1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017

73 344 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 620,5 KB

Nội dung

PhíThị Hồng Linh và sự giúp đỡ của các cán bộ Ban phát triển nhân lực và xã hội tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: - Ban giám hiệu trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

 Ban chủ nhiệm khoa Kế Hoạch & Phát Triển

Tên tôi là : Nguyễn Thế Anh

Sinh viên lớp : Kinh Tế Phát Triển A

Chuyên ngành : Kinh Tế Phát Triển

Khoa : Kế Hoạch & Phát Triển

Sau một thời gian thực tập ở Ban phát triển nhân lực và xã hội, Viện chiếnlược phát triển (thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư) được sự hướng dẫn của Ths PhíThị Hồng Linh và sự giúp đỡ của các cán bộ Ban phát triển nhân lực và xã hội tôi

đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội giai đoạn 2012-2017”.

Tôi viết lời cam đoan này để khẳng định những nội dung sau:

Thứ nhất, đây là đề tài do tôi lựa chọn sau một khoảng thời gian thực tập dựatrên sự nghiên cứu tài liệu và phát hiện vấn đề của bản thân, cùng với sự hướng dẫncủa giáo viên và sự giúp đỡ của các cán bộ tại Ban

Thứ hai, các số liệu sử dụng trong chuyên đề thực tập được cung cấp bởi cơquan thực tập, các số liệu đó là hoàn toàn đúng sự thật, tuyệt đối không sao chép từbất kỳ tài liệu, luận văn nào

Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà Trường và ban chủ nhiệm Khoa về lời camđoan này

Ngày 14 tháng 5 năm 2012 Sinh viên

Nguyễn Thế Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập, thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Ths Phí Thị Hồng Linh, các cán

bộ Ban phát triển nhân lực và xã hội, Viện chiến lược phát triển đã có những ý kiến

góp ý bổ ích để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: “ Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội giai đoạn 2012- 2017”

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Ths Phí ThịHồng Linh, toàn thể cán bộ Ban phát triển nhân lực và xã hội, Viện chiến lược pháttriển

Đề tài được thực hiện với nhiều sự cố gắng của bản thân, song do kiến thức

có hạn, kinh nghiêm thực tế còn thiếu nên khi phân tích không tránh khỏi sai sót.Kính mong nhận được sự ủng hộ, góp ý của các thầy, cô

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 0

LỜI CẢM ƠN 0

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DI CƯ 3

1 Lý thuyết chung: 3

1.1 Khái niêm 3

1.1.1 Khái niệm về mức sống: 3

1.1.2 Khái niệm về chất lượng cuộc sống: 3

1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống: 6

1.2.1 Các tiêu chí về kinh tế: 6

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh về giáo dục: 7

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh về y tế và chăm sóc sức khỏe 7

1.2.4 Các chỉ tiêu liên quan đến môi trường: 9

1.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống của lao động nông thôn di cư: 10

1.3.1 Vị trí địa lý nơi họ di cư đến: 10

1.3.2 Các nhân tố tự nhiên: 10

1.3.3 Các nhân tố về kinh tế, xã hội: 10

2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội: 11

2.1 Đóng góp của lao động di cư nông thôn vào tăng trưởng của TP Hà Nội: 11

2.1.1 Đóng góp của lao động di cư nông nông làm tăng lực lượng lao động cho TP HN: 11

2.1.2 Đóng góp của lao động di cư nông thôn vào tăng giá trị sản xuất: 12

2.1.3 Lao động trong các lĩnh vực mà LLLĐ TP Hà Nội ko tham gia 12

2.2 Vấn đề phát sinh:: 12

2.2.1 Thất nghiệp và áp lực giải quyết việc làm cho thị trường lao động 12

Trang 4

2.2.2 Vấn đề xã hội: 12 2.2.3 Vấn đề cơ sở hạ tầng: 13

Trang 5

2.3 Đóng góp của lao động di cư vào tăng trường phát triển kinh tế cho Tp Hà

Nội: 13

2.4 Những hệ lụy về xã hội mà lao động di cư đem đến 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DI CƯ VÀO TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2011 19

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của lao động di cư nông thôn vào Hà Nội: 19

1.1 Điều kiện tự nhiện của Hà Nội 19

1.2 Về đặc điểm kinh tế - xã hội: 20

2 Tổng quan về lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội trước năm 2012 21

2.1 Quy mô lao động di cư nông thôn vào TP Hà Nội trước năm 2012 21

2.2 Đặc điểm của lao động nông thôn di cư vào Hà Nội: 26

2.2.1 Độ tuổi giới tính: 26

2.2.2 Học vấn và chuyên môn kỹ thuật: 27

2.2.3 Nơi xuất cư: 29

2.2.4 Khoảng thời gian cư trú và loại hình di cư 29

2.2.5 Lý do di cư đến Hà Nội 30

3 Thực trạng chất lượng cuộc sống của lao động di cư vào TP Hà Nội: 31

3.1 Theo yếu tố kinh tế: 31

3.1.1 Tình hình lao động việc làm: 31

3.1.2 Tiền lương và thu nhập: 34

3.2 Tiêu chí về giáo dục 35

3.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe 36

3.4 Các vấn đề theo môi trường sống: 37

3.4.1 Các vấn đề về đời sống tinh thần 37

3.4.2 Các vấn đề tệ nạn xã hội: 38

3.4.3 Nơi ở, môi trường sống và các vấn đề khác 38

3.4.4 Các mạng lưới xã hội đối với người di cư đến TP.Hà Nội 40

4 Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của lao động nông thôn di cư và TP Hà Nội đến năm 2011 và nguyên nhân 41

Trang 6

5 Nguyên nhân của thực trạng chất lượng cuộc sống lao động di cư nông

thôn vào thành phố Hà Nội: 44

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM 48

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LAO ĐỘNG DI CƯ VÀO THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 2012- 2017 48

1 Dự báo yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống lao động nông thôn di cư và TP Hà Nội 2012-2017 48

1.1 Dự báo tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong giai đoạn 2012-2017L: 48

1.2 Dự báo thị trường lao động của Hà Nội 49

1.3 Chính sách của HN về lao động nông thôn di cư: 51

2 Mục tiêu nghiên cứu chất lượng cuộc sống của lao động di cư nông thôn vào TP Hà Nội: 55

3 Giải pháp 55

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm 27

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về đô thị hóa và di cư ở 4 thành phố lớn (2004 2009) 28

Bảng 2.3: Năm tỉnh, thành phố có số người nhập cư ngoại tỉnh vào đô lớn nhất cả nước 2004 2009 29

Bảng 2.4: Dân số Hà Nội phân theo tình trạng di cư 2004-2009 29

Bảng 2.5: 5 quận, huyện có số người nhập cư từ nông thôn lớn nhất 2004 2009 31

Bảng 2.6: Số người nhập cư và tỉ lệ nhập cư ở một số quận, huyện tiêu biểu 2004 -2009 31

Bảng 2.7: Tình trạng hôn nhân của người di cư vào Hà Nội (%) 32

Bảng 2.8: Thời gian cư trú của những người di cư đến Hà Nội (%) 36

Bảng 2.9: Hoạt động của những người di cư (%) 38

Đồ thị 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ di cư (%) 21

Đồ thị 2.1: Cơ cấu trình độ học vấn của dân di cư vào Hà Nội (%) 33

Đồ thị 2.2: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân di cư (%) 33

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ nơi xuất cư của dân di cư ở Hà Nội (%) 35

Đồ thị 2.4: Lý do di cư đến Hà Nội 2011 36

Đồ Thị 2.5: Phân bố của lý do di cư lên Hà Nội (%) 37

Đồ thị 2.6: Tình trạng sức khỏe tự đánh giá theo tình trạng di cư 2009 42

Đồ thị 2.7: Mức sống hộ gia đình phân theo dòng di cư giữa thành thị và nông thôn năm 2009 48

