Y tế và chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 39 - 41)

3. Thực trạng chất lượng cuộc sống của lao động di cư vào TP.Hà Nội:

3.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe

Nguồn: viện nghiên cứu phát triển xã hội.

Chi tiêu ở khu vực nông thôn ước tính bằng một nửa so với khu vực thành thị với con số lần lượt là 950 nghìn đồng/tháng và 1,828 triệu đồng/tháng. Cũng theo kết quả được công bố, tỷ lệ không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15 tuổi trở lên của nhóm hộ nghèo nhất là 38,2%, cao hơn 4,8 lần so với nhóm hộ giàu nhất. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cao đẳng trở lên của nhóm hộ giàu nhất gấp 60 lần nhóm hộ nghèo nhất. Còn về y tế và chăm sóc sức khỏe, khảo sát cho thấy, chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân đầu người/tháng của nhóm hộ giàu nhất cao hơn gấp 3,8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao hơn 1,43 lần so với hộ nông thôn. Vùng trung du và miền núi phía Bắc còn gần 9% số hộ không được sử dụng điện lưới, 89,5% chưa có nước máy…

- Tình trạng được đóng BHYT: Liên quan đến lương là các phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT) hay các hỗ trợ miễn phí. Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh có hợp đồng lao động được mua BHXH khá cao với 73,9% trong đó nam giới tới 92,4%, còn nữ giới 63,1%. Tuy nhiên, hầu như tất cả họ (94%) đều không có BHYT hoặc bảo hiểm tai nạn tại nơi làm việc. Khoảng 72% lao động di cư không có phúc lợi gì cả, dù dưới hình thức nào (bữa ăn trưa miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí...). Trong khi thị trường lao động ở khu vực thành thị của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã thay đổi, trở nên thất thường và dễ tổn thương hơn đối với người lao động thì những vấn đề này cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng

một cơ chế bảo trợ xã hội cho lao động di cư để họ tham gia hiệu quả hơn vào thị trường lao động.

- Về y tế hiện không có sự phân biệt đối xử giữa người di cư hay người sở tại. Khi có chủ trương khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi thì kể cả đối tượng thuộc diện KT3, KT4 cũng được phát thẻ khám chữa bệnh. Hơn nữa, thực tế hiện nay khi đi bệnh viện, trừ khi có bảo hiểm y tế, mọi người đều phải nộp viện phí như nhau. Tuy nhiên vấn đề là do phải mưu sinh vất vả, lại thu nhập thấp, ít có thông tin đầy đủ nên số lao động di cư đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh rất hạn chế. Thường khi đau ốm, họ tự mua thuốc và chữa trị lấy, và chỉ khi không khỏi bệnh thì mới đến các cơ sở y tế xã/ phường hay tuyến trên để khám. Vấn đề khác đó là do phải làm ca kíp nên các hoạt động y tế cộng đồng và chương trình dịch vụ trong cộng đồng về dân số, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản, HIV/AIDS tiến hành trong giờ hành chính là rất khó tiếp cận lao động di cư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 39 - 41)

w