chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng và 90% doanh thu từ các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng bằng việc cung cấp “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài. Với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn hiện chiếm khoảng 8% doanh số tín dụng và 8% doanh thu các dịch vụ phi tín dụng, Techcombank đang cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng điện tử. Đến năm 2011, số lượng KHDN đã lên tới gần 70.000.

Với 2,8 triệu KHCN, Techcombank cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện, nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp.

Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính khác với các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.

Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến được xây dựng trên các yếu tố nến tảng như sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mô hình tổ chức hợp lý và kiểm soát lẫn nhau, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Quy trình và các công cụ

thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, hệ thống cảnh báo sớm và theo dõi nợ xấu, hệ thống theo dõi thanh khoản và biến động lãi suất thị trường hàng ngày.

Techcombank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam với việc đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus của Temenos vào cuối năm 2003. Hệ thống quản lý chất lượng 9001:2000 đã được thiết lập và cấp chứng chỉ tại Hội sở ngân hàng vào tháng 9/2004 và hiện đang được triển khai tại các chi nhánh. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ.

2.1.2. Kết quả hoạt động của Techcombank năm 2012

Bảng 2.1 – Kết quả kinh doanh Techcombank năm 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng; %

Cơ cấu 31/12/2011 31/12/ 2012 % tăng trưởng

Cho vay KH 63.451 68.261 7,58

Tổng NV huy động 136.781 150.633 10,13

Vốn CSH 12.512 13.290 6,22

-Vốn điều lệ 8.788 8.848 0,68

Tổng tài sản 180.531 179.934 (0,33)

Lợi nhuận trước thuế 4.221 1.018 (75,88)

Tỷ lệ ROA (%) 1,83 0,42 (77)

Tỷ lệ ROE (%) 28,87 5,58 (80,67)

Năm 2012 là một năm nhiều thách thức cho ngành Ngân hàng Việt Nam với tình hình kinh tế nhiều biến động và khó khăn. Trong bối cảnh đó, Techcombank đã chuyển trọng tâm từ tăng trưởng tài sản sang tập trung củng cố quản trị rủi ro, quản lý bảng cân đối kế toán, nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị doanh nghiệp.

• Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 13,5% so với năm ngoái cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thoái.

• Chi phí hoạt động tăng 57% lên mức 3.294 tỷ đồng do Ngân hàng tiếp tục duy trì mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao. Chính sách quản lý rủi ro thận trọng làm cho chi phí dự phòng tăng lên mức 1.450 tỷ đồng, tăng 324% so với năm 2011.

• Năm 2012, Techcombank tiếp tục tập trung duy trì bảng cân đối kế toán vững mạnh, thể hiện qua cơ chế đa dạng và cấu trúc thận trọng, chú trọng tới tính thanh khoản và quản lý vốn. Do đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đã tăng từ 11,4% lên 12,6%

• Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,6% so với năm 2011, nhưng tổng mức tăng trưởng danh mục cho vay lại thấp hơn năm 2011 do những nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng và chính sách cho vay thận trọng hơn.

tăng cao 26%, chủ yếu là từ huy động dân cư và sau đó là huy động doanh nghiệp. • Năm 2012, Techcombank đã thành lập khối Ngân hàng bán buôn nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu dịch vụ ngân hàng phức tạp của KHDN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Không chỉ chú trọng vào sản phẩm, Ngân hàng còn hướng tới mục tiêu mang lại cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ ngân hàng tốt nhất. Không chỉ KHCN mà KHDN cũng được hưởng thêm nhiều lợi ích từ chương trình khách hàng thân thiết.

• Bất chấp điều kiện kinh doanh kém thuận lợi và nhiều thách thức, ngân hàng Techcombank đã thành công trong việc nâng số lượng chi nhánh lên 316 đơn vị với số lượng ATM là 1.247, tiếp tục trở thành một trong những ngân hàng có mạng lưới lớn nhất trên thị trường.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK2.2.1. Thị trường mục tiêu của hoạt động tín dụng 2.2.1. Thị trường mục tiêu của hoạt động tín dụng

Để thực hiện chiến lược trở thành một ngân hàng đô thị, phát triển sản phẩm đa dạng với công nghệ tiên tiến, Techcombank chủ trương phân đoạn thị trường mục tiêu cho hoạt động tín dụng theo các tiêu thức chính là:

 Theo khu vực địa lý, thị trường mục tiêu được chia thành 3 phân đoạn:

• Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình

• Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Khánh Hòa

• Miền Nam: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang

 Theo đối tượng khách hàng: Các sản phẩm tín dụng mà Techcombank cung cấp cho khách hàng rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhóm sản phầm dành cho khách hàng là cá nhân và các sản phẩm dành cho khách hàng là doanh nghiệp:

• Đối với KHCN: cho vay BĐS, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS, cho vay kinh doanh, cho vay thấu chi F1, F2, cho vay siêu linh hoạt đối với hộ kinh doanh, cho vay theo hạn mức tín dụng quay vòng, cho vay du học...

