1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách trả lương tại khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

54 1,7K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 112,54 KB

Nội dung

Một số doanh nghiệp dù có cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú hiện đại đếnmấy nhưng đội ngũ lao động không thực hiện tốt công việc thì cũng không thể đảmbảo được chất lượng dịch vụ cung cấ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Khách sạn – Du lịch Trường ĐHThương Mại, em đã được tiếp cận với các bài giảng của thầy cô, qua đó em có thêm kỹnăng, kiến thức về các lý luận, các học thuyết kinh tế và các vấn đề liên quan đếnngành quản trị khách sạn - du lịch, đặc biệt là những kiến thức trong lĩnh vực quản trịkinh doanh nói chung và chuyên ngành Khách sạn - Du lịch nói riêng trong mỗi doanhnghiệp khách sạn, du lịch

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cảm xúc Hà Nội – khách sạn Hà NộiEmotion, em đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kỹ năng thực tế về ngành mà emđang theo học Qua đó, em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnhđạo khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội, các anh chị cán bộ nhân viên của khách sạn

đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua Đồng thời em xin cảm ơn sự quan tâm

và hướng dẫn tận tình, chu đáo của các thầy cô trong khoa Khách sạn – du lịch nóichung và cô Đỗ Thị Thu Huyền nói riêng đã giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốtnghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức và quản lý của khách sạn Hà Nội Emotion,

Hà Nội

Trang 3

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động trong khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

Bảng 2.4 Tiền lương của nhân viên trong năm 2012

Bảng 3.1 Kế hoạch hoạt động kinh doanh trong năm 2013

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- PGS.TS: Phó giáo sư tiến sĩ

- Ths: Thạc sĩ

- TCDL: Tổng cục du lịch

- Sở VH-TT-DL: Sở văn hóa thể thao và du lịch

- Bộ VH-TT-DL: Bộ văn hóa thể thao và du lịch

- UBND: Ủy ban nhân dân

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, phát triển của toàn xã hội, con người ngày càngquan tâm đến việc nâng cao mức sống, quan tâm nhiều hơn đến việc nghỉ ngơi, thưgiãn giải trí Du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và không thể thiếu trong đờisống của con người Trong đó, kinh doanh khách sạn chiếm một vị trí quan trọng,đóng góp một phần không nhỏ cho ngành du lịch

Trang 5

Đặc biệt trong kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng,yếu tố con người là yếu tố quan trọng, là nguồn lực không thể thiếu cho sự phát triển,

sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp kinh doanhkhách sạn, lao động sống được sử dụng chủ yếu, bởi lẽ đó con người càng có vai tròquan trọng Một số doanh nghiệp dù có cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú hiện đại đếnmấy nhưng đội ngũ lao động không thực hiện tốt công việc thì cũng không thể đảmbảo được chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, do vậy mà mục tiêu kinhdoanh khó có thể đạt được

Để đảm bảo tính tích cực và hiệu quả làm việc của người lao động, từ đó nângcao chất lượng dịch vụ góp phần phát triển hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệpcần thiết phải có các chính sách hợp lý về vật chất và tinh thần cho nhân viên, trong đóyếu tố tiền lương là yếu tố quan trọng, là đòn bẩy quan trọng kích thích người lao độnglàm việc tốt hơn Đồng thời đây cũng là một khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn trongtoàn bộ chi phí của doanh nghiệp Vì vậy, làm thế nào để xây dựng cho doanh nghiệpmột chính sách tiền lương hợp lý có thể giải quyết tốt các vấn đề của doanh nghiệp lẫncủa người lao động, tạo động lực thúc đẩy người lao động nâng cao hiệu suất côngviệc và nhà quản trị nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương, qua đó nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hoàn thiện chính sách trả lươngtrong các doanh nghiệp khách sạn Qua quá trình thực tập tại khách sạn Hà NộiEmotion, Hà Nội, em nhận thấy chính sách trả lương trong khách sạn còn nhiều vấn đềchưa được thỏa đáng, phù hợp với sức lao động của nhân viên trong khách sạn như trảlương không thỏa đáng với thời lao động của nhân viên trong khách sạn, chưa phù hợpvới định mức lao động của nhân viên trong khách sạn Do vậy, em đã chọn đề tài

“Hoàn thiện chính sách trả lương tại khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội” để thực

hiện nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về công tác quản trị

tiền lương, công tác trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp nói chung

và trong khách sạn nói riêng, từ đó là cơ sở cho việc hoạch định, tổ chức, kiểm tra việctrả lương cho nhân viên trong khách sạn Và trên cơ sở đó đề xuất một số biện phápnhằm góp phần hoàn thiện công tác trả lương cho nhân viên trong khách sạn một cáchthỏa đáng, minh bạch, rõ ràng và phù hợp với sức lao động của nhân viên, phù hợp vớicác chính sách, các quy định của pháp luật về việc trả lương cho người lao động

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chính sách trả lương trong kinh doanhkhách sạn như làm rõ về các khái niệm về khách sạn, phân loại khách sạn, khái niệm

Trang 6

kinh doanh khách sạn và một số đặc điểm liên quan, một số lý thuyết về tiền lương,chính sách trả lương trong các doanh nghiệp khách sạn

- Phân tích, nghiên cứu thực trạng về tình hình xây dựng, thực hiện, đánh giáchính sách trả lương của khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội dựa trên cơ sở lý thuyếtchung và tình hình trả lương thực tế tại khách sạn

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách trả lươngtại doanh nghiệp khách sạn nói chung và của khách sạn Hà Nội Emoiton, Hà Nội nóiriêng Đồng thời dự báo triển vọng trong tương lai của khách sạn

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Nội dung: Khóa luận tốt nghiệp này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích vàđánh giá chính sách trả lương cho nhân viên trong khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

- Không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu về chính sách trả lương tại kháchsạn Hà Nội Emotion, Hà Nội mà không nghiên cứu sâu về chính sách trả lương tại cáckhách sạn khác trên cùng địa bàn Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: Thu thập thông tin, tư liệu về tình hình trả lương tạikhách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội trong 2 năm 2011 – 2012 mà không nghiên cứutrong các năm trước đó

4 Tình hình nghiên cứu đề tài

- Tài liệu tham khảo là luận văn, khóa luận tốt nghiệp: Liên quan đến đề tài

khóa luận tốt nghiệp này, em được biết trong các năm gần đây từ năm 2008- 2012,chưa có một đề tài tốt nghiệp nào có liên quan đến chính sách tiền lương nói chung vàhoàn thiện chính sách trả lương cho nhân viên nói riêng trong bất cứ khách sạn nào.Tuy nhiên vào những năm 2007- 2008 cũng có các đề tài có liên quan đến tiền lươngtrong khách sạn Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

+ Đào Thùy Linh (2007), Hoàn thiện công tác quản trị tiền lương, tiền thưởng tại khách sạn Hacinco, Đại học Thương Mại

+ Nguyễn Minh Trang (2007), Hoàn thiện công tác quản trị tiền lương, tiền thưởng tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn, Đại học Thương Mại

+ Nguyễn Thị Ngát (2008), Giải pháp hoàn thiện đãi ngộ tài chính tại khách sạn Hòa Bình Place, Đại học Thương Mại

Đây là 3 đề tài có liên quan đến các lý luận cơ bản về tiền lương, các hình thứctrả lương, nội dung quản trị nhân lực trong khách sạn

- Tài liệu tham khảo là giáo trình:

+ PGS.TS Nguyễn Doãn Thị Liễu (2011), Giáo trình quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, trường Đại học Thương Mại, NXB Thống kế