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Hiện tượng di cư hiện nay không còn là hiện tượng mới mẻ, ngày càng nhiềucác dòng người di cư trong nước từ những vùng nông thôn lên thành thị, từ vùngnày sang vùng khác, hay di cư quốc tế từ nước này sang nước khác Ở Việt NamChính sách Đổi năm mới 1986 đã làm thay đổi mạnh mẽ tiến trình phát triển kinh

tế - xã hội, đưa đất nước từ một nền kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp; tậptrung bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần với nhiều hìnhthức sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Sự xuấthiện ngày càng nhiều của các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các thành phố lớnđòi hỏi nguồn lực lao động dồi dào để đáp ứng quá trình sản xuất diễn ra liên tục vàđạt hiệu quả cao Bên cạnh đó, sự khác biệt về điều kiện sống giữa các vùng miền làđộng lực khiến càng ngày càng nhiều người dân di cư, nhất là lao đọng di cư nôngthôn thành thị Trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã trải qua giai đoạn pháttriển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng các đô thị lớn ngày càng nhiều và mở ranhiều cơ hội cho người lao động Quan trọng hơn hết là ở các đô thị lớn, người dân

có nhiều cơ hội tìm kiếm những công việc phù hợp để cải thiện kinh tế gia đình.Thu nhập của mỗi gia đình ở nông thôn được nâng cao sẽ từng bước rút ngắn lạikhoảng cách giàu ghèo, góp phần thực hiện tốt công bằng và an sinh xã hội Vì thế

mà các chuyên gia nhận định rằng di cư vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quảcủa quá trình phát triển trên mọi lĩnh vực của một quốc gia

Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước ngày càngthu hút dòng người di cư đổ về Họ là những người đóng góp không nhỏ và sự tăngtrưởng của thành phố, tạo ra diện mạo mới cho Thủ đô nói riêng và cho Việt Namnói chung

Vai trò của người dân lao động là không thể phủ nhận song chất lượng cuộcsống lại chưa được đảm bảo đúng mực thậm chí còn thấp hơn so với mặt bằngchung của xã hội Nhiều trường hợp người lao động bị đối xử bất công bằng, thậmchí bị từ chối trả lương và không nhận được sự giúp đỡ từ những cơ quan có thầmquyền Đời sống vật chất và tinh thần của họ khá vất vả, bấp bênh Đó là chưa kể

Trang 9

đến đa phần trong số họ không được quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe trong khiphải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nhiều rủi ro và tiềm ẩn nhiều nguy cơbệnh tật Đa số họ không có hợp đồng lao động và theo thống kê chính thức thì cótới 90% người lao động không được đóng BHXH.

Nhận thấy những gì mà người lao động được hưởng chưa xứng tầm vớinhững đóng góp của họ cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bàikhóa luận này muốn tìm hiều, đánh giá và đề ra:

“ Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội giai đoạn 2012-2017”

Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu chất lượng cuộc

sống của lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội nhằm nghiên cứu và phân tíchnhững nguyên nhân dẫn đến chất lượng cuộc sống của lao động di cư chưa đượccao, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao đời sống của người di cư

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu lao động nông

thôn di cư vào TP Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: TP Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến 2012

Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, dự báo, thu thập xử lý thông tin, duy

vật biện chứng,thống kế mô tả, so sánh, tổng hợp

Kết cấu đề tài: Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương

Chương I: Cơ sở lý thuyết chung về nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư.

Chương II: Thực trạng chất lượng cuộc sống lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội đến năm 2011.

Chương III: Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chât lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội giai đoạn 2012- 2017.

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CUỘC SỐNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DI CƯ.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt năm 1999 cho rằng: mứa sống là mức đath đượctrong chi dùng, hướng thụ các điều kiện vật chất, tinh thần

Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam, năm 2006: mức sống là điều kiện cao thấpcủa sự sinh hoạt hằng ngày

Theo Các Mác: “ Mức sống không chỉ là sự thỏa mã những nhu cầu của đờisóng vật chất mà cả cá nhu cầu nhất định được sản sinh ra bơi chính những điềukiện mà trong đó con người đang sống và trưởng thành”

Tổng hợp những khái niệm trên, chúng ta có thể quan niệm về mức sống là

sự thỏa mẫn những nhu cầu về mặt vật chất, tinh thần của con người, mức sốngcàng cao thì còn người có khả năng lựa chọn việc phát triển cá nhân và hương thụcác giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội tạo ra

1.1.2 Khái niệm về chất lượng cuộc sống:

Chất lượng cuộc sống (Quality of life) là một khái niệm rộng, đã từng được

hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau Chấtlượng cuộc sống thường được lưu ý phân biệt với mức sống Mức sống là thước đo

về phúc lợi vật chất còn chất lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật chất vàgiá trị tinh thần

Trang 11

Trong các tác phẩm của C.Mác hay của các nhà kinh tế chính trị cổ điển khácnhư A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill đã có tư tưởng mở rộng và đề caocác giá trị về chất lượng cuộc sống của con người Chất lượng cuộc sống như làmục đích trong việc tạo điều kiện thuận lợi giúp con người có một cuộc sống vậtchất và tinh thần phong phú.

Theo R.C.Sharma thì chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức tạp, nó đòihỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được

nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội Trong tác phẩm nổi tiếng “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống”, ông đã định nghĩa: “Chất lượng cuộc

sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc hoặc thỏa mãn) với những nhân tốcủa cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thânmột con người Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì

mà con người có được Nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn củacuộc sống” Theo R.C.Sharma thì mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộngđồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng cuộc sống

Trong xã hội hiện đại, khái niệm chất lượng cuộc sống thường được đồng

nhất với khái niệm thoải mái tối ưu Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng

cao chất lượng cuộc sống là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần,

là tăng cường thời gian nghỉ ngơi Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiệntrong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi giađình hay mỗi cá nhân có được

Nội dung khái niệm chất lượng cuộc sống đã được Wiliam Bell mở rộng toàndiện hơn Theo ông, chất lượng cuộc sống thể hiện ở 12 đặc trưng:

(1) An toàn thể chất cá nhân

(2) Sung túc về kinh tế

(3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật

(4) An ninh quốc gia được đảm bảo

(5) Bảo hiểm lúc già yếu và ốm đau

(6) Hạnh phúc về mặt tinh thần

(7) Sự tham gia của mỗi cá nhân vào đời sống xã hội

Trang 12

(8) Bình đẳng về giáo dục, y tế

(9) Chất lượng đời sống văn hóa

(10) Quyền tự do công dân

(11) Chất lượng môi trường kỹ thuật

(12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm

Trong đó, ông nhấn mạnh nội dung “An toàn” và đã khẳng định chất lượngcuộc sống được đặc trưng bằng sự an toàn trong một môi trường tự nhiên trong lành

và môi trường xã hội lành mạnh

Để định lượng khái niệm chất lượng cuộc sống, ở Thái Lan đã xây dựng 37chỉ tiêu phản ánh các nội dung cốt lõi của chất lượng cuộc sống là ăn, mặc, nhà ở vàmôi trường, sức khỏe, giáo dục và thông tin, an toàn, việc làm Từ đó, đưa ra tiêuchuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống theo 3 mức: yếu kém (1 sao), trung bình (2sao) và khá (3 sao)

Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng nhữngnhu cầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người.Mức đáp ứng đó càng cao thì chất lượng cuộc sống càng cao Bên cạnh đó, chấtlượng cuộc sống còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường.Một cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cầnthiết như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ Đồngthời, con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững,không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnhhưởng bởi các vấn nạn xã hội

Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể quan niệm về chất lượng cuộcsống như sau: chất lượng cuộc sống là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ, tinhthần và vật chất của con người, là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triểnbền vững của mọi quốc gia Chất lượng cuộc sống càng cao thì con người càng cónhiều khả năng lựa chọn trong việc phát triển cá nhân và trong hưởng thụ các giá trịvật chất và tinh thần mà xã hội đã tạo ra

Trang 13

1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống:

1.2.1 Các tiêu chí về kinh tế:

1.2.1.1 Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình

Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ tiền và hiện vật

mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định(thường là một năm), bao gồm:

+ Thu từ tiền công, tiền lương

+ Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

+ Thu từ sản xuất ngành nghề

+ Thu khác

1.2.1.2 Chỉ số nghèo đói:

- Khái niệm nghèo đói:

Nghèo khổ tuyệt đối: tình trạng mức thu nhập tối thiểu không đảm bảo được

những nhu cầu vật chất cơ bản như lương thực, quần áo, nhà ở để cho mỗi người cóthể tiếp tục tồn tại

Nghèo khổ tổng hợp ( nghèo khổ đa chiều): là sự thiệt thòi ( khốn cùng) theo

3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người: tuổi thọ thấp, thiệt thòi về trithức, thiệt thòi về đảm bảo kinh tế

- Công thức xác định:

