Các vấn đề theo môi trường sống:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 41 - 45)

3. Thực trạng chất lượng cuộc sống của lao động di cư vào TP.Hà Nội:

3.4 Các vấn đề theo môi trường sống:

3.4.1 Các vấn đề về đời sống tinh thần

Đa số những lao động di cư nông thôn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện ăn ở, y tế, giáo dục, văn hóa... Trong khi đó, không phải lao động di cư nông thôn nào cũng có thu nhập ổn định . Họ chủ yếu làm những công việc như bán hàng rong, vé số, phụ hồ và làm trong các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Những đối tượng này có thu nhập bấp bênh và cũng khó tiếp cận với những chính sách phúc lợi của thành phố.. Ngoài việc thu nhập không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động vẫn còn nghèo nàn. Công nhân thường xuyên tăng ca nên không có thời gian giải trí, tỉ lệ phòng trọ trang bị phương tiện nghe nhìn còn ít. Tiền lương công nhân không đủ chi tiêu nên chi phí dành cho các hoạt động giải trí, vui chơi rất hạn chế. Theo thống kê, có 90% lao động nông thôn đến các thành phố Hà Nội không có được sự chăm sóc cơ bản cần thiết. Trong số đó, hơn một nửa lượng người nhập cư tại TP. Hà Nội hiện đang sống ở những điều kiện tồi tệ hơn so với trước khi họ di cư. Những vấn đề này cho thấy các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho người lao động di cư vẫn chưa được chú ý đúng mức

Trong số những lý do để người mại dâm xuất thân từ lao động di cư nông thôn ra thành phố hoạt động, thì lý do kinh tế là nguyên nhân chủ yếu và vượt trội so với các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định di cư. Có tới 48,7% những người di cư để hoạt động mại dâm nhằm mong có thu nhập cao hơn cho bản thân và để phụ giúp gia đình, tiếp đó là 10,3% vì không tìm được việc làm phù hợp ở địa phương . Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng thu nhập trung bình một tháng từ hoạt động mại dâm là 8,6 triệu đồng, trong đó đối với nữ là 10,6 triệu và nam là 6,55 triệu. Thu nhập này cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình ở Việt Nam khoảng 2,5 lần. Đó là chưa kể đến một tỷ lệ đáng kể người hoạt động mại dâm (khoảng 45,6%) còn có thu nhập từ các việc làm khác. Đặc biệt có khoảng 5% số người trả lời có thu nhập từ hoạt động mại dâm từ 20 triệu trở lên. Trong quá trình hoạt động mại dâm, các đối tượng có thể gặp nhiều rủi ro về sức khỏe và các vấn đề xã hội như nguy cơ bị tổn thương, viêm nhiễm và lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, HIV, nguy cơ bị đưa vào Trung tâm – Giáo dục Lao động Xã hội; bị khách hàng gây bạo lực, quỵt tiền, kéo dài thời gian phục vụ mà không trả thêm tiền. Người mại dâm còn gặp những rủi ro trong quan hệ với chủ hay người quản lý. Họ có thể bị chủ trừ, giữ tiền công, chửi mắng hay lăng mạ. Tỷ lệ nữ bị hành vi bạo lực này cao hơn nam một cách đáng kể. Cũng chính từ đây phát sinh thêm các tệ nạn xã hội phức tạp khác khi các nhà hàng khách sạn, các tụ điểm mát xa, vũ trường.... ngày càng tăng lên trên địa bàn Hà Nội

3.4.3 Nơi ở, môi trường sống và các vấn đề khác.

- Điều kiện nhà ở: Nhìn chung các phòng cho thuê được xây tạm bợ, không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, môi trường, phòng cháy chữa cháy. Kết quả điều tra mẫu về môi trường ở Hà Nội do Viện Quy hoạch thiết kế đô thị thực hiện cho thấy: Bình quân diện tích về nhà ở chung cho người dân Hà Nội chỉ đạt 5m2/người trong đó 44,1% là những ngôi nhà thíếu ánh sáng hoặc không có ánh sáng. Số gia đình sống 3-4 thế hệ cũng chiếm tới 36,8% . Bởi vậy nhà ở cho những người di cư cũng là vấn đề cần được quan tâm. Thực tế, thành phố không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở đô thị trong khi nhu cầu này đối với những người dân cư trú chính thức vẫn chưa thoả mãn được.

Năm 2009, Hà Nội có 14 xóm liều với 4907 người tập trung chủ yếu ở các phường ven đê quận Hoàn Kiếm và 2 phường thuộc quận Thanh Xuân trong đó người di cư ngoại tỉnh là 742 người, chiếm 13,4%.