+ Tài liệu tham khảo học phần Quản trị kinh doanh dịch vụ

+ Đồng chủ biên PGS.TS Hoàng Văn Hải và ThS Vũ Thùy Dương (2010),

Giáo trình quản trị nhân lực, trường Đại học Thương Mại, NXB Thống kê Hà Nội

Trang 7

+ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin của Bộ giáo

dục và đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia

-Một số trang web: trang web của khách sạn, trang web trên internet về tiền

lương, hình thức trả lương, chính sách trả lương của một số công ty

Qua thời gian nghiên cứu, em nhận thấy trong 2- 3 năm gần đây, thì đây là đềtài nghiên cứu mới, không có đề tài nào liên quan đến chính sách tiền lương cũng nhưbất cứ vấn đề nào khác có liên quan đến khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội Vì vậy,khóa luận tốt nghiệp của em có tính mới trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về hoàn thiệnchính sách trả lương cho nhân viên trong khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội, em đãrút ra được những ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó Từ

đó, em có đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách trả lương chonhân viên tại khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ,danh mục từ viết tắt, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài khóa luậnđược kết cấu làm 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách trả lương trong kinhdoanh khách sạn

- Chương 2: Thực trạng chính sách trả lương tại khách sạn Hà Nội Emotion, HàNội

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sáchtrả lương tại khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH

TRẢ LƯƠNG TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về khách sạn, kinh doanh khách sạn, lao động

và quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn

1.1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn

a Khái niệm khách sạn, phân loại khách sạn

- Khái niệm khách sạn: Trong Điều 4 – Luật Du lịch của nước ta cũng đã đề cập

“Khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu” để nói lên vị trí quan trọng của khách sạn Có rấtnhiều khái niệm định nghĩa về khách sạn như sau:

Trang 8

+ Theo thông tư 88/2008TT-BVHTTDL, khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch, cóquy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị

trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, Trường Đại học Thương mại, chủ biên

PGS.TS Nguyễn Doãn Thị Liễu, xuất bản năm 2011 và có nội dung như sau: “Kháchsạn là cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch chủ yếu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiệnnghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về:nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác”

- Phân loại khách sạn: Có rất nhiều tiêu thức phân loại khách sạn:

+ Theo quy mô: Tùy vào trình độ phát triển của hoạt động kinh doanh kháchsạn mà mỗi quốc gia xác định số lượng phòng cho mỗi khách sạn Theo cách phân loạinày thì khách sạn được chia thành các loại: Khách sạn có quy mô lớn, khách sạn cóquy mô vừa, khách sạn có quy mô nhỏ

+ Theo loại hạng, loại sao: Khách sạn được phân loại theo từ 1 đến 5 sao, đượcđánh giá bởi “Ủy ban công nhận và phân loại Nhà hàng – Khách sạn” (Hotels AndRestaurants Approval And Classification Committee - HRACC) Cách định “sao” tạimỗi khu vực trên thế giới khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ dựa vào những chỉ tiêu như:

Vị trí, kiến trúc; Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; Dịch vụ và mức độ phục vụ; Nhânviên phục vụ; Vệ sinh

Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao là khách sạn có cơ sở vậtchất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách

du lịch về ăn, nghỉ ngơi, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp vớitiêu chuẩn quốc tế

+ Theo vị trí địa lý: Khách sạn được chia thành 4 loại: Khách sạn thành phố(city hotel); Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) ; Khách sạn nổi (floating hotel);Khách sạn bên đường (motel) Ngoài ra còn một số loại khách sạn khác như: Kháchsạn di động (rotel), khách sạn sân bay (airport hotel), khách sạn ven đô…

+ Theo mức độ cung cấp dịch vụ: Theo cách phân loại này, khách sạn đượcchia thành 4 loại: Khách sạn sang trọng (luxury/ deluxe hotel); Khách sạn dịch vụ đầy

Trang 9

đủ (full service hotel); Khách sạn vụ hạn chế (limited service hotel); Khách sạn bìnhdân/ khách sạn kinh tế (economy hotel)

+ Theo hình thức sở hữu và quản lý: Khách sạn được chia thành các loại: kháchsạn tư nhân, khách sạn nhà nước, khách sạn liên doanh và các loại khác Thực tế trênthế giới, có khách sạn được quản lý điều hành bởi người chủ sở hữu nó, nhưng cũng cókhách sạn được sở hữu bởi một người song lại do người khác quản lý điều hành Theotiêu chí này, khách sạn được chia thành 3 loại: chủ sở hữu tài sản, nhượng quyền vàhợp đồng quản lý

b Khái niệm, đặc điểm kinh doanh khách sạn

- Khái niệm kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinhdoanh các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm mục đíchsinh lợi

- Đặc điểm kinh doanh khách sạn

+ Kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tài nguyên du lịchKinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tàinguyên du lịch như các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hóa Quy môhoạt động kinh doanh của khách sạn lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sức chứa của tàinguyên du lịch, khả năng tiếp nhận tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch.Tài nguyên

du lịch không phải tồn tại mãi mãi mà theo thời gian, do vậy cần có các biện pháp khaithác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên du lịch hợp lý

+ Sản phẩm của kinh doanh khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ

Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của khách sạn là lưu trú, ăn uống và các dịch

vụ bổ sung Các sản phẩm này có tính không hiện hữu, tính đồng thời về cả khônggian và thời gian giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ, không xem trước được,sản phẩm rất dễ bị sao chép, sản phẩm dịch vụ không tách rời khỏi nguồn gốc củanó… đây là những đặc điểm của các sản phẩm được gọi là dịch vụ Do đó, sản phẩmcủa kinh doanh khách sạn là sản phẩm dịch vụ

+ Khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ khách sạn chủ yếu là khách du lịch

Khách hàng tiêu dùng dịch vụ của khách sạn gồm cả khách du lịch và dân địaphương Nhu cầu của dân cư địa phương chủ yếu là nhu cầu về các dịch vụ đơn lẻ củakhách sạn Phần lớn các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn được tạo ra nhằm thỏa mãnnhu cầu của khách du lịch Các dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung gắn với lưu trú chủyếu phục vụ khách du lịch

+ Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và nhân lực

Trang 10

Kinh doanh khách san đòi hỏi dung lương vốn lớn Vốn đầu tư ban đầu của cáckhách sạn lớn do yêu cầu chất lượng sản phẩm dịch vụ rất cao, cơ sở vật chất kỹ thuậtcũng đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn cao Để kinh doanh khách sạn cũng cần đầu tư vào cơ

sở hạ tầng, đất đai nên chi phí cho công trình khách sạn lớn Măt khác, trong quá trìnhkinh doanh, các khách sạn phải luôn duy trì tình trạng vốn có, đảm bảo tính sẵn sàngđón tiếp và phục vụ khách, vì vậy đẩy chi phí kinh doanh lên cao

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động lớn Sản phẩm của kháchsạn chủ yếu là sản phẩm phục vụ được tạo thành do giao diện tiếp xúc trực tiếp giữanhân viên và khách hàng Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hoácao theo khu vực dịch vụ và thao tác kỹ thuật Chính vì vậy, cần phải có số lượng laođộng lớn để đáp ứng số lượng lao động cần thiết trong từng bộ phận và từng ca làmviệc phù hợp với thời gian tiêu dùng của khách

+ Kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt ở những khách sạnhoạt động kinh doanh gắn chặt với điều kiện tự nhiên

Những biến động của tự nhiên làm thay đổi giá trị và sức hấp dẫn của tàinguyên du lịch có tính quy luật đã tác động đến lượng cầu du lịch đến các điểm đến dulịch biến động lặp đi lặp lại hàng năm Từ đó tạo tính thời vụ trong kinh doanh kháchsạn, đặc biệt là những khách sạn gắn chặt với điều kiện tự nhiên như khách sạn nghỉbiển mùa hè, khách sạn nghỉ núi mùa đông…Ngoài ra, kinh doanh khách sạn có tínhthời điểm, phụ thuộc vào quy luật sinh lý của khách hàng trực tiếp tiêu dùng dịch vụ