Chỉ số nghèo đói tổng hợp HPI (Human Poverty Index) Chỉ số HPI được

phân thành hai loại: HPI-2 dùng cho các nước công nghiệp hóa và HPI-1 dùng chocác nước đang phát triển Chỉ số HPI-1 được tính dựa vào ba thước đo cơ bản là:

+ Tính dễ tổn thương dẫn đến cái chết ở độ tuổi tương đối trẻ được đo bằngxác suất không thọ quá 40 tuổi (P1)

+ Sự bị loại trừ ra khỏi thế giới của những người biết chữ và có khả nănggiao tiếp, được đo bằng tỉ lệ người lớn mù chữ (P2)

+ Sự thiếu khả năng tiếp cận với những thành quả kinh tế chung (P3) được đolường bằng ba biến số: tỉ lệ người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nướcsạch (P31), tỉ số người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế (P32) và tỉ

lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân và suy dinh dưỡng (P33) Giá trị biến P3 được tính là:

Trang 14

33 32

31

3

P P

3 2

3

P HPI

- Ý nghĩa: thông qua chỉ sống đói nghèo để có cơ sở đánh giá so sánh phân tíchthực trạng chất lượng cuộc sống của lao động di cư nông thôn cũng như biết đượcnguyên nhân để có biện pháp cái thiện chất lượng cuộc sống cho họ

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh về y tế và chăm sóc sức khỏe

- Chỉ số tuổi thọ: ( tính cho những người di cư lâu năm)

Sức khỏe là vốn quý và là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗicon người Sức khỏe toàn dân là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu pháttriển của mỗi quốc gia, là tương lai của dân tộc Sức khỏe là yếu tố cơ bản của chấtlượng cuộc sống dân cư Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát

Trang 15

triển Việc chăm sóc tốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng nhờkéo dài tuổi thọ Các quốc gia trên toàn thế giới không chỉ quan tâm về mặt sốlượng mà còn chú ý đến chất lượng dân số, chất lượng nòi giống, trong đó có mụctiêu nâng cao thể lực cho con người.

Để đánh giá trạng thái sức khỏe và mức độ bảo đảm y tế cho dân cư của mộtquốc gia, người ta thường sử dụng các tiêu chí như tỉ lệ người chết, tuổi thọ bình quân,tình trạng dinh dưỡng, tỉ lệ người có bệnh, số bác sĩ, y tá - y sĩ trên 1 vạn dân, sốgiường bệnh trên 1 vạn dân, ngân sách đầu tư cho y tế (% GDP và bình quân đầungười)

Tuổi thọ bình quân là số năm trung bình của một người có khả năng sốngđược Chỉ số tuổi thọ bình quân có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong, đặc biệt là tửvong ở trẻ em Các phương pháp tính tuổi thọ trung bình:

- Phương pháp lập bảng sống và tính tuổi thọ trung bình dựa trên số liệu vềngười chết và dân số chia theo độ tuổi (tỉ suất chết đặc trưng theo độ tuổi)

- Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độtuổi của hai cuộc Tổng điều tra dân số)

- Phương pháp ước lượng qua số liệu về tỉ suất chết của trẻ sơ sinh vàbảng sống mẫu Mức độ chính xác của tuổi thọ tính theo phương pháp này phụthuộc vào mức độ chính xác của tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và phải chọn được bảngsống mẫu phù hợp Tuy nhiên, do số trẻ chết dưới 1 tuổi và số trẻ sinh trong nămthường dễ thu thập nên tỉ suất chết của trẻ sơ sinh có thể xác định tương đối chínhxác Vì vậy, phương pháp này được các nước đang phát triển có trình độ thống kêyếu sử dụng một cách phổ biến

Nhìn chung, khi thu nhập bình quân theo đầu người càng cao thì tuổi thọtrung bình càng tăng Trong những năm gần đây tuổi thọ đã tăng cao ở một số nước,nhưng đặc biệt lại giảm mạnh ở một số nước mà nguyên nhân không chỉ do mức thunhập thấp mà còn do ảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh tật gây tử vong, trong đó nơiảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia

ở châu Phi

Trang 16

- Tỉ lệ người có bảo hiểm y tế: bảo hiểm y tế là cứu cánh cho người lao độngkhi gặp ốm đau, góp phần giảm bớt chi phí, hỗ trợ phần giúp chăm lo hơn cho sứckhỏe của người lao động di cư nông, Chỉ tiê này sẽ đánh giá xem tỉ lệ có bảo hiểm y

tế của người lao động di cư vào thành phố Hà Nội là cao hay thấp để có hứng khắcphục giúp họ ổn định và được chăm lo hơn về sức khỏe

- Các dịch vụ y tế: Các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con

người và CLCS Các dịch vụ y tế làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả tronghiện tại lẫn tương lai Các tiêu chí phản ánh mức độ được đáp ứng về dịch vụ y tếnhư: số bệnh viện, trạm xá, số giường bệnh, số cán bộ y tế/10.000 dân

- Số lần khám chữa bệnh khi bị ốm đau trong 1 năm: Do điều kiện sinh hoạtlao động mà đôi khi ng lao động không dành thời gian, hoặc không có chi phí để đikhám chữa bệnh ở các trung y tế, cá phòng khám mà chỉ tự điều trị ở ngoài bằngcách tự mua thuốc uống, chỉ tiêu này để đánh giá mức độ chăm sóc sức khỏe thườngxuyên của lao động di cư nông thôn

1.2.4 Các chỉ tiêu liên quan đến môi trường:

- Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt: vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng

là yếu tố quan trọng phản ánh CLCS của dân cư Điều kiện sử dụng điện được phảnánh qua các tiêu chí: tỉ lệ số hộ dùng điện, số KWh tiêu thụ tính bình quân đầungười/tháng

- Sử dụng nước sạch: sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu cơ bản và cấp thiết

của con người Đây là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS của dân cư

Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện sử dụng nước sạch của dân cư là tỉ lệngười dân được sử dụng nguồn nước sạch (nước máy, nước ngầm, nước khai thác

từ nguồn lộ thiên đã qua xử lí )

- Điều kiện nhà ở: có hai tiêu chí để đánh giá điều kiện nhà ở là diện tích nhà ở

và chất lượng nhà ở Diện tích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số m2/người Chấtlượng nhà ở thường chia làm ba loại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà tạm

Trang 17

1.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống của lao động nông thôn

di cư:

1.3.1 Vị trí địa lý nơi họ di cư đến:

- Vị trí địa lí tự nhiên nơi người lao động di cư nông thôn đến nếu thuậnthuận lợi có thể tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế, cũng như làm cho nơi sophát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp thế mạnh qua đó góp phầntăng thu nhập cho người dân và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người di cơnông thôn

- Vị trí địa lí kinh tế - xã hội cũng có vai trò rất quan trọng đối với chất lượngcuộc sống người di cư Nêu nơi đó có vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm sẽ có điềukiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tếquốc tế Điều đó cũng có nghĩa nơi đó phát triển về cả kinh tế văn hóa y tế giáo dụcđây là một trong những điều kiện để người di cư họ lựa chọn nơi họ sẽ di cư đến.Tại đây họ sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm công việc cho mình với mức lương cao hơn,

có cơ hội phát triển hơn về ngành nghề, có cơ hội tiếp xúc văn hóa văn minh hơn,hay được hưởng những dịch vụ về y tế giáo dục tốt nhất cho con cháu họ so với nơi

họ xuất phát

1.3.2 Các nhân tố tự nhiên:

Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến CLCS như điều kiện cư trú của dân

cư, chất lượng môi trường sống và khả năng khai thác trực tiếp các tài nguyên làmnguồn sống cho dân cư (đất đai, khí hậu, nguồn nước )

1.3.3 Các nhân tố về kinh tế, xã hội:

+ Các nhân tố xã hội:

- Quy mô dân số và sự gia tăng dân số: Dân số quá đông sẽ gây khó khăncho việc đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần vốn hạn chế của xã hội Dân sốquá ít sẽ tạo ra sự khan hiếm nguồn lực về con người vốn là động lực chính để tạo

ra CLCS Đồng thời sự gian tăng dân số quá nha cửa nơi di cư đến có thể tác động

ko nhỏ chất lượng cuộc sống

- Cơ cấu tuối: tác đông đến việc giải quyết việc làm của ng trong độ tuổi laođọng và người ăn theo

