Quy mô lao động di cư nông thôn vào TP HàNội trước năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 25 - 30)

2 Tổng quan về lao động nông thôn di cư vào TP HàNội trước năm

2.1 Quy mô lao động di cư nông thôn vào TP HàNội trước năm

Số liệu thống kê về tỷ lệ và số lượng ngườidi cư vào Hà Nội thời gian qua được tổng kết qua bảng số liệu sau (bảng

Bảng 2.1: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng dân số

cơ học (%) 0.59 0.66 0.68 0.73 0.81 1.08 1.36 1.31 1.43 1.55 Số người 16,985 19,570 20,768 22,964 26,245 35,218 46,240 44,540 48,620 52,588

Nguồn: Số liệu thống kê dân số Hà Nội qua các năm.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy quy mô và tốc độ của lượng người di dân vào Hà Nội qua các năm ngày càng tăng, chẳng hạn năm 2001 số người di cư vào Hà Nội là 16.985 người thì đến năm 2007 là 46.240 người, con số đó đã là 52.588 người vào năm 2010. Như vậy, xu thế chung trong những năm tới là số lượng người lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội vẫn tăng lên một cách nhanh chóng. Hiện tượng này nếu không có sự quản lý, điều tiết chặt chẽ sẽ gây ra những vấn đề phức tạp trong đời sống kinh tế xã hội cho Thủ đô trong những năm tới. Phân tích về cơ cấu dân cư

và lao động di cư tới Hà Nội, thực tế đã cho thấy rằng, khoảng 85% người di dân thuộc độ tuổi từ 15-29 tuổi, đặc biệt cao nhất là ở độ tuổi từ 20-24 tuổi chiếm 37,14% và độ tuổi từ 15-19 tuổi chiếm 28,27%, tiếp theo là độ tuổi 25 - 29 tuổi chiếm 10,88%. Như vậy, di dân chủ yếu là người trong độ tuổi lao động trẻ, khỏe. Hiện tượng này có thể là do yêu cầu đối với lao động di cư, tính cạnh tranh trên thị trường lao động và một phần tâm lý người trẻ thường thích sống ở các thành phố lớn. Nhìn về tổng thể, nam có xu hướng di cư nhiều hơn đôi chút so với nữ. Tuy nhiên, nhìn vào từng nhóm tuổi thì nữ chiếm ưu thế hơn ở các nhóm tuổi trên 30; còn ở các nhóm tuổi dưới 30 số di dân nam nhiều hơn số di dân nữ. Sự gia tăng tỷ lệ nữ so với nam giới ở độ tuổi trên 30 trong số di dân có thể liên quan tới việc đoàn tụ gia đình cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế dịch vụ…

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về đô thị hóa và di cư ở 4 thành phố lớn (2004 2009)

Toàn quốc

- thành thị Các tỉnh/TP Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng TP Hồ ChíMinh Tỉ suất tăng dân

số thành thị BQ năm (%)

3.4 4.2 4 3.5 3.4

Tỉ suất nhập cư (người nhập cư/1000 dân)

- Chung 26.3 43.3 65.3 28.1 100.6 156.4 - Nam 6.9 41.3 16.9 18.6 26.8 22.7

- Nữ 7.1 45.2 14.8 19.6 21 19 Tỉ suất xuất cư (số di cư thuần/1000 dân)

- Chung 7 43.3 15.8 19.1 23.9 20.8 - Nam 6.9 41.3 16.9 18.6 26.8 22.7 - Nữ 7.1 45.2 14.8 19.6 21 19 Tỉ suất di cư thuần (số di cư thuần/1000 dân)

- Chung 19.3 0 40.5 9 76.6 135.7 - Nam 17.1 0 45.7 9.8 65.1 130.9 - Nữ 21.5 0 53 8.3 87.8 140

Nguồn: trích từ Biểu A5, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu.

Bảng 2.3: Năm tỉnh, thành phố có số người nhập cư ngoại tỉnh vào đô lớn nhất cả nước 2004 2009

Bảng 2.4: Dân số Hà Nội phân theo tình trạng di cư 2004-2009

Các dòng di cư tới Hà Nội thường diễn ra dưới 3 dạng: Dạng thứ nhất bao gồm những người người di cư lâu dài có ý định sống và làm việc ổn định ở Hà Nội; dạng thứ hai gồm những người tới để học tập hoặc làm việc trong một thời gian nhất định trước khi quyết định liệu có sống ở Hà Nội hay không (di cư tạm thời); dạng cuối cùng là di cư theo mùa vụ và con lắc để tìm việc làm trong lúc nông nhàn.