1.1.2 Lao động trong kinh doanh khách sạn

a Khái niệm lao động trong kinh doanh khách sạn

Là một bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công để thực hiện sáng tạo

và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn chokhách hàng, xã hội

b Đặc điểm của lao động trong kinh doanh khách sạn

- Lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động dịch vụ,mang tính chất phi sản

xuất vật chất: Hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu là tạo ra dịch vụ để thỏa mãn

nhu cầu của khách hàng do đó lao động trong khách sạn cũng chủ yếu là lao động dịch

vụ, lao động này không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất Khi đó công cụ lao độngchủ yếu là thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ của nhân viên trong khách sạn

- Tính chuyên môn hoá cao dẫn đến khó thay thế lao động: Hoạt động kinh

doanh khách sạn nhằm mục đích tạo ra sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cao cấptổng hợp của khách là chủ yếu Tính chuyên môn hóa không chỉ được thể hiện giữa bộphận này với bộ phận khác mà cũng thể hiện từng bộ phận

Trang 11

Ví dụ : Nhân viên buồng, lễ tân, bàn, bar, bếp, … có quy trình công nghệ và

yêu cầu riêng, thậm chí trong cùng một bộ phận bếp cũng có chuyên môn riêng giữanhân viên bếp Âu, Á, Hàn, Nhật, …

- Lao động trong khách sạn thường phải sử dụng rất nhiều nhân công và chủ

yếu là lao động nữ: Khó có khả năng cơ khí hoá, tự động hoá dẫn đến số lượng lao

động nhiều trong cùng một thời gian và không gian (chưa kể sự có mặt của người tiêudùng), nhiều loại chuyên môn nghề nghiệp dẫn đến việc khó khăn trong tổ chức quản

lý điều hành Và lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động nữ, vì họ rất phù hợpvới các công việc phục vụ ở các bộ phận như buồng, bàn, bar, lễ tân, còn nam giới thìthích hợp ở bộ phận quản lý, bảo vệ, bếp

- Cường độ lao động không đều, mang tính thời điểm cao, đa dạng và phức tạp,

đồng thời chịu sức ép về mặt tâm lý lớn: Lao động trong khách sạn chịu sự chi phối

của thời điểm du lịch Cường độ cao trong mùa du lịch và cường độ thấp ngoài vụ dulịch Lao động trong khách sạn mang tính phục vụ trực tiếp, nên họ có nhiều thời giantiếp xúc với khách, họ luôn phải làm hài lòng mọi đối tượng khách khi tiếp xúc trựctiếp, và phải chịu rất nhiều tác động tâm lý, môi trường, các nguy cơ bên ngoài xã hội

- Tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách: Thời gian làm việc của hầu hết các

bộ phận trong khách sạn kinh doanh lưu trú và ăn uống phục vụ vào thời gian tiêu

dùng của khách: Lao động trong khách sạn phục vụ tối đa nhu cầu của khách, đảm bảo

phục vụ khách 24/24h và cả ngày lễ tết

- Đặc điểm khác như:

+ Cơ cấu độ tuổi: Lao động trong khách sạn đòi hỏi phải có độ tuổi trẻ vào

khoảng từ 20—40 tuổi Độ tuổi này thay đổi theo từng bộ phận của khách sạn: Bộ

phận lễ tân: từ 20 –25 tuổi; Bộ phận bàn, Bar : từ 20 –30 tuổi; Bộ phận buồng: 25 – 40 tuổi Ngoài ra bộ phận có độ tuổi trung bình cao là bộ phận quản lý từ 40 – 50 tuổi

+ Lao động trong khách sạn có hệ số luân chuyển cao: Do lao động trong

khách sạn chịu sức ép tâm lý lớn nên khi có điều kiện họ sẽ dễ dàng chuyển đến mộtnơi khác ổn định hơn Đồng thời trong khách sạn thường xuyên có sự thuyên chuyểnlao động bắt buộc đối với các đối tượng không đáp ứng được yêu cầu công việc

1.1.3 Quản trị nhân lực trong kinh doanh khách sạn

a Hoạch định nhân lực

Hoạch đinh nhân lực là nội dung đầu tiên và quan trọng của quản trị nhân lực,

là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực, xây dựngcác chiến lược nguồn nhân lực và thiết lập các chương trình hoặc các chiến thuật đểthực hiện các chiến lược nguồn nhân lực đó, để vạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm

Trang 12

bảo mục tiêu "đúng người, đúng việc, đúng lúc" Cơ sở để hoạch định nhân lực là căn

cứ vào mục tiêu kinh doanh của khách sạn phải có tầm nhìn chiến lược và chi tiết đểđáp ứng nhu cầu nhân lực cho khách sạn ở hiện tại và tương lai

Quá trình hoạch định gồm 6 bước: Xây dựng các chỉ tiêu về nguồn nhân lựctrên mục tiêu chiến lược của khách sạn; Tổng hợp nhu cầu cần tuyển dụng nhân lực;Phân tích thực trạng nguồn nhân lực; Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhânlực; Lập kế hoạch thực hiện; Đánh giá việc thực hiện kế hoạch

b Tuyển dụng nhân lực

Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân lực để thỏa mãnnhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thựchiện mục tiêu của doanh nghiệp Trong ngành khách sạn số lượng và chất lượng độingũ nhân sự sẽ quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh Vì vậy đòi hỏicác nhà quản lý phải có chính sách phù hợp trong công tác tuyển chọn nhân viên để sốlượng và chất lượng nhân viên phải phù hợp với công việc mà họ sẽ đảm nhận Cácnguồn tuyển dụng có thể từ trong khách sạn, bên ngoài khách sạn thông qua việcquảng cáo, thông qua cơ quan tuyển dụng, sinh viên thực tập, qua sự giới thiệu…

Quy trình tuyển dụng của khách sạn có thể trải qua các bước bao gồm: Chuẩn

bị và thông báo tuyển dụng, thu nhận hồ sơ và sơ tuyển, phỏng vấn trực tiếp và kiểmtra tay nghề, kiểm tra sức khỏe, thông báo tuyển dụng đối với các ứng viên trúngtuyển

c Bố trí và sử dụng nhân lực

Là quá trình sắp đặt nhân lực vào các vị trí, khai thác và phát huy tối đa nănglực làm việc của nhân viên nhằm đạt hiệu quả cao trong khách sạn Bố trí và sử dụngnhân lực phải dựa trên nguyên tắc đúng người, đúng việc Để thực hiện nguyên tắcnày, thì nhà quản lý phải dựa vào định mức lao động, tổ chức lao động và công việc

Trong khách sạn, việc bố trí và sử dụng nhân lực được thực hiện thông qua cáchoạt động: phân công và hợp tác lao động; xây dựng và hoàn thiện định mức lao động;

tổ chức phục vụ nơi làm việc; đảm bảo các điều kiện lao động an toàn, tiến hành bổnhiệm nhân lực vào các vị trí theo đúng năng lực và sở trường của mỗi người, xác lậpcác nhóm làm việc hiệu quả

d Đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo là các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng củanhân viên đối với công việc hiện hành hay tương lai Phát triển bao gồm các hoạt độngnhằm chuẩn bị cho công nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức, những biến đổi vànâng cao trình độ của công nhân viên

Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên có sự ảnh hưởng rất lớn vào sựphát triển của khách sạn Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực góp phần đắc lực trongviệc thực hiện kế hoạch chiến lược của khách sạn Nội dung đào tạo và phát triển nhânlực rất đa dạng gồm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ…