Trang 18

+ Các nhân tố kinh tế: Chính sách của quốc gia và địa phương có ảnh hưởngđáng kể đến CLCS dân cư

- Chính sách xóa đói, giảm nghèo thể hiện ở sự mở rộng cơ hội việc làm vàtạo thu nhập

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về kinh tế,

- Sự hỗ trợ của nhà nước, địa phương đối với người nghèo thông qua việc tạolập môi trường thông thoáng , cũng như hỗ trợ trực tiếp trong việc tiếp cận các cơhội việc làm, tạo điều kiện vay vốn, đất đai, nâng cao tay nghề

- Chính sách mở cửa và hội nhập về vấn đề nhập cư và cơ chế giúp lao động

di cư nông thôn có cơ hội ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống

2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động lao động nông thôn

di cư vào TP Hà Nội:

2.1 Đóng góp của lao động di cư nông thôn vào tăng trưởng của TP Hà Nội:

2.1.1 Đóng góp của lao động di cư nông nông làm tăng lực lượng lao động cho TP HN:

Chính những người di cư tới Hà Nội để tìm kiếm việc làm đã góp phần bổsung nguồn lực lao động cho thành phố, đặc biệt là thúc đẩy phát triển ngành kinh

tế dịch vụ, ngoài ra họ tham gia vào phát triển khu vực phi kết cấu góp phần thỏamãn nhu cầu về các ngành nghề như: mộc, nề, rèn, …Cung cấp các mặt hàng lươngthực và thực phẩm…Hơn nữa, họ cũng tham gia vào lĩnh vực hoạt động lao độngphổ thông mà nhà nước chưa bao quát được trong quá trình đô thị hóa như: xích lô,vận chuyển hàng hóa, chuyên chở hành khách và nhiều hình thức hoạt động laođộng khác Nhìn chung, tác động tích cực của di dân ngoại tỉnh vào Hà Nội tới quátrình phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô tuy không đo đếm được chính xác, nhưng

rõ ràng vai trò của nó là không thể phủ nhận Người dân di cư ngoại tỉnh vào HàNội với mục đích tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập Do vậy tính năng động trongviệc tìm kiếm việc làm của họ rất cao, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, sứckhỏe, khả năng của mỗi người mà họ sẫn sàng tham gia vào các lĩnh vực khác nhau

Do đó, những người lao động này đã bù đắp cho nguồn lực lao động ở Hà Nội khi

Trang 19

tham gia vào những công việc mang tính chất lao động giản đơn, hoặc lao độngnặng nhọc nhưng rất cần thiết cho đời sống kinh tế xã hội

2.1.2 Đóng góp của lao động di cư nông thôn vào tăng giá trị sản xuất:

Lao động di cư nông thôn đến Hà Nội có mặt tác động tích cực của nó: ởmức độ nhất định, di dân vào Hà Nội góp phần thúc đẩy sự phát trỉên đa dạng củacác lĩnh vực và các ngành nghề, dịch vụ và có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tếcủa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa Theo thống kê của các nhà kinh tế chothấy lao động di cư đã đóng góp khoảng 30% vào GDP của Hà Nội trong hội thảo

di cư phát triển và giảm nghèo

2.1.3 Lao động trong các lĩnh vực mà LLLĐ TP Hà Nội ko tham gia.

Một số lượng lớn lao động ngoại tỉnh làm việc có tính chất thời vụ vào HàNội tìm việc, họ có thể làm bất cứ công việc gì mà lao động ở thành phố khôngmuốn làm, những công việc nặng nhọc phải dùng sức cơ bắp mặc dù thu nhập của

họ không cao lắm song vẫn hơn hẳn mức thu nhập ở nông thôn

2.2 Vấn đề phát sinh::

2.2.1 Thất nghiệp và áp lực giải quyết việc làm cho thị trường lao động

Gia tăng sức ép về việc làm cho Thủ Đô Tình trạng thiếu việc làm, thấtnghiệp ở Hà Nội đã tồn tại này lại càng gia tăng do tình tặng di dân nông thôn vàothành phố Hà Nội Tình trạng di cư nông thông đã khiến Hà Nội phải đối mặt vớisức ép thiếu việc làm nghiêm trọng Đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới nhữngmặt tiêu cực khác phát sinh gánh nặng về mặt kinh tế, xã hội cho Thành phố Hà Nội

2.2.2 Vấn đề xã hội:

Hiện nay, Hà Nội đang phải chịu cảnh buôn bán và làm các nghề dịch vụ tựphát lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông và mất trật tự đô thị.Ngoài ra, đã và đang xuất hiện nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội từ tình trạng nhữngngười di dân ngoại tỉnh về Hà Nội Vấn đề lớn thứ ba là tình trạng gây mất trật tựcông cộng và gia tăng sức ép về quản lý cho các cấp chính quyền Các cuộc điều tracho thấy, những người di chuyển về Hà Nội có những hạn chế nhất định về chuyênmôn, tay nghề nên phần đông trong số họ phải làm đủ các loại công việc Cuộc sốngtạm bợ qua ngày của những người lang thang và di dân tự do hình thành nên các tụ

Trang 20

điểm chợ lao động như: cầu Mai Động, Ngã tư Sở, dốc Minh Khai… gây mất trật tựcông cộng và mỹ quan thành phố.

đề kinh phí Hiện nay, kinh phí để xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu là từ ngân sách từ trung ương và của cả địa phương Trên thực tế thì không chỉ các địa phương mà ngay cả doanh nghiệp cũng rất ngại tham gia đề án này, vì xây nhà ở xã hội là phi lợi nhuận Không có lợi nhuận thì đương nhiên không hấp dẫn các doanh nghiệp Vì vậy, xây nhà ở cho người có thu nhập thấp, đòi hỏi quyết tâm rất cao của hệ thống chính quyền địa phương thì mới có thể thực hiện được.

2.3 Đóng góp của lao động di cư vào tăng trường phát triển kinh tế cho Tp

Hà Nội:

Lao động di cư là một hiện tượng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tếthế giới trong đó có VN, đặc biệt khi toàn cầu hóa Lao động di cư một mặt gópphần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp, tăng chỉ sốGDP… theo thống kê đóng góp của lao động di cư nông thôn là 30% vào tổng GDPcủa thành phố năm 2011 Không những thế lao động di cư nông thôn còn găp phầntham gia vào những lĩnh vực mà nhà nước chưa thế bảo quát khác, chủ yếu về laođộng sử dụng sức lao đọng là chính, nhưng nó đã góp phần vào tăng trường kinh tếcủa Hà Nội Ngoài ra chính chi tiêu của lao đọng di cư nông thôn đã góp phần thúcđẩy kinh tế hàng hóa, dịch vụ ở Tp Hà Nội

2.4 Những hệ lụy về xã hội mà lao động di cư đem đến.

TP Hà Nội giữ một vị trí then chốt trong sự phát triển quốc gia Không thể có

Trang 21

sự phát triển này nếu không có đóng góp của những người dân di cư Người dânnông thôn lên thành phố thường làm những công việc khó khăn, nguy hiểm từ quétrác tới làm việc trong các công trường xây dựng, đó là những việc cần thiết để thànhphố “vận hành” trôi chảy

Tất nhiên, di dân cũng đặt ra những thách thức trong quá trình đô thị hoá.Người dân quê đến thành phố thường có cuộc sống nghèo nàn Họ ở những nơi ônhiễm, chật chội và nguy hiểm, chất lượng cuộc sống kém Đế phát triển bền vững,cùng với sự cân bằng của đô, môi trường đô thị Chúng ta cần quan tâm đến họnhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ để xứng đáng hơn với quyết định di cưcủa mình cũng như cuộc sống của học tương xứng với Thành Phố họ ở

Di cư nông thôn ra thành thị sẽ không có tác động tiêu cực đến thị trường laođộng, nếu như khu vực thành thị tạo đầy đủ công ăn việc làm và không tạo nên thấtnghiệp đối với những người di cư cũng như đối với người dân bản địa Tuy nhiêncũng rất có thể di dân nông thôn ra thành thị làm cho vấn đề thất nghiệp ở khu vựcthành thị trở nên cấp bách hơn

Torado (1976) nhận định rằng, dưới tác động của sức hút của các thành thị

và do những kỳ vọng của người di cư về việc làm và thu nhập ở khu vực thành thị,

di dân nông thôn ra thành thị có khả năng làm cho tỉ lệ thất nghiệp của khu vựcthành thị tăng cao Điều này xuất phát từ một thực tế rằng, nhiều người di cư với kỳvọng về việc làm ở khu vực thành thị, và họ ra đi mà hoàn toàn không rõ về khảnăng tìm kiếm công ăn việc làm của họ ở khu vực thành thị Hơn thế nữa, khả nănglao động của những người di cư (tay nghề cũng như học vấn, …) rất khó có thể đápứng được nhu cầu của thị trường lao động, và vì vậy, một kết cục có thể xẩy ra làthay vì thất nghiêp ở khu vực nông thôn, họ trở thành đội quân thất nghiệp ở khuvực thành thị Mặt khác, luồng di dân từ nông thôn ra thành thị, trên thực tế cũngtạo nên một sức ép về công ăn việc làm với dân cư của khu vực thành thị Công ănviệc làm của người dân thành thị có thể trở nên khó khăn hơn, hoặc tiền lương của

họ sẽ bị giảm sút trước sự cạnh tranh về công ăn việc làm với những người di cư

Như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra là liệu rằng di cư lao động nông thôn rathành thị có làm cho tình hình thất nghiệp thành thị trở nên trầm trọng hay không?

