Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến lượng vốn vay

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 39 - 42)

Qua phân tích hàm hồi qui Tobit cho thấy mô hình trên là rất phù hợp, Giá trị P > Chi bình phương = 0,0000 bác bỏ giả thiết Ho cho rằng các hệ số hồi qui bằng 0. Kết quả của mô hình hồi qui Tobit có 6 biến có hệ số phù hợp ở mức ý nghĩa từ 10 % đến 5 %, trong đó có 1 biến có hệ số phù hợp ở mức ý nghĩa 10 %, và 5 biến có hệ số phù hợp ở mức ý nghĩa 5 %. Để thấy được mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đề tài tiến hành giải thích một số biến sau:

- Hệ số hồi qui của biến số người phụ thuộc (snpthuoc) là - 0,11 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10 %, phù hợp với dấu kỳ vọng. Các nông hộ có tỉ lệ số người phụ thuộc cao sẽảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngoài việc sản xuất nhóm nông hộ này còn phải lo chăm sóc những người sống phụ thuộc vào gia đình. Hơn nữa tỉ lệ số người phụ thuộc cao đặt ra những nguy cơ của việc sử dụng vốn vay cho mục đích tiêu dùng thay vì cho sản xuất và vấn đề thiếu lao động để tiến hành sản xuất một cách hiệu quả. Tỉ lệ số người phụ thuộc cao cũng phần nào giải thích những hạn chế về năng lực tiết kiệm của các

xuất với qui mô lớn hơn. Kết quả cho biết khi tỉ lệ số người phụ thuộc của các nông hộ tăng lên 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ giảm đi 0,11 %. - Hệ số hồi qui biến trình độ học vấn của chủ hộ (tdhvan) là - 0,57 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10 %, ngược lại với dấu kỳ vọng. Điều này chứng tỏ rằng đối với các nông hộ có trình độ học vấn cao thường hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, lợi nhuận cao. Hơn nữa, với học vấn cao, các thành viên trong gia đình thường làm thêm ở các cơ quan, xí nghiệp tạo thêm thu nhập để bù đắp vào các khoản chi tiêu của các nông hộ. Vì vậy các nông hộ này ít có nhu cầu vay vốn. Cụ thể khi trình hộ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ giảm đi 0,57 %.

BNG 17. KT QU HI QUI TOBIT XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN T

NH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VN VAY CA CÁC NÔNG H

Tổng số quan sát = 54 Kiểm định Chi bình phương = 41,52 Giá trị Log = -387,03197 Giá trị P > Chi bình phương = 0,0000

Lượng vốn vay bi Giá trị P- Value Qui mô nhân khẩu 0,4905854 0,540 Tỉ lệ số người phụ thuộc -0,1144191 0,038 Tuổi chủ hộ 0,026415 0,735 Giới tính chủ hộ 3,225949 0,153 Trình độ học vấn chủ hộ -0,5726592 0,099 Diện tích đất 0,0004022 0,039 Tổng chi tiêu 0,1917614 0,000 Tổng thu nhập 0,2697635 0,013 Tổng tiết kiệm -1,934386 0,001 a -1,805546 0,711 Tổng số quan sát < = 0 là 17 Tổng số quan sát > 0 là 37

- Hệ số hồi qui của biến diện tích đất canh tác (dtdat) là 0,0004 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 % có tác động rất lớn đến lượng vốn vay của các

nông hộ. Các nông hộ có nhiều diện tích đất canh tác sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay và vay vốn được vốn số lượng lớn. Hơn nữa, diện tích đất cũng là một nhân tốảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của cán bộ ngân hàng hay nói cách khác cán bộ tín dụng dựa vào diện tích đất để cân nhắc lượng vốn mà một hộđược vay. Khi diện tích đất tăng lên 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ tăng lên 0,0004 %.

- Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số hồi qui của biến chi tiêu (tctieu) là 0,19 phù hợp với mức ý nghĩa 5 %. Kết quả nghiên cứu cho biết mục đích vay vốn của các nông hộ là để chi tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. Khi cần cho sản xuất hay tiêu dùng các nông hộ nộp đơn và xin vay ngân hàng. Chính vì vậy, khi chi tiêu các khoản này của các nông hộ tăng lên, thì các nông hộ có nhu cầu vốn lớn, vì vậy lượng vốn vay sẽ tăng, cụ thể khi chi tiêu tăng lên 1 % thì lượng vốn vay sẽ tăng lên 0,19 %.

- Tương tư, đối với hệ số hồi qui của biến thu nhập là 0,27 phù hợp với mức ý nghĩa là 5 %. Thu nhập của các nông hộ chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, và một số nông hộ có thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Thu nhập của các nông hộ phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất. Khi các nông hộ có thu nhập tăng, khả năng trả nợ của các nông hộ sẽ cao, giữđược uy tín và tạo được mối quan hệ với ngân hàng, vì vậy khi các nông hộ cần nhiều vốn cho việc mở rộng qui mô sản xuất, thì việc vay vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng. Nếu thu nhập tăng lên 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ tăng lên 0,27%.

- Đối với biến tổng tiết kiệm (ttkiem) có hệ số hồi qui là -1,93 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 %, mang dấu âm phù hợp với dấu của kỳ vọng, có ảnh hưởng lớn làm giảm lượng vốn vay của các nông hộ. Điều này có thế được giải thích bởi thực tế là một số nông hộ khá có năng lực tài chính tốt có thể mở rộng quy mô sản xuất bằng nguồn tiết kiệm và từ việc bán sản phẩm trên thị trường mà không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài vì vậy mà số khoản vay cho sản xuất của các nông hộ này là thấp. Khi số tiền tiết kiệm tăng 1 % thì lượng vốn vay của các nông hộ sẽ giảm 1,93 %.

- Còn đối với hệ số hồi qui của 3 biến qui mô nhân khẩu (qmnkhau), tuổi (tuoi) và giới tính của chủ hộ (gtinh) lần lượt là 0,49, 3,23, 0,03 không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 % đến 10 %, điều đó có nghĩa là khi cho vay vốn cán bộ tín dụng ngân hàng không dựa vào các yếu tố này để quyết định lượng vốn vay của các nông hộ.

* Hàm hi qui Tobit xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vn vay ca các nông h có dng :

Lượng vốn vay = - 1,81 - 0,11 (tỉ lệ số người phụ thuộc) - 0,57 (trình độ học vấn của chủ hộ ) + 0,0004 (diện tích đất) + 0,19 (tổng chi tiêu) + 0,97 (tổng thu nhập) - 1,93 (tổng tiết kiệm) + Ui

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)