Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 51)

 Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng:

• Công tác tổ chức của ngân hàng còn lỏng lẻo trong hoạt động kiểm soát nội bộ: thời gian vừa qua, hoạt động kiểm tra nội bộ của Techcombank chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân nằm trong kế hoạch chỉ đạo hành động kiểm soát nội bộ từ Ban điều hành Techcombank chưa đủ mạnh, do thiếu nhân sự có đủ trình độ để làm công tác kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm soát nội bộ lỏng lẻo là nguyên nhân dẫn đến những quyết định sai lầm trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay cũng như theo dõi và quản lý sau cho vay. Những sai phạm này không được ngăn chặn từ đầu dẫn đến những khó khăn trong việc khắc phục hậu quả sau đó.

• Chính sách tín dụng của Techcombank đã xác định đối tượng khách hàng mục tiêu trong chiến lược phát triển bao gồm các khách hàng hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt, trong đó đặc biệt chú trọng đến: các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ có hoạt động xuất nhập khẩu; các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ đã thực hiện cổ phần hóa; các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả có tổng doanh thu từ 0,5 đến 100 tỷ,…. Ưu tiên lựa chọn các lĩnh vực: sản xuất, chế biến; xuất nhập khẩu; thương mại và dịch vụ; xây dựng, hạ tầng và BĐS. Lựa chọn các ngành: chế biến nông sản, thủy sản; xây dựng và thiết bị xây dựng; sản xuất thực phẩm và đồ uống; sản xuất các sản phẩm từ kim loại; phát triển hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp; khách sạn nhà hàng, du lịch; bán buôn, bán đại lý, bán lẻ phân phối hàng hóa, thiết bị; may, giầy dép; sản xuất hóa chất, dược phẩm; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic …..Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng cho vay tại Techcombank diễn ra với tốc độ chưa cao, việc cho vay vẫn tập trung vào một vài nhóm khách hàng truyền thống như dây cáp điện, gỗ, BĐS, nông sản,…Điều đó làm cho Techcombank dễ gặp rủi ro.

• Chất lượng đội ngũ, CBNV:

bộ tín dụng thường bị thúc ép về thời gian thẩm định và thiếu tính khách quan khi đề xuất cho vay do phải bỏ qua những yếu tố không tốt và không thẩm định kỹ càng.

- Rủi ro do cán bộ tín dụng thiếu đạo đức, trình độ chuyên môn thấp: Những vụ việc liên quan đến xử lý nợ xấu, trong đó có sự tham gia của một số cán bộ tín dụng như cho vay nhiều hơn nhu cầu để đảo nợ cho ngân hàng khác, rút ruột kho hàng cầm cố thay thế bằng hàng tạp chất kém chất lượng thậm chí không có hàng, nâng giá tài sản thế chấp cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng....đã gây nên những tổn thất không nhỏ cho Techcombank. Trường hợp của Phạm Chí Vinh – cán bộ của ngân hàng Techcombank là một ví dụ tiêu biểu. Là cán bộ kho quỹ của Techcombank Hoàn Kiếm từ ngày 6/5/2004, Vinh được giao nhiệm vụ tiếp nhận quản lý nhập xuất các tài sản cầm cố để đảm bảo tiền vay của khách hàng tại Ngân hàng. Đến ngày 14/06/2007, Ngân hàng đã phát hiện thấy thiếu số trái phiếu Chính phủ do khách hàng Đỗ Thị Vân Đông cầm cố tại ngân hàng trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng. Thực tế, Vinh đã mang số trái phiếu này đến cầm cố tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Chương Dương để vay 1.010 triệu đồng, lấy tiền mua cổ phiếu. Chưa hết, tháng 4 năm 2012, Giám đốc Phòng giao dịch và chuyên viên quan hệ doanh nghiệp của một chi nhánh ngân hàng Techcombank nhận mức án 7 năm tù về tội nhận hối lộ với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Rủi ro đạo đức là một vấn đề đáng được quan tâm của Ngân hàng hiện nay.

• Quy trình tín dụng tại Techcombank:

- Rủi ro do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả: Tại Techcombank, số lượng hồ sơ mà mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm là rất lớn nên việc sai sót trong quá trình kiểm soát là khó tránh khỏi.