Trang 22

Theo kết quả hồi quy giữa tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội và tỷ lệ di cư trong tổng dân

số trong giai đoạn 1995 – 2005 cho thấy khi tỷ lệ di cư trong tổng dân số tăng 1%thì tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,776481% Tuy nhiên con số này không có ý nghĩa giảithích bởi P-value = 0,101 > 0,05 (mức ý nghĩa thống kê) nên nằm ngoài niềm bác

bỏ Hơn nữa mô hình ước lượng giải thích được rất ít (chỉ 30%) về mối quan hệgiữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ di cư, số quan sát qúa ít (chỉ 11 quan sát) cho một môhình ước lượng

Một cách tiếp cận khác để trả lời cho câu hỏi trên là mô phỏng mối quan hệgiữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ di cư qua đô thị

Đồ thị 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ di cư (%)

1.14 1.56

2.6 3.49

8.96

1.97 1.26 1.47 1.95 1.88 1.41

6.2 6.52 6.84 7.08 7.39 7.95 9.09

8.56 7.71

Tû lÖ thÊt nghiÖp (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê 2004

Đồ thị cho thấy tỉ lệ thất nghiệp hầu như không có liên quan đến tỉ lệ di dânnông thôn ra thành thị Thực tế cho thấy, những năm có tỉ lệ di cư từ nông thôn rathành thị cao cũng không phải là những năm có tỉ lệ thất nghiệp cao Tuy nhiên tăngdân số cơ học tạo ra những áp lực về việc làm ở Hà Nội Hiện tại Hà Nội là địaphương có tỷ lệ thất nghiệp khá cao (Đồ thị 2.11), năm 1999 là 5,59%, trong đó thấtnghiệp thành thị là 8,96% và nông thôn là 1,4%, năm 2005 tỷ lệ thất nghiệp thànhthị là 6,20% Trong khi tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao thì hàng năm lại bổ sung mộtlượng lớn lao động từ các địa phương khác kéo đến

Khi lượng dân di cư tập trung về thành phố, khu công nghiệp quá đông,không kiểm soát nổi sẽ làm tăng thêm đội quân thất nghiệp, gây nhiều khó khăn cho

Trang 23

chính quyền địa phương trong quản lý dân cư Mặc dù được bổ sung đáng kể lựclượng lao động dư thừa từ nơi khác, nhưng khi chưa kịp thời bố trí, sắp xếp ổn địnhviệc làm sẽ dẫn đến những biến động phức tạp về mặt xã hội: tăng số người thấtnghiệp; đội ngũ lao động phải chấp nhận những điều kiện lao động và bảo hiểmthấp kém so với yêu cầu, tạo ra tình trạng cạnh tranh gay gắt nhân công lao động.Dân di cư ngoài số được tuyển dụng vào các nhà máy, xí nghiệp, hầu hết phải làmnghề tự do, nghề phụ cần lao động chân tay, không có trình độ chuyên môn Bố trí,sắp xếp lượng lao động dư thừa này thế nào cho có hiệu quả là hết sức khó khăn, dùtrong điều kiện các đô thị, và đặc biệt là các khu công nghiệp đang ngày càng được

mở rộng, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài và đang rất cần nhiều lao động Cáikhó ở đây là sản xuất công nghiệp cần một lực lượng lao động ít nhất phải được quađào tạo tay nghề, kỹ thuật hoặc đã làm quen với máy móc cơ khí Trong khi đó, dân

di cư tự do hầu hết là cư dân nông nghiệp, không có trình độ chuyên môn, trình độvăn hóa lại thấp Để giải quyết công ăn việc làm thực sự không đơn giản

Như vậy, di cư từ các tỉnh khác đến Hà Nội ngoài những mặt tích cực nhưngđồng thời nó cũng tạo ra những áp lực đáng kể trong việc giải quyết công ăn việclàm Do vậy, ngoài việc có các giải pháp để khai thác lợi ích của quá trình di cưmang lại thì cũng cần có những chính sách để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực

- Gây nên sự cạnh tranh với lao động tại chỗ, hạ thấp giá trị sức lao động:Thị trường sức lao động của Hà Nội hiện nay đang đối phó với nhiều mặt khó khăn,trong đó khó khăn xuất phát từ quá trình đô thị hoá, phát triển thêm các quận mới(Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên) Các quận này được hìnhthành trên cơ sở phân chia lại địa giới hành chính của các quận nội thành và cáchuyện ngoại thành (Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm) Quá trình đô thị hoá này khiếncho lực lượng lao động trên các huyện bị biến động khá mạnh mẽ, từ lao động nôngnghiệp với trình độ văn hoá thấp nay chuyển sang dạng lao động công nghiệp, dịch

vụ, nhưng tay nghề hầu như không được trang bị kịp thời Vì thế, đa số lao độngkhông thích nghi, tình trạng thất nghiệp có chiều hướng gia tăng Mặt khác, laođộng ở các quận đô thị hoá nói trên hiện nay đang còn phải đồng thời đối phó vớikhó khăn khác là sự cạnh tranh của dân di cư trong tìm việc Lực lượng lao động địa

Trang 24

phương đang gặp phải đối thủ cạnh tranh khá mạnh là lao động nhập cư, họ có nhucầu về lương thấp hơn lao động tại chỗ Giá tiền công của người nhập cư thường rẻhơn so với lao động thành phố làm gia tăng mức độ cạnh tranh về chỗ làm việc Vấn

đề cần xem xét là sự cạnh tranh trong tìm việc làm giữa lao động nhập cư và laođộng tại chỗ sẽ dẫn đến làm suy giảm giá trị kinh tế của sức lao động Trên thực tế

có thể là do những người di cư là những người có mức sống thấp, và không cónhiều sự lựa chọn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm, và vì vậy họ sẵn sàng chấpnhận làm tất cả những công việc có thể, thậm chí với đồng lương thấp để duy trìcuộc sống Một bài toán đơn giản là một nhà đầu tư nếu tuyển chọn được công nhân

là lao động nhập cư thì nhiều khả năng tiền lương trả cho lao động nhập cư sẽ thấphơn lao động tại chỗ

Một vấn đề khác cần xem xét là lao động di cư từ các tỉnh khác đến làmgiảm giá trị tiền lương của lao động sở tại Không giống như các loại hàng hóathông thường, hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động thuộc loại đặc biệt

Ở thị trường đó ngoài vấn đề về lượng (số lượng và chất lượng) và giá cả còn có sựcan thiệp của Nhà nước để đặt ra những điều kiện đảm bảo cho điều kiện làm việc

và cuộc sống của người lao động Ở nước ta ngoài việc quy định vấn đề an toàn laođộng, Nhà nước có đặt ra mức lương tối thiểu mà chủ sử dụng lao động phải trả chongười lao động Mức lương tối thiểu có sự khác nhau giữa các khu vực, các ngànhkinh tế và vùng địa lý Chính phủ ban hành Nghị định 03/2005/NĐ-CP, từ 1/2/2006,lương tối thiểu của lao động Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài (FDI): 870.000 đồng/người/tháng Trong khi đó, từ ngày 1/10/2006, mứclương tối thiểu chung là 450.000 đồng/tháng quy định tại Nghị định số118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ áp dụng cho hai khối hành chính

sự nghiệp và doanh nghiệp trong nước Các văn bản pháp lý gần đây là Nghị định166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, quy định mức lương tối thiểu áp dụng từ1/1/2008 là 540.000 đồng/tháng đối với khu vực hành chính- sự nghiệp Đối vớikhu vực doanh nghiệp trong nước, theo Nghị định 167/2007/NĐ-CP, mức 620.000đồng/tháng áp dụng đối với khu vực 1; mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối vớikhu vực 2; mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với khu vực 3 Theo Nghị định

Trang 25

168/2007/NĐ-CP mức lương tối thiểu ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ởcác khu vực trên lần lượt 1 triệu đồng/tháng; 900.000 đồng/tháng 800.000đồng/tháng.

