Đặc điểm của lao động nông thôn di cư vào Hà Nội:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 30)

2 Tổng quan về lao động nông thôn di cư vào TP HàNội trước năm

2.2 Đặc điểm của lao động nông thôn di cư vào Hà Nội:

2.2.1 Độ tuổi giới tính:

Phân tích về cơ cấu dân cư và lao động di cư tới Hà Nội, thực tế đã cho thấy rằng, khoảng 85% người di dân là vào độ tuổi từ 15-29 tuổi, đặc biệt cao nhất là ở độ tuổi từ 20-24 tuổi chiếm 37,14% và độ tuổi từ 15-19 tuổi chiếm 28,27% tiếp theo là độ tuổi 25-29 tuổi chiếm 10,88%. Như vậy, di dân chủ yếu là người trong độ tuổi lao động trẻ, khỏe, rất ít người trên 50 tuổi. Hiện tượng này có thể là do yêu cầu đối với lao động di cư, tính cạnh tranh trên thị trường lao động và một phần tâm lý người trẻ thường thích sống ở các thành phố. Nhìn về tổng thể thì nam có xu hướng di cư nhiều hơn đôi chút so với nữ. Tuy nhiên, nhìn vào từng nhóm tuổi thì nữ chiếm ưu thế hơn ở các nhóm tuổi trên 30; còn ở các nhóm tuổi dưới 30 số di dân nam nhiều hơn số di dân nữ. Sự gia tăng tỷ lệ nữ so với nam giới ở độ tuổi trên 30 trong số di dân có thể liên quan tới việc đoàn tụ gia đình cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế dịch vụ…Qua đó, thu hút nhiều phụ nữ nông thôn về tìm việc làm và lập nghiệp ở Hà Nội. Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thì có thể thấy rằng: trình độ học vấn của người di dân lâu dài tương đối khá, không hề thua kém với dân sở tại. Còn trình độ của nhóm di dân mùa vụ thì thấp hơn.

Về cấu trúc giới tính, nhìn chung nữ giới di cư vẫn chiếm tỷ lệ cao (58,06%), trong đó tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15-24. Điều này có nghĩa nữ giới trong độ tuổi trẻ là một lực lượng di cư quan trọng trong các dòng di cư nông thôn vào Hà Nội.

Bảng 2.7: Tình trạng hôn nhân của người di cư vào Hà Nội (%)

Hôn nhân Tổng số Nam Nữ

Chưa có vợ /có chồng 42,4 45,8 38,3

Có vợ /có chồng 56,6 53,5 58,8

Khác (ly hôn, ly thân, góa) 2,0 0,7 2,9

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009

cao với 41,4%. Ở nhóm chưa lập gia đình, tỷ lệ người di cư là nam giới cao hơn nữ giới với tỷ lệ tương ứng là 45,8% và 38,3%. Như vậy, những người di cư có sự chọn lọc nhất định về cơ cấu hôn nhân gia đình theo hướng những người chưa có vợ/ có chồng ở mọi tuổi đều dễ dàng di cư hơn trong việc quyết định di cư. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu về di cư cho thấy những người chưa kết hôn có xu hướng di cư nhiều hơn

2.2.2 Học vấn và chuyên môn kỹ thuật:

Nhìn chung những người di cư vào Hà Nội phần lớn là những người biết đọc biết viết, và khoảng 80% số người di cư đã từng tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học. Số liệu ở Đồ thị cho thấy, trong số những người di cư ra thành phố, khoảng 30% số họ là đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở và trung học cơ sở, khoảng 46% học xong phổ thông trung học. Đây là một tỉ lệ thể hiện trình độ học vấn trung bình khá cao của lực lượng lao động di cư.

Đồ thị 2.1: Cơ cấu trình độ học vấn của dân di cư vào Hà Nội (%)

Đồ thị 2.2: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân di cư (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009

Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, có thể thấy rằng, trình độ học vấn của người di dân lâu dài tương đối khá, không hề thua kém với dân sở tại. Còn trình độ của nhóm di dân mùa vụ thì thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ những người di dân

có trình độ học vấn phổ thông cũng chiếm tới hơn 70%; chất lượng của dân số không những được đánh giá qua trình độ học vấn phổ thông mà còn qua các cấp đào tạo về chuyên môn. Mặc dù học vấn của những người di cư là tương đối tốt, nhưng họ lại được trang bị một cách nghèo nàn về đào tạo nghề nghiệp. Trong số những người xuất phát từ các miền quê ra Hà Nội tìm việc khoảng 82% số họ là chưa qua một lớp đào tạo tối thiểu nào về chuyên môn kỹ thuật. Trong số những người được đào tạo, những người được đào tạo lý thuyết có bằng cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm khoảng 7%, trong khi tỉ lệ những người được đào tạo theo ngạch công nhân kỹ thuật hay sơ cấp lại chỉ chiếm khoảng 12%. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm. Thực tế cũng cho thấy số lao động giản đơn vào Hà Nội chiếm một tỷ lệ khá cao và họ làm đủ các nghề: nghề xây dựng và sản xuất thủ công; đạp xích lô và xe ôm, thu gom phế liệu, dịch vụ trong các nhà hàng… Những người lao động này thường tập trung chờ việc ở các tụ điểm mà người ta quen gọi là các chợ lao động, họ có thể thuê nhà trọ hoặc có nhiều người nghỉ qua đêm ngay trên vỉa hè, lề đường một cách tạm bợ. Họ làm thuê bất cứ nghề gì, kể cả việc nặng nhọc với tiền công thấp. Số lao động buôn bán rau, hoa quả, bán gạo, thường là nữ, họ đưa lương thực, thực phẩm từ các tỉnh ngoài vào Hà Nội thuê nhà trọ gần chợ để tiện buôn bán. Theo con số ước tính của Ban quản lý chợ Đồng Xuân, số lao động này ở trọ quanh chợ có khoảng 500 người, họ đến từ vùng nông thôn thuộc một số tỉnh ở sát Hà Nội như Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Hải Dương… Thu nhập của họ sau khi trừ đi các khoản ăn uống và chi phí thiết yếu khác, hàng tháng tiết kiệm được khoảng 400-500 nghìn đồng.