Trang 13

Hình thức đào tạo phong phú và linh hoạt tạo điều kiện cho mọi người đều có thể thamgia đào tạo đồng thời Đề bạt nhân viên vào những vị trí còn trống trong khách sạn làmột nội dung quan trọng để nhà quản trị phát triển nhân viên của mình

e Đánh giá quá trình thực hiện công việc

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là một hoạt động quantrọng trong công tác quản trị nhân sự, giúp cho khách sạn có cơ sở để hoạch định,tuyển chọn, đào tạo và phát triển nhân sự Đánh giá năng lực làm việc của nhân viênđiều quan trọng là phải biết được hiệu quả thực hiện công việc của họ Một số côngviệc có thể lượng hóa được hiệu quả như dọn bao nhiêu buồng, làm thủ tục đăng kýcho bao nhiêu khách, Tuy nhiên số lượng đo lường này phải được đánh giá cùng vớitiêu chuẩn: chính xác, an toàn, chất lượng

Có nhiều cách để đánh giá nhân viên Nhà quản trị có thể đánh giá trực tiếpnhân viên nhưng cách tốt nhất và hiệu quả nhất chính là dựa vào sự đánh giá củakhách hàng, họ sẽ cảm nhận được chất lượng phục vụ mà nhân viên mang tới, sự thỏamãn của khách hàng với nhân viên trong khách sạn

f Đãi ngộ nhân lực

Đãi ngộ nhân viên trong khách sạn bao gồm cả đãi ngộ vật chất và đãi ngộ phivật chất Trong đó, việc quản lý tiền lương là vấn đề quan trọng nhất đối với việc quảntrị trong khách sạn.Trong phạm vi ngành kinh doanh khách sạn, việc trả lương thườngđược thực hiện theo 4 nhóm: nhân viên hưởng lương tháng, nhân viên toàn thời gian,nhân viên bán thời gian, nhân viên nhất thời

Chính sách lương thưởng cụ thể trong khách sạn phụ thuộc vào các mục tiêukinh doanh, chính sách nguồn nhân lực, trình độ kỹ năng của nhân viên, kinh nghiệm Việc xét duyệt lương trong khách sạn cần được nhà quản trị tiến hành định kỳ và phùhợp với ngân quỹ của khách sạn và các chu kỳ tài chính

1.2 Nội dung chính sách trả lương trong kinh doanh khách sạn

1.2.1 Khái niệm, bản chất, vai trò và chức năng của tiền lương

a Khái niệm tiền lương

Tiền lương là khoản tiền được ghi trong hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng laođộng của giám đốc khách sạn ký với cán bộ, nhân viên trong khách sạn, tối thiểu bằngmức lương cơ bản theo quy định của nhà nước về ngạch lương, bậc lương và phụ cấpchức vụ và tùy theo kết quả hoạt động tài chính của khách sạn nhằm bù đắp hao phísức lao động cho nhân viên

Tiền lương là khoản thu nhập, là nguồn sống chủ yếu của bản thân, của gia đình người lao động và là điều kiện để người lao động hòa nhập vào xã hội

b Bản chất tiền lương

Tiền lương, tiền công là biểu hiện của giá trị sức lao động Tiền lương, tiềncông thường bị hiểu nhầm là giá cả của lao động vì sức lao động của người lao động

Trang 14

không bao giờ tách khỏi người lao động Người sử dụng sức lao động thì trả tiền để có

lao động, nên họ nghĩ rằng họ mua lao động Người lao động cũng tưởng mình bán laođộng vì toàn bộ lao động bỏ ra là phương tiện để sinh sống Nhưng sự thật thì tiềnlương và tiền công không phải là giá cả của lao động vì lao động không phải là hànghóa Vì vậy cái mà người sử dụng lao động mua chính là sức lao động Do vậy bảnchất của tiền công, tiền lương là giá cả của giá trị sức lao động trên thị trường

Tiền lương bao gồm là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:

- Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả chongười lao động

- Tiền lương thực tế biểu hiện qua số lượng hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch

vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình

c Vai trò của tiền lương

- Đối với người lao động

+ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay tiền lương là nguồn thu nhập chính củangười lao động nhằm đảm bảo cuộc sống, giúp họ và gia đình trang trải các chi tiêusinh hoạt, dịch vụ cần thiết

+ Tiền lương mà người lao động kiếm được có ảnh hưởng đến địa vị của ngườilao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũngnhư giá trị tương đối của họ với tổ chức và đối với xã hội

+ Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người laođộng ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua việc nâng caotrình độ và sự đóng góp cho tổ chức Vậy tiền lương vừa mang ý nghĩa giá trị vật chấtvừa mang giá trị tinh thần quan trọng đối với người công nhân

- Đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn

+ Quỹ tiền lương có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Tiền lương là một phần quan trọng của chi phí sản xuất, tăng tiền lương sẽ ảnhhưởng đến chi phí sản xuất, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường Do đó quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được tính quán cụ thể hợp lý vớitình hình đặc điểm riêng của doanh nghiệp

+ Tiền lương là công cụ quản lý lao động của đơn vị: Khi tiền lương quá cao thì

sự cố gắng làm việc của con người sẽ giảm đi họ sẽ giành nhiều thời gian cho nghỉngơi Nếu tiền lương trả quá thấp so với sức lao động bỏ ra thì họ sẽ không gắn bó vớiđơn vị mà tìm một môi trường khác thích hợp hơn được trả lương cao hơn và có điềukiện phát huy khả năng của mình

- Đối với xã hội

Tiền lương có thể ảnh hưởng quan trọng đến các nhóm, các tổ chức khác nhautrong xã hội Tiền công cao giúp cho người lao động có sức mua cao hơn và điều đólàm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng Tiền lương đóng góp một phần đáng kể vàothu nhập quốc dân thông qua thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chínhphủ cũng như giúp cho chính phủ điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã

Trang 15

hội Ngoài ra tiền lương còn có một phần nhỏ đóng góp vào hệ thống BHXH- hệ thốngmang tính cộng đồng sâu sắc

d Chức năng của tiền lương

- Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động: Muốn trả lương cần phải xác địnhđược giá trị sức lao động thực tế hao phí là bao nhiêu Tiền lương cũng là một hìnhthức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động Do đó tiền lương là thước đo giá trịhàng hóa sức lao động

- Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động: Tiền lương phải đảm bảo khôiphục lại sức lao động đã mất hay tái sản xuất sức lao động Trong quá trình lao độngsức thần kinh và cơ bắp của con người bị tiêu hao vì vậy để tiếp tục lao động trong giaiđoạn sau thì đòi hỏi người lao động phải bù đắp lại bằng cách nghỉ ngơi, mua sắm tưliệu sinh hoạt phục vụ cho người lao động

- Tiền lương kích thích sản xuất: Tiền lương phải có tác dụng khuyến khíchngười lao động, hăng hái sản xuất, hết lòng tận tụy với công việc, làm ra nhiều sảnphẩm cho doanh nghiệp, xã hội Để thực hiện được chức năng này thì tiền lương trảcho người lao động phải xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, tổ chức tiền lương phảihợp lý, công bằng gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Tiền lương có vai trò tích lũy: Khi con người sống luôn tiêu thụ một lượng tưliệu sinh hoạt nhất định Không phải con người lúc nào cũng làm việc chẳng hạn nhưlúc ốm đau, về già, sinh con Vậy người lao động phải tích lũy Như vậy tiền lươngphải đảm bảo vai trò tích lũy