Dù đặt ra mức lương tối thiểu nhưng những quy định này không phải bao giờcũng được tuân thủ một cách nghiêm túc do thiếu những cơ chế và nguồn lực giámsát Trong những năm 1990, sự vi phạm quy định về tiền lương tối thiểu ở ViệtNam là phổ biến đặc biệt trong những doanh nghiệp nước ngoài của ngành maymặc, thuộc da, sản xuất giấy và nông nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH, 1999)

Xét một cách thuần túy theo quy luật cung cầu về hàng hóa trên thị trườngkhi cung tăng sẽ kéo giá cả giảm xuống Cho nên dù đặt ra mức lương tối thiểunhưng nếu xét trong một thời kỳ nhất định với các yếu tố khác không đổi, quy luậtnày trong một chừng mực nào đó nó cũng thể hiện trường thị trường lao động, đó là

do những áp lực về việc làm (thất nghiệp) làm cho tiền lương cú xu hướng giảm.Hơn nữa, cung lao động dư thừa có xu hướng làm yếu quyền lực đàm phán và khảnăng đòi hỏi có những điều kiện làm việc tốt hơn của người lao động

Trang 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DI CƯ VÀO TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2011

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của lao động di cư nông thôn vào Hà Nội:

1.1 Điều kiện tự nhiện của Hà Nội

Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là trungtâm chính trị kinh tế văn hóa lớn của cả nước, với những đặc điểm và lợi thế về điềukiện tự nhiên và về kinh tế xã hội, thực sự đã trở thành lực hút của dòng di dânngoại tỉnh về Hà Nội Về đặc điểm tự nhiên: Thành phố Hà Nội nằm ở đồng bằngBắc Bộ trù phú (diện tích Hà Nội mở rộng lên tới 3.324, 92 km2) Hà Nội nằm ởphía hưũ ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông Ngoài hai con sônglớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Nhuệ… Hồ đầm ở Hà Nội

có nhiều, những hồ nổi tiếng ở Hà Nội như hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn Kiếm…hàng chục hồ, đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Linh Đàm, đầm VânTrì… và những hồ thuộc địa phận Hà Tây cũ: Ngải Sơn, Đồng Mô, Suối Hai PhíaBắc Hà Nội giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; phía Nam giáp Hà Nam;phía Tây giáp Hòa Bình; phía Đông giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên Với vịtrí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoahọc lớn; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệtđới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và mưa ít Do nằmtrong vùng nhiệt đới nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trờirất dồi dào (nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6 0C), độ ẩm trung bình hàng năm

là 79%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 mm

Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi Địa hình đồngbằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía Đông của Hà Tây cũ,chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận cáchuyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức

Trang 27

1.2 Về đặc điểm kinh tế - xã hội:

Hà Nội là một thành phố lớn và đông dân, có mặt độ dân số cao Theo số liệuthống kê 1/4/2009, dân số Hà Nội vào khoảng 6.448.837 người (chiếm khoảng7,5% dân số cả nước) Từ năm 2001 đến năm 2009, tại Hà Nội trung bình có hơn100.000 trẻ em ra đời, tỷ lệ nhập cư về Hà Nội trung bình khoảng 100.000người/năm Như vậy, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tươngđương một dân số huyện lớn Năm 2009, mặt độ dân số trung bình của Hà Nội là

1926 người/km2, cao gấp 7,4 lần so với cả nước Hà Nội là trung tâm kinh tế, vănhóa, giao thông, du lịch, giáo dục, chính trị lớn của cả nước Hà Nội hiện có trên

4000 di tích và danh thắng, trong đó xếp hạng quốc gia trên 900 di tích và danhthắng Với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng, nhiều lễhội, các món ăn ngon, các làng nghề truyền thống, Hà Nội trở thành một trung tâm

du lịch lớn, du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa – nghệthuật được xây dựng qua nhiều thế hệ trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước

Hà Nội là trung tâm và đầu mối giao thông của cả nước Từ Hà Nội, ta có thể đikhắp mọi miền đất nước bằng bất cứ phương tiện nào Đường bộ có giao thôngcông cộng (xe bus, taxi) phủ khắp thành phố, giao thông cá nhân (xe máy, ô tô).Đặc biệt ở Hà Nội có loại hình xích lô thường dùng để phục vụ khách du lịch Xe ô

tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, nướcngầm, Mỹ Đình tỏa đi khắp mọi miền đất nước theo các quốc lộ 1 xuyên Bắc –Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi TháiNguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hòa Bình,Sơn La Ngoài ra, Hà Nội cũng là đầu mối của tuyến giao thông đường sắt xuyênViệt và liên vận quốc tế Hà Nội cũng là trung tâm đường không với cảng hàngkhông sân bay Nội Bài Hà Nội cũng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nằm cạnhhai con sông lớn là sông Hồng và sông Đà, tạo thuận lợi cho việc vận tải bằngđường sông Hà Nội hiện có 5 cây cầu bắc qua sông Hồng: cầu Thăng Long, cầuLong Biên, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy để phục vụ choviệc giao thông của thành phố giữa hai bờ sông Hồng, nối liền thành phố với cáctỉnh phía Bắc và phía Đông Bắc của Tổ quốc

Trang 28

Thành phố Hà Nội có khoảng 70 trường Đại học, 20 trường Cao đăng, 60trường Trung cấp, dạy nghề, nhiều trung tâm đào tạo của nước ngoài Hàng năm córất nhiều học sinh, sinh viên đổ về học tập.

Hà Nội là Thủ đô và cũng là Thành phố có diện tích lớn nhất đông dân thứhai sau thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội là một trong hai đầu tàu kinh tế của cảnước, với các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơcấu kinh tế của thành phố Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây dựng hoànchỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nhiều sản phẩm côngnghiệp, trong đó có một số sản phẩm mới của ngành công nghiệp điện tử, côngnghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu… đã đứng vững trên thị trường Thời giantới, Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - côngnghiệp - nông nghiệp, phát triển các ngành các lĩnh vực và sản phẩm công nghệcao… Với những đặc điểm và lợi thế đó, Hà Nội thực sự là mảnh đất hấp dẫn dânnhập cư

2 Tổng quan về lao động nông thôn di cư vào TP Hà Nội trước năm 2012

2.1 Quy mô lao động di cư nông thôn vào TP Hà Nội trước năm 2012

Số liệu thống kê về tỷ lệ và số lượng ngườidi cư vào Hà Nội thời gian quađược tổng kết qua bảng số liệu sau (bảng

Bảng 2.1: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm

Tốc độ tăng dân số

Nguồn: Số liệu thống kê dân số Hà Nội qua các năm.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy quy mô và tốc độ của lượng người di dânvào Hà Nội qua các năm ngày càng tăng, chẳng hạn năm 2001 số người di cư vào

Hà Nội là 16.985 người thì đến năm 2007 là 46.240 người, con số đó đã là 52.588người vào năm 2010 Như vậy, xu thế chung trong những năm tới là số lượng ngườilao động ngoại tỉnh vào Hà Nội vẫn tăng lên một cách nhanh chóng Hiện tượng nàynếu không có sự quản lý, điều tiết chặt chẽ sẽ gây ra những vấn đề phức tạp trongđời sống kinh tế xã hội cho Thủ đô trong những năm tới Phân tích về cơ cấu dân cư