- Rủi ro do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời: Hoạt động tín dụng tại Techcombank có một đặc điểm là thường chỉ tập trung vào việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay như kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình thực tế của khách hàng. Hơn nữa, kiến thức của các cán bộ tín dụng về các đặc thù kinh doanh của khách

khách hàng. Vì thế khách hàng có thể sử dụng vốn vay sai mục đích mà ngân hàng khó có thể phát hiện ra, dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được nợ hoặc ngân hàng tiếp tục giải ngân mà không biết khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính.

• Khả năng thu thập và xử lý thông tin: thông tin mà cán bộ tín dụng sử dụng để thẩm định khách hàng chủ yếu là dựa trên tài liệu do chính khách hàng cung cấp mà thiếu sự phân tích hoặc xác minh lại. Mặt khác, các cán bộ xét duyệt thường có tâm lý tin tưởng vào các thông tin do nhân viên tín dụng đưa ra và sự kiểm tra trước đó của cấp dưới, trên cơ sở đó mà ra quyết định xét duyệt cho vay nên thường thiếu chính xác.

 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng vay ( đặc biệt là KHDN )

• Năng lực quản lý kinh doanh, trình độ lãnh đạo của đội ngũ cán bộ: Khi các doanh nghiệp vay tiền Techcombank để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít có doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Hơn nữa, các doanh nghiệp còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không cao, thua lỗ kéo dài do đó mà không thanh toán được các khoản nợ ngân hàng.

• Quan điểm, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

- Các doanh nghiệp thường có tâm lý coi vốn ngân hàng là vốn Nhà nước, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, và nếu ngân hàng thua lỗ thì Nhà nước chịu. Một số cá nhân và doanh nghiệp tìm cách vay vốn Techcombank bằng các kế hoạch kinh doanh rất khả thi nhưng khi đến hạn trả nợ thì tìm cách trì hoãn, hứa hẹn, ngân hàng mời họp nhiều lần vẫn không đến, đưa ra nhiều nguyên nhân, lý do trì hoãn trả nợ mặc dù khách hàng có đầy đủ khả năng trả nợ.

- Khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD làm cho cán bộ tín dụng Techcombank khó theo dõi được dòng tiền. Việc sử dụng vốn vay chồng chéo dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán dây chuyền. Tình trạng khách hàng đến Techcombank đề nghị vay vốn trong khi đang có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là những KHDN lớn bởi sự xuất hiện của một loạt các ngân hàng mới làm cho ngân hàng khó nắm bắt được tình hình công nợ của khách hàng mình.

• Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm dẫn tới việc kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra nhưng không bán được. Trước sự biến động khôn lường của thị trường, một số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất nhưng sau đó giá trị trường lại giảm xuống. Trong tình thế này, doanh nghiệp sẽ hoặc là bán hàng ra mà chịu thua lỗ và phải bổ sung vốn tự có để trả nợ ngân hàng, hoặc là chờ cho đến khi giá tăng lên rồi mới bán ra và sẽ dẫn đến nợ quá hạn khi nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không còn. Nhưng bất kể là giải quyết bằng cách nào thì cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp cũng như rủi ro cho ngân hàng bởi doanh nghiệp khó có thể xoay sở trong thời gian ngắn để hoàn trả nợ ngân hàng.

• Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Việt Nam thường có đặc điểm chung là quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ trong khi tỷ lệ nợ lại cao so với vốn tự có. Do đó TSĐB gần như được coi là chỗ dựa cuối cùng để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng cần thu thập được thông tin về doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác, nắm vững khả năng tài chính và hiệu quả của phương án vay.

• Tư cách đạo đức của khách hàng vay vốn:

- Thái độ ỷ lại của khách hàng vào ngân hàng: Thông thường, chỉ cần một tỷ lệ rất thấp vốn tự có tham gia vào dự án cần vay vốn ( 20%-30% ) là khách hàng có thể được ngân hàng xem xét cho vay, thậm chí ngân hàng còn nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm TSĐB. Do đó, nhiều khách hàng khi gặp khó khăn trong quá trinh kinh doanh, thay vì chủ động tìm cách tháo gỡ vấn đề thì lại thường có thái độ ý lại vào sự giúp đỡ của ngân hàng. Một số khách hàng còn lợi dụng sơ hở của ngân hàng trong quá trình quản lý tài sản hình thành từ vốn vay như vật tư hàng hóa để khai khống số lượng so với thực tế. Cuối cùng, người chịu tổn thất rất lớn chính là ngân hàng.