1.2.2 Nội dung chính sách trả lương

a Xây dựng chính sách trả lương

- Nguyên tắc trả lương

Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau Nguyên tắc này

đảm bảo được tính công bằng trong phân phối tiền lương giữa những người lao độnglàm việc như nhau trong các doanh nghiệp khác nhau, đảm bảo được sự bình đẳngtrong trả lương Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu của tiền lương là phân phối theolao động, có nghĩa là việc trả lương phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Tiền lương và tăng năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với

nhau Tăng năng suất lao động là tiền đề để tăng lương, ngược lại tăng tiền lương đểkích thích tăng năng suất lao động Do đó, có thể nói muốn tăng tiền lương thì phảităng năng suất lao động xã hội với tốc độ cao hơn Nguyên tắc này là cần thiết để nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống người lao động

và phát triển nền kinh tế

Trang 16

Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân

+ Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành khác nhau làkhác nhau Sự khác nhau này cần thiết phải được phân biệt trong trả lương, có như vậymới khuyến khích được người lao động học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng

+ Điều kiện lao động ở các ngành khác nhau là khác nhau Điều đó ảnh hưởngtới mức hao phí lao động của người lao động trong quá trình làm việc Những ngườilao động trong môi trương nặng nhọc độc hại hao tổn nhiều sức lực phải được trảlương cao hơn so với những người làm việc trong điều kiện bình thường

+ Sự phân bố theo khu vực sản xuất: Một ngành có thể được phân bố ở nhữngkhu vực khác nhau về địa lý, kéo theo những khác nhau về đời sống vật chất, tinh thần,văn hóa, tập quán Do đó, để thu hút lao động đến với những vùng khó khăn về điềukiện sống cần phải có những chính sách tiền lương thích hợp với những loại phụ cấp,trợ cấp ưu tiên thỏa đáng

- Yêu cầu của việc trả lương

+ Tính hợp pháp: Hệ thống trả lương phải tuân thủ các điều luật về trả lương

cho người lao động được quy định trong luật lao động như quy định về mức lương tốithiểu, quy định về thời gian, điều kiện lao động, các quy định về phúc lợi xã hội,BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…

+ Tính hấp dẫn: Thể hiện ở mức lương khởi điểm Mức lương khởi điểm

thường là một trong những yếu tố cơ bản nhất khiến người lao động quyết định cóchấp nhận làm việc ở doanh nghiệp hay không Thông thường các doanh nghiệp càngtrả lương cao càng có khả năng thu hút được người lao động giỏi

+ Tạo động lực: Thể hiện ở mức lương sau mức lương khởi điểm Các mức

lương này phải có sự phân biệt tương ứng với yêu cầu mức độ phức tạp và kỹ năngthực hiện cũng như mức độ đóng góp

+ Tính công bằng: Hệ thống trả lương phải giúp mọi người cảm thấy sự chênh

lệch giữa các công việc khác nhau (công bằng trong nội bộ) Ngoài ra, hệ thống trảlương của doanh nghiệp phải tương quan với hệ thống trả lương của các doanh nghiệpkhác trong cùng ngành (công bằng so với bên ngoài)

+ Tính đảm bảo: Hệ thống trả lương phải giúp người lao động cảm nhân được

tiền lương hàng tháng của mình được đảm bảo ở một mức nào đó và không phụ thuộcvào các yếu tố biến động khác

+ Tính hiệu suất: Hệ thống trả lương phải mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp,

hay hệ thống trả lương phải tính đến một đồng lương bỏ ra thì thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận

- Các hình thức trả lương

Trang 17

Đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn có thể áp dụng các hình thức trảlương khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp Thông thường có 3 hìnhthức trả lương phổ biến sau:

+ Hình thức trả lương theo thời gian: Lương thời gian là tiền lương cho ngườilao động làm việc theo thời gian lao động và mức lương quy định theo trình độ thànhthạo của người đó Có 2 hình thức trả lương theo thời gian là lương đơn giản và lươngthời gian có thưởng

x thời gian lao động thực tế

Lương thời gian có thưởng = lương thời gian đơn giản + thưởng

Hình thức trả lương này khuyến khích người lao động đảm bảo ngày công laođộng nhưng tiền lương mang tính bình quân hóa, tạo tư tưởng đối phó của người laođộng, giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

+ Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho ngườilao động căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) mà họ hoàn thành.Sản phẩm ở đây được xác định là công suất sử dụng phòng, lượng khách tới, số dịch

vụ bán được trong kỳ Hình thức trả lương này được phân thành các loại sau: trả lươngtheo sản phẩm trực tiếp, trả lương theo sản phẩm tập thể, trả lương theo sản phẩm giántiếp, trả lương theo sản phẩm luỹ tiến, trả lương theo sản phẩm có thưởng

+ Hình thức trả lương khoán theo doanh thu: Là cơ chế khoán mà tiền lương vàtiền thưởng của tập thể, cá nhân người lao động tùy thuộc vào đơn giá lương khoán vàmức doanh thu thực tế mà doanh nghiệp đạt được Đơn giá lương khoán là định mứcchi phí tiền lương cho 1000 đồng doanh thu

x 1000

Quỹ lương khoán (thực tế) = đơn giá lương khoán x doanh thu thực hiện

Hình thức trả lương này đã kết hợp việc trả lương với kết quả kinh doanh nênkhắc phục được những hạn chế của hình thức trả lương theo thời gian Tuy nhiên, hìnhthức trả lương này không khuyến khích việc tiết kiệm chi phí, chạy theo doanh thu dẫnđến các hiện tượng tiêu cực như khai khống doanh thu, gian lận trong hạch toán

+ Hình thức trả lương khoán theo thu nhập: Là cơ chế khoán mà tiền lương,thưởng của tập thể và cá nhân người lao động tùy thuộc vào thu nhập ròng của doanhnghiệp Đây chính là cơ chế khoán gộp quỹ của khách sạn với quỹ lương

Thu nhập = Doanh thu – Trị giá vốn hàng hóa – Chi phí vật chất - Thuế

Quỹ tiền lương = Thu nhập – Các quỹ còn lại

Hình thức trả lương này gắn liền với tiền thường, thu nhập của người lao động,chất lượng, hiệu quả, khoán theo thu nhập kết hợp 3 lợi ích kinh tế hài hòa hơn Songngười lao động nhận được tiền lương của mình tương đối chậm vì sau khi doanh

Trang 18

nghiệp quyết toán được lỗ lãi Do vậy giảm tính đòn bẩy của tiền lương Đây là hìnhthức phức tạp chỉ phù hợp với đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập

b Tổ chức triển khai thực hiện chính sách trả lương

- Xác định mức lương tối thiểu chung

Theo Nghị định ban hành của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là1.050.000đ áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng

vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức Mức lương tốithiểu chung quy định tại Nghị định này được dùng làm cơ sở để tính các mức lươngtrong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế

độ khác theo quy định của pháp luật, tính các khoản trích và các chế độ được hưởngtính theo lương tối thiểu chung

Nhà quản trị xây dựng cho doanh nghiệp mình một chính sách trả lương phùhợp dựa vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp như khả năng tài chính của doanhnghiệp, tổng quỹ lương của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp,triết lý và quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp…

- Xây dựng hệ thống thang, bảng lương

Thang lương dùng để xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương giữa những lao độngcùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạo khác nhau Mỗi

thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số phù hợp với các bậc lương ấy;

Bảng lương là bảng gồm một số hệ số (hoặc mức lương) được thiết kế theo chức danhnhóm, chức danh nghề, công việc

Hệ thống thang bảng lương của mỗi vị trí, chức vụ sẽ khác nhau Đối với nhàquản trị sẽ có mức lương khác, trưởng bộ phận sẽ, nhân viên nghiệp vụ, nhân viên củacác bộ phận hành chính có mức lương khác nhau nhưng phải đảm bảo mối quan hệhợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm cùng lĩnh vực trong nền kinh tếquốc dân

