Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giải pháp về hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 78)

nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được một số nhận xét và đánh giá về thực trạng QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hạn chế về nhận thức trong một số lĩnh vực nên còn một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. Cụ thể:

- Tác giả mới chỉ tiến hành điều tra được một loại hình dịch vụ phổ biến nhất hiện nay đó là dịch vụ di động.

- Chưa nghiên cứu được về công tác quản lý giá của dịch vụ viễn thông nên chưa đưa ra được các giải pháp để quản lý.

KẾT LUẬN

Dịch vụ viễn thông sẽ phát triển theo xu hướng ứng dụng phổ biến CNTT trong tất cả các khâu quản lý khai thác, phát triển dịch vụ, quản lý nguồn nhân lực, có sự đổi mới về nhiều mặt, hoạt động theo quy luật cạnh tranh, mở cửa thị trường. Công nghệ dịch vụ viễn thông của Việt Nam nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng sẽ phát triển theo những xu hướng tiên tiến trên thế giới.

Phát triển dịch vụ viễn thông phải dựa vào đường lối, chủ trương chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Qui hoạch phát triển dịch vụ viễn thông phải dựa vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong xu thế hội tụ với công nghệ, đồng bộ với phát triển CSHT kinh tế - xã hội và tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác, đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế ngành, địa phương. Phát huy tính tự chủ, sáng tạo, xoá độc quyền, nâng cao chất lượng, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, sử dụng hiệu quả Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Thực hiện mục tiêu hiện đại, hiệu quả, an toàn, tin cậy, cạnh tranh, phát huy nguồn lực, vốn, nhân lực, năng suất chất lượng, giảm giá thành, an toàn mạng lưới, đầu tư công nghệ phù hợp, tăng phát triển điện thoại, Internet, đạt và vượt chỉ tiêu doanh thu, tăng chỉ tiêu chất lượng chung của toàn ngành.

Tổ chức phát triển thị trường dịch vụ viễn thông theo hướng xây dựng mạng lưới CSHT đến khu dân cư, điểm du lịch, khu công nghiệp, phát triển các điểm đại lý đa dịch vụ, phát triển viễn thông thành một ngành đem lại lợi nhuận cao. Phát triển viễn thông theo hướng xây dựng CSHT mạng lưới viễn thông có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn tin cậy, phủ trong rộng đến tận vùng sâu, vùng xa. Hình thành mạng lưới thông tin có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng bao gồm cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển CNTT, thương mại điện tử, và các lĩnh vực khác. Cần thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách, QLNN, phát triển nguồn vốn, phát triển hạ tầng, ứng dụng

khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức, đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực để phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Vì vậy đề tài " QLNN đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” với nhiều nội dung cần được nghiên cứu là một vấn đề có tầm quan trọng nhất định cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Với những nội dung đã đề cập đến trong luận văn, tác giả hy vọng rằng, với sự quan tâm hỗ trợ và quản lý chặt chẽ, có hiệu quả của cơ quan quản lý các cấp, thị trường dịch vụ viễn thông sẽ phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Đồng thời, với các kiến nghị đã nêu ra, tác giả mong muốn có thể đóng góp một vài ý kiến để hoạt động QLNN đối với thị trường này diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp về hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w