- Khách hàng ngụy tạo uy tín, hình ảnh của mình để vay tiền ngân hàng: Bằng việc hoàn trả gốc và lãi đầy đủ trong những lần đầu tiên, khách hàng đã tạo được niềm tin ban đầu với ngân hàng. Nhưng sau đó, khách hàng tìm cách vay số tiền lớn và không thanh toán. Có những khách hàng còn gây dựng thanh thế, làm quen với

những người có chức, có quyền và lợi dụng quan hệ đó hoặc hối lộ cán bộ ngân hàng để vay được tiền rồi trì hoãn thanh toán…

- Khách hàng tạo lập các hồ sơ, tài liệu giả mạo để chứng minh cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với phương án kinh doanh, hóa đơn hay hợp đồng kinh tế khống để chứng minh khả năng tài chính.

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: Khi đề nghị vay vốn tại một ngân hàng, khách hàng phải trình phương án kinh doanh khả thi và phải sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên có nhiều khách hàng chỉ dùng một phần vốn vay vào đúng mục đích, phần còn lại được dùng cho mục đích khác. Điển hình là trường hợp của bà Nguyễn Minh Hoa , Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty cổ phần Sản xuất muối công nghiệp Việt Nam – Isaco. Lợi dụng danh nghĩa Isaco, bà Hoa đã vay 1 tỷ đồng của Ngân hàng Techcombank để thanh toán tiền xây dựng nhưng thực tế chỉ dùng một nửa, phần còn lại thì được bà Hoa dùng vào mục đích riêng.

Khách hàng dùng TSĐB để lừa đảo ngân hàng, bằng cách thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng khác nhau; thế chấp tài sản đang bị giam giữ, tranh chấp; cầm cố hàng trong kho sau đó đổi hàng kém chất lượng; dùng tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng để thế chấp vay vốn tại ngân hàng; thực hiện bán chui tài sản sau khi thế chấp tài sản tại ngân hàng. Một ví dụ tiêu biểu là vụ án của Giám đốc công ty TNHH vận tải Tiến Hà – Nguyễn Mạnh Tiến. Hành vi lừa đảo của ông Tiến diễn ra thông qua Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn, vay 990 triệu đồng của ngân hàng Techcombank để mua 3 xe ô tô: Huyndai Getz BKS: 30M-8190; Huyndai Getz BKS: 30M-8194; Huyndai Santafe BKS: 30M-8140, thời hạn vay 36 tháng. Ngân hàng giữ giấy hẹn lấy đăng ký xe, nhưng ông Tiến đã đến khai báo với Phòng cảnh sát là đánh mất giấy hẹn cấp đăng ký xe và đã được Phòng cảnh sát cấp đăng ký gốc. Sau đó, ông Tiến đã mang 3 chiếc xe đến cầm cố tại cửa hàng cầm đồ để lấy tiền trả nợ do thua lỗ trong kinh doanh cổ phiếu. Những sự việc như vậy xảy ra không chỉ gây tổn thất cho Ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Ngân hàng trên thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Techcombank nói riêng đang hoạt động và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều làm cho sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt trong khi môi trường hoạt động của Ngân hàng thì luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Techcombank hiện là một trong những Ngân hàng được nhiều người biết đến ở Việt Nam với quy mô khách hàng rất lớn. Đây vừa là một thế mạnh để Techcombank cạnh tranh với các Ngân hàng khác nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với Techcombank trong việc đảm bảo an toàn cho Ngân hàng bởi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Dư nợ tín dụng càng tăng thì công tác quản trị rủi ro càng phức tạp và khó khăn hơn bởi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng. Đó có thể là nguyên nhân khách quan xuất phát từ môi trường kinh tế nhiều biến động, hành lang pháp lý còn nhiều bất cập, hoặc có thể là nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng hay từ phía khách hàng vay. Mặc dù Techcombank đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động quản trị rủi ro tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những điểm hạn chế: hạn chế về môi trường tín dụng, hạn chế trong việc thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng và hạn chế trong quá trình quản lý, giám sát.

Từ những cơ sở lý luận đã trình bày ở chương một, và kết quả của việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank như trên, ta có thể nhận thấy quản trị rủi ro tín dụng đóng một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì thế, cần phải có những giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát rủi ro cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 51)