BẢNG 12. CHI TIÊU GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ
Đơn vị tính: triệu đồng NHÓM HỘ SXNN NHÓM HỘ SXPNN TỔNG n % n n % n Dưới 0,5 3 13 5 16,1 8 14,8 Từ 0,5 – 1 10 43,5 6 19,4 16 29,6 Từ 1 – 1,5 6 26,1 6 19,4 12 22,2 Từ 1,5 – 2 4 17,4 9 29 13 24,1 Từ 2 – 2,5 0 0 3 9,7 3 5,6 Từ 2,5 – 3 0 0 1 3,2 1 1,9 Tổng 23 100 31 100 54 100 Trung bình 24,36 25,98 25,29 Kiểm định T df = 52, Sig = 0,31
Nguồn: Điều tra các nông hộở Huyện Tam Bình
- Chi tiêu hàng tháng của các nông hộ dao động lớn từ 0,5 triệu đồng – 3,5 triệu đồng/tháng, trong đó chi tiêu chủ yếu từ 0,5 triệu đồng – 1 triệu đồng/tháng (29,6%), chi tiêu trung bình là 25.289.000 đồng/năm/hộ. Các khoản chi tiêu chính chủ yếu là lương thực thực phẩm, giáo dục, y tế, giao thông bưu điện, lãi ngân hàng, quần áo, điện nước, và văn hóa giải trí. Các nông hộ chủ yếu đầu tư cho lương thực thực phẩm, giáo dục và y tế. Điều này cho thấy các nông hộ ngày càng ý thức nâng cao trình độ học vấn và giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, hoạt động văn hóa và giải trí chưa được nhiều nông hộ quan tâm, nguyên nhân là do các nông hộ không có nhiều thời gian rãnh, điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5 %, Sig = 0,31 > 0,05, cho biết không có sự khác biệt về chi tiêu giữa 2 nhóm nông hộ. Tuy nhiên, các nông hộ SXNN đầu tư cho lương thực thực phẩm, giáo dục cao hơn so với các nông hộ có SXPNN, nhất là đầu tư cho giáo dục (11%), các khoản chi tiêu khác không có sự khác biệt lớn. Lương thực Thực phẩm 60% Lãi NH 9% Quần áo 4% Văn hóa, giải trí 1% Y tế 7% Giao thông Bưu điện 5% Điện nước 3% Giáo dục 11%
Hình 7. Chi tiêu của các nông hộ SXNN
Điện nước 3% Giao thông Bưu điện 14% Giáo dục 6% Y tế 8% Văn hóa, giải trí 2% Quần áo 3% Lương thực Thực phẩm 58% Lãi NH 6%
Hình 8. Chi tiêu của các nông hộ có SXPNN
- Đối với khoản tiết kiệm: Kết quả nghiên cứu cho biết các nông hộ có được khoản tiền để dành hàng tháng hay cuối năm là rất ít, một số hộ không có
khoản tiền này, bởi vì thu nhập của các nông hộ là theo mùa vụ, không ổn định. Các nông hộđể tiền tiết kiệm hàng tháng với mục đích để phục vụ cho các khoản chi tiêu hàng ngày, sức khỏe. Khoản tiền để dành hàng tháng dao động không lớn chủ yếu dưới 0,5 triều đồng/tháng (72,2%). Trung bình 3.626.000 đồng/năm/hộ.
BẢNG 13. TIẾT KIỆM GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ Đơn vị tính: triệu đồng NHÓM HỘ SXNN NHÓM HỘ SXPNN TỔNG n % n n % n Dưới 0,5 20 87 19 61,3 39 72,2 Từ 0,5– 1 2 8,7 5 16,1 7 13 Từ 1– 1,5 1 4,3 3 9,7 4 7,4 Từ 1,5– 2 0 0 1 3,2 1 1,9 Trên 5 0 0 2 6,5 2 3,7 Tổng 0 0 1 3,2 1 1,9 Trung bình 1,68 5,07 3,626 Kiểm định T df = 52, Sig = 0,053
Nguồn: Điều tra các nông hộở Huyện Tam Bình
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5 %, Sig = 0,053 > 0,05, cho thấy khoản tiết kiệm giữa các nông hộ SXNN và các nông hộ có SXPNN là như nhau.
