Khái quát tình hình phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Giải pháp về hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 28)

địa bàn Thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra

Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đặt dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc gia

nhập WTO mang đến làn gió mới, động lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế thương mại ngày càng minh bạch và thông thoáng hơn.

Thị trường viễn thông Việt Nam tiếp tục đạt được các bước tiến vượt bậc, hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển đồng thời cải thiện được vị trí trong bảng xếp hạng viễn thông châu Á. Theo đánh giá của Businees Monitor International (BMI), thị trường viễn thông Việt Nam đang trên đà khởi sắc.

* Nhu cầu phát triển máy và cơ cấu các sản phẩm dịch vụ viễn thông:

Thị trường dịch vụ viễn thông toàn quốc tuy đã có những bước tiến vượt bậc và phát triển “nóng” nhưng nhìn chung sự ra đời của các dịch vụ viễn thông với công nghệ hiện đại có xu hướng bài trừ những dịch vụ viễn thông có công nghệ lạc hậu và tồn tại lâu đời, cũng như một số dịch vụ nhất định đã bị thay thế hoặc các dịch vụ viễn thông mới ra đời chiếm lĩnh ưu thế cũng như thị phần. Trạm điện thoại cố định dùng thẻ là một trong những dịch vụ gần như không còn tồn tại. Ngày nay, người dân Hà Nội đã mất đi thói quen mua thẻ điện thoại cố định hay ra các bưu điện để liên lạc. Trước đây, dịch vụ Wimax vốn được hứa hẹn sẽ trở thành loại hình truy cập Internet phổ biến, nhưng đến nay loại hình này đã không còn tồn tại. Nguyên nhân là do sự phát triển ồ ạt của công nghệ 3G, mọi người có thể ngồi ở bất cứ nơi nào để truy cập Internet dùng điện thoại cá nhân có hỗ trợ 3G…Ngoài ra, điện thoại cố định, ADSL cũng dần giảm thị phần do sự tiện lợi của điện thoại di động và USB 3G .

Hình 3.1. Đồ thị tăng trưởng thuê bao điện thoại.

Hình 3.3. Đồ thị tăng trưởng số thuê bao điện thoại cố định.

Hình 3.5. Tăng trưởng doanh thu viễn thông

Hình 3.7. Tăng trưởng doanh thu điện thoại cố định

Hình 3.9. Đồ thị tăng trưởng doanh thuê bao dịch vụ Internet

Giới tính Độ tuổi HIB Đối tượng thanh toán

Trả trước Nam chi nhiều

hơn nữ Nhóm 25-34 chi nhiều nhất Class ABC chi nhiều nhất Tương đương nhau

Trả sau Tương đương nhau

Nhóm 45-54 chi nhiều nhất

Class ABC chi nhiều nhất

Nhóm được công ty thanh toán chi nhiều hơn

Bảng 3.1. Chi phí sử dụng dịch vụ điện thoại di động

Hình 3.11. Đồ thị phân bố thuê bao di động và nhu cầu sử dụng trong 6 tháng tới khu vực Hà Nội

Theo như nghiên cứu của Liên minh Viễn thông Quốc tế vào tháng 8 năm 2011, Tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam hiện là 64%. Đây là con số tương đối cao, xấp xỉ với tỉ lệ trung bình toàn cầu (86,7%) và khu vực châu Á – Thái Bình Dương (73,9%), trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành (77%). Cũng theo như nghiên cứu khảo sát, tỉ lệ người sẽ sử dụng điện thoại di động trong 6 tháng tới là 17.5% trong đó vùng đô thị là 17%, vùng nông thôn là 18%.

Hình 3.12. Thông tin khách hàng

Theo số liệu điều tra, khách hàng sử dụng dịch vụ di động ở Thành phố Hà Nội chủ yếu là nhóm trẻ (15-24) và trung niên (35-44). Mức chi phí sử dụng trung bình mỗi tháng của họ cho các dịch vụ điện thoại di động là 100.000 – 200.000VND. Về mức thu nhập, phần lớn thuộc tầng lớp C (38%) và D (39%).

* Môi trường cạnh tranh:

- Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường di động giữa 9 nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN Telecom, Gtel, SPT, HT mobile …, qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng trưởng nhanh. Hiện trên địa bàn thành phố, sự tham gia của 9 nhà cung cấp này cũng đang tạo ra một cuộc chạy đua hết sức quyết liệt.Thị trường bùng phát do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cùng với chính sách tạo cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động của Chính phủ. Các nhà khai thác này không chỉ cạnh tranh trong phát triển thuê bao di động, mà còn cạnh tranh trong phát triển các dịch vụ vô tuyến cố định trên nền mạng di động để cung cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Sự ra đời của một công nghệ nào đó luôn có sự tồn tại của nhiều nhà khai thác, cung cấp dịch vụ khác nhau ví dụ: Dịch vụ GPhone của VNPT là dịch vụ vô tuyến cố định mới nhất của VNPT sử dụng

nền mạng Vinaphone để cạnh tranh với các dịch vụ tương tự như E-Com của EVN Telecom và dịch vụ vô tuyến cố định Home – Phone của Viettel.

Cuộc cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần cũng chủ yếu diễn ra với những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn này. Các hoạt động cạnh tranh nhằm vào chính sách dịch vụ, chính sách giá cước, kênh phân phối, cạnh tranh về bán hàng…Mức độ cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt nam ngày càng tăng. Tuy nhiên sự cạnh tranh này vẫn mang tính tự phát cao và mới chỉ tập trung ở bên ngoài là giá cước, kết nối mà chưa có sự điều tiết của Nhà nước.

Hình 3.14. Thị phần thuê bao điện thoại di động của các doanh nghiệp

Hình 3.15. Thị phần dịch vụ Internet của các doanh nghiệp

Hình 3.17. Khách hàng hòa mạng trong 12 tháng qua

* Những vấn đề đặt ra:

Với thực trạng thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội như hiện nay, vấn đề đặt ra là Thành phố phải quản lý làm sao để phát huy những mặt đã làm được cũng như hạn chế những mặt tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thị trường dịch vụ viễn thông nói chung cũng như nền kinh tế Thành phố nói riêng.

Một số vấn đề đặt ra về mặt QLNN về thị trường dịch vụ viễn thông:

- Số lượng nhà cung cấp dịch vụ quá nhiều, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải CSHT, không hiệu quả (các nước phát triển hiện nay cũng chỉ có từ 2 đến 3 nhà cung cấp dịch vụ). Ngoài ra, việc có quá nhiều nhà mạng cũng dễ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại ồ ạt dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều sim rác, gây khó khăn trong việc QLNN. Việc sáp nhập hoặc giải thể một số nhà mạng là xu hướng tất yếu (ví dụ như việc EVN Telecom sáp nhập vào Viettel)

- Vấn đề quản lý tin nhắn rác: tin nhắn rác, tin nhắn lừa phát triển mạnh trong thời gian gần đây cũng là một trong những vấn đề cần nhà nước quản lý chặt và có những biện pháp cụ thể, chi tiết để hạn chế. Tuy nhà nước đã đưa ra chế tài buộc các doanh nghiệp viễn thông phải chặn được tin nhắn rác nhưng các doanh nghiệp triển khai còn chậm, đã quá hạn mà vẫn chưa thực hiện được.

- Vấn đề chất lượng dịch vụ: việc các nhà mạng phát triển ồ ạt CSHT mạng mà không thực hiện tốt việc tối ưu, dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ kém cũng

là một trong những vấn đề đặt ra của QLNN. Nhà nước cần đưa ra những chế tài xử lý để dần nâng cao chất lượng dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp về hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w