2.2.3 Nơi xuất cư:

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ nơi xuất cư của dân di cư ở Hà Nội (%)

71,5 14,1 14,1 2,8 8 1 1,2 1,2 0,1 0,1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 §ång b»ng s«ng Hång §«ng B¾c T©y B¾c B¾c Trung bé Duyªn H¶i Nam Trung bé T©y Nguyªn §«ng Nam bé §ång b»ng s«ng Cöu Long N¬i kh¸c Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009

Kết quả cho thấy 71,5% người lao động di cư đến Hà Nội là từ những tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Hồng tiếp đó là Đông Bắc (14,1%) và Bắc Trung Bộ (8,0%). Trong phạm vi đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên là những tỉnh có số người di cư lên Hà Nội nhiều nhất. Các vùng nông thôn của các tỉnh này thiếu đất canh tác, lại gần Hà Nội và phương tiện lại thuận lợi nên bộ phận dân cư đổ về thành phố kiếm việc làm và sinh sống. Như vậy, di cư cự ly gần đang là dòng nhập cư chủ yếu của Hà Nội.

2.2.4 Khoảng thời gian cư trú và loại hình di cư

những người di cư đến Hà Nội có thời gian cư trú dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,8%, tiếp đến là thời gian cư trú trên 5 năm với 22,9%. Những người cư trú dưới 6 tháng là một bộ phận của di cư theo mùa vụ. Những số liệu này cho thấy loại hình di cư mùa vụ là lực lượng chủ yếu của những người di cư đến Hà Nội. Phân chia theo khoảng thời gian cư trú của nam và nữ cho thấy với khoảng thời gian cư trú dưới 6 tháng nữ giới tập trung nhiều hơn, điều này ngược với khoảng thời gian trên 5 năm. Như vậy ở đây dường như có sự biểu hiện của khía cạnh giới trong khoảng thời gian cư trú. Nữ giới ngoài vấn đề di cư lên thành phố họ còn phải lo những công việc gia ở quê như việc gia đình, đồng ruộng…và như

phần trên đã nếu có thể do nữ giới có trình độ học vấn và tay nghề thấp nên họ không có điều kiện để tìm những công việc và có cuộc sống lâu dài ở Hà Nội.

Bảng 2.8: Thời gian cư trú của những người di cư đến Hà Nội (%)

Khoảng thời gian cư trú Tổng số Nam Nữ

Dưới 6 tháng 34,8 35,3 39,4 Từ 6 tháng – 12 tháng 10,0 9,8 11,2 Từ 1- 2 năm 10,9 11,1 10,5 Từ 2 – 3 năm 8,2 6,4 5,9 Từ 3 – 4 năm 6,5 6,3 6,8 Từ 4 – 5 năm 6,7 6,8 6,5 Trên 5 năm 22,9 24,3 19,7 Tổng số 100 100 100 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009 2.2.5 Lý do di cư đến Hà Nội. Đồ thị 2.4: Lý do di cư đến Hà Nội 2011

Lý do để người lao động di cư rất khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là ra đi để “tìm kiếm việc làm” và để có “điều kiện sống tốt hơn”. Theo kết đồ thị 55.2 % người được hỏi tại Hà Nội lý do quan trọng nhất để người lao động di cư là do khó khăn về kinh tế (việc làm, thu nhập). Điều này có lẽ cũng phản ánh tương đối đúng tình trạng của người di cư rằng “nhân tố đẩy” là nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng di cư, như đã trình bày ở phần lý thuyết di cư.

Lý do ra đi khỏi một nơi nào đó và đến một nơi nào đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có nhiều lý do khiến cho những người di chuyển tìm đến Hà Nội. Trong số những người ra đi vì các lý do kinh tế có khoảng 53% cho biết lựa chọn Hà Nội vì có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và chỉ có 15% trong số đó hy vọng kiếm được thu nhập cao hơn.

Đồ Thị 2.5: Phân bố của lý do di cư lên Hà Nội (%)

Tổng hợp số liệu từ tổng cục thống kê 2009

Như vậy cuộc hành trình rời bỏ làng quê của những người di cư vào Hà Nội không hẳn là cuộc hành trình của những người thất nghiệp, cuộc sống quá khó khăn thôi thúc họ phải ra đi, mà rõ ràng niềm hi vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở các thành thị, sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn là vấn đề chủ chốt thôi thúc người dân rời bỏ làng quê đi đến những vùng có mức sống cao hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w