- Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung “Tiền lương được hiểu là một phầnthu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối có kếhoạch cho công nhân, viên ch
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân
Đồng kính gửi: Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
Tên em là: Bùi Tố Uyên
Sinh ngày: 25/9/1990
Mã số sinh viên: CQ503029
Sinh viên lớp: Quản trị nhân lực 50A
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE – FPT,dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS TS Vũ Hoàng Ngân, và được sự giúp đỡ củacác anh chị trong Công ty, đặc biệt là các chị trong phòng Nhân sự, em đã hoàn
thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp có tên là: “Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE – FPT”
Em xin cam đoan tất cả những gì được viết trong chuyên đề này không đượcsao chép từ bất kỳ một chuyên đề nào khác Các số liệu trong chuyên đề tốt nghiệpđược sử dụng trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ tình hình thực tế tạiđơn vị thực tập Nếu có em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Bùi Tố Uyên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thànhcảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, Đại họcKinh tế Quốc dân, đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, tạo điềukiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đặc biệt em xin chânthành cảm ơn PGS TS Vũ Hoàng Ngân đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quátrình viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơnchân thành đến toàn thể cán bộ Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT đãgiúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lời giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực
tế nên không tránh khỏi những sai sót Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp emhoàn thành và đạt kết quả tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
1 1 Khái niệm, bản chất và vai trò của tiền lương trong doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm, bản chất của tiền lương 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Bản chất của tiền lương 4
1.1.2 Chức năng của tiền lương 5
1.1.2.1 Thước đo giá trị sức lao động 5
1.1.2.2 Tái sản xuất sức lao động 5
1.1.2.3 Kích thích sản xuất phát triển 5
1.1.2.4 Chức năng tích lũy 6
1.1.3 Vai trò của tiền lương 6
1.1.3.1 Đối với người lao động 6
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp, tổ chức 6
1.1.3.3 Đối với xã hội 6
1.2 Các hình thức trả lương trong Doanh nghiệp 7
1.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm 7
1.2.1.1 Khái niệm 7
1.2.1.2 Đối tượng áp dụng 7
1.2.1.3 Công thức 7
1.2.1.4 Ưu điểm, nhược điểm 10
1.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian 10
1.2.2.1 Khái niệm 10
1.2.2.2 Đối tượng áp dụng 10
Trang 41.2.2.3 Công thức 11
1.2.2.4 Ưu điểm, nhược điểm 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FSE - FPT 15
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 15
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 15
2.1.3 Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE FPT trong thời gian vừa qua (2009 – 2011) 16
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban .17
2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 17
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị 18
2.1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT 21
2.1.5.1 Số lượng lao động của Công ty trong 4 năm 2008-2011 21
2.1.5.2 Cơ cấu nhân sự của Công ty FSE – FPT 23
2.1.5.3 Tuổi trung bình toàn Công ty 26
2.1.6 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của FSE - FPT 27
2.1.6.1 Lĩnh vực kinh doanh 27
2.1.6.2 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009 – 2011 30
2.1.7 Chính sách nhân sự của công ty 31
2.1.7.1 Chế độ lương, phụ cấp 31
2.1.7.2 Chế độ thưởng 33
2.1.7.3 Phúc lợi, bảo hiểm 33
2.1.7.4 Chính sách đào tạo 34
2.1.7.5 Chính sách tuyển dụng 35
2.2 Phân tích thực trạng công tác trả lương tại Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT 36
2.2.1 Nguyên tắc trả lương chung 36
2.2.2 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ lương của công ty 40
Trang 62.2.3 Các loại hình lương đang được áp dụng ở Công ty FSE - FPT được kí kết
trong Thỏa ước lao động tập thể .43
2.2.3.1 Lương cơ bản theo ngạch, bậc, hệ số của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước 43
2.2.3.2 Lương sản xuất kinh doanh 46
2.2.4 Thực trạng công tác trả lương tại Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE -FPT 48
2.2.4.1 Lương cơ bản 49
2.2.4.2 Lương sản xuất kinh doanh 52
2.3 Đánh giá công tác trả lương ở Công ty 56
2.3.1 Kết quả đạt được trong công tác trả lương của Công ty 56
2.3.2 Những tồn tại chủ yếu của công tác trả lương tại Công ty 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FSE - FPT 59
3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 59
3.2 Định hướng mới cho công tác trả lương trong thời gian tới ở Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT 60
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty 60
3.3.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc 60
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc 61
3.3.3.Hoàn thiện xây dựng hệ số lương kinh doanh phù hợp 61
3.3.4 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động 62
3.3.5 Củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác tiền lương 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty FSE – FPT 17
Bảng 2.1 Số lượng nhân sự trong 4 năm 2008-2011 21
Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự theo giới tính năm 2008 - 2011 23
Bảng 2.3 Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn năm 2008 - 2011 24
Bảng 2.4 Cơ cấu nhân sự theo hợp đồng các năm 2008-2011 25
Bảng 2.5 Cơ cấu nhân sự theo chức năng nhiệm vụ năm 2008 – 2011 26
Bảng 2.6 Độ tuổi trung bình nhân sự công ty FSE các năm 2008-2011 26
Bảng 2.7 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009-2011 30
Bảng 2.8 Tổng kết khóa đào tạo năm 2011 35
Bảng 2.9 Chi phí đào tạo nhân lực năm 2011 35
Bảng 2.10 Kết quả tuyển dụng năm 2011 36
Bảng 2.11 Bảng xếp hạng phân bổ bậc lương 39
Bảng 2.12 Bảng lương của ban Tổng giám đốc 40
