Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
3,34 MB
Nội dung
MỤC LỤC * Dịch vụ 4 Bản chất của dịch vụ là công việc được thực hiện theo đơn đặt hàng nhưng không tạo ra sản phẩm có hình thái độc lập mới 4 Hoặc, dịch vụ là những dạng hoạt động, công việc, mà trong quá trình thực hiện chúng không tạo ra sản phẩm vật chất có hình thái vật thể mới, nhưng làm cho sản phẩm hiện có đã được tạo ra thay đổi về chất. 4 4.4. Một số kiến nghị với nhà nước và Bộ TT&TT 72 Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được một số nhận xét và đánh giá về thực trạng QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hạn chế về nhận thức trong một số lĩnh vực nên còn một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. Cụ thể: 73 i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Chi phí sử dụng dịch vụ điện thoại di động Error: Reference source not found iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Đồ thị tăng trưởng thuê bao điện thoại. . Error: Reference source not found Hình 3.2. Đồ thị số thuê bao điện thoại di động/100 dân. Error: Reference source not found Hình 3.3. Đồ thị tăng trưởng số thuê bao điện thoại cố định. . Error: Reference source not found Hình 3.4. Đồ thị số thuê bao điện thoại cố định/100 dân. Error: Reference source not found Hình 3.5. Tăng trưởng doanh thu viễn thông Error: Reference source not found Hình 3.6. Tăng trưởng doanh thu điện thoại di động . . Error: Reference source not found Hình 3.7. Tăng trưởng doanh thu điện thoại cố định . . Error: Reference source not found Hình 3.8. Đồ thị t ăng trưởng doanh thu dịch vụ Internet Error: Reference source not found Hình 3.9. Đồ thị t ăng trưởng doanh thuê bao dịch vụ Internet Error: Reference source not found Hình 3.10. Đồ thị t ăng trưởng tỉ lệ dân sử dụng dịch vụ Internet Error: Reference source not found Hình 3.11. Đồ thị phân bố thuê bao di động và nhu cầu sử dụng trong 6 tháng tới khu vực Hà Nội Error: Reference source not found Hình 3.12. Thông tin khách hàng Error: Reference source not found v Hình 3.13. Thị phần thuê bao điện thoại cố định của các doanh nghiệp . Error: Reference source not found Hình 3.14. Thị phần thuê bao điện thoại di động của các doanh nghiệp . Error: Reference source not found Hình 3.15. Thị phần dịch vụ Internet của các doanh nghiệp . . Error: Reference source not found Hình 3.16. Thị phần mạng di động năm 2011 (theo sim chính) Error: Reference source not found vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Viết tắt 1 Bưu chính viễn thông BCVT 2 Công nghệ thông tin CNTT 3 Cơ sở hạ tầng CSHT 4 Quản lý Nhà nước QLNN 5 Thông tin và Truyền thông TT&TT vii Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trước hết cần phải khẳng định rằng nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO. Thật vậy, theo số liệu của Tổng cục Thống Kê, trong 5 năm 2006-2010, tổng thu nhập trong nước bình quân đầu người tăng 1,6 lần tương đương 438 USD, tính theo VNĐ thì GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt gần 22,8 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Việt Nam đã thoát ra khỏi nhóm quốc gia nghèo. Do điều kiện kinh tế ngày càng cao nên tiêu dùng dịch vụ cũng tăng theo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cuộc sống. Đăc biệt, trong điều kiện CNTT đang phát triển không ngừng thì ngành dịch vụ viễn thông cũng đang đươc chú trọng phát triển và nhu cầu về dịch vụ viễn thông đang ngày càng gia tăng. Khi mức sống cao hơn, người dân được tiếp cận nhiều hơn với tiến bộ của khoa học công nghệ, họ đã sử dụng dịch vụ viễn thông để phục vụ tốt hơn cho công việc và cuộc sống của mình. Vì những lợi ích mà dịch vụ viễn thông mang lại nên họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để tiêu dùng dịch vụ này. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ viễn thông đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc phát triển ngành dịch vụ này không những làm tăng GDP cả nước mà còn có vai trò hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông đã ra đời. Sự ra đời của các công ty này đã làm cho cạnh tranh trên thị trường diễn ra hết sức khốc liệt. Để duy trì sự ổn định của nền kinh tế và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng thì nhất thiết phải có sự tham gia của Nhà nước. Như vậy có thể nói, việc phát triển thị trường dich vụ viễn thông là một tất yếu khách quan và QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông là hết sức cần thiết. 1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề thuộc đối tượng và khách thể nghiên cứu đề tài. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ viễn thông như: Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của Phạm Thị Thu Hiền ( Đại học Kinh tế Quốc dân) năm 2005 với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của công ty viễn thông liên tỉnh” đã phân tích, đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất quan điểm, mục tiêu để phát triển và hoàn thiện thị trường dịch vụ viễn thông trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận văn này chỉ tiếp cận vấn đề dưới góc độ doanh nghiệp, không tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước đối với thị trường này. 1.3. Nhận dạng và xác lập vấn đề nghiên cứu khác biệt trong đề tài. Nghiên cứu về QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà theo đó, dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng; thị trường dịch vụ viễn thông là tổng hòa những mối quan hệ trao đổi giữa bên cung và bên cầu đối với sản phẩm dịch vụ viễn thông 1.4. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá các lý luận chung về thị trường dịch vụ viễn thông và QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông. Chỉ ra được thực trạng của thị trường và QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. 1.5. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu - Dịch vụ là gì? Dịch vụ viễn thông là gì? - Thị trường dịch vụ viễn thông là gì? - QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông bao gồm những nội dung nào? - Nhà nước trung ương có chức năng gì trong quản lý thị trường viễn thông? - Phân quyền của Nhà nước trung ương cho địa phương trong quản lý thị trường viễn thông như thế nào? 2 - Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông là gì? - Thực trạng QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay là như thế nào? - Các giải pháp nào cần được đưa ra để hoàn thiện QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay? 1.6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến QLNN địa phương đối với thị trường dịch vụ viễn thông - Về không gian: trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Về thời gian: Các số liệu đã được thu thập chủ yếu thuộc 3 năm gần đây. 1.7. Kết cấu của luận văn Gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Một số vấn đề lý luận về QLNN địa phương đối với thị trường dịch vụ viễn thông. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Chương 4: Giải pháp về hoàn thiện QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. 3 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QLNN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 2.1. Các khái niệm về thị trường dịch vụ viễn thông 2.1.1. Dịch vụ và dịch vụ viễn thông * Dịch vụ Bản chất của dịch vụ là công việc được thực hiện theo đơn đặt hàng nhưng không tạo ra sản phẩm có hình thái độc lập mới. Hoặc, dịch vụ là những dạng hoạt động, công việc, mà trong quá trình thực hiện chúng không tạo ra sản phẩm vật chất có hình thái vật thể mới, nhưng làm cho sản phẩm hiện có đã được tạo ra thay đổi về chất. Tóm lại dịch vụ là kết quả có ích của một dạng lao động đặc thù. Kết quả đó được biểu hiện ra dưới hình thái phi vật thể hay vô hình. Các đặc điểm của dịch vụ: Thứ nhất, dịch vụ là sản phẩm vô hình có thể dễ dàng định lượng và tiêu chuẩn hóa. Còn kết quả của hoạt động dịch vụ, mặc dù có thể cảm nhận, đánh giá, nhưng rất khó lượng hoá vì không tách riêng ra dưới hình thái hiện vật được. Phần lớn công việc của những người làm dịch vụ thường mất đi ngay sau khi làm xong, rất ít khi để lại một một giá trị nào đó để sau này có thể cho ta nhận biết được một số lượng dịch vụ ngang như thế. Kết quả một số dịch vụ nhất định có thể tồn tại như một giá trị sử dụng có hình thái độc lập, tách khỏi người sản xuất và người tiêu dùng, có thể duy trì sự tồn tại, lưu thông trong một khoảng thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng như những tác phẩm nghệ thuật… 4 Thứ hai, phần lớn dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, nên dịch vụ không thể cất giữ, để dành được. Sản phẩm hang hóa có thể tách rời sản xuất với tiêu dùng, có thể tích trữ trong kho, nhưng dịch vụ thì ngược lại, thông thường sản xuất đến đâu tiêu dùng đến đấy. Ví dụ: tổ chức một tour du lịch, đi đến đâu ta hưởng thụ, thăm quan đến đó, không thể mang về được và cũng không thể để dành đến lần sau được. Thứ ba, chất lượng của dịch vụ không thể đo lường cụ thể được, nó phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp xúc trực tiếp hay sự tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và người được thụ hưởng dịch vụ. Sản phẩm hàng hóa có thể đánh giá thông qua các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Còn chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào sự giao tiếp, thái độ và năng lực đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đem lại sự hài lòng và thiện cảm của khách hàng đối với người phục vụ. