Xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 42 - 46)

Kết quả cho thấy có 37/54 nông hộ điều tra có vay vốn ngân hàng chiếm 68,52%, còn 17 nông hộ không vay chiếm 31,48%. Tỷ lệđi vay của các nông hộ trong tổng số hộđiều tra tương đối thấp, mặc dù trên địa bàn Huyện Tam Bình có 2 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng các ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các nông hộ bởi vì khi cho vay các ngân hàng thường đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Đối với các nông hộ còn lại không nộp đơn xin vay là vì sợ bị ngân hàng từ chối do không có tài sản thế chấp. Theo lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Tam Bình là một xã có địa bàn rộng với 3.266 hộ nông nghiệp sinh sống, với số cán bộ hạn chế như hiện nay rất khó để xác định độ uy tín của khách hàng, mất rất nhiều thời gian và chi phí để thu thập được các thông tin chính xác về khách hàng. Vì vậy trong trường hợp mà một hộ có những biểu hiện của rủi ro cao trong việc trả nợ thì cán bộ ngân hàng thường từ chối cho vay hoặc cho vay với lượng vốn ít hơn nhiều so với lượng tín dụng khách hàng đề nghị.

Để mở rộng sản xuất các nông hộ cần vốn đểđầu tư. Đầu tiên các nông hộ thường nghĩ đến những đồng vốn sẵn có bao gồm tiết kiệm và các sản phẩm nông nghiệp mà có thể bán ra thị trường để thu tiền mặt. Nhưng nguồn vốn này thường xuyên là không đủ để đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn hơn. Vì vậy mà đối với các nông hộđịa phương tín dụng đã xuất hiện như là một điều kiện không thể thiếu cho mở rộng sản xuất. Hơn thế nữa, các

nông hộ cũng cho rằng mất mùa, dịch bệnh và rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào vì vậy họ cũng cần vay mượn để tràng trải cho việc tiêu dùng tại những thời điểm khó khăn.

Kết quả nghiên cứu cho biết trong 54 nông hộ điều tra thì có 33 nông hộ có nhu cầu vay vốn (chiếm 51,1 %), trong đó có 20 nông hộ chắc chắn sẽ vay (chiếm 37 %), và 13 nông hộ có thể sẽ vay (chiếm 24,1 %), 18 nông hộ chắc chắn sẽ không vay (chiếm 33,3 %), 3 nông hộ chưa có dự tính vay (chiếm 5,6 %). Đối với các nông hộ SXNN có 47,8 % nông hộ chắc chắn sẽ vay, và 21,7% có thể sẽ vay. Các nông hộ có SXPNN có 29 % nông hộ chắc chắn sẽ vay, và 25,8% nông hộ có thể sẽ vay. Số nông hộ SXNN có dự tính vay vốn nhiều hơn so với các nông hộ có SXPNN. BNG 18. D TÍNH VAY VN GIA 2 NHÓM NÔNG HNHÓM HSXNN NHÓM H SXPNN TNG n % n n % n Chắc chắn sẽ không vay 5 21,7 13 41,9 18 33,3 Có thể sẽ không vay 0 0 0 0 0 0 Không biết 2 8,7 1 3,2 3 5,6 Có thể sẽ vay 5 21,7 8 25,8 13 24,1 Chắc chắn sẽ vay 11 47,8 9 29 20 37 Tổng 23 100 31 100 54 100

Ngun: Điu tra các nông hộở Huyn Tam Bình

Do hoạt động sản xuất của các nông hộ là nông nghiệp, chu kỳ sản xuất ngắn, thời hạn cho vay của ngân hàng đối với đối tượng này này chủ yếu là ngắn hạn, vì vậy khoản vay thường nhỏ, dao động không lớn, chủ yếu tập trung 1 triệu đồng – 15 triệu đồng (90,9 %), trên 15 triệu đồng chiếm 9,1 %. Đối với các nông hộ SXNN mức vốn vay dao động từ 1 triệu đồng – 15 triệu đồng chiếm 100 % số nông hộđiều tra, trong khi đó các nông hộ có SXPNN thì mức này chiếm 82,4 % số nông hộđiều tra thấp hơn so với các nông hộ SXNN. Thời hạn dự tính vay của các nông hộ tập trung là ngắn hạn chiếm 71,8 %, trung hạn chiếm 28,2 %.