Bảng 2.13 Quỹ lương mềm của FSE - FPT năm 2009-2011 42
Bảng 2.14 Bảng xếp hạng cán bộ có hợp đồng lao động chính thức 44
Bảng 2.15 Bảng lương Nhà nước áp dụng với .45
Bảng 2.16 Bảng lương Nhà nước áp dụng với viên chức, chuyên môn nghiệp vụ .45
Bảng 2.17 Bảng lương Nhà nước áp dụng với nhân viên lái xe, bảo vệ 46
Bảng 2.18 Bảng đề xuất tăng lương của 1 số cán bộ nhân viên 48
Bảng 2.19 Bảng lương cứng của CBNV công ty FSE - FPT tháng 12 năm 2011 .50
Bảng 2.20 Lương tháng 13 của một số cán bộ nhân viên năm 2011 52
Bảng 2.21 Lương mềm năm 2011 của một số cán bộ nhân viên 55
Biều đồ 2.1 Biểu đồ tăng trưởng nhân sự nằm 2008 - 2011 của FSE - FPT 22
Biều đồ 2.2 Biều đồ tăng trưởng nhân sự theo giới tính 2008-2011 23
Biều đồ 2.3 Biều đồ tăng trưởng nhân sự theo trình độ chuyên môn 2008-2011 24
Trang 9Biểu đồ 2.4 Tiền lương trung bình của FSE năm 2010-2011 57
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển kinh tế, xã hội và sựcạnh tranh gay gắt trong thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp phải luôn có nhữngchính sách và sự đổi mới phù hợp với sự phát triển đó Trong quá trình hoạt động,đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương
là một phần của chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh Vì vậy, tiền lươngluôn được các chủ doanh nghiệp tính toán và quản lý chặt chẽ vừa để tối thiểu hóachi phí vừa mang lại hiệu quả tốt nhất Đối với người lao động thì tiền lương lại làmột phần thu nhập từ quá trình lao động của họ Nó là nguồn thu nhập chủ yếu đểđảm bảo tái sản xuất sức lao động, nuôi sống bản thân và gia đình của người laođộng Do vậy, công tác trả công lao động có một vai trò vô cùng quan trọng Đểthúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển thì doanh nghiệp cần có những chính sáchchiến lược quan trọng đúng mức đến người lao động Các khoản về trích lập lương,trả lương phải phù hợp với định hướng phát triển của công ty cũng như không đingược với chính sách mà nhà nước đã ban hành
Thực tế, trong các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay công tác trả công lao độngcòn gặp nhiều bất cập, dẫn tới tình trạng người lao động không hài lòng, từ bỏ công
ty để tìm kiếm mức lương phù hợp hơn với năng lực bản thân Xuất phát từ tìnhtrạng trên, qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT,
em nhận thấy công ty cũng tồn tại tình trạng chung đó Do đó, em xin chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT”
để làm chuyên đề thực tập
2 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm:
Một là, khái quát lý thuyết về công tác trả lương
Hai là, đi vào thực tế, tìm hiểu phân tích, đánh giá thực trạng công tác trả
lương tại Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT
Lý thuyết và thực tế chính là nền tảng cơ bản của những giải pháp đề xuất
Trang 10nhằm hoàn thiện công tác trả lương của công ty.
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài thu gọn trong khuôn khổ công tác trả lương tạiCông ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT trong các năm 2009 – 2011
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng nguồn tài liệu sơ cấp với cách thức thu thập số liệu từCông ty, ngoài ra các thông tin trên mạng internet và báo chí, sách vở Trong đó,phương pháp phân tích số liệu được sử dụng chính là thống kê, phân tích, tổng hợp
5 Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác trả lương trong Doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác trả lương tại Công ty TNHH Hệ thống thông
tin FSE - FPT
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty
TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP
1 1 Khái niệm, bản chất và vai trò của tiền lương trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, bản chất của tiền lương
1.1.1.1 Khái niệm
Tiền lương vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một phạm trù chính trị xã hội.Tiền lương không chỉ phản ánh thu nhập đơn thuần quyết định đến sự ổn định, pháttriển của người lao động mà bên cạnh đó, nó còn là động lực thúc đẩy sự phát triểncủa doanh nghiệp và xã hội Trong thực tế, tiền lương có thể có nhiều tên gọi khácnhau như thù lao lao động, thu nhập lao động… Ngoài ra, khái niệm và cơ cấu tiềnlương còn rất đa dạng ở các nước trên thế giới
Ở Pháp, tiền lương được hiểu là: “Sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặclương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác,được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trảcho người lao động theo việc làm của người lao động”
Ở Đài Loan “Tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người công nhân nhận được
do làm việc, bất luận là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩakhác để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng, theo sản phẩm”
Ở Việt Nam, khái niệm tiền lương cũng thay đổi qua các thời kỳ, hình thái xã hội
- Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung “Tiền lương được hiểu là một phầnthu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối có kếhoạch cho công nhân, viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động củamỗi người đã cống hiến” Trong thời kỳ này, tiền lương không phải là giá cả của sứclao động, không phải là hàng hóa trong cả khu vực sản xuất kinh doanh cũng như khuvực quản lý nhà nước, quản lý xã hội
- Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu như sau: “Tiền lươngđược biểu hiện bằng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động Đượchình thành thông qua quá trình thỏa thuận của hai bên theo đúng quy định của nhànước” Thực chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường là giá cả của sức lao động, là
Trang 12khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, xã hội, tuân thủ những nguyên tắc của quy luậtphân phối.
Như vậy tiền lương là một khoản thù lao lao động (phần thu nhập cơ bản củangười lao động) được người sử dụng lao động trả dựa vào số lượng và chất lượnghoàn thành công việc của người lao động, theo cam kết hay theo hợp đồng lao động.Với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tiền
lương cũng mang màu sắc riêng, như vậy “Tiền lương là giá trị của sức lao động được hình thành qua thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.