- Sử dụng điện, nước

Gắn liền với nhà ở, thực thế là lao động nhập cư phải chịu giá điện, nước cao hơn so với người dân tại chỗ. Bởi hiện nay ở Hà Nội, giá điện Đối với người thuê nhà (sinh viên, người lao động) có đăng ký tạm trú 12 tháng trở lên sẽ được đứng tên hợp đồng mua bán điện với giá sinh hoạt, thay vì trả chênh lệch cao qua chủ trọ như hiện nay. Theo thông tư quy định về giá bán điện năm 2011, áp dụng từ 1.3 vừa được bộ Công thương ban hành, giá bán lẻ điện được chia làm 7 bậc. Tuy nhiên, phải từ 4 người trở lên mới được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang. Trường hợp thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà sẽ ký hợp đồng với bên bán điện và chủ nhà thu tiền điện của người thuê nhà với giá bán lẻ trong hóa đơn cộng thêm 10% cho tổn thất, chi phí chiếu sáng, bơm nước chung. Trong trường hợp các đối tượng muốn mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn theo hình thức sử dụng thẻ trả trước phục vụ mục đích sinh hoạt thì giá là 1.639 đ/kWh, đắt hơn 394 đồng so với giá điện bình quân. Đó là những nội dung đáng chú ý trong thông tư quy định về giá bán điện năm 2011, áp dụng từ 1.3 vừa được bộ Công thương ban hành. Tuy nhiên trên thực tế học thường không được mua điện mới mức giá mà bộ Công Thương ban hành mà phải mua với mức giá đắt hơn rất nhiều từ những kWh điện đầu tiên với mức giá 2500 đồng, nhiều nơi còn bán mới mức giá 3000 đồng, thậm chí là 3500 đồng/kWh. Tiền nước sinh hoạt cũng vậy, thường là cao hơn so với quy định do gắn liền với điện. Ví dụ như: có nơi thu 50.000 đồng/1 người bằng số tiền sử dụng nước cả 1 hộ gia đình hoặc bán với giá 10.000-15.000 đồng/ m³ trong khí đó giá nước trong định mức 4m³/người/tháng là 4.800 đồng/m³. Có thể nói giá cả leo thang trong thời gian qua đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu sử dụng điện nước và bữa ăn hàng ngày của lao động di cư. Họ phải thắt lưng, buộc bụng, cắt bỏ nhu cầu sống để chi trả tiền nhà và các khoản sinh hoạt phí cơ bản như thực phẩm, điện, nước, chất đốt và đi lại.

Người di cư trong nước hình thành một mạng lưới mạnh mẽ cho chính họ, hướng dẫn việc tiếp tục di cư bằng cách lối kéo bạn bè và gia đình từ quê hương. Điều tra di cư cho thấy rằng 55% nam di cư và 59% nữ di cư biết về nơi đến của họ của họ từ một người bà con, và 38% nam và nữ di cư biết nơi đến từ bạn bè (với 7% nam giới và 3% nữ giới biết về nơi đến thông qua các phương tiện khác).

Những mạng lưới này của người di cư tại nơi đến đặc biệt quan trọng đối với người di cư, do tình trạng chủa đăng kí hộ khẩu hoặc đăng kí hộ khẩu tạm trú, họ không kết nối được với hệ thống của chính phủ và hỗ trợ chính thức khác và họ gặp khó khăn khi tiếp cận các tổ chức quần chúng. Thường thì thời gian làm việc kéo dài của họ cũng không cho phép họ tham gia các hoạt động xã hội hoặc tham gia các cuộc họp của quần chúng và sự hiểu biết của họ về tổ chức công đoàn là rất thấp.

Đối với người di cư đến TP.Hà Nội, họ đáng đổi cuộc đời để đi tìm những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống. Để đối mặt với nhưng thách thức của cuộc sống, họ chủ yếu nhờ vào người thân, họ hàng, đồng hương, bạn bè và chính quyền địa phương và công đoàn, tổ chức nơi làm việc, 57.7% nam giới co nhận sự giúp đỡ, trong khi đó nữ chiếm đến 60,9%. Với mối quan hệ bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định di cư đó là 55% nam giới nhờ bạn bè, nữ chiếm đến 55,9%, nhờ người ruột thịt chiếm đến 33,9% của nam giới và nữ chiếm 30,1%. Đồng hương cũng nắm vai trò quan trọng trong việc di cư khi có đến 14,7% nam giới nhờ đồng hương giúp đỡ, nữ giới cũng chiếm 19,6%. Họ hàng cũng giúp trong việc tác động đến hiện tượng di cư, khi có đến 33% nam giới và 31,5% nữ giới nhờ đến họ hàng giúp đỡ. Trong khi đó vai trò của công đoàn và cơ quan và tổ chức làm việc không có bóng dáng trong việc tác động, hỗ trợ và giúp đỡ người di cư. Như vậy, mạng lưới xã hội không chính thức như họ hàng, bạn bè, đồng hương, đóng vai trò quan trọng trong việc di dân, ít nhất mạng lưới xã hội đã giúp cho người di dân tiềm năng về thông tin trước khi di chuyển. Sau khi di chuyển mạng lưới giúp cho họ người di cư việc làm, nhà ở và các sự giúp đỡ khác. Những người giúp cư có xu hướng sống tập trung ở khu vực có đông bà con họ hàng, người thân, ví dụ, người di cư lao động nông thôn thường tập trung sinh sống ở các khu Ngọc Hà- quận Ba Đình, phường Phúc Xá, quận Long Biên, Hà Nội, Những phường, xã thu hút mạnh

nhất người nhập cư ngoại tỉnh là Mai Dịch, DịchVọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Yên Hòa (Q. Cầu Giấy), Hoàng Liệt (Q. Hoàng Mai),Khương Đình, Thanh Xuân Nam (Q. Thanh Xuân), Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương,Mỹ Đình, Đông Ngạc, Trung Văn, Thị trấn Cầu Diễn (H. Từ Liêm), Kim Chung (H.Đông Anh), Quang Tiến (H. Sóc Sơn), Lệ Chị, TT. Trâu Quỳ (H. Gia Lâm), Tân Triều,Thanh Liệt (H. Thanh Trì), TT. Tri Đông (H. Mê Linh) và Di Trạch (H. Hoài Đức). ..., giúp đỡ những người đến sau hòa nhập cuộc sống. Có thể khẳng định, liên kết yếu mới chính là các liên kết tạo ra nhiều vốn xã hội hơn các liên kết mạnh, liên kết yếu hiện hữu hoá những nguồn lực xã hội không nhìn thấy.

4. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của lao động nông thôn di cư và TP.Hà Nội đến năm 2011 và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w