0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng QLNN về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 40 -40 )

Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay

3.3.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ viễn thông.

Sự phát triển của thị trường, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam đòi hỏi công tác QLNN về viễn thông phải vừa chú trọng đến việc xây dựng cơ chế, chính sách, luật pháp, vừa tăng cường nhiệm vụ thực thi pháp luật nhằm bảo đảm cho viễn thông Việt Nam phát triển bền vững. Trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ hoạch định chính sách khá bài bản và đạt hiệu quả tốt, khung pháp lý điều chỉnh thị trường viễn thông được dần hoàn thiện thông qua việc ban hành các quy định pháp luật chung như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các quy định pháp luật chuyên ngành, bao gồm Luật Viễn thông 2009, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 hướng dẫn Luật Viễn thông, các Quyết định, Thông tư điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ viễn thông như các quyết định về giá cước, kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng bên cạnh việc hoạch định tốt chính sách phát triển viễn thông thì việc thực thi quản lý, điều tiết thị trường viễn thông cũng còn có những lúc chưa theo kịp được với sự phát triển của thị trường mà một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa có một cơ quan quản lý viễn thông chuyên ngành với đầy đủ thẩm quyền, tổ chức, biên chế và nguồn lực cần thiết để thực thi pháp luật một cách có hiệu quả.

Để đẩy mạnh hoạt động thực thi QLNN về viễn thông, Luật Viễn thông 2009 và Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ cũng quy định về cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, giao Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông. Trên cơ sở quy định của Luật Viễn thông và Nghị định 25/2011, ngày 27/6/2011,

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2011/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Viễn thông.

Cục Viễn thông được hình thành trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhân sự của Vụ Viễn thông và Cục Quản lý chất lượng Công nghệ TT&TT với mục tiêu tăng cường năng lực thực thi QLNN về viễn thông theo nguyên tắc “Nhanh chóng, Nghiêm minh, Công bằng, Linh hoạt”.

Quyết định 35/2011/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 nêu rõ Cục Viễn thông có chức năng “tham mưu giúp Bộ trưởng QLNN và tổ chức thực thi nhiệm vụ QLNN về viễn thông”. Với cơ cấu tổ chức gồm 10 phòng chức năng và 6 trung tâm là các đơn vị sự nghiệp, Cục Viễn thông được giao thực hiện 19 nhiệm vụ chính, trong đó có xây dựng và trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược về viễn thông; cấp phép viễn thông; quản lý tài nguyên viễn thông; tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống đo kiểm chuyên ngành viễn thông phục vụ công tác quản lý viễn thông; quản lý CSHT viễn thông.

Việc hình thành Cục Viễn thông trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhân lực, vật lực của Vụ Viễn thông và Cục Quản lý chất lượng công nghệ TT&TT sẽ giúp khắc phục những hạn chế trong hoạt động thực thi viễn thông trong thời gian qua.

Thứ nhất, quy trình cấp phép viễn thông hiện đã được minh bạch hóa theo hướng rõ tiêu chí, đơn giản thủ tục, thực hiện hành chính một cửa. Khi Cục Viễn thông ra đời, đội ngũ cán bộ theo dõi, giám sát quá trình triển khai giấy phép của các doanh nghiệp viễn thông sẽ được tăng cường nhằm đẩy mạnh hoạt động hậu kiểm, theo dõi việc doanh nghiệp thực hiện cam kết với Nhà nước khi được cấp phép.

Thứ hai, chính sách quản lý kết nối viễn thông đã được quy định rõ trong Luật Viễn thông, Nghị định 25/2011 và các văn bản pháp quy do Bộ ban hành. Việc hình thành Cục Viễn thông sẽ giúp nâng cao hơn nữa hoạt động của hệ thống quản lý chuyên trách về kết nối cả về nhân lực và vật lực nhằm xử lý kịp thời tranh chấp

kết nối, bảo đảm các mạng viễn thông được kết nối hợp lý trên nguyên tắc công khai, minh bạch.

Thứ ba, chức năng, nhiệm vụ được giao cho Cục Viễn thông thể hiện quan điểm thống nhất quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông từ khâu cấp phép khi thẩm định phương án bảo đảm chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông (do Vụ Viễn thông chịu trách nhiệm) tới hoạt động quản lý hậu kiểm, bao gồm việc kiểm tra, giám sát xử lý các hành vi phạm trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ cho người sử dụng (là nhiệm vụ được giao cho Cục Quản lý chất lượng CNTT).

Thứ tư, do cạnh tranh, các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thường đưa ra các giải pháp kinh tế để bù chéo và phá giá thông qua khuyến mại, giảm giá cước quá mức nhằm triệt tiêu các doanh nghiệp nhỏ, từ đó dẫn đến độc quyền trở lại. Nhìn chung các giải pháp này tác động ngay đến thị trường với số lượng không nhỏ các khách hàng chuyển từ mạng của doanh nghiệp này sang mạng của doanh nghiệp khác chỉ trong vài ngày. Việc hình thành Cục Viễn thông với bộ máy đủ để giám sát sự biến động không bình thường của thị trường do ảnh hưởng của cạnh tranh không lành mạnh, kịp thời có biện pháp điều tiết thị trường, hướng tới mục tiêu lâu dài là duy trì sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông.