1.1.1.2 Bản chất của tiền lương
Tiền lương được nghiên cứu trên hai phương diện: Kinh tế và Xã hội
Bản chất kinh tế
Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động cung ứng chongười sử dụng lao động Qua hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụnglao động cam kết trao đổi hàng hóa sức lao động, người lao động cung ứng sức laođộng của mình trong một khoảng thời gian nào đó và người sử dụng lao động sẽ trảcho họ một khoản tiền lương theo thỏa thuận
Bản chất xã hội
Tiền lương là khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu tốithiểu của họ tại một thời điểm kinh tế - xã hội nhất định Khoản tiền đó phải đượcthỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) cótính đến mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành Ngày nay, khi cuộc sống củacon người ngày càng được cải thiện, trình độ văn hóa, chuyên môn của người laođộng ngày càng nâng cao không ngừng, thì ngoài tiền lương cơ bản, các khoản phụcấp, thưởng và phúc lợi người lao động còn muốn được có cơ hội thăng tiến trongnghề nghiệp, được thực sự kính trọng trong nghề nghiệp
Xét về mặt xã hội thì tiền lương là một phần thu nhập quốc dân Khi đất nướcphát triển, mọi thành phần kinh tế sẽ phát huy được vai trò tạo ra nhiều công ăn việclàm cho người lao động Và khi đó tiền lương mà người lao động nhận được xét trên toàn nền kinh tế sẽ tăng lên và lại đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội
Trang 13Như vậy tiền lương phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của một đất nước.
1.1.2 Chức năng của tiền lương
1.1.2.1 Thước đo giá trị sức lao động
Tiền lương là giá cả của sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sứclao động, do đó tiền lương có chức năng là thước đo giá trị hay chức năng thước đohao phí lao động xã hội và được dùng làm căn cứ để xác định đơn giá trả lương,đồng thời làm cơ sở để điều chỉnh giá cả sức lao động cũng như giá cả tư liệu sinhhoạt biến động
Sức lao động có thể phân chia làm hai loại lao động cơ bản là lao động thể lực
và lao động trí lực, mỗi loại lao động có những đặc điểm và đặc trưng riêng khácnhau Do đó tiền lương khi thực hiện chức năng thước đo giá trị của mình cũng cần
có sự điều chỉnh và phân biệt khác nhau để phù hợp với sức lao động bỏ ra
1.1.2.2 Tái sản xuất sức lao động
Theo C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” Khả năng vềthể lực và trí lực (đặc biệt là thể lực) của con người là có hạn Vì vậy để tiếp tục tạo
ra của cải cho xã hội thì sức lao động cần được duy trì và phát triển có nghĩa là táisản xuất sức lao động, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ…
Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sảnxuất sức lao động trên cơ sở bù đắp lại sức lao động đã hao phí
Vậy chức năng này được thể hiện về mặt xã hội Nếu không đảm bảo bù đắpđược sức lao động cho người lao động thì sẽ ảnh hưởng đến sức lao động xã hội,người lao động sẽ không quan tâm đến lao động, cường độ lao động sẽ giảm và dẫnđến năng suất lao động giảm xuống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp
1.1.2.3 Kích thích sản xuất phát triển
Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động để thỏa mãn nhu cầu
về vật chất và tinh thần của họ Tiền lương vừa là mục tiêu, vừa là động lực trựctiếp thúc đẩy sự phấn đấu của người lao động, kích thích lao động, thu hút người laođộng hăng say làm việc Vì vậy, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao, chủ
Trang 14doanh nghiệp phải trả cho họ một mức tiền lương cao tương xứng Mức tiền lươngphải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao năng suất làm việc, chấtlượng, hiệu quả công việc, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể và công việc.
1.1.2.4 Chức năng tích lũy
Tiền lương trả cho người lao động không những phải đảm bảo duy trì đượccuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc mà còn phải là một khoản dự phòngcho cuộc sống lâu dài của họ khi họ hết khả năng lao động, gặp rủi ro, khó khăntrong cuộc sống
1.1.3 Vai trò của tiền lương
1.1.3.1 Đối với người lao động
Tiền công, tiền lương là phần thu nhập cơ bản nhất của người lao động làmcông ăn lương, giúp họ và gia đình trang trải các chi tiêu sinh hoạt và dịch vụ cầnthiết, là phương tiện để duy trì và phát triển của người lao động cũng như gia đình họ.Tiền lương, ở một mức độ nào đó, là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trịcủa người lao động, thể hiện giá trị của họ trong xã hội và trong gia đình Từ đó,người ta có thể tự đánh giá được giá trị của bản thân mình và có quyền tự hào khi cótiền lương cao
Tiền lương còn là một phương tiện để đánh giá lại mức độ đối xử của người sửdụng lao động đối với người lao động đã bỏ sức lao động ra cung ứng cho doanh nghiệp
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp, tổ chức
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức thì tiền lương là khoản chi phí chính tronggiá thành dịch vụ, sản phẩm; là cơ sở để thu hút và gìn giữ nhân tài cho tổ chức;cũng là một công cụ quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực Do đó, việc lập rađược một chế độ tiền lương có tính cạnh tranh là điều hết sức quan trọng đối vớiviệc thu hút và lưu giữ nhân tài phục vụ cho tổ chức, từ đó cung cấp được cơ sởvững chắc để doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường
1.1.3.3 Đối với xã hội
Tiền lương có ảnh hưởng quan trọng tới nhóm xã hội và các tổ chức khác nhautrong xã hội Tiền lương có ý nghĩa trong việc bảo đảm tính ổn định nền chính trị quốcgia, góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển Bởi vì, tiền lương được nhà nước quy
Trang 15định phù hợp, đáp ứng được đời sống của người lao động thì họ sẽ an tâm làm việc.Còn nếu chính sách tiền lương bất hợp lý sẽ xảy ra sự chống đối của người lao động,điều đó gây ảnh hưởng đến tổ chức cũng như ảnh hưởng tới sự ổn định xã hội.