• Đối với KHDN: vay vốn lưu động theo món, vay vốn lưu động theo hạn mức, vay trung dài hạn theo món, vay trung dài hạn theo dự án, tài trợ dự án trọn gói, thấu chi doanh nghiệp.

 Theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng:

• Sản xuất gia công hàng xuất khẩu: dệt may, giày dép , thực phẩm chế biến, chế biến thủy sản, chế biến nông sản, điện-điện tử, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản.

• Kinh doanh nhập khẩu: máy móc thiết bị, xăng dầu, hóa chất, nguyên liệu, dược phẩm, sản phẩm điện tử, phương tiện vận tải.

• Sản xuất: thực phẩm –đồ uống, vật liệu xây dựng, sản xuất nhựa-hóa chất, sản xuất các sản phẩm từ cao su-hóa chất, sản xuất các sản phẩm thủy tinh, gốm sứ, sản xuất kim loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sản xuất-lắp ráp các sản phẩm, linh kiện điện tử, sản xuất các sản phẩm gỗ, nội thất.

• Kinh doanh: thương mại, phân phối, đại lý bán buôn, bán lẻ

• Xây dựng cơ bản: xây dựng các công trình dân dụng, khu đô thị-khu dân cư, công trình công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình giao thông.

• Dịch vụ: dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, khách sạn-nhà hàng.

• Các hoạt động liên quan đến BĐS : kinh doanh nhà ở, khu đô thị-khu dân cư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng những năm gần đây

 Tình hình dư nợ:

Bảng 2.2 – Dư nợ tín dụng qua các năm của Techcombank

Đơn vị tính: tỷ đồng; % Năm 2010 2011 2012 TD bán lẻ TD doanh nghiệp Tổng TD bán lẻ TD doanh nghiệp Tổng TD bán lẻ TD doanh nghiệp Tổng Dư nợ 18.397 34.307 52.704 22.234 41.217 63.451 27.532 40.729 68.261 Tỉ lệ tăng trưởng (%) 63,3 11,6 25,2 20,86 20,14 20,39 23,83 (1,18) 7,58

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2010-2011-2012)

Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày một tăng lên, nhu cầu của các cá nhân về sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao. Thay vì tích lũy, người dân đã dần quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng.

dụng thấp của toàn ngành ngân hàng, Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% của năm trước xuống 25,7%. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 52.928 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3% lên 18.397 tỷ đồng, trong đó cho vay mua nhà tăng 155% lên 12.196 tỷ đồng.

Cho vay SME tăng 26,7% lên 31.256 tỷ đồng so với năm trước trong khi cho vay DN lớn giảm 50,6% xuống 3.051 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng lên làm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,13%.

Hình 2.1 – Dư nợ cho vay 2008 - 2010

Năm 2011 : Tính đến cuối năm, dư nợ cho vay khách hàng đạt 63.451 tỷ đồng,

tăng 19,9% so với năm 2010. Tỷ lệ tăng trưởng này thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 tuy nhiên tăng trưởng tín dụng năm 2011 của Ngân hàng Techcombank đã tuân thủ đúng tỷ lệ trần tăng trưởng do NHNN quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2011, cho vay tăng trong hầu hết các lĩnh vực và chủ yếu tập trung mở rộng ra các đối tác được xếp hạng tốt và các giao dịch có TSĐB. Cho vay KHCN tăng lên, chiếm 35% dư nợ cho vay của Techcombank. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, cho vay KHDN cũng tăng 20%. Phần lớn cho vay tại Techcombank là các khoản vay ngắn hạn, chiếm 56% tổng dư nợ cho vay và tăng trưởng mạnh chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại và sản xuất.

Năm 2012 : Cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng đạt 68.261 tỷ đồng, tăng

những nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng và chính sách cho vay thận trọng hơn.

Hình 2.2 – Dư nợ cho vay 2010 – 2012

Mặt khác, do tiếp tục chú trọng vào phân khúc khách hàng bán lẻ nên tăng trưởng dư nợ năm 2012 chủ yếu tập trung cho ngành tiêu dùng và các KHCN.

