Kết quả hoạt động tín dụng những năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 36)

 Tình hình dư nợ:

Bảng 2.2 – Dư nợ tín dụng qua các năm của Techcombank

Đơn vị tính: tỷ đồng; % Năm 2010 2011 2012 TD bán lẻ TD doanh nghiệp Tổng TD bán lẻ TD doanh nghiệp Tổng TD bán lẻ TD doanh nghiệp Tổng Dư nợ 18.397 34.307 52.704 22.234 41.217 63.451 27.532 40.729 68.261 Tỉ lệ tăng trưởng (%) 63,3 11,6 25,2 20,86 20,14 20,39 23,83 (1,18) 7,58

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2010-2011-2012)

Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày một tăng lên, nhu cầu của các cá nhân về sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao. Thay vì tích lũy, người dân đã dần quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng.

dụng thấp của toàn ngành ngân hàng, Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% của năm trước xuống 25,7%. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 52.928 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3% lên 18.397 tỷ đồng, trong đó cho vay mua nhà tăng 155% lên 12.196 tỷ đồng.

Cho vay SME tăng 26,7% lên 31.256 tỷ đồng so với năm trước trong khi cho vay DN lớn giảm 50,6% xuống 3.051 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng lên làm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,13%.

Hình 2.1 – Dư nợ cho vay 2008 - 2010

Năm 2011 : Tính đến cuối năm, dư nợ cho vay khách hàng đạt 63.451 tỷ đồng,

tăng 19,9% so với năm 2010. Tỷ lệ tăng trưởng này thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 tuy nhiên tăng trưởng tín dụng năm 2011 của Ngân hàng Techcombank đã tuân thủ đúng tỷ lệ trần tăng trưởng do NHNN quy định.

Trong năm 2011, cho vay tăng trong hầu hết các lĩnh vực và chủ yếu tập trung mở rộng ra các đối tác được xếp hạng tốt và các giao dịch có TSĐB. Cho vay KHCN tăng lên, chiếm 35% dư nợ cho vay của Techcombank. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, cho vay KHDN cũng tăng 20%. Phần lớn cho vay tại Techcombank là các khoản vay ngắn hạn, chiếm 56% tổng dư nợ cho vay và tăng trưởng mạnh chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại và sản xuất.

Năm 2012 : Cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng đạt 68.261 tỷ đồng, tăng

những nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng và chính sách cho vay thận trọng hơn.

Hình 2.2 – Dư nợ cho vay 2010 – 2012

Mặt khác, do tiếp tục chú trọng vào phân khúc khách hàng bán lẻ nên tăng trưởng dư nợ năm 2012 chủ yếu tập trung cho ngành tiêu dùng và các KHCN.

Như vậy ta có thể thấy mức tăng trưởng dư nợ cho vay của Techcombank có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Techcombank đã thực hiện được hàng loạt các biện pháp để tăng cường kiểm soát quản trị rủi ro. Và kết quả là mặc dù trải qua một năm đầu khó khăn cho ngành ngân hàng nói chung nhưng tỷ lệ nợ xấu của Techcombank lại được cải thiện tương đối. Điều đó chứng tỏ khả năng quản lý nợ của Techcombank khá hiệu quả và cho thấy ngân hàng đặt trọng tâm nhiều hơn vào chất lượng tín dụng.

 Cơ cấu cho vay:

• Cơ cấu cho vay theo sản phẩm của ngân hàng năm 2012:

Bảng 2.3 – Cơ cấu cho vay sản phẩm

Đơn vị tính: tỷ đồng; %

Sản phẩm Dư nợ

( tỷ đồng )

Tỷ trọng

( % )

Cho vay nhà mới 15.693 57%

Cho vay tiêu dùng 1.679 6,1%

Cho vay kinh doanh 2.258 8,2%

Cho vay thấu chi 1.817 6,6%

Cho vay khác 6.085 22,1%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011-2012)

Có thể nói, mảng dịch vụ tài chính cá nhân đang được Techcombank ngày một chú trọng. Mục tiêu của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng theo những yêu cầu quản trị rủi ro thận trọng. Trước những khó khăn bất ổn của nền kinh tế, khối dịch vụ tài chính cá nhân tiếp tục chú trọng vào các khách hàng có thu nhập khá và cao cấp, nắm bắt mọi cơ hội tăng trưởng và phát triển. Đó cũng là lý do mà dư nợ của nhóm sản phẩm “cho vay nhà mới” chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57% tổng dư nợ. Tuy nhiên so với năm 2011, tỷ lệ này có sự suy giảm từ 77,7% xuống còn 57%. Điều này phản ánh sự chuyển biến trong nhu cầu vay của khách hàng từ BĐS sang các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2012:

Bảng 2.4 – Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng; %

Ngành nghề Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Nông nghiệp và lâm nghiệp 8.783 13,84 6.390 9,36

Thương mại sx và chế biến 22.993 36,24 24.141 35,36

Xây dựng, kinh doanh BĐS 5.097 8,03 5.174 7,58

Kho bãi, vận tải và thông tin 2.114 3,33 874 1,28

Cá nhân, ngành nghề khác 24.465 38,56 31.682 46,42

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011-2012)

Với hệ thống mạng lưới rộng khắp, hoạt động tín dụng của Techcombank đã phủ sóng hầu hết các ngành nghề sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy

nhiên, do chú trọng vào phân khúc bán lẻ nên trong năm 2012, tăng trưởng dư nợ của Techcombank tập trung chủ yếu cho ngành tiêu dùng và cho các KHCN với hơn 46% dư nợ (tăng 23,8% so với năm 2011). Ngoài ra, nhóm ngành thương mại sản xuất và chế biến tuy có giảm nhẹ về tỷ trọng cho vay so với năm 2011 nhưng vẫn đứng thứ hai trong cơ cấu cho vay theo ngành nghề, chiếm 35,37% dư nợ năm 2012. Dư nợ cho vay đối với các ngành nghề khác được duy trì ở mức vừa phải.

 Chất lượng dư nợ cho vay:

Bảng 2.5 – Cơ cấu cho vay theo nhóm nợ

Đơn vị tính: tỷ đồng; % Nhóm nợ Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ (tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Dư nợ ( tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Nhóm 1 57.104 90 64.415 94,37 Nhóm 2 4.553 7,18 2.006 2,94 Nhóm 3 928 1,46 108 0,16 Nhóm 4 624 0,98 849 1,24 Nhóm 5 242 0,38 883 1,29 Tổng 63.451 100 68.261 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011-2012)

Bằng việc thực hiện hàng loạt các biện pháp để tăng cường kiểm soát rủi ro cùng với các chính sách cẩn trọng hơn trong việc trích lập dự phòng nên mặc dù phải trải qua một năm đầy khó khăn nhưng tỷ lệ nợ xấu của Techcombank đã được cải thiện tương đối với hơn 90% nợ nhóm 1, và gần 3% nợ nhóm 2; các khoản nợ từ nhóm 3-5 chỉ chiếm 2,7%. So sánh với năm 2011, trong khi các khoản nợ thuộc nhóm 2 và nhóm 3 giảm xuống thì nợ nhóm 1 đã tăng mạnh và nợ nhóm 4, nhóm 5 có sự tăng lên nhưng không đáng kể. Việc tăng cường vai trò của nhóm công tác về quản trị rủi ro sẽ đảm bảo Ngân hàng có những công cụ để quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 36)