Tiền lương còn góp phần vào ngân sách của chính phủ thông qua thuế thunhập, ngoài ra tiền lương còn là công cụ để chính phủ điều tiết thu nhập giữa cáctầng lớp dân cư, giảm thiểu sự chênh lệch giàu nghèo tồn tại trong xã hội
Như vậy, có thể thấy tiền lương có vai trò vô cùng quan trọng không nhữngđối với cá nhân người lao động, người sử dụng lao động mà còn ảnh hưởng tới xãhội Do đó việc quản lý tiền lương là một tất yếu để sử dụng các nguồn lực của xãhội có hiệu quả , đặc biệt là nguồn lực con người
1.2 Các hình thức trả lương trong Doanh nghiệp
1.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm
1.2.1.1 Khái niệm
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theokết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêuchuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vịsản phẩm, lao vụ đó
1.2.1.2 Đối tượng áp dụng
Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với công nhân sản xuất trựctiếp, kinh doanh trong các đơn vị kinh tế mà quá trình làm việc mang tính chất độclập tương đối, việc có thể định mức lao động và nghiệm thu sản phẩm một cách cụthể, riêng biệt
1.2.1.3 Công thức
TL Spi = ĐG × Q i
Trong đó:
- TLSpi: Tiền lương sản phẩm thực tế của người lao động
- ĐG: Đơn giá tiền lương
- Qi: Số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách chất lượng mà người lao động sản xuất ra trong kỳ
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
Trang 16 Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho người lao động hay cho mộttập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất Theo cách tính này tiềnlương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoànthành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc khôngvượt hoặc vượt mức quy định
TL t = Q i × ĐG
Trong đó:
- TLt: tiền lương được lĩnh trong tháng
- Qi: Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành
- ĐG: Đơn giá tiền lương
Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm nhữngcông việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong cácphân xưởng sản xuất, bảo dưỡng máy móc thiết bị v.v… Tiền lương theo sản phẩmgián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người laođộng Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩmcủa bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanhnghiệp xác định
Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quantâm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì gắn liền với lợi ích kinh tế củabản thân họ Tuy nhiên, tiền lương của người phục vụ sản xuất phụ thuộc vào kếtquả làm việc thực tế của lao động trực tiếp sản xuất, mà kết quả này nhiều khi chịu
sự tác động của các yếu tố khác Do đó có thể hạn chế sự cố gắng làm việc của laođộng phụ
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp sản xuất × tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp
Tiền lương theo sản phẩm có thưởng:
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ khen thưởng do Doanh nghiệp quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiếtkiệm nguyên vật liệu v.v…
Trang 17 Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến:
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào mức
độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt luỹ tiến Sốlượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc
độ sản xuất,… Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giáthành sản phẩm
Hình thức trả lương này áp dụng đối với tiền lương của cán bộ kinh doanh,công nhân sản xuất các máy đơn để hoàn thành sản phẩm, các vị trí cần khuyếnkhích năng suất Bản thân mỗi sản phẩm tăng thêm công ty có thể giảm chi phíkhác rất nhiều vì vậy công ty trả phần hiệu quả ấy vào tiền lương của các sảnphẩm tiếp theo
Tiền lương (TL) = đơn giá (ĐG) × sản lượng (Q)
Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính chotừng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán Tiền lương khoánđược áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phảiđược hoàn thành trong một thời gian nhất định
Quỹ tiền lương = Số sản phẩm × Đơn giá lương Tiền lương cá nhân = Hệ số cá nhân × Quỹ lương
- Hình thức trả lương này có ưu điểm: người lao động biết trước được khốilượng tiền lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc và thời gianhoàn thành công việc được giao Do đó họ chủ động trong việc sắp xếp tiến hànhcông việc của mình từ đó tranh thủ thời gian hoàn thành công việc được giao, cònđối với người giao khoán thì yên tâm về khối lượng công việc hoàn thành
- Nhược điểm: để đảm bảo thời gian hoàn thành dễ gây ra hiện tượng làm bừa, làm ẩu không đảm bảo chất lượng Do vậy công tác nghiệm thu sản phẩm cầnđược tiến hành một cách chặt chẽ
Trang 181.2.1.4 Ưu điểm, nhược điểm
lý, nâng cao tính tự chủ và chủ động trong khi làm việc của người lao động
Nhược điểm:
- Thứ nhất, người lao động dễ sa vào tình trạng chạy theo số lượng mà ítquan tâm đến chất lượng sản phẩm, coi nhẹ việc tiết kiệm nguyên vật liệu, ý thứcgiữ gìn máy móc thiết bị, dụng cụ an toàn và vệ sinh lao động kém
- Thứ hai, vì chạy theo số lượng sản phẩm nên người lao động có thể tranh thủthời gian quá mức không những không tốt cho máy móc thiết bị (Vì phải hoạt độngquá công suất) mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động
1.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian
1.2.2.1 Khái niệm
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theothời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động Tiềnlương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việccủa người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động củadoanh nghiệp Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹthuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiềnlương nhất định
1.2.2.2 Đối tượng áp dụng
Hình thức này áp dụng cho công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyênnghiệp thuộc lực lượng vũ trang; những người thực hiện quản lý, chuyên môn, kỹthuật, nghiệp vụ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh; công nhân sản xuất làm nhữngcông việc không thể định mức lao động, hoặc do tính chất sản xuất nếu trả lươngtheo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng
Trang 19Khi áp dụng hình thức này các doanh nghiệp tuỳ tình hình cụ thể trả lương chongười lao động sao cho vừa đảm bảo hiệu suất lao động lại không lãng phí tiền cônggây ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Công thức
Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn haytính theo thời gian có thưởng
Trả lương theo thời gian giản đơn:
Tiền lương theo thời gian giản đơn là tiền lương mà mỗi người lao động nhậnđược do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ítquyết định
Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao độngchính xác, khó đánh giá công việc chính xác
Hình thức này dễ mang tính chất bình quân, vì không phân biệt người làmtích cực với người kém, do đó không khuyến khích được người lao động sử dụnghợp lý thời gian lao động cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng côngviệc của mình
Công thức tính: L tt = L cb × t
Trong đó:
- Ltt: Tiền lương thực tế người lao động nhận được
