NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 49)

2.4.1. Các nhân tố khách quan

 Rủi ro do môi trường kinh tế:

• Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế như chính sách thuế, ty giá, lãi suất, chỉ số giá cả….gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh và làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Tiêu biểu là:

- Điều chỉnh giá điện: Năm 2012, giá điện đã được điều chỉnh tăng 2 lần: lần thứ nhất vào ngày 01/07/2012 theo Thông tư số 17/2012/TT-BCT với mức tăng bình quân 65đ/kWH, tương đương 5%. Lần thứ 2 vào ngày 22/12/2012 theo Thông tư số 38/2012/TT-BCT, tăng 68đ/kWH

- Điều chỉnh giá xăng dầu: Năm 2012 chứng kiện sự biến động thất thường của giá xăng dầu với tổng cộng 6 lần tăng giá và 6 lần giảm giá. Tuy nhiên, bình quân khi giá xăng tăng 1.6 đồng thì sau đó chỉ giảm khoảng 1 đồng. Sự biến động này đã gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, cơ cấu dư nợ theo ngành nghề còn cho thấy Techcombank đang tài trợ mạnh cho ngành nông sản với các mặt hàng chủ lực như: cà phê, điều.... Đây lại là những mặt hàng rất nhạy cảm với giá khi thị trường thế giới có những biến động không tốt. Điều này làm cho việc thu hồi nợ vay của Techcombank gặp nhiều khó khăn.

• Giống như các ngân hàng khác, Techcombank cũng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch với hơn 300 Chi nhánh và PGD tại 44 tỉnh thành. Các ngân hàng phải cạnh tranh nhau gay gắt. Do đó, tâm lý sợ mất khách hàng cũng là một nguyên

nhân dẫn đến việc buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân. Một vài chi nhánh trong hệ thống Techcombank sau một thời gian thành lập đã bộc lộ tỷ lệ nợ quá hạn cao trong toàn hệ thống.

• Khi tính toán phương án vay vốn, các khách hàng vay vốn tại Techcombank hoạch định giá đầu vào và giá sản phẩm đầu ra theo các kênh giá chính thức trên thị trường. Nhưng khi các doanh nghiệp khác sử dụng đầu vào là hàng nhập lậu với chi phí thấp hơn sẽ giảm được giá thành và cạnh tranh với các doanh nghiệp vay vốn tại Techcombank làm cho hàng hóa sản xuất ra không bán được vì có giá thành cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

 Rủi ro do môi trường pháp lý:

• Thời gian gần đây đã có nhiều luật và các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng được ban hành. Tuy nhiên, luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Việc triển khai các văn bản luật vào hoạt động ngân hàng thì hết sức chậm chạp và còn gặp nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ dẫn đến tình trạng ngân hàng không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Và ngân hàng Techcombank cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ khi mà nhiều hồ sơ nợ quá hạn cần xử lý, phát mại TSĐB vẫn còn tồn đọng.

• Hơn nữa, hệ thống thông tin quản lý vẫn còn nhiều bất cập: CIC là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của NHNN, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ- NHNN ngày 27/2/1999 của Thống đốc NHNN, có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho NHNN, các TCTD, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. CIC đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng tuy nhiên thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật do toàn bộ dữ liệu đầu vào của khách hàng do các TCTD khai báo, nếu không khai báo sẽ không có số liệu cung cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 49)