Trang 29

và lao động di cư tới Hà Nội, thực tế đã cho thấy rằng, khoảng 85% người di dânthuộc độ tuổi từ 15-29 tuổi, đặc biệt cao nhất là ở độ tuổi từ 20-24 tuổi chiếm37,14% và độ tuổi từ 15-19 tuổi chiếm 28,27%, tiếp theo là độ tuổi 25 - 29 tuổichiếm 10,88% Như vậy, di dân chủ yếu là người trong độ tuổi lao động trẻ, khỏe.Hiện tượng này có thể là do yêu cầu đối với lao động di cư, tính cạnh tranh trên thịtrường lao động và một phần tâm lý người trẻ thường thích sống ở các thành phốlớn Nhìn về tổng thể, nam có xu hướng di cư nhiều hơn đôi chút so với nữ Tuynhiên, nhìn vào từng nhóm tuổi thì nữ chiếm ưu thế hơn ở các nhóm tuổi trên 30;còn ở các nhóm tuổi dưới 30 số di dân nam nhiều hơn số di dân nữ Sự gia tăng tỷ lệ

nữ so với nam giới ở độ tuổi trên 30 trong số di dân có thể liên quan tới việc đoàn tụgia đình cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế dịch vụ…Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về đô thị hóa và di cư ở 4 thành phố lớn (2004 2009)

Toàn quốc

- thành thị Các tỉnh/TP Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng

TP Hồ ChíMinh

Tỉ suất tăng dân

Trang 30

Bảng 2.3: Năm tỉnh, thành phố có số người nhập cư ngoại tỉnh vào đô lớn nhất

cả nước 2004 2009

Bảng 2.4: Dân số Hà Nội phân theo tình trạng di cư 2004-2009

Các dòng di cư tới Hà Nội thường diễn ra dưới 3 dạng: Dạng thứ nhất baogồm những người người di cư lâu dài có ý định sống và làm việc ổn định ở Hà Nội;dạng thứ hai gồm những người tới để học tập hoặc làm việc trong một thời giannhất định trước khi quyết định liệu có sống ở Hà Nội hay không (di cư tạm thời);dạng cuối cùng là di cư theo mùa vụ và con lắc để tìm việc làm trong lúc nôngnhàn

Các con số thống kê của Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội cho thấy,cường độ dòng người lao động từ các tỉnh ngoài đổ về thành phố Hà Nội tăng lênnhanh chóng, nếu như năm 1994, Hà Nội mới có 1,4 vạn lao động từ nơi khác đếnthì đến năm 1999 tăng lên 10,6 vạn (gấp 7,6 lần), và đến năm 2005 đã tăng lên tới19,7 vạn (gấp 11,5 lần), ( đến năm 2009-2011) Tuy nhiên những con số này cũng

Trang 31

chưa phản ảnh được đầy đủ, chính xác và kịp thời quá trình này vì có nhiều ngườinhập cư tạm thời và những người sống không đăng ký với các cấp chính quyền.

Những người di cư tự do, đặc biệt là di cư mùa vụ, đóng vai trò quan trọngtrong các dòng di cư vào Hà Nội Theo báo cáo của Ủy ban dân số và kế hoạch hóagia đình Hà Nội, số người di cư tự do tăng lên đáng kể trong những năm gần đây41,000 năm 1996 lên 96,500 năm 1998; 110,000 năm 2001 và 137,000 năm 2004( đến năm 2009-2011) Trong thực tế, dân nhập cư tự do vào thành phố có số lượngđông hơn nhiều Vào các thời điểm "nông nhàn" như giáp Tết âm lịch hay trong cáchoàn cảnh đặc biệt như thiên tai, lũ lụt, mất mùa thì sự chênh lệch giữa số lượngthực tế với số lượng thống kê càng lớn

Bảng dưới đây liệt kê các phường, xã có tỉ lệ người nhập cư trong 5 năm qua(2004-2009) chiếm trên 30% dân số của phường, xã đó Danh sách này chiếm đến6/8 phường của quận Cầu Giấy, 9/16 xã của huyện Từ Liêm, 4/11 phường của quậnThanh Xuân, tạo nên một vành đai liên tục phía tây và tây nam thành phố đang đôthị hóa rất mạnh và biến động dân cư cơ học rất bất thường Những phường, xã thuhút mạnh nhất người nhập cư từ các quận, huyện khác trong thành phố là P GiangBiên (Q Long Biên), P Hoàng Liệt (Hoàng Mai), Mễ Trì (h Từ Liêm), kế đến làDịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa (Q Cầu Giấy), Đại Kim (Q Hoàng Mai), NhânChính (Q Thanh Xuân), Thanh Liệt (H Thanh Trì) Những phường, xã thu hútmạnh nhất người nhập cư ngoại tỉnh là Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu,Quan Hoa, Yên Hòa (Q Cầu Giấy), Hoàng Liệt (Q Hoàng Mai), Khương Đình,Thanh Xuân Nam (Q Thanh Xuân), Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, MỹĐình, Đông Ngạc, Trung Văn, Thị trấn Cầu Diễn (H Từ Liêm), Kim Chung (H.Đông Anh), Quang Tiến (H Sóc Sơn), Lệ Chị, TT Trâu Quỳ (H Gia Lâm), TânTriều, Thanh Liệt (H Thanh Trì), TT Tri Đông (H Mê Linh) và Di Trạch (H HoàiĐức)

Bảng 2.5: 5 quận, huyện có số người nhập cư từ nông thôn lớn nhất 2004 2009

Trang 32

Số người % dân số của

quận/ huyện

% tổng số người nhập cư từngoại tỉnh vào Hà Nội

71.686.136.935.437.9

25.49.77.97.65.6

Bảng 2.6: Số người nhập cư và tỉ lệ nhập cư ở một số quận, huyện tiêu biểu

2004 - 2009

Trong khu vực nội thành, các địa bàn thu hút mạnh nhất người nhập cư ngoàiquận (từ các quận huyện khác và từ tỉnh khác)chính là các quận Cầu Giấy, HoàngMai, Thanh Xuân ở khu vực ngoại thành, nổi bật là huyện Từ Liêm, tiếp sau làThanh Trì và Đông Anh Có thể nói, xu hướng này là tiếp tục xu hướng đã diễn ratrước đó 1 thập kỉ (1994-1999), nhưng có những thay đổi rõ nét hơn, như sau sự

Trang 33

phát triển nóng của Từ Liêm, Cầu Giấy là sự bắt đầu phát triển nóng của một sốquận mới thành lập như Long Biên, Hoàng Mai.

2.2 Đặc điểm của lao động nông thôn di cư vào Hà Nội:

2.2.1 Độ tuổi giới tính:

Phân tích về cơ cấu dân cư và lao động di cư tới Hà Nội, thực tế đã cho thấyrằng, khoảng 85% người di dân là vào độ tuổi từ 15-29 tuổi, đặc biệt cao nhất là ở

độ tuổi từ 20-24 tuổi chiếm 37,14% và độ tuổi từ 15-19 tuổi chiếm 28,27% tiếp theo

là độ tuổi 25-29 tuổi chiếm 10,88% Như vậy, di dân chủ yếu là người trong độ tuổilao động trẻ, khỏe, rất ít người trên 50 tuổi Hiện tượng này có thể là do yêu cầu đốivới lao động di cư, tính cạnh tranh trên thị trường lao động và một phần tâm lýngười trẻ thường thích sống ở các thành phố Nhìn về tổng thể thì nam có xu hướng

di cư nhiều hơn đôi chút so với nữ Tuy nhiên, nhìn vào từng nhóm tuổi thì nữchiếm ưu thế hơn ở các nhóm tuổi trên 30; còn ở các nhóm tuổi dưới 30 số di dânnam nhiều hơn số di dân nữ Sự gia tăng tỷ lệ nữ so với nam giới ở độ tuổi trên 30trong số di dân có thể liên quan tới việc đoàn tụ gia đình cũng như sự phát triểnnhanh chóng của các loại hình kinh tế dịch vụ…Qua đó, thu hút nhiều phụ nữ nôngthôn về tìm việc làm và lập nghiệp ở Hà Nội Về trình độ học vấn và chuyên môn

kỹ thuật thì có thể thấy rằng: trình độ học vấn của người di dân lâu dài tương đốikhá, không hề thua kém với dân sở tại Còn trình độ của nhóm di dân mùa vụ thìthấp hơn

Về cấu trúc giới tính, nhìn chung nữ giới di cư vẫn chiếm tỷ lệ cao (58,06%),trong đó tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15-24 Điều này có nghĩa nữ giới trong độ tuổitrẻ là một lực lượng di cư quan trọng trong các dòng di cư nông thôn vào Hà Nội

Bảng 2.7: Tình trạng hôn nhân của người di cư vào Hà Nội (%)