- Lcb: Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian (là số tiền trả cho người lao độngtrong một đơn vị thời gian theo cấp bậc công việc của công việc mà họ thực hiện)
- t: Thời gian làm việc thực tế của người lao động
Có 3 cách trả lương theo hình thức trả lương theo thời gian đơn giản:
- Lương tháng: Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối vớitừng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ
sở hợp đồng lao động Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức
+ Tiền lương phải trả trong tháng đối với Doanh nghiệp nhà nước:
Mức Lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc × (hệ số lương + tổng
hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)
Trang 20+ Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác:
Lương tháng = [Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc × (hệ số lương + hệ số các khoản phụ cấp đc hưởng theo quy định)/ số ngày làm việc trong tháng theo qui định] ×số ngày làm việc thực tế trong tháng
- Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được ápdụng cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhânviên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợpđồng ngắn hạn
Tiền lương tháng
Lương ngày = _
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định (22 hoặc 26 ngày)
- Lương giờ: Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được ápdụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩmhoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm
Mức lương ngày Lương giờ =
Số giờ làm việc theo quy định (8 giờ)
Trả lương theo thời gian có thưởng
Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lươngtrong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năngsuất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,… nhằm khuyến khích người lao động hoànthành tốt các công việc được giao
Lương thời gian có thưởng = Lương thời gian giản đơn + tiền thưởng
Lương chức danh
Lương chức danh là lương trả cho khối quản lý và lao động gián tiếp theo nguyên tắc làm công việc gì thì hưởng lương theo hệ số lương chức danh của côngviệc, chức vụ đó, ngày công và kết quả thực hiện công việc đó
- Đối với khối quản lý:
TLcdqli =
Ncd
× Ntti × Khti
Hcdi × Ltt
Trang 21Trong đó:
+ Hcdi : là hệ số lương chức danh công việc của người lao động thứ i
+ Ltt : là tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước
+ Ncd: là số ngày công theo chế độ, được xác định là số ngày theo lịch trừ đi các ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết trong tháng theo qui định của Luật Lao động.+ Ntti: là số ngày công làm việc thực tế của người lao động thứ i, không tínhcông làm thêm giờ và ngày công hưởng lương khoán trong tháng
+ Khti: Là tỷ lệ lương sản xuất của người lao động thứ i (theo quy trình đánhgiá, xếp loại CBCNV)
- Đối với khối lao động gián tiếp:
Trong đó:
+ Vtqlgt: là tổng quỹ tiền lương trả cho khối quản lý và lao động gián tiếp trong tháng.+ ∑TLtg: là tổng quỹ lương thời gian trả cho khối quản lý và lao động giántiếp trong tháng
+ ∑TLcdql: là tổng quỹ lương chức danh công việc trả cho khối quản lý trong tháng.+ Hcdi: Hệ số lương chức danh công việc của người lao động thứ i trong khối lao động gián tiếp
+ Hpci: là tổng các hệ số phụ cấp lương chức danh công việc của người laođộng thứ i trong khối lao động gián tiếp
+ Ntti: Là ngày công làm việc thực tế trong tháng của người lao động thứ itrong khối lao động gián tiếp (không bao gồm ngày công thêm giờ và ngày nghỉ
× {(Hcdi + Hpci) × Ntti × Khti}
∑[(Hcdi + Hpci) × Ntti × Khti]
n
i=1
=
Trang 22+ Khti: Là tỷ lệ lương sản xuất của người lao động thứ i trong khối lao độnggián tiếp (theo quy trình đánh giá, xếp loại CBNV).
+ n: là tổng số CBNV khối lao động gián tiếp trong Công ty
1.2.2.4 Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm
Trả lương theo thời gian có ưu điểm là dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện chongười quản lý và người lao động có thể tính toán tiền lương một cách dễ dàng Ápdụng hình thức trả lương theo thời gian người lao động không phải chạy theo sảnphẩm, vì vậy họ có nhiều thời gian hơn để sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm, đầu tưcho chất lượng công việc…
Trang 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FSE - FPT
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT
- Tên Tiếng Anh: FPT FSE Information System Company Limited
- Tên viết tắt: FPT-IS-FSE Co., Ltd
Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số: 0104003591 ngày 01/07/2008 Vốn điều lệ Công ty:50.000.000.000 VND (Năm mươi tỷ đồng)
Qua 4 năm hình thành và phát triển, FIS FSE đã thành lập 8 trung tâm và cácphòng ban chức năng
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
FPT IS FSE là đơn vị chuyên xây dựng, triển khai các hệ thống tích hợpcho khối Tài chính công; các hệ thống thông tin (bao gồm hệ thống tích hợp vàgiải pháp phần mềm) cho các ngành An ninh, Quốc phòng, Y tế, Giáo dục,Doanh nghiệp
Trang 24Sứ mệnh của công ty chính là luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ, đem đến hiệuquả sự hài lòng cho các khách hàng có vị trí xương sống trong nền kinh tế - xã hộiViệt Nam Bên cạnh sứ mệnh riêng, công ty vẫn luôn phấn đấu theo sứ mệnh chungcủa FIS là mong muốn trở thành công ty toàn cầu, dẫn đầu ASEAN về phát triểnphần mềm ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) và tích hợp hệ thống.Nâng sản phẩm phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam lên tầm quốc tế Phấn đấuđem lại cuộc sống hạnh phúc, giàu có cho toàn thể cán bộ, đóng góp cho đất nước
độ kết thúc điều tra trước 31/12/2009
Mảng kinh doanh tài chính công là chủ lực và đóng góp phần lớn doanh sốcho công ty Khách hàng đã tin tưởng giao cho FPT IS FSE hàng loạt dự án triểnkhai và quản trị các hệ thống an toàn bảo mật, lưu trữ, máy chủ lớn Tháng11/2010, FPT IS FSE đã chuyển thành công toàn bộ thiết bị và dữ liệu của Trungtâm Tin học Tổng cục Thuế sang Data Center của TELEHOUSE Vietnam - một liêndoanh thuộc FPT IS Hướng dịch vụ Managed Service cũng được khách hàng ngàycàng tin tưởng với những dự án khó như quản trị toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT,bao gồm hệ thống mạng, máy chủ, lưu trữ, bảo mật của Thuế và Hải quan
Đặc biệt, tháng 7/2011, FPT IS FSE đã đảm nhận dự án triển khai xây dựng
hạ tầng kỹ thuật, bao gồm hạ tầng phần cứng (hệ thống máy chủ Unix, hệ thống lưutrữ, hệ thống mạng và bảo mật), hạ tầng phần mềm và dịch vụ quản trị hệ thống choứng dụng Quản lý Thuế Thu nhập cá nhân (PIT), phục vụ việc quản lý 15 triệu đốitượng nộp thuế, với 7000 người sử dụng, 800 điểm triển khai tại 63 tỉnh thành, 770chi cục Hệ thống CNTT phục vụ quản lý thuế TNCN là hệ thống xử lý tập trungđầu tiên của Tổng cục thuế Yêu cầu đối với hệ thống là khả năng xử lý mạnh, tính
Trang 25sẵn sàng và độ tin cậy cao đáp ứng được các đặc thù riêng của nghiệp vụ quản lýthuế Năm 2011, FPT IS FSE cũng tập trung xây dựng khách hàng chiến lược khốidoanh nghiệp Đơn vị cũng đã phát triển tới hơn 50.000 khách hàng sử dụng chữ ký số FPT IS FSE đã và đang xây dựng, duy trì hệ thống thông tin của những kháchhàng có vị trí xương sống của nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban.
