Dự báo thị trường lao động của HàNộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 53 - 55)

1. Dự báo yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống lao động nông thôn di cư và TP Hà Nội 2012-2017.

1.2 Dự báo thị trường lao động của HàNộ

- Cung lao động:

- Cầu lao động: Năm 2012: Thất nghiệp của Hà Nội sẽ tăng mạnh. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 16.000 lao động thất nghiệp. Thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2010 Hà Nội có trên dưới 4.192 người không có việc làm, nhưng đến 2011, số lượng đã lên tới khoảng 16.000 người, tăng gần 4 lần. Ông Vũ Trung Chính - Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm (thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội) - cho biết: “Con số 16.000 mới chỉ là những người đã đăng ký thất nghiệp tại các trung tâm. Thực tế con số này còn cao hơn nhiều vì những lao động khác không đến đăng ký. Dự báo năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp chỉ có tăng chứ không giảm”. Lý giải nguyên nhân tình trạng do năm 2011, thị trường lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều biến động do khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời gian dài. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất và gia công hàng xuất khẩu nên nguồn nhân lực bị cắt giảm. Ngoài ra,

thực tế hiện nay cũng cho thấy, nhiều ứng viên không đủ năng lực hoặc thiếu kỹ năng làm việc, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tình trạng ‘thừa thầy thiếu thợ’ ở Hà Nội cũng đẩy các doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn khi tuyển dụng.”

- Sau 7.611 doanh nghiệp (DN) "khai tử” năm 2011, ba tháng đầu năm 2012, nền kinh tế Việt Nam lại tiếp tục ghi nhận thêm gần 12.000 trường hợp DN giải thể, ngừng hoạt động. Đây rõ ràng là tín hiệu rất xấu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để cứu vãn tình hình, không dễ, bởi cái vướng không chỉ là chuyện nguồn vốn.

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, trong số hơn 600.000 doanh nghiệp đã được cấp phép đăng ký kinh doanh, chỉ có hơn 400.000 doanh nghiệp hiện vẫn còn đóng thuế. Điều này cho thấy, con số hơn 79.000 doanh nghiệp giải thể do VCCI và WB đưa ra chỉ là những doanh nghiệp có làm thủ tục giải thể, được chính thức ghi nhận. Hơn 120.000 doanh nghiệp còn lại có thể cũng đã giải thể hoặc ngừng hoạt động...

VCCI cho biết, trung bình những năm qua, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản/giải thể, tức thấp hơn năm 2011 khoảng 8 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2011 vẫn chưa phải là ghê gớm nếu so với những tháng đầu năm 2012. Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ, có 169 doanh nghiệp đã làm thủ tục phá sản trong 2 tháng đầu năm tại Hà Nội, cao gấp 4,3 lần cùng kỳ năm 2011. Tại TP.HCM, số liệu từ Cục Thuế cho biết, trong 2 tháng đầu năm, số doanh nghiệp xin giải thể hoặc ngưng hoạt động lên tới hơn 3.000, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp phá sản tại hai đầu tàu kinh tế cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tăng đột biến. Điều này khiến cho các chuyên gia lo ngại về sự khó khăn kéo dài của nền kinh tế. Nếu như giữa đầu năm 2011, những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản gặp khó khăn do thị trường đóng băng, thì nay hầu như tất cả mọi ngành, nghề đều đứng trước nguy hiểm. Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính trong năm nay 20% doanh nghiệp thủy sản phải phá sản vì thị trường xuất khẩu khó khăn, khó tiếp cận vốn vay. "Đại gia" thủy sản Bình An đang tính đến phương án bán cả nhà

máy và một số bất động sản để trả nợ, Công ty TNHH Thủy sản An Khang (Cần Thơ) vừa vỡ nợ 500 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân Vạn Hưng (Sóc Trăng) có giám đốc bị bắt vì vỡ nợ hàng chục tỷ đồng... Ngoài ra, các doanh nghiệp ở những ngành nghề khác cũng gặp khó không kém. mới nhất là trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC - mã SHN). Phát biểu trước báo giới ngày 17/3, Chủ tịch HĐQT HANIC Đinh Hồng Long cho biết: "HANIC đang đứng trước nguy cơ bị phá sản"...

Việc hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản không những gây nên tình trạng mất việc làm, gây tổn thất nguồn doanh thu chính của những công nhân là lao động địa phương mà còn có tác động lớn hơn đối với lao động di cư nông thôn ngoại tỉnh ( những người còn phải chi phí cuộc sống cao hơn do phải thuê nhà và chi phí sinh hoạt đắt đỏ)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w