Trong thư chúc mừng nhân dịp thành lập Cục Viễn thông, Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế đã nhận xét “Việc thành lập Cơ quan quản lý chuyên ngành về Viễn thông ở Việt Nam là minh chứng tuyệt vời chứng tỏ sự trưởng thành của thị trường. Thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành là công cụ quản lý quan trọng bậc nhất nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững đối với mỗi quốc gia”. Với việc Cục Viễn thông chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/8/2011, song song với hệ thống chính sách viễn thông đã và đang được hoàn thiện thì hoạt động thực thi viễn thông sẽ được thực hiện hiệu quả hơn, giúp thị trường phát triển theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bền vững, mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, góp phần cải cách nền hành chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Ngày 30/06/2011, Bộ TT&TT ra thông tư số 16/2011/TT-BTTTT về việc

“Quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện” và thông tư số 17/2011/TT-BTTTT về việc “Ban hành Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định”. Thông tư 16/2011/TT-BTTTT áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, khai thác thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện thuộc “Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” quy định tại Điều 5 của Thông tư này (sau đây gọi tắt là tổ chức, doanh nghiệp). Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện không thuộc “Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” theo các quy định tại Thông tư này. Thông tư 17/2011/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2011. Với sự ra đời của thông tư này sẽ bãi bỏ Thông tư số 10/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định và bãi bỏ Thông tư số 11/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Danh mục công trình viễn thông bắt buộc công bố sự phù hợp.

Nghị định 83/2011/NĐ-CP ngày 20/09/2011 là nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông”. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông. Nghị định nêu rõ các hành vi vi phạm hành chính về viễn thông, hình thức và mức xử phạt.

3.3.2. Các chính sách phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

Theo điều 5 của Pháp lệnh BCVT, chính sách của nhà nước về BCVT như sau:

- Phát huy mọi nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và hiện đại hoá BCVT, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Ưu tiên đầu tư phát triển BCVT đối với nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

BCVT công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu của Nhà nước.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh BCVT trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với đầy đủ các loại hình dịch vụ, bảo đảm chất lượng và giá cước hợp lý.

- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động BCVT.

- Tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ và công nghiệp BCVT.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về BCVT trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Ngành viễn thông được xác định là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong những năm gần đây, sự phát triển CSHT viễn thông đã góp phần thúc đẩy các dịch vụ viễn thông phát triển vượt bậc, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm máy; cống, bể cáp; cột ăng ten; cột dây thông tin) vẫn còn nhiều hạn chế như: nhận thức chưa thống nhất; cơ chế, chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy định quản lý chưa cụ thể và sử dụng chưa hiệu quả; công tác thực thi pháp luật còn nhiều bất cập.

Để phát triển và khai thác CSHT viễn thông bền vững, hiệu quả phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn mạng lưới, đồng thời giữ sạch đẹp cảnh quan môi trường, nhất là ở tại các đô thị, ngày 02/04/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 422/CT-TTg Về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững CSHT viễn thông. Thủ tướng chính phủ yêu cầu :

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện các công việc sau:

+ Công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện để thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

+ Quy hoạch xây dựng các công trình giao thông, các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu CNTT tập trung phải kèm theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và thuận tiện cho việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

+ Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động ở địa phương phải phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm yêu cầu phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng ở địa phương và là nội dung bắt buộc trong quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn theo quy định của Luật Xây dựng.

- Bộ TT&TT:

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương ban hành hướng dẫn việc quy hoạch, thiết kế, thi công hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động kết hợp với các công trình hạ tầng kỹ thuật xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước.

+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương.

+ Bổ sung, hoàn chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và lắp đặt công trình viễn thông, đặc biệt là mạng ngoại vi (ăng ten, cáp, đường dây thuê bao ...).

+ Ban hành quy định về việc sử dụng chung hạ tầng viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông để bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường và quy hoạch đô thị.

+ Chủ trì, phối hợp với một số Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thí điểm việc chỉnh trang, ngầm hóa và treo lại các mạng cáp viễn thông, phát thanh, truyền hình theo quy định tại Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 về quản lý kiến trúc đô thị. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và có phương án chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc.

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cung cấp đầy đủ và khách quan thông tin về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng; các quy định về xây dựng, lắp đặt các đài, trạm vô tuyến điện để người dân an tâm, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các đài, trạm này.

+ Ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ vô tuyến điện và tổ chức triển khai việc kiểm định an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với các đài, trạm vô tuyến điện thuộc Danh mục bắt buộc kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông:

 Tăng cường hợp tác sử dụng chung CSHT kỹ thuật, đặc biệt là cột ăng ten, nhà trạm, cống bể cáp, trên nguyên tắc đàm phán cùng có lợi;

 Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng hạ tầng viễn thông, đặc biệt là mạng ngoại vi và cột ăng ten;

 Tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đặc biệt là cống bể cáp, cột ăng ten, cột dây thông tin để sử dụng chung cho nhiều doanh nghiệp theo quy hoạch và chính sách xã hội hóa về đầu tư CSHT kỹ thuật của địa phương.

- Bộ Xây dựng:

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy định sử dụng chung CSHT kỹ thuật liên ngành (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông, phát thanh, truyền hình ...).

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT chỉ đạo, hướng dẫn đưa nội dung quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động vào các quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500, cùng với các nội dung sẵn có về điện, cấp nước, thoát nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 40 -40 )

×