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình dịch vụ cũng trở thành hàng hoá. Bên cạnh những hàng hoá hiện vật, trên thị trường còn có những hàng hóa vô hình hay dịch vụ, như dịch vụ của bác sĩ, giáo viên, luật sư, v.v. Giá trị sử dụng của dịch vụ là đáp ứng một nhu cầu nào đó của người mua. Để tạo ra dịch vụ cũng cần tới những chi phí lao động nhất định. Những người làm dịch vụ cũng cần nhận được thu nhập bằng tiền từ hoạt động dịch vụ của mình, đồng những người được thụ hưởng dịch vụ cũng phải chi tiền để được hưởng thụ những dịch vụ đó. Căn cứ chủ yếu để xác định giá cả thị trường của dịch vụ là chi phí sản xuất ra chúng. * Dịch vụ viễn thông Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại. Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ tầng. 5 [...]... doanh Thị trường viễn thông ở nông thôn với hơn 80% dân số vẫn còn đang rộng mở, hứa hẹn một tiềm năng khai thác rất lớn 2.2 QLNN địa phương đối với thị trường dịch vụ viễn thông 2.2.1 Nội dung QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông 2.2.1.1 Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ viễn thông Bộ TT&TT là cơ quan quản lý đối với thị trường dịch vụ viễn thông, ... tranh chung về thực trạng thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà còn giúp tác giả so sánh tìm ra những nét mới, những khía cạnh cần khai thác sâu cho đề tài về QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay Tác giả đã sử dụng một số dạng tài liệu sau: tài liệu nghiên cứu và xuất bản của các nhà khoa học trong và ngoài nước; những... tải thông tin thông qua hoạt động của ngành viễn thông Các loại hình dịch vụ viễn thông: Các dịch vụ viễn thông được phân loại theo nghiệp vụ đi liền với các thiết bị đầu cuối như dịch vụ thoại, dịch vụ fax, dịch vụ điện báo, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ di động, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ internet v.v Các dịch vụ viễn thông được chia làm hai nhóm, đó là: Một là, những dịch vụ viễn thông cơ bản: Dịch. .. bản: Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin Dịch vụ viễn thông cơ bản gồm: Dịch vụ điện thoại; Dịch vụ điện báo; Dịch vụ Telex; Dịch vụ Fax; Dịch vụ 7 thuê kênh riêng; Dịch vụ truyền số liệu; Dịch vụ truyền hình, truyền ảnh, âm thanh; Dịch vụ truyền báo điện tử; Dịch vụ điện... phổ biến pháp luật và thông tin về BCVT và CNTT 14 2.2.1.2 Xây dựng và thực thi hệ thống chính sách phát triển thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước đã đưa ra những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường dịch vụ viễn thông như: chính sách để phát triển nguồn cung trên thị trường dịch vụ viễn thông và chính sách kích cầu đối với các dịch vụ viễn thông Cụ thể: * Chính sách mở cửa thị trường. .. động; Dịch vụ nhắn tin Hai là, những dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng gồm: Dịch vụ thư điện tử; Dịch vụ. .. để cạnh tranh với các dịch vụ tương tự như ECom của EVN Telecom và dịch vụ vô tuyến cố định Home – Phone của Viettel Thị trường dịch vụ viễn thông ngày nay càng phát triển và ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh cùng xuất hiện trên thị trường Chính vì thế, môi trường cạnh tranh và những yếu tố cạnh tranh trên thị truờng dịch vụ viễn thông đang làm nổi bật những đặc thù của dịch vụ viễn thông Bên cạnh... Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan Việc phân loại các loại hình dịch vụ viễn thông như đã nêu ở trên chỉ nhằm mục đích gắn kết việc quản lý dịch vụ với. .. của dịch vụ diễn ra cùng một lúc Dịch vụ viễn thông có tính không ổn định vì chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của nhà cung cấp Dịch vụ viễn thông không thể dự trữ, cất vào kho được, thời lượng dịch vụ không bán được cũng có nghĩa là bị lãng phí Những đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng lớn tới hoạt động đầu tư vào ngành viễn thông 2.1.2 Thị trường dịch vụ viễn thông Thị trường. .. phẩm dịch vụ viễn thông: Thị trường dịch vụ viễn thông toàn quốc tuy đã có những bước tiến vượt bậc và phát triển “nóng” nhưng nhìn chung sự ra đời của các dịch vụ viễn thông với công nghệ hiện đại có xu hướng bài trừ những dịch vụ viễn thông có công nghệ lạc hậu và tồn tại lâu đời, cũng như một số dịch vụ nhất định đã bị thay thế hoặc các dịch vụ viễn thông mới ra đời chiếm lĩnh ưu thế cũng như thị . phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Chương 4: Giải pháp về hoàn thiện QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. 3 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ. bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay là như thế nào? - Các giải pháp nào cần được đưa ra để hoàn thiện QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện. Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Tuy