4.2. MỤC ĐÍCH, THỜI HẠN, SỐ LẦN VAY VỐN 4.2.1. Mục đích vay vốn
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 32/54 nông hộ vay vốn với mục đích để tràng trải chi phí trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo đất, mua thiết bị nông nghiệp chiếm 75,7% tổng số khoản vay. Vì phần lớn các nông hộ sống bằng nghề nông, điều kiện kinh tế còn khó khăn, sản xuất thiếu vốn, đểđáp ứng nhu cầu sản xuất các nông hộ chủ yếu tìm đến nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Về mục đích vay tiêu dùng, bảng 14 chỉ ra rằng tiền xây nhà, mua thiết bị gia đình, trả nợ, y tế là những mục đích phổ biến nhất của việc vay cho tiêu dùng chiếm 24,3% tổng số khoản vay. Cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp vì
ngân hàng ít cho vay tiêu dùng đối với các nông hộ ngoại trừ những khách hàng truyền thống có uy tín với ngân hàng.
Bảng 14 cũng chỉ ra rằng các nông hộ SXNN vay vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao ( chiếm 80%) cao hơn so với các nông hộ có SXPNN (70,6 %), trong khi đó các nông hộ có SXPNN vay với mục đích tiêu dùng (chiếm 29,5 %) cao hơn so với các nông hộ SXNN (chiếm 20 %).
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5%, Sig = 0,014 < 0,05, cho biết mục đích vay vốn giữa 2 nhóm nông hộ là khác nhau.
BẢNG 14. MỤC ĐÍCH VAY VỐN GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ NHÓM HỘ SXNN NHÓM HỘ SXPNN TỔNG n % n % n % VAC 16 80 10 58,8 26 70,3 Xây nhà 2 10 2 11,8 4 10,8
Mua thiết bị nông nghiệp 0 0 2 11,8 2 5,4 Mua thiết bị gia đình 1 5 0 0 1 2,7
Trả nợ 1 5 1 5,9 2 5,4
Y tế 0 0 2 11,8 2 5,4
Tổng 20 100 17 100 37 100
Kiểm định T df = 35, Sig = 0,014
Nguồn: Điều tra các nông hộở Huyện Tam Bình
4.2.2. Thời hạn vay vốn
Do đặc thù của SXNN, cho nên thời hạn vay vốn của các nông hộ dao động không lớn (< 5 năm), vốn vay chủ yếu là ngắn hạn chiếm 71,8 %, trung hạn chiếm 28,2%. SXNN là sản xuất theo mùa vụ, do đó nguồn trả nợ của các nông hộ chỉ dựa vào thu hoạch từ nông nghiệp, khả năng trả nợ của các nông hộ là rất thấp khi sản xuất gặp rủi ro. Vì vậy, thời hạn vay vốn ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn vay của các nông hộ. Lượng vốn vay ít hay nhiều của các nông hộ không chỉ căn cứ vào nhu cầu vốn mà còn căn cứ vào thời hạn cho vay của ngân hàng để quyết định vốn vay sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của mình.
Hơn nữa, trong các văn bản hiện hành của NHNo & PTNT, lãi suất cho vay phải đủđể bù đắp cho chi phí vốn, chi phí quản lý, thuế, dự phòng nợ khó đòi…Trong những năm gần đây, mặc dù chính sách lãi suất đang được nới lỏng theo hướng tự do hoá, lãi suất hiện tại được ngân hàng cố định là 1% tháng đối với khoản cho vay ngắn hạn và 1,15% tháng đối với khoản cho vay trung và dài hạn
Tuy nhiên hầu hết hộ gia đình ở khu vực nông thôn mới chỉ tiếp cận đến các món vay ngắn hạn của ngân hàng, trong khi đó họ rất cần các món vay trung và dài hạn. Chính những khoản vay này sẽ giúp họ có thu nhập cao hơn.