Như vậy ta có thể thấy mức tăng trưởng dư nợ cho vay của Techcombank có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Techcombank đã thực hiện được hàng loạt các biện pháp để tăng cường kiểm soát quản trị rủi ro. Và kết quả là mặc dù trải qua một năm đầu khó khăn cho ngành ngân hàng nói chung nhưng tỷ lệ nợ xấu của Techcombank lại được cải thiện tương đối. Điều đó chứng tỏ khả năng quản lý nợ của Techcombank khá hiệu quả và cho thấy ngân hàng đặt trọng tâm nhiều hơn vào chất lượng tín dụng.

 Cơ cấu cho vay:

• Cơ cấu cho vay theo sản phẩm của ngân hàng năm 2012:

Bảng 2.3 – Cơ cấu cho vay sản phẩm

Đơn vị tính: tỷ đồng; %

Sản phẩm Dư nợ

( tỷ đồng )

Tỷ trọng

( % )

Cho vay nhà mới 15.693 57%

Cho vay tiêu dùng 1.679 6,1%

Cho vay kinh doanh 2.258 8,2%

Cho vay thấu chi 1.817 6,6%

Cho vay khác 6.085 22,1%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011-2012)

Có thể nói, mảng dịch vụ tài chính cá nhân đang được Techcombank ngày một chú trọng. Mục tiêu của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng theo những yêu cầu quản trị rủi ro thận trọng. Trước những khó khăn bất ổn của nền kinh tế, khối dịch vụ tài chính cá nhân tiếp tục chú trọng vào các khách hàng có thu nhập khá và cao cấp, nắm bắt mọi cơ hội tăng trưởng và phát triển. Đó cũng là lý do mà dư nợ của nhóm sản phẩm “cho vay nhà mới” chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57% tổng dư nợ. Tuy nhiên so với năm 2011, tỷ lệ này có sự suy giảm từ 77,7% xuống còn 57%. Điều này phản ánh sự chuyển biến trong nhu cầu vay của khách hàng từ BĐS sang các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

• Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2012:

Bảng 2.4 – Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng; %

Ngành nghề Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Nông nghiệp và lâm nghiệp 8.783 13,84 6.390 9,36

Thương mại sx và chế biến 22.993 36,24 24.141 35,36

Xây dựng, kinh doanh BĐS 5.097 8,03 5.174 7,58

Kho bãi, vận tải và thông tin 2.114 3,33 874 1,28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cá nhân, ngành nghề khác 24.465 38,56 31.682 46,42

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011-2012)

Với hệ thống mạng lưới rộng khắp, hoạt động tín dụng của Techcombank đã phủ sóng hầu hết các ngành nghề sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy

nhiên, do chú trọng vào phân khúc bán lẻ nên trong năm 2012, tăng trưởng dư nợ của Techcombank tập trung chủ yếu cho ngành tiêu dùng và cho các KHCN với hơn 46% dư nợ (tăng 23,8% so với năm 2011). Ngoài ra, nhóm ngành thương mại sản xuất và chế biến tuy có giảm nhẹ về tỷ trọng cho vay so với năm 2011 nhưng vẫn đứng thứ hai trong cơ cấu cho vay theo ngành nghề, chiếm 35,37% dư nợ năm 2012. Dư nợ cho vay đối với các ngành nghề khác được duy trì ở mức vừa phải.

 Chất lượng dư nợ cho vay:

Bảng 2.5 – Cơ cấu cho vay theo nhóm nợ

Đơn vị tính: tỷ đồng; % Nhóm nợ Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ (tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Dư nợ ( tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Nhóm 1 57.104 90 64.415 94,37 Nhóm 2 4.553 7,18 2.006 2,94 Nhóm 3 928 1,46 108 0,16 Nhóm 4 624 0,98 849 1,24 Nhóm 5 242 0,38 883 1,29 Tổng 63.451 100 68.261 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011-2012)

Bằng việc thực hiện hàng loạt các biện pháp để tăng cường kiểm soát rủi ro cùng với các chính sách cẩn trọng hơn trong việc trích lập dự phòng nên mặc dù phải trải qua một năm đầy khó khăn nhưng tỷ lệ nợ xấu của Techcombank đã được cải thiện tương đối với hơn 90% nợ nhóm 1, và gần 3% nợ nhóm 2; các khoản nợ từ nhóm 3-5 chỉ chiếm 2,7%. So sánh với năm 2011, trong khi các khoản nợ thuộc nhóm 2 và nhóm 3 giảm xuống thì nợ nhóm 1 đã tăng mạnh và nợ nhóm 4, nhóm 5 có sự tăng lên nhưng không đáng kể. Việc tăng cường vai trò của nhóm công tác về

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 31)