- Thiết lập quy chế trả lương

Với mỗi loại tính chất lao động, mỗi bộ phận trong khách sạn mà có thể ápdụng một cách trả lương cho phù hợp Lương cố định có thể áp dụng cho vị trí hànhchính, lương khoán áp dụng cho vị trí tạo ra doanh thu Cũng có thể áp dụng cả haicách tính lương Cần xây dựng các tiêu chuẩn hoàn thành công việc để đảm bảokhuyến khích và công bằng trong quy chế trả lương

Thiết lập quy chế trả lương được xây dựng dựa trên các tiêu thức như: hìnhthức trả lương như thế nào để đảm bảo đồng bộ, dễ dàng trong quá trình trả và nhận

Trang 19

lương; trả lương vào thời điểm nào phù hợp; và cơ chế tăng lương ra sao để cho ngườilao động có thêm động lực, tích cực làm việc

- Thủ tục trả lương

Trên cơ sơ việc xây dựng chính sách, quy chế trả lương của khách sạn, căn cứvào kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động phục vụ, hoàn thành công viêccủa toàn bộ nhân viên trong khách sạn, nhà quản trị sẽ tổ chức thực hiện việc chi trảtiền lương cho nhân viên trong công ty một cách hợp lý, đảm bảo công bằng, côngkhai, đúng nguyên tắc, yêu cầu của công tác trả lương cho nhân viên

+ Các bộ phận trong khách sạn nộp bảng chấm công lao động của nhân viêntrong bộ phận mình trong tháng tới giám đốc khách sạn

+ Giám đốc đưa bảng chấm công và giao nhiệm vụ cho bộ phận kế toán tính vàthực hiện việc trả lương cho nhân viên hợp lý, đúng với thời gian làm việc của nhânviên, kết quả công việc mà từng nhân viên, từng bộ phận

+ Thông báo tới toàn bộ nhân viên trong khách sạn về thời gian nhận tiền lương+ Cân nhắc, xem xét về việc thưởng thêm cho nhân viên, các bộ phận trongkhách sạn nếu có thành tích lao động tốt, vượt trội hơn so với các nhân viên khác,hoặc các bộ phận trong khách sạn

c Đánh giá việc thực hiện chính sách trả lương

Căn cứ vào quy định về công tác trả lương trong khách sạn, căn cứ vào nguyêntắc chung về quy đinh trả lương người lao động của Nhà nước, căn cứ vào kết quảkinh doanh của khách sạn, hiệu quả làm việc của nhân viên….mà giám đốc khách sạn

sẽ triển khai đánh giá hiệu quả việc trả lương cho nhân viên trong khách sạn

Đây là quy trình cuối cùng trong công tác trả lương nhưng lại là khâu quantrọng trong công tác quản trị của nhà quản trị Quản lý tốt khâu này, nhà quản trị sẽnắm bắt được tình hình lao động của nhân viên, các chi phí sản xuất trong kỳ củakhách sạn và quan trọng hơn là còn lại bao nhiêu lợi nhuận cho khách sạn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách trả lương trong kinh doanh khách sạn

1.3.1 Các nhân tố khách quan

- Tính chất công việc: Mỗi công việc khác nhau thì có các đặc trưng khác nhau

về yêu cầu trình độ kỹ năng, yêu cầu trách nhiệm, sự hao phí thể lực, trí lực và về điềukiện làm việc khác nhau Các công việc càng đòi hỏi nhiều kỹ năng, yêu cầu tráchnhiệm cao thì hao phí thể lực và trí lực lớn, môi trường làm việc khó khăn, độc hại thìxứng đáng với mức tiền lương cao hơn và ngược lại

Trang 20

- Môi trường lao động: Tình hình cung cầu trên thị trường lao động ảnh hưởngrất lớn đến tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động Nếu cungvượt quá cầu thì sẽ làm cho mức lương trung bình trên thị trường giảm xuống làm cholương của nhân viên cũng có xu hướng giảm xuống và ngược lại

- Quy định của Nhà nước: Chính sách trả lương của doanh nghiệp phải tuântheo những quy định có liên quan của nhà nước về đảm bảo quyền lợi cho người laođộng Thông thường quốc gia nào cũng có những quy định về mặt pháp lý để bảo vệngười lao động, thể hiện ở quy định mức lương tối thiểu, doanh nghiệp trả lương chongười lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu đó, các chế độ bảo hiểm xãhội, các ngày nghỉ trong năm và các quyền lợi khác

- Sự cạnh tranh giữa các khách sạn về việc sử dụng người lao động có trình độ,

kỹ năng, chuyên môn giỏi, chính sách đãi ngộ, thu hút người tài của các khách sạn.Nếu khách sạn có kế hoạch trả lương công khai, minh bạch, mức lương cao hay cácchính sách đãi ngộ tài chính cao hơn so với các doanh nghiệp thì sẽ thu hút được ngườilao động từ bên ngoài vào làm tại khách sạn, sẽ giữ chân được các nhân viên giỏi, lànhnghề, có kỹ năng làm việc, thâm niên công tác cao Ngược lại, nếu chế độ, chính sáchtrả lương không minh bạch, còn nhiều vấn đề bất cập thì sẽ không thu hút được laođộng mới, cũng như không giữ chân được nhân viên cũ

- Các nhân tố khác như: Sự ảnh hưởng của tính mùa vụ trong du lịch, tình hìnhkinh tế, văn hóa, sức ép của xã hội, chính trị, mức sống trung bình của dân cư, tìnhhình giá cả thị trường …

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

- Trình độ lành nghề, kỹ năng của nhân viên: Mỗi người nhân viên khác nhau

có thể lực và trí lực khác nhau, khả năng làm việc khác nhau, khả năng hoàn thànhcông việc cũng khác nhau do đó mức lương trả cho họ là khác nhau

- Thâm niên công tác, sự trung thành của nhân viên: Thâm niên chỉ là một trongnhững yếu tố giúp cho đề bạt, thăng thưởng nhân viên.Trả lương cho sự trung thành sẽkhuyến khích nhân viên lòng tận tụy tận tâm vì sự phát triển của tổ chức Sự trungthành và thâm niên có mối quan hệ với nhau

- Tiềm năng của nhân viên: Những người có tiềm năng là những người chưa cókhả năng thực hiện những công việc khó ngay, nhưng trong tương lai họ có tiềm năngthực hiện được những việc đó Trả lương cho những tiềm năng được coi như đầu tưcho tương lai giúp cho việc giữ chân và phát triển tài năng cho tiềm năng của tương lai

- Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp: Doanh nghiệp làm ăn tốt, doanhthu lớn, lợi nhuận tăng thường là điều kiện để chủ doanh nghiệp tăng tiền lương chonhân viên và ngược lại

Trang 21

- Quan điểm triết lý của doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp quan niệm trảlương cao cho người lao động để thu hút nhân tài, từ đó nâng cao chất lượng sảnphẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường

- Mục tiêu kinh doanh của khách sạn: Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nàocũng mong muốn đạt tới là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí Và yếu tố tiềnlương là yếu tố quan trọng tạo nên mục tiêu này

- Chính sách nguồn nhân lực: Nhà quản trị có chính sách nguồn nhân lực nhưthế nào cho khách sạn của mình trong các mùa chính, ngoài mùa, nhân viên cố địnhhay nhân viên làm tạm thời, part-time…đều có ảnh hưởng tới chính sách trả lương chonhân viên trong khách sạn

- Các nhân tố khác như: Trình độ học vấn và đào tạo, các phẩm chất cá nhân,mức hoàn thành công việc…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TRẢ LƯƠNG TẠI KHÁCH SẠN