Kết quả kiểm định T, Sig = 0,621 > 0,5 cho biết không có sự khác biệt về thời hạn vay vốn giữa 2 nhóm nông hộ BẢNG 15. THỜI HẠN VAY VỐN GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ NHÓM HỘ SXNN NHÓM HỘ SXPNN TỔNG n % n n % n Ngắn hạn 14 70 14 73,7 28 71,8 Trung hạn 6 30 5 26,3 11 28,2 Tổng 20 100 19 100 39 100 Kiểm định T df = 37, Sig = 0,621
Nguồn: Điều tra các nông hộở Huyện Tam Bình
4.2.3. Số lần vay vốn
Kết quả nghiên cứu cho biết các nông hộ điều tra vay vốn rất thường xuyên, có mối quan hệ thân thuộc với ngân hàng. Số lần vay vốn dao động lớn từ 1 – 28 lần, trung bình mỗi hộ vay vốn ngân hàng 4 lần. Các nông hộ có số lần vay vốn từ 1 – 5 lần chiếm cao nhất (70,3%). Căn cứ vào số lần vay vốn của các nông hộ cũng cho biết được hoạt động SXNN của các nông hộ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của Huyện Tam Bình.
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5 %, Sig = 0,232 cho biết số lần vay vốn giữa 2 nhóm nông hộ là như nhau.
BẢNG 16. SỐ LẦN VAY VỐN GIỮA 2 NHÓM NÔNG HỘ Đơn vị tính: lần NHÓM HỘ SXNN NHÓM HỘ SXPNN TỔNG n % n n % n Từ 1 - 5 15 75 11 64,7 26 70,3 Từ 5 - 10 3 15 2 11,8 5 13,5 Trên 10 2 10 4 23,5 6 16,2 Tổng 20 100 17 100 37 100 Trung bình 3,78 4 3,91 Kiểm định T df = 37, Sig = 0,232
Nguồn: Điều tra các nông hộở Huyện Tam Bình
4.3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN
4.3.1. Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến lượng vốn vay
Qua phân tích hàm hồi qui Tobit cho thấy mô hình trên là rất phù hợp, Giá trị P > Chi bình phương = 0,0000 bác bỏ giả thiết Ho cho rằng các hệ số hồi qui bằng 0. Kết quả của mô hình hồi qui Tobit có 6 biến có hệ số phù hợp ở mức ý nghĩa từ 10 % đến 5 %, trong đó có 1 biến có hệ số phù hợp ở mức ý nghĩa 10 %, và 5 biến có hệ số phù hợp ở mức ý nghĩa 5 %. Để thấy được mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đề tài tiến hành giải thích một số biến sau:
- Hệ số hồi qui của biến số người phụ thuộc (snpthuoc) là - 0,11 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10 %, phù hợp với dấu kỳ vọng. Các nông hộ có tỉ lệ số người phụ thuộc cao sẽảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngoài việc sản xuất nhóm nông hộ này còn phải lo chăm sóc những người sống phụ thuộc vào gia đình. Hơn nữa tỉ lệ số người phụ thuộc cao đặt ra những nguy cơ của việc sử dụng vốn vay cho mục đích tiêu dùng thay vì cho sản xuất và vấn đề thiếu lao động để tiến hành sản xuất một cách hiệu quả. Tỉ lệ số người phụ thuộc cao cũng phần nào giải thích những hạn chế về năng lực tiết kiệm của các
xuất với qui mô lớn hơn. Kết quả cho biết khi tỉ lệ số người phụ thuộc của các nông hộ tăng lên 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ giảm đi 0,11 %. - Hệ số hồi qui biến trình độ học vấn của chủ hộ (tdhvan) là - 0,57 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10 %, ngược lại với dấu kỳ vọng. Điều này chứng tỏ rằng đối với các nông hộ có trình độ học vấn cao thường hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, lợi nhuận cao. Hơn nữa, với học vấn cao, các thành viên trong gia đình thường làm thêm ở các cơ quan, xí nghiệp tạo thêm thu nhập để bù đắp vào các khoản chi tiêu của các nông hộ. Vì vậy các nông hộ này ít có nhu cầu vay vốn. Cụ thể khi trình hộ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ giảm đi 0,57 %.