Trang 34

cao với 41,4% Ở nhúm chưa lập gia đỡnh, tỷ lệ người di cư là nam giới cao hơn nữgiới với tỷ lệ tương ứng là 45,8% và 38,3% Như vậy, những người di cư cú sự chọnlọc nhất định về cơ cấu hụn nhõn gia đỡnh theo hướng những người chưa cú vợ/ cúchồng ở mọi tuổi đều dễ dàng di cư hơn trong việc quyết định di cư Nhận định nàycũng phự hợp với kết quả của nhiều nghiờn cứu về di cư cho thấy những người chưakết hụn cú xu hướng di cư nhiều hơn

2.2.2 Học vấn và chuyờn mụn kỹ thuật:

Nhỡn chung những người di cư vào Hà Nội phần lớn là những người biết đọc biếtviết, và khoảng 80% số người di cư đó từng tốt nghiệp phổ thụng cơ sở hoặc phổ thụngtrung học Số liệu ở Đồ thị cho thấy, trong số những người di cư ra thành phố, khoảng30% số họ là đó tốt nghiệp phổ thụng cơ sở và trung học cơ sở, khoảng 46% học xong phổthụng trung học Đõy là một tỉ lệ thể hiện trỡnh độ học vấn trung bỡnh khỏ cao của lựclượng lao động di cư

Đồ thị 2.1: Cơ cấu trỡnh độ học vấn của

dõn di cư vào Hà Nội (%)

Đồ thị 2.2: Cơ cấu trỡnh độ chuyờn mụn

kỹ thuật của dõn di cư (%)

Từ lớp 1

đến lớp 9 31%

Từ lớp 10

đến lớp

12 45%

Sau đại học 0%

Công nhân kỹ thuật 5%

Cao

đẳng,

Đại học 6%

Sơ cấp, trung cấp 7%

Nguồn: Tổng cục Thống kờ 2009

Về trỡnh độ học vấn và chuyờn mụn kỹ thuật, cú thể thấy rằng, trỡnh độ họcvấn của người di dõn lõu dài tương đối khỏ, khụng hề thua kộm với dõn sở tại Cũntrỡnh độ của nhúm di dõn mựa vụ thỡ thấp hơn Tuy nhiờn, tỷ lệ những người di dõn

cú trỡnh độ học vấn phổ thụng cũng chiếm tới hơn 70%; chất lượng của dõn số

Trang 35

không những được đánh giá qua trình độ học vấn phổ thông mà còn qua các cấp đàotạo về chuyên môn Mặc dù học vấn của những người di cư là tương đối tốt, nhưng

họ lại được trang bị một cách nghèo nàn về đào tạo nghề nghiệp Trong số nhữngngười xuất phát từ các miền quê ra Hà Nội tìm việc khoảng 82% số họ là chưa quamột lớp đào tạo tối thiểu nào về chuyên môn kỹ thuật Trong số những người đượcđào tạo, những người được đào tạo lý thuyết có bằng cao đẳng, đại học và trên đạihọc chiếm khoảng 7%, trong khi tỉ lệ những người được đào tạo theo ngạch côngnhân kỹ thuật hay sơ cấp lại chỉ chiếm khoảng 12% Đây cũng là một vấn đề đòi hỏicác nhà quản lý phải quan tâm Thực tế cũng cho thấy số lao động giản đơn vào HàNội chiếm một tỷ lệ khá cao và họ làm đủ các nghề: nghề xây dựng và sản xuất thủcông; đạp xích lô và xe ôm, thu gom phế liệu, dịch vụ trong các nhà hàng… Nhữngngười lao động này thường tập trung chờ việc ở các tụ điểm mà người ta quen gọi làcác chợ lao động, họ có thể thuê nhà trọ hoặc có nhiều người nghỉ qua đêm ngaytrên vỉa hè, lề đường một cách tạm bợ Họ làm thuê bất cứ nghề gì, kể cả việc nặngnhọc với tiền công thấp Số lao động buôn bán rau, hoa quả, bán gạo, thường là nữ,

họ đưa lương thực, thực phẩm từ các tỉnh ngoài vào Hà Nội thuê nhà trọ gần chợ đểtiện buôn bán Theo con số ước tính của Ban quản lý chợ Đồng Xuân, số lao độngnày ở trọ quanh chợ có khoảng 500 người, họ đến từ vùng nông thôn thuộc một sốtỉnh ở sát Hà Nội như Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Hải Dương… Thu nhập của họ saukhi trừ đi các khoản ăn uống và chi phí thiết yếu khác, hàng tháng tiết kiệm đượckhoảng 400-500 nghìn đồng

Trang 36

2.2.3 Nơi xuất cư:

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ nơi xuất cư của dân di cư ở Hà Nội (%)

T©y B¾c B¾c

Trung bé

Duyªn H¶i Nam Trung bé

T©y Nguyªn

§«ng Nam bé

§ång b»ng s«ng Cöu Long

N¬i kh¸c

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009

Kết quả cho thấy 71,5% người lao động di cư đến Hà Nội là từ những tỉnhkhác trong khu vực đồng bằng sông Hồng tiếp đó là Đông Bắc (14,1%) và BắcTrung Bộ (8,0%) Trong phạm vi đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Nam Định, TháiBình, Hải Dương và Hưng Yên là những tỉnh có số người di cư lên Hà Nội nhiềunhất Các vùng nông thôn của các tỉnh này thiếu đất canh tác, lại gần Hà Nội vàphương tiện lại thuận lợi nên bộ phận dân cư đổ về thành phố kiếm việc làm và sinhsống Như vậy, di cư cự ly gần đang là dòng nhập cư chủ yếu của Hà Nội

2.2.4 Khoảng thời gian cư trú và loại hình di cư

những người di cư đến Hà Nội có thời gian cư trú dưới 6 tháng chiếm tỷ lệcao nhất với 36,8%, tiếp đến là thời gian cư trú trên 5 năm với 22,9% Những người

cư trú dưới 6 tháng là một bộ phận của di cư theo mùa vụ Những số liệu này chothấy loại hình di cư mùa vụ là lực lượng chủ yếu của những người di cư đến HàNội Phân chia theo khoảng thời gian cư trú của nam và nữ cho thấy với khoảngthời gian cư trú dưới 6 tháng nữ giới tập trung nhiều hơn, điều này ngược vớikhoảng thời gian trên 5 năm Như vậy ở đây dường như có sự biểu hiện của khíacạnh giới trong khoảng thời gian cư trú Nữ giới ngoài vấn đề di cư lên thành phố

họ còn phải lo những công việc gia ở quê như việc gia đình, đồng ruộng…và như

Ngày đăng: 21/03/2015, 23:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình. http://www.gopfp.gov.vn Link
5. Báo cáo phát triển thế giới 2009: Tái dịnh dạng địa kinh tế ( Ngân hàng thế giới) ( Nhà xuất bản văn hóa thông tin) Khác
6. Giáo trình Dân số phát triển- Chủ biên: GS.TS. Tống Văn Đường- NXB Nông nghiệp Khác
7. Lê Huy Đức và cộng sự ( 2003), Giáo trình dự báo kinh tế - xã hội, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
11. Trung Tâm Phát Triển Sức Khoẻ Cộng Đồng Ánh Sáng (Light) Toà nhà số 4, nhà A2, đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy Quận Cầu Giấy HÀ NỘI Khác
12. từ Nông thôn ra thành Phố tác động kinh tế- xã hội của di cư ở Việt nam- Viện nghiên cứu phat triển- chủ biên: Lê Bạch Dương& Nguyễn Thanh Liêm Khác
13. Di cư Ở Hà Nội và Chính sách quản lý_ QS.TS Đỗ thị Minh Đức &amp Khác
16. Di cư Lao đọng và Phát triển ở Việt Nam_Cán bộ Kỹ thuật , Dự án TRIANGLE, Văn phòng ILO Châu Á- Thái BÌnh Dương Khác
17. Thị trường Lao Động không chính thức và điều kiện sống hộ gia đình tại Việt Nam_ Jean- Piere Cling, Mireille Razafindrakoto, Francois Roubaud- IRD- DIAL Khác
20. Giải Pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Tỉnh Ninh Thuận Khác
21. CẢI THIỆN CUỘC SỐNG CỦA PHỤ NỮ DI CƯ: MỘT CAN THIỆP CẦN THIẾT _NGUYỄN THU GIANG Khác
22. Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xư hướng và những khác biệt_ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w