HÀ NỘI EMOTION, HÀ NỘI 2.1 Phương pháp nghiên cứu vấn đề

Dữ liệu có 2 loại là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Nhưng do giới hạn về mặtthời gian thu thập dữ liệu và hạn chế về nhận thức nên trong bài khóa luận này em chỉ

sử dụng các dữ liệu thứ cấp để tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đếncông tác nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích cóthể là khác với mục đích nghiên cứu của khóa luận Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu

đã xử lý hoặc dữ liệu chưa xử lý ( còn gọi là dữ liệu thô)

Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài bao gồm

- Nguồn dữ liệu nội bộ khách sạn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thịtrường khách mục tiêu, các số liệu về cơ cấu lao động… của khách sạn trong 2 năm2011- 2012 và kế hoạch hoạt động của khách sạn trong năm 2013 Các thông tin đượccung cấp từ các bộ phận trong khách sạn là phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng kinhdoanh, phòng dự án

- Nguồn dữ liệu bên ngoài: thu thập từ sách, các đề tài luận văn khóa trước, cácwebsite…có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trang 22

- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu nội bộ (sốlượng, cơ cấu lao động, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011- 2012,bảng kế hoạch hoạt động trong năm 2013, thị trường khách của khách sạn ) và dữliệu bên ngoài (các quy định của pháp luật về chính sách lương, bậc lương, thanglương, quy tắc hình thức trả lương, sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, văn hóa, xãhội, chính trị ) có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng các thông tin thu thập được sosánh với nhau từ đó rút ra các kết luận thông qua chênh lệch của các con số Phươngpháp này được sử dụng để so sánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng laođộng của khách sạn trong năm 2011- 2012

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thôngqua bảng kết quả hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011-2012, tình hình thựchiện chính sách trả lương, đánh giá chất lượng đội ngũ lao động thông qua bảng cơ cấulao động trong khách sạn

2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến chính sách trả lương tại khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

2.2.1 Giới thiệu chung về khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

a Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

Thông tin chung về khách sạn Hà Nội Emotion

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Cảm Xúc Hà Nội – Khách sạn Hà Nội Emotion Tên tiếng Anh: Hanoi Emotion Joint- Stock Company

Website: www.hanoi-emotion.com

Trụ sở chính: 26-28 Ngõ Hàng Bột, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04.38489848

- Quá trình hình thành và phát triển khách sạn Hà Nội Emotion

Khách sạn Hà Nội Emotion là một phần của tập đoàn Emotion Việt Nam vớimong muốn hoàn tất dịch vụ khép kín, cung cấp đầy đủ các dịch vụ đi lại, ăn uống,nghỉ ngơi của khách khi đến du lịch Việt Nam Đồng thời nhân dịp đại lễ 1000 nămThăng Long năm 2010, tập đoàn đã khởi công xây dựng khách sạn Hà Nội Emotion vàkhách sạn đã chính thức đón khách vào tháng 10/2010 Nằm ngay vị trí trung tâmthành phố, gần các đầu mối giao thông, khách có được chỗ ở rất tốt để tận hưởng cácđiểm du lịch thú vị và các hoạt động nổi tiếng ở đây

Từ khi được thành lập năm 2010 cho đến năm 2013, khách sạn Hà Nội Emotion

đã hoạt động được gần 3 năm với tỉ lệ phòng khách ngày càng tăng, cụ thể là: vàonhững tháng cuối năm 2010 tỉ lệ phòng khách đạt 40% , trong đó vào tháng 10/2010,dip Đại lễ 1000 năm Thăng Long tỉ lệ phòng lên tới 100% đây là sự thành công lớncủa khách sạn Hà Nội Emotion khi mới chỉ đi vào hoạt động Năm 2011, tỉ lệ phòngkhách ở đạt 55% khi đã có được một số khách hàng quen của khách sạn khi đến Hà

Trang 23

Nội Năm 2012, tỉ lệ phòng khách ở đạt 50%, đây là mức khách lưu trú rất đáng kểmột khách sạn mới đi vào hoạt động

Năm 2011 và 2012, khách sạn đã vinh dự được tiếp đón, phục vụ các diễn viên,

ca sĩ, nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham gia chương trình Bước nhảy hoàn vũ Điềunày đã khẳng định được chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ của khách sạn và đãtạo được niềm tin của khách hàng với khách sạn Hà Nội Emotion

b Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của khách sạn Hà Nội Emotion

Bộ máy tổ chức của khách sạn Hà Nội Emotion có cơ cấu đơn giản, được quản

lý theo sơ đồ phân cấp chức năng Giám đốc khách sạn là người chịu trách nhiệm caonhất trước pháp luật, trước khách hàng, trước toàn bộ nhân viên trong khách sạn

(Nguồn: khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội)

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức và quản lý của khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

Nhận xét cơ cấu tổ chức và quản lý của khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

- Ưu điểm: Khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội có cơ cấu tổ chức kiểu trựctuyến chức năng Ưu điểm lớn nhất của mô hình “Tổ chức theo trực tuyến chức năng”

là tạo cho tổ chức một khung kết cấu vững chắc Sự thống nhất chỉ huy trong cơ cấutrực tuyến chức năng là sự phục tùng giữa các cấp, hơn nữa mỗi cấp quản lý lại thựchiện một chức năng của một khâu quản lý với mức độ phức tạp khác nhau Do đó, dễdàng giải quyết được các vấn đề, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phậnlàm việc có hiệu quả, công việc được chuyên môn hóa nên năng suất được gia tăng

Giám đốc

Phó Giám Đốc

General Manager

BP buồng

BP Sale-Marketing BP lễ tân + bell BP nhà hàng

BP bảo vệ + bảo trì BP kế toán

BP bếp

Kế toán kho

Trang 24

- Nhược điểm: Mối liên hệ giữa các nhân viên trong bộ máy tổ chức phức tạp.Người lãnh đạo cấp cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyềntrong bộ máy Do đó, người lãnh đạo dễ lạm dụng chức quyền, chức trách của mình để

ra quyết định, ra mệnh lệnh Bộ máy tổ chức theo mô hình này rắc rối, nhiều đầu mối,cồng kềnh Thông tin từ nhà lãnh đạo cấp cao thường được truyền qua nhà lãnh đạocấp trung gian nên thông tin được truyền tải chậm hơn, không đảm bảo sự nhanhchóng, kịp thời, chính xác của thông tin Do vậy, các thông tin cho việc thực hiện hoạtđộng kinh doanh của khách sạn cũng còn chậm trễ

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu,

chịu mọi trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về mọi mặt, mọi hoạt động kinh doanh

và hiệu quả kinh tế của khách sạn

- Phó giám đốc: Có nhiệm vụ làm tham mưu cho giám đốc, cùng giám đốc tổ

chức hoạt động quản lý trong nội bộ khách sạn, tổ chức các hoạt động kinh doanh cóhiệu quả kinh tế, thiết lập và giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, với kháchhàng Xây dựng hình ảnh tốt đẹp về khách sạn trong con mắt của khách

- Quản lý chung: Với vai trò là người quản lý chung trong khách sạn, người

này có nhiệm vụ, chức năng giống với người quản lý nhân sự vừa giống với một phógiám đốc trong các công ty lớn có nhiệm vụ quản lý các thông tin về số lượng nhânviên trong khách sạn, giải quyết các thắc mắc nằm trong quyền hạn của mình

- Phòng kế toán: Quản lý toàn diện về tài chính, thu thập và cung cấp đầy đủ

thông tin về các mặt hoạt động tài chính trên thị trường Chấp hành nghiêm chỉnh chế