BẢNG 17. KẾT QUẢ HỒI QUI TOBIT XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA CÁC NÔNG HỘ
Tổng số quan sát = 54 Kiểm định Chi bình phương = 41,52 Giá trị Log = -387,03197 Giá trị P > Chi bình phương = 0,0000
Lượng vốn vay bi Giá trị P- Value Qui mô nhân khẩu 0,4905854 0,540 Tỉ lệ số người phụ thuộc -0,1144191 0,038 Tuổi chủ hộ 0,026415 0,735 Giới tính chủ hộ 3,225949 0,153 Trình độ học vấn chủ hộ -0,5726592 0,099 Diện tích đất 0,0004022 0,039 Tổng chi tiêu 0,1917614 0,000 Tổng thu nhập 0,2697635 0,013 Tổng tiết kiệm -1,934386 0,001 a -1,805546 0,711 Tổng số quan sát < = 0 là 17 Tổng số quan sát > 0 là 37
- Hệ số hồi qui của biến diện tích đất canh tác (dtdat) là 0,0004 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 % có tác động rất lớn đến lượng vốn vay của các
nông hộ. Các nông hộ có nhiều diện tích đất canh tác sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay và vay vốn được vốn số lượng lớn. Hơn nữa, diện tích đất cũng là một nhân tốảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của cán bộ ngân hàng hay nói cách khác cán bộ tín dụng dựa vào diện tích đất để cân nhắc lượng vốn mà một hộđược vay. Khi diện tích đất tăng lên 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ tăng lên 0,0004 %.
- Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số hồi qui của biến chi tiêu (tctieu) là 0,19 phù hợp với mức ý nghĩa 5 %. Kết quả nghiên cứu cho biết mục đích vay vốn của các nông hộ là để chi tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. Khi cần cho sản xuất hay tiêu dùng các nông hộ nộp đơn và xin vay ngân hàng. Chính vì vậy, khi chi tiêu các khoản này của các nông hộ tăng lên, thì các nông hộ có nhu cầu vốn lớn, vì vậy lượng vốn vay sẽ tăng, cụ thể khi chi tiêu tăng lên 1 % thì lượng vốn vay sẽ tăng lên 0,19 %.
- Tương tư, đối với hệ số hồi qui của biến thu nhập là 0,27 phù hợp với mức ý nghĩa là 5 %. Thu nhập của các nông hộ chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, và một số nông hộ có thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Thu nhập của các nông hộ phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất. Khi các nông hộ có thu nhập tăng, khả năng trả nợ của các nông hộ sẽ cao, giữđược uy tín và tạo được mối quan hệ với ngân hàng, vì vậy khi các nông hộ cần nhiều vốn cho việc mở rộng qui mô sản xuất, thì việc vay vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng. Nếu thu nhập tăng lên 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ tăng lên 0,27%.
- Đối với biến tổng tiết kiệm (ttkiem) có hệ số hồi qui là -1,93 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 %, mang dấu âm phù hợp với dấu của kỳ vọng, có ảnh hưởng lớn làm giảm lượng vốn vay của các nông hộ. Điều này có thế được giải thích bởi thực tế là một số nông hộ khá có năng lực tài chính tốt có thể mở rộng quy mô sản xuất bằng nguồn tiết kiệm và từ việc bán sản phẩm trên thị trường mà không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài vì vậy mà số khoản vay cho sản xuất của các nông hộ này là thấp. Khi số tiền tiết kiệm tăng 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ giảm 1,93 %.
- Còn đối với hệ số hồi qui của 3 biến qui mô nhân khẩu (qmnkhau), tuổi (tuoi) và giới tính của chủ hộ (gtinh) lần lượt là 0,49, 3,23, 0,03 không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 % đến 10 %, điều đó có nghĩa là khi cho vay vốn cán bộ tín dụng ngân hàng không dựa vào các yếu tố này để quyết định lượng vốn vay của các nông hộ.
* Hàm hồi qui Tobit xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ có dạng :
Lượng vốn vay = - 1,81 - 0,11 (tỉ lệ số người phụ thuộc) - 0,57 (trình độ học vấn của chủ hộ ) + 0,0004 (diện tích đất) + 0,19 (tổng chi tiêu) + 0,97 (tổng thu nhập) - 1,93 (tổng tiết kiệm) + Ui
4.3.2. Xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ
Kết quả cho thấy có 37/54 nông hộ điều tra có vay vốn ngân hàng chiếm 68,52%, còn 17 nông hộ không vay chiếm 31,48%. Tỷ lệđi vay của các nông hộ trong tổng số hộđiều tra tương đối thấp, mặc dù trên địa bàn Huyện Tam Bình có 2 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng các ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các nông hộ bởi vì khi cho vay các ngân hàng thường đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Đối với các nông hộ còn lại không nộp đơn xin vay là vì sợ bị ngân hàng từ chối do không có tài sản thế chấp. Theo lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Tam Bình là một xã có địa bàn rộng với 3.266 hộ nông nghiệp sinh sống, với số cán bộ hạn chế như hiện