Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 50)

- Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc khai thác thị trường, mở rộng đối tượng cho vay, hình thức cho vay, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng theo phương châm “khách hàng là thượng đế”.

- Cần phải mở thêm phòng giao dịch rải rác ở các xã để các nông hộ thuận lợi đến giao địch đồng thời cán bộ phụ trách phải tư vấn, huớng dẫn các nông hộ vay và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Tiến hành nghiên cứu thăm dò ý kiến của khách hàng về thái độ, cung cách phục vụ của cán bộ ngân hàng, sản phẩm của ngân hàng giúp cho ngân hàng nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó ngân hàng có những biện pháp điều chỉnh hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Ngân hàng cần phải xem xét từng điều kiện cụ thể, mục đích vay vốn, phương án sản xuất, người vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính trả nợ của các nông hộ, ngân hàng có thể cho vay không cần thế chấp tài sản hoặc cho vay vượt giá trị tài sản thế chấp, hơn nữa, mức cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Thông qua các phương tiện truyền thông, ngân hàng có thể phổ biến các sản phẩm, quy trình và quy chế cho vay các nông hộ, giúp cho các nông hộ hiểu được các sản phẩm, điều kiện cho vay, phương thức cho vay và các chính sách cho vay của ngân hàng đối với các nông hộ.

- Ngân hàng có thể thông qua Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam để cho vay không cần tài sản đảm bảo tiền vay đối với các nông hộ có thu nhập vốn.

- Ngân hàng cần phải tổ chức thường xuyên các cuộc họp giữa ban giám đốc, các trưởng phòng với các cán bộ tín dụng nhằm để trao đổi thông tin, vấn đề khó khăn, những khuyết điểm của các cán bộ tín dụng. Từ đó giúp cho các cán bộ tín dụng học hỏi được những kinh nghiệm, khắc phục những sai sót trong quá trình cho vay.

6.2.2. Đối vi các nông h

- Ý thức và hưởng ứng tích cực chương trình phổ cập giáo dục, chương trình giáo dục dân số, tham gia các lớp học khuyến nông do chính quyền tổ chức, nâng cao trình độ học vấn, tiếp cận thông tin thị trường, pháp luật.

- Trước khi vay vốn các nông hộ cần phải bàn bạc kỹ lưỡng với các thành viên trong gia đình, phương án sản xuất phải rõ ràng và phải chứng minh được

hiệu quả của phương án sản xuất đối với ngân hàng, đồng thời các nông hộ cần tạo uy tín đối với ngân hàng bằng cách sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ và lãi đúng hạn.

TÀI LIU THAM KHO

1. Mai văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn văn Ngân (2006).

Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM.

2. Nguyễn Quang Dong (2003). Bài ging Kinh tế lượng, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Lưu Thanh Đức Hải (2005). Bài ging Nghiên cu marketing ng dng trong kinh doanh, Đại học Cần Thơ.

4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích d liu nghiên cu vi SPSS, NXB Thống kê, TPHCM.

5. Nguyễn Thị Cành (2004). Phương pháp và Phương pháp lun nghiên cu khoa hc kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

6. Thái Văn Đại (2006). Nghip v ngân hàng, Đại học Cần Thơ.

7. Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương (2004).

Nghip v ngân hàng Thương mi, NXB Thống kê, TPHCM.

8. Nguyễn Văn Ngân (2004).Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vn vay ca nông hộở nông thôn Huyn Châu Thành A, Hu Giang, Đại học Cần Thơ. 9. Nguyễn Thu Phương (2006). “Một số nhân tốảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ nông dân – Nghiên cứu ở xã Tân Lĩnh Huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây”,

Chuyên đề s 8 Nông nghip, Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam.

Trích http://210.245.64.232/tapchi/chuyende/2006/Nongnghiep/Mucluc/so03.asp

10. Phòng Thống kê Huyện Tam Bình (2007). Niên giám Thng kê 2006.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 50)