2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty FSE – FPT
(Nguồn: Phòng Nhân sự FSE)
Trang 262.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị
Ban giám đốc
Ban giám đốc chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty,ban hành quy định và các quyết định cuối cùng, chịu trách nhiệm trước pháp luật vềmọi hoạt động của Công ty
- Tổng giám đốc: Trần Thế Hiển
- Phó Tổng giám đốc: Lê Quốc Hữu và Ngô Huy Vĩnh
Các trung tâm, phòng ban, chức năng
o Trung tâm HTTT Tài chính Công (PFI)
o Trung tâm HTTT An Ninh Tư pháp (FSJ)
Trang 27dịch vụ cho các trung tâm kinh doanh.
o Trung tâm HTTT ENT9
o Ban Phát triển thị trường
Trang 28hàng và đào tạo dịch vụ chứng thực chữ kí số.
Khối đảm bảo
o Phòng hành chính: thực hiện các nhiệm vụ quản trị hành chính nhưQuản lý văn thư, lễ tân, mua sắm và quản lý tài sản, đảm bảo an ninh, môitrường công sở…
- Xây dựng kế hoạch hoạt động Hành chính quản trị, đảm bảo cơ sở hạtầng toàn Công ty trên cơ sở chiến lược phát triển của Công ty
- Đề xuất, kiến nghị hoặc chủ trì xây dựng, cải tiến tài liệu hệ thống quảntrị FPT liên quan đến lĩnh vực Hành chính (chính sách, quy chế, quy định, quytrình, tiêu chuẩn, ) của Công ty
- Thực hiện công việc hành chính hàng ngày của Công ty
- Thực hiện các công việc về thư ký, trợ lý cho Ban Điều hành Công ty
- Thực hiện mua sắm/hỗ trợ mua sắm tài sản, hàng hóa dịch vụ phục vụ nhucầu hàng ngày của công ty/đơn vị/bộ phận (không gồm mua hàng cho kinh doanh)
- Quản lý tài sản, đảm bảo cơ sở hạ tầng (điện-nước, xây mới và sửa chữavăn phòng làm việc,…)
- Giao dịch với các cơ quan chính quyền liên quan khi thành lập, giải thể,xin các giấy phép,
- Quản lý nguồn vốn, quản lý khả năng thanh toán của Công ty
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán
- Thực hiện kiểm soát nội bộ toàn Công ty về tài chính kế toán
- Tổ chức triển khai và theo dõi công tác hạch toán kế toán và báo cáo tàichính của Công ty
Trang 29- Xây dựng các báo cáo phân tích tài chính, phân tích rủi ro và quản lý đầu
tư toàn Công ty
o Phòng công nợ hàng tồn: Theo dõi lượng hàng tồn kho để có kế hoạch đặthàng; thực hiện các thủ tục đặt hàng, nhận hàng, lưu trữ hàng hợp lý Tối thiểu hóa sốlượng hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo xuất đủ hàng để bán
o Phòng đảm bảo chất lượng: Xây dựng kế hoạch hoạt động Chất lượngtoàn Công ty trên cơ sở Chiến lược phát triển của Công ty
- Đề xuất, kiến nghị hoặc chủ trì xây dựng, cải tiến toàn bộ hệ thống tàiliệu hệ thống quản trị
- Quản lý hệ thống tài liệu Quản trị
- Triển khai các dự án cải tiến chất lượng trong Công ty
- Kiểm soát, đánh giá sự tuân thủ hệ thống quản trị Công ty
o Phòng nhân sự: Phòng Nhân sự công ty thực hiện các hoạt động gồm:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động Nhân sự toàn Công ty trên cơ sở Chiếnlược phát triển của Công ty
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lựcngắn hạn và dài hạn cho Công ty
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nghề nghiệp choCBNV của Công ty
- Xây dựng và thực hiện các chế độ đãi ngộ, lương, thưởng, BHXH,BHYT, các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động của Công ty
- Quản lý hồ sơ nhân viên, tư vấn hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý các cấpđánh giá kết quả công việc nhân viên
- Thực hiện truyền thông hai chiều giữa quản lý và nhân viên về các vấn
đề liên quan đến nhân sự, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
2.1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực Công ty TNHH Hệ thống thông tin FSE - FPT
2.1.5.1 Số lượng lao động của Công ty trong 4 năm 2008-2011
Bảng 2.1 Số lượng nhân sự trong 4 năm 2008-2011
Đơn vị: người
Trang 30Năm 2008 2009 2010 2011
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhân sự FSE các năm 2008-2011)
Biều đồ 2.1 Biểu đồ tăng trưởng nhân sự nằm 2008 - 2011 của FSE - FPT
(Nguồn: Phòng nhân sự FSE)
Thông qua số liệu của bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 thấy rằng số lượng nhân sự củaFSE tăng qua các năm Điều này là do sự mở rộng, phát triển các trung tâm, phòngban chức năng của công ty để đáp ứng với sự phát triển của Công ty Cụ thể năm
2009 tăng 35 người so với 2008 do 1 phần công ty thành lập thêm Phòng kinhdoanh MNC và Trung tâm tư vấn dịch vụ Năm 2011 Công ty thành lập Trung tâmdịch vụ chữ ký số nên nhu cầu về nhân sự cần được đáp ứng