Các con số thống kê của Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội cho thấy, cường độ dòng người lao động từ các tỉnh ngoài đổ về thành phố Hà Nội tăng lên nhanh chóng, nếu như năm 1994, Hà Nội mới có 1,4 vạn lao động từ nơi khác đến thì đến năm 1999 tăng lên 10,6 vạn (gấp 7,6 lần), và đến năm 2005 đã tăng lên tới 19,7 vạn (gấp 11,5 lần), ( đến năm 2009-2011) Tuy nhiên những con số này cũng

chưa phản ảnh được đầy đủ, chính xác và kịp thời quá trình này vì có nhiều người nhập cư tạm thời và những người sống không đăng ký với các cấp chính quyền.

Những người di cư tự do, đặc biệt là di cư mùa vụ, đóng vai trò quan trọng trong các dòng di cư vào Hà Nội. Theo báo cáo của Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, số người di cư tự do tăng lên đáng kể trong những năm gần đây 41,000 năm 1996 lên 96,500 năm 1998; 110,000 năm 2001 và 137,000 năm 2004 ( đến năm 2009-2011). Trong thực tế, dân nhập cư tự do vào thành phố có số lượng đông hơn nhiều. Vào các thời điểm "nông nhàn" như giáp Tết âm lịch hay trong các hoàn cảnh đặc biệt như thiên tai, lũ lụt, mất mùa... thì sự chênh lệch giữa số lượng thực tế với số lượng thống kê càng lớn.

Bảng dưới đây liệt kê các phường, xã có tỉ lệ người nhập cư trong 5 năm qua (2004-2009) chiếm trên 30% dân số của phường, xã đó. Danh sách này chiếm đến 6/8 phường của quận Cầu Giấy, 9/16 xã của huyện Từ Liêm, 4/11 phường của quận Thanh Xuân, tạo nên một vành đai liên tục phía tây và tây nam thành phố đang đô thị hóa rất mạnh và biến động dân cư cơ học rất bất thường. Những phường, xã thu hút mạnh nhất người nhập cư từ các quận, huyện khác trong thành phố là P. Giang Biên (Q. Long Biên), P. Hoàng Liệt (Hoàng Mai), Mễ Trì (h. Từ Liêm), kế đến là Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa (Q. Cầu Giấy), Đại Kim (Q. Hoàng Mai), Nhân Chính (Q. Thanh Xuân), Thanh Liệt (H. Thanh Trì). Những phường, xã thu hút mạnh nhất người nhập cư ngoại tỉnh là Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Yên Hòa (Q. Cầu Giấy), Hoàng Liệt (Q. Hoàng Mai), Khương Đình, Thanh Xuân Nam (Q. Thanh Xuân), Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, Mỹ Đình, Đông Ngạc, Trung Văn, Thị trấn Cầu Diễn (H. Từ Liêm), Kim Chung (H. Đông Anh), Quang Tiến (H. Sóc Sơn), Lệ Chị, TT. Trâu Quỳ (H. Gia Lâm), Tân Triều, Thanh Liệt (H. Thanh Trì), TT. Tri Đông (H. Mê Linh) và Di Trạch (H. Hoài Đức).

Số người % dân số của quận/ huyện

% tổng số người nhập cư từ ngoại tỉnh vào Hà Nội

H. Từ Liêm H. Đông Anh Q. Hoàng Mai Q. Cầu Giấy Q. Thanh Xuân 97512 37451 30347 29146 21644 71.6 86.1 36.9 35.4 37.9 25.4 9.7 7.9 7.6 5.6

Bảng 2.6: Số người nhập cư và tỉ lệ nhập cư ở một số quận, huyện tiêu biểu 2004 - 2009

Trong khu vực nội thành, các địa bàn thu hút mạnh nhất người nhập cư ngoài quận (từ các quận huyện khác và từ tỉnh khác)chính là các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân. ở khu vực ngoại thành, nổi bật là huyện Từ Liêm, tiếp sau là Thanh Trì và Đông Anh. Có thể nói, xu hướng này là tiếp tục xu hướng đã diễn ra trước đó 1 thập kỉ (1994-1999), nhưng có những thay đổi rõ nét hơn, như sau sự

phát triển nóng của Từ Liêm, Cầu Giấy là sự bắt đầu phát triển nóng của một số quận mới thành lập như Long Biên, Hoàng Mai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 25 - 30)

w