BNG 19. MC VN VAY D TÍNH GIA 2 NHÓM NÔNG HỘ Đơn v tính: triu đồng NHÓM HSXNN NHÓM HSXPNN TNG n % n n % n Từ 1 – 5 5 31,3 8 47,1 13 39,4 Từ 5 - 10 5 31,3 5 29,4 10 30,3 Từ 10 - 15 6 37,5 1 5,9 7 21,2 Từ 15 – 20 0 0 2 11,8 2 6,1 Trên 30 0 0 1 5,9 1 3 Tổng 16 100 17 100 33 100

Ngun: Điu tra các nông hộở Huyn Tam Bình

BNG 20. THI GIAN D TÍNH VAY VN GIA 2 NHÓM NÔNG H

NHÓM HSXNN NHÓM HSXPNN TNG n % n n % n Ngắn hạn 14 70 14 73,7 28 71,8 Trung hạn 6 30 5 26,3 11 28,2 Tổng 20 100 19 100 39 100

Ngun: Điu tra các nông h Huyn Tam Bình, 2006

Như vậy, nhu cầu vay vốn của các nông hộ trong thời gian sắp tới là không cao, nguyên nhân là do:

- Đối với các nông hộ chưa bao giờ vay vốn ngân hàng: Phần lớn các nông hộ này là khá giàu, đời sống ổn định, một phần cũng do tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng, cho nên chưa có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Trong khi đó các nông hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn nhưng do không có tài sản thế chấp, sợ bị người cho vay từ chối hoặc họ lo sợ rủi ro trong sản xuất dẫn đến mất vốn vay nên đã không dám lên tiếng xin vay.

- Đối với các nông hộđang vay vốn ngân hàng: Do lúa trúng mùa, được giá cho nên khi trả được vốn vay, các nông hộ chưa có nhu cầu vay vốn trở lại.

Một số nông hộ vay vốn, làm ăn không hiệu quả, khả năng trả nợ thấp, nên không muốn tiếp tục vay khi trảđược nợ mặc dù các nông hộ vẫn có nhu cầu vốn. - Hơn nữa, các nông hộ cho rằng các khoản vay ngắn hạn về mục đích vay để cải tạo vườn tạp do NHNo & PTNT Huyện Tam Bình áp dụng là chưa phù hợp với chu kỳ phát triển mà các nông hộ vay vốn đang đầu tư. Các khoản vay trung bình mà các nông hộ nhận được từ 5 đến 10 triệu đồng đủ để cải tạo vườn tạp. Thời hạn khoản vay là 12 tháng trong khi đó thời gian từ lúc cải tạo vườn đến lúc thu hoạch là 24 tháng. Đây là điều mà các nông hộ quan tâm làm thế nào để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng trong khi chưa có nguồn thu để trả nợ. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân làm cho các nông hộ không dám xin vay vốn ngân hàng mặc dù họ rất cần vốn cho công việc cải tạo vườn.

* Nhn xét chung

T kết qu phân tích trên đề tài rút ra mt s nhn xét sau:

- Nhìn chung, các nông hộ làm SXNN là chính, một số nông hộ có làm SXPNN như làm thuê, làm công, buôn bán để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Giữa 2 nhóm nông hộ SXNN và có SXPNN không có sự khác biệt về tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, lao động, nguồn lực sản xuất, chi tiêu, tiết kiệm, thời hạn vay vốn và số lần vay vốn. Các nông hộ có SXPNN có thu nhập và qui mô nhân khẩu cao hơn so với các nông hộ SXNN. Thu nhập của các nông hộ SXNN từ ruộng là chính, trong khi đó thu nhập chính của các nông hộ có SXPNN là từ làm thuê, làm công, buôn bán.

- Do đặc thù của SXNN mang tính thời vụ cho nên lượng vốn vay của các nông hộ thường nhỏ, chủ yếu vay với mục đích nông nghiệp, thời hạn vay ngắn phù hợp với khả năng trả nợ. Tuy nhiên, mục đích vay tiêu dùng của các nông hộ còn thấp (chiếm 2,7 %), các nông hộ chưa quan tâm nhiều đến việc tiêu dùng cá nhân, chứng tỏ đời sống của các nông hộ còn thấp. Bên cạnh đó, trong thời gian sắp tới thì nhu cầu vay vốn, mức vốn vay của các nông hộ còn thấp.

- Những phân tích ở trên chỉ ra rằng tỉ lệ số người phụ thuộc, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, chi tiêu, thu nhập, và tiết kiệm là những nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ. Trong đó các biến tỉ lệ số người

lượng vốn vay, còn đối với các biến diện tích đất, chi tiêu và thu nhập ảnh hưởng làm tăng lượng vốn vay của các nông hộ. Còn đối với các biến qui mô nhân khẩu, tuổi và giới tính chủ hộ không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)