Lực lượng lao động của Công ty tương đối trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo bàibản Ngoài việc ổn định và không ngừng cải tiến cơ cấu tổ chức, Công ty luôn chútrọng công tác đào tạo Sau quá trình đào tạo, đội ngũ nhân lực đã đạt được nhữngbước tiến đáng kể, tích lũy nhiều kinh nghiệm và phát huy năng lực sáng tạo
Trang 312.1.5.2 Cơ cấu nhân sự của Công ty FSE – FPT
Cơ cấu nhân sự theo giới tính
Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự theo giới tính năm 2008 - 2011
Đơn vị: ngườiNăm
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhân sự FSE các năm 2008-2011)
Biều đồ 2.2 Biều đồ tăng trưởng nhân sự theo giới tính 2008-2011
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhân sự FSE các năm 2008-2011)
Trang 32Do đặc thù ngành nghề kinh doanh chủ yếu là về hệ thống thông tin cho nên quabảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy số lượng nhân sự nam chiếm đa số Số lượng nhân
sự nữ chủ yếu làm việc trong các khối đảm bảo (phòng hành chính, phòng kế toán,phòng nhân sự, phòng công nợ hàng tồn…) Tỉ lệ nam nữ các năm đều xấp xỉ 35-38%, giữ ở mức ổn định, không có nhiều thay đổi lớn
Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.3 Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn năm 2008 - 2011
Đơn vị: ngườiNăm
Biều đồ 2.3 Biều đồ tăng trưởng nhân sự theo trình độ chuyên môn 2008-2011
(Nguồn Báo cáo tổng kết nhân sự FSE các năm 2008-2011)
Dựa trên số liệu ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 có thể thấy với đội ngũ khoảng 200nhân viên, tất cả đều có năng lực chuyên môn cao đã đưa FIS FSE tiến đến vị trí lànhà cung cấp dịch vụ hệ thống tích hợp tài chính công uy tín của Việt Nam
Trang 33Số lượng lao động có trình độ cao trên Đại học chiếm ít (3-5 người, tỉ lệ 2%)dành cho các vị trí quản lý cấp cao; số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại họcchiếm 1 tỷ lệ lớn là dành cho chuyên viên thực thi Việc phân bổ với tỷ lệ hợp lý sẽtránh việc mức độ phức tạp của công việc không tương xứng với trình độ của ngườilao động, giảm thiểu quỹ lương cho lao động trình độ cao làm công việc có mức độphức tạp không tương xứng với trình độ chuyên môn.
Cơ cấu nhân sự theo hợp đồng
Bảng 2.4 Cơ cấu nhân sự theo hợp đồng các năm 2008-2011
Đơn vị: ngườiNăm
CBNV ký hợp đồng Ngắn hạn (đến 12 tháng) 03 13 15 01CBNV ký hợp đồng dài hạn (từ trên 12 tháng đến
(Nguồn Báo cáo tổng kết nhân sự FSE các năm 2008-2011)
Qua số liệu bảng 2.4 thấy rằng số cán bộ nhân viên ký hợp đồng không xácđịnh với Công ty qua các năm đều tăng lên (năm 2008 chỉ có 69 người, đến năm
2011 đã tăng lên có 108 người), số lượng CBNV kí hợp đồng lao động dài hạn cũngtăng nhẹ Bên cạnh việc ký kết các hợp động dài hạn và không xác định thời hạnCông ty còn tạo điều kiện cho các cộng tác viên, thử việc, học việc được có cơ hộilàm việc trong môi trường chuyên nghiệp hoặc kí tiếp hợp đồng với những hợpđồng ngắn hạn lên hợp đồng dài hạn hay từ hợp đồng dài hạn lên hợp đồng khôngxác định
Cơ cấu nhân sự theo chức năng nhiệm vụ
Trang 34Bảng 2.5 Cơ cấu nhân sự theo chức năng nhiệm vụ năm 2008 – 2011
(Nguồn Báo cáo tổng kết nhân sự FSE các năm 2008-2011)
Qua bảng 2.5 thấy rằng qua 4 năm nhìn chung ở mỗi vị trí chức năng nghiệp
vụ, các cán bộ đều tăng lên, đặc biệt cán bộ phần mềm luôn chiếm một tỉ lệ lớn, đó
là điều tất yếu của một công ty hệ thống thông tin Sau 3 năm cán bộ quản lý củacông ty tăng lên gấp đôi do tình hình mở rộng phát triển của Công ty, nhưng tỷ lệ %
so với tổng số lao động các năm vẫn ở mức ổn định, trung bình là khoảng 15%.CBNV khối hành chính vẫn giữ ở mức ổn định Cán bộ kỹ thuật khi mới thành lập
có 20 người, nhưng chỉ tới năm 2009 số lượng đã tăng lên 35 người và giữ mức ổnđịnh trong 2 năm tiếp theo Nói chung, cơ cấu về chức năng nhiệm vụ khá phù hợpvới đặc điểm của Công ty
2.1.5.3 Tuổi trung bình toàn Công ty
Bảng 2.6 Độ tuổi trung bình nhân sự công ty FSE các năm 2008-2011
Đơn vị: tuổi
Tuổi trung bình 28.81 28.27 27.74 29.5
(Nguồn Báo cáo tổng kết nhân sự FSE các năm 2008-2011)
Từ số liệu của bảng 2.6 thấy rằng tuổi trung bình của công ty FSE là khá trẻ,
độ tuổi trung bình từ 28-30 tuổi Điều này cũng là một phần tạo nên hình ảnh ngườiFSE gắn với một môi trường đoàn kết, năng động, hài hước, nơi mỗi thành viênđều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động Tạo nên
Trang 35bản sắc riêng của người FPT nói chung và người FSE nói riêng.