độ, quy định, chính sách Nhà nước về quản lý tài chính Tổng kết, thống kê kết quả

hoạt động kinh doanh của khách sạn, tránh vi phạm pháp luật kế toán Việt Nam Kế toán kho: Có nhiệm vụ quản lý nhập các vật dụng, thực phẩm và xuất hàng cho các bộ

phận một cách hợp lý, chặt chẽ, tránh việc lãng phí, hao hụt nhiều trong khách sạn Kếtoán kho có nhiệm vụ kết hợp cùng với phòng kế toán quản lý các hoạt động tài chínhcủa khách sạn

- Phòng Sale- marketing: Tiếp cận và tìm kiếm khách hàng mới, tổ chức hoạt

động bán phòng và các dịch vụ có trong khách sạn Tổ chức các hoạt động chăm sóckhách hàng, hoạt động duy trì mối quan hệ với khách hàng quen thuộc của khách sạn

Bộ phận sale- marketing kết hợp cùng bộ phận lễ tân để bán phòng, các dịch vụ vàphục vụ khách hàng tốt nhất

Trang 25

- Bộ phân lễ tân: Là “trung tâm thần kinh”, là “bộ mặt” của khách sạn Là nơi

luôn tiếp xúc với khách hàng, bộ phân lễ tân có nhiệm vụ nhận đăng ký đặt buồng, làmthủ tục nhận buồng, trả buồng, giao tiếp và thu ngân các dịch vụ khách tiêu dùng Bộphận lễ tân có nhiệm vụ chủ động kết hợp với các bộ phận khác trong khách sạn để cóđược các thông tin chính xác về khách và các dịch vụ khách đã sử dụng khi lưu trú tạikhách sạn Bell là một bộ phận góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn

Bộ phận bell có nhiệm vụ mở cửa, chào đón khách khi có khách vào khách sạn và lànhững người mang hành lý lên phòng giúp khách

- Bộ phận buồng: Là bộ phận quan trọng trong kinh doanh lưu trú của khách

sạn Bộ phận buồng đảm bảo vật chất tiện nghi, vệ sinh cho việc nghỉ ngơi của kháchlưu trú và cung cấp các dịch vụ cần thiết đi kèm như dịch vụ đồ vải, dịch vụ giặt là

- Bộ phận nhà hàng: Nhà hàng trong khách sạn cung cấp cho khách lưu trú 3

bữa ăn cho khách trong ngày, đảm bảo cung cấp cho khách một dịch vụ trọn gói, hoàntất khi lưu trú tại khách sạn

- Bộ phận bếp: Cùng với bộ phận nhà hàng sẽ cung cấp dịch vụ ăn uống đảm

bảo chất lượng, hợp vệ sinh cho khách lưu trú tại khách sạn Ngoài ra cũng cung cấpcho nhân viên trong khách sạn các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, món ăn phong phú,đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh cho toàn bộ nhân viên trong khách sạn

- Bộ phận bảo dưỡng và bảo vệ: Có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an

ninh, an toàn cho khách sạn Nhân viên bảo vệ giúp trông coi xe cho nhân viên trongcông ty, cho khách hàng khi tới khách sạn, nhân viên bảo dưỡng sửa chữa toàn bộ hệthống đèn chiếu sáng, máy điều hòa, bình nóng lạnh trong khách sạn

c Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

Khách sạn Hà Nội Emotion kinh doanh chủ yếu dịch vụ lưu trú và dịch vụ ănuống nhằm phục vụ nhu cầu cơ bản của khách khi rời khỏi nơi cư trú của mình Đâycũng chính là mục đích thành lập khách sạn của tập đoàn Emotion Việt Nam

- Tập hợp sản phẩm của khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

+ Sản phẩm chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ phòng với các phòng

ốc hiện đại, tiện nghi, đa dạng, bao gồm các hạng phòng:

Phòng hạng Deluxe nhìn ra phố: trong đó có các phòng có 1 giường đôi gọi làDeluxe double, có phòng có 2 giường đơn gọi là Deluxe Twin Các phòng hạng này códiện tích rộng 32m2

Phòng hạng Superior nhìn ra phố: trong đó có các phòng có 1 giường đôi gọi làSuperior Double, có phòng có 2 giường đơn gọi là Superior Twin Các phòng hạngnày có diện tích là 25m2

Trang 26

Phòng hạng Suite, giường cỡ King, nhìn ra phố: đây là hạng phòng Vip trongkhách sạn, phòng này có diện tích 45m2

Trong tất cả các phòng của khách sạn đều được trang bị minibar, máy pha càphê, trà, siêu đun nước nóng siêu tốc, tủ quần áo có két an toàn, phòng có tủ đầugiường, tivi LCD 32 inch có các kênh truyền hình cáp, phòng tắm riêng có bồn tắmhoặc buồng tắm vòi hoa sen, áo choàng tắm, dép đi trong nhà, máy sấy tóc….toàn bộcác tầng, các phòng của khách sạn có hệ thống wifi miễn phí

+ Dịch vụ ăn uống: Nhà hàng của khách sạn phục vụ nhu cầu ăn uống củakhách lưu trú tại khách sạn Buổi sáng, khách được nhà hàng phục vụ bữa sáng dướihình thức buffet, khách sẽ tự mình chọn các món ăn mình ưa thích trong toàn bộ cácmón ăn được nhà bếp chuẩn bị và trưng bày tại quầy bar trong nhà hàng Các món ănrất phong phú, bao gồm cả món ăn Âu, món Á, và cả các món cổ truyền, đặc trưng của

Hà Nội, của Việt Nam

- Thị trường khách của khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

Tập hợp khách của khách sạn chủ yếu là khách đi du lịch, khách đi công vụ, cảkhách quốc tế, khách nội địa Tập khách quốc tế đến khách sạn từ rất nhiều quốc giathuộc các nước Tây Âu, Mỹ, Châu Á…trong đó thì nhóm khách Tây Âu như Pháp,Đức, Anh, Ý …vẫn là nhóm khách chủ yếu của khách sạn.Với những nhóm kháchhàng này cũng là các nhóm khách hàng mà các khách sạn khác đều muốn hướng tới,

do vậy tình trạng cạnh tranh về khách rất lớn Tuy nhiên, khách sạn Hà Nội Emotionvẫn thu hút được một lượng khách đáng kể đến khách sạn bởi vì các khách đến vớikhách sạn thường là các khách đã từng lưu trú tại khách sạn, và khách do tập đoànEmotion gửi khách sang Chính vì vậy, khách sạn vẫn đảm bảo được một lượng kháchđáng kể đến với khách sạn, góp phần làm tăng doanh thu của khách sạn

Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường khách đến khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội

Lượt khách Tỉ trọng Lượt khách Tỉ trọng

Trang 27

(Nguồn: khách sạn Hà Nội Emotion, Hà Nội)

Nhìn vào bảng cơ cấu thị trường khách, có thể nhận thấy rằng: năm 2012 lànăm mà khách sạn hoạt động kinh doanh kém hơn so với năm 2011, một phần cũng là

do số lượng khách đến với khách sạn giảm đi (năm 2011 là 3467 lượt khách, năm

2012 là 3290 lượt khách và sự giảm sút này vào khoảng 5,1%)

Xét về đối tượng khách đến khách sạn trong năm 2012 thì có sự tăng về sốlượng khách nước ngoài Năm 2012 có 2297 lượt khách, tăng hơn 113 lượt khách sovới năm 2011 ( 2184 lượt khách) Đây có thể là tín hiệu tốt cho khách sạn về việc thuhút ngày càng nhiều khách quốc tế đến với khách sạn hơn

d Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội Emotion trong 2 năm 2012

2011-Sau một năm hoạt động kinh doanh, khách sạn Hà Nội Emotion tổng kết lạimột năm kinh doanh của mình đạt được những gì và có tiến bộ, yếu kém hơn so vớinăm hoạt động trước đó Điều này được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinhdoanh của khách sạn trong năm 2011 và 2012

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội Emotion

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w