2.1.6 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của FSE - FPT
2.1.6.1 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FSE - FPT được phép kinh doanh cácngành nghề sau:
- Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, sản xuất, tích hợp, đào tạo, chuyển giao các
hệ thống thông tin và ứng dụng vào các công nghệ khác;
- Mua bán, cung cấp, cho thuê, triển khai, lặp đặt các thiết bị, sản phẩm vàdịch vụ tin học, viễn thông, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống viễn thông;
- Sản xuất, xây dựng, phát triển, cung cấp, triển khai các sản phẩm và dịch
vụ phần mềm ứng dụng;
- Tư vấn, cung cấp, dịch vụ cho thuê nguồn lực công nghệ thông tin trongnước (trừ các hoạt động môi giới, xuất khẩu lao động và tuyển dụng cho các doanhnghiệp có chức năng xuất khẩu lao động), trung tâm dữ liệu, trung tâm hỗ trợ quađiện thoại (Trừ thông tin Nhà nước cấm) và các dịch vụ cho thuê các quy trìnhnghiệp vụ (BPO);
- Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, sản xuất, tích hợp, đào tạo, cho thuê cáctrung tâm phục hồi dữ liệu sau thảm họa, các dịch vụ phục hồi dữ liệu;
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, chuyển giao công nghệ tin học;
- Sản xuất, chế tạo, lắp ráp các thiết bị công nghệ thông tin;
- Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, sản xuất, tích hợp, đào tạo, lắp đặt và chothuê các hệ thống thương mại điện tử và dịch vụ thương mại điện tử
Các khối kinh doanh được phép kinh doanh của FSE - FPT bao gồm:
Khối tài chính:
- Bộ Tài Chính (MOF) và các Sở tài chính/phòng Tài chính
- Tổng cục Thuế/Cục Thuế và các Chi cục Thuế
- Kho Bạc nhà nước/Kho bạc Nhà nước Tỉnh,huyện
- Tổng cục Hải quan/Cục Hải quan
- Cục Dữ trự Quốc gia/Chi cục Dự trữ quốc gia
- Cục Quản lý giá
- Cục Tài chính doanh nghiệp
Trang 36- Tổng công ty quản lý vốn BTC.
- Cục Công sản và các đơn vị trực thuộc
Khối cơ quan Đảng, tư pháp, lập pháp:
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng
- Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các phân hiệu
- Học viện báo chí và tuyên truyền & các phân hiệu
- Học viện Hành chính Quốc gia và các phân hiệu
- Văn phòng Quốc hội
- Bộ Tư pháp và các Sở tư pháp
- Viện kiểm sát và các đơn vị ngành dọc trực thuộc
- Tòa Án Nhân dân Tối cao và các đơn vị ngành dọc trực thuộc
Khối An ninh, Quốc phòng:
Các đơn vị (trừ doanh nghiệp) thuộc khối An ninh, Quốc phòng
Khối Giáo dục, Đào tạo:
- Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
- Các Trường phổ thông các cấp
- Bộ Giáo dục Đào tạo và các Sở giáo dục đào tạo
- Tổng cục dạy nghề và các trường dạy nghề
- Các cơ sở giáo dục đào tạo
- Các dự án đầu tư cho ngành giáo dục
Khối Doanh nghiệp:
Các dự án CNTT (trừ các dự án ERP) của tất cả các doanh nghiệp không baogồm các doanh nghiệp liên quan đến FIS Bank, FIS TES
Khối doanh nghiệp thương mại và dịch vụ:
- Các doanh nghiệp vận chuyển:
Vietnam Airlines và các đơn vị trực thuộc
Pacific Airlines
Tổng công ty Đường sắt Việt nam và các đơn vị trực thuộc
Các công ty Hàng hải và vận chuyển hàng hải
- Các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ khác đã và sẽ được thành lập.Khối doanh nghiệp Công nghiệp:
Trang 37- Tổng công ty Điện lực và các đơn vị trực thuộc (trừ các dự án liên quan đến EVN Tel).
- Các công ty kinh doanh điện và các nhà máy điện
- Các Công ty Nước, cấp thoát nước
- Các Tổng công ty lớn
- Tổng công ty Xăng dầu
- VietsoPetro
- Petro Việt Nam
- Các Tổng công ty khác: Thép, Dệt may, Than, Thuốc lá, Vinashin, Rượubia và nước giải khát,
Khối Bảo hiểm và Kiểm toán:
- Tổng công ty Bảo việt (Nhân Thọ, Phi Nhân thọ)
- Tổng Công ty Bảo Minh
- Tổng công ty Tái Bảo hiểm
- Các công ty Bảo hiểm khác trừ Bảo hiểm Xã hội: PJICO, PVI, Bảo hiểm Bưu điện,Viễn Đông
- Các công ty Bảo hiểm nước ngoài và liên doanh đã và sẽ được thành lập
- Tổng công ty Tái Bảo hiểm
- Các Công ty kiểm toán đã và sẽ được thành lập
Các bệnh viện, nhà máy sản xuất:
- Các Bệnh viện và Trung tâm Y tế: Các bệnh viện trung ương, Quân đội, Công an; Các bệnh viện và Trung tâm Y tế tỉnh; Các bệnh viện của các ngành; Các bệnh viện tư nhân và liên doanh
- Khối doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh: (trừ các Ngân hàng Nướcngoài và Liên doanh) Prudential, Unilever, BP, British American Tobacco (BAT),Sony, Các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh khác đã và sẽ thành lập
Văn phòng đại diện nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ:
- Văn phòng đại diện của các công ty và tổ chức nước ngoài
- WHO, Chữ thập đỏ quốc tế
- Các tổ chức phi chính phủ khác
Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và sẽ thành lập