Theo yếu tố kinh tế:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 35)

3. Thực trạng chất lượng cuộc sống của lao động di cư vào TP.Hà Nội:

3.1 Theo yếu tố kinh tế:

3.1.1 Tình hình lao động việc làm:

- Số lượng, tỉ lệ tham gia vào các ngành nghề

Bảng 2.9: Hoạt động của những người di cư (%)

Loại hoạt động Tổng số Nam Nữ

Nội trợ 5,9 0,2 10

Đi học 6,7 8,8 5,2

Mất khả năng lao động 0,2 0,2 0,2

Không làm việc, có nhu cầu v. làm 1,4 1,2 1,6

Không làm việc, không có nhu cầu 0,4 0,5 0,3

Tổng số 100 100 100

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2009

Tỷ lệ hoạt động kinh tế của lao động di cư rất cao (85,4%); tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp (1,4%).

Người nhập cư đóng góp nhiều sức lao động cho những ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, xây dựng, các ngành nghề dịch vụ. Những người di cư đến Hà Nội tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất và xây dựng (32,5%), tiếp đến là các ngành thương mại như bán hàng rong, thu gom phế liệu (23,2%) và giúp việc gia đình (10,8%), những công việc thuộc "công nhân cổ trắng" (quản lý nhà nước, nghề chuyên môn) chỉ chiếm khoảng 10%

- Mức độ ổn định của công việc: Có thể phân chia việc làm của những người di cư ở Hà Nội thành 4 nhóm: tự làm việc (self employment), làm thuê dài hạn, làm thuê ngắn hạn và việc làm không ổn định. Một điều không thể phủ nhận là mặc dù dân nhập cư có thể tìm được việc làm nhanh chóng, nhưng đại đa số công việc này mang tính chất tạm thời, không ổn định. Số người tự làm việc chiếm 28%. Đa số người di cư tạm thời làm các công việc ngắn hạn hoặc không ổn định, Khu vực cá thể, tiểu chủ và tư nhân chiếm 61,8% lao động di cư có việc làm. Các khu vực này chủ yếu là loại hình không chính thức và do vậy có thể thấy được tính chất tạm thời, không ổn định của lao động di cư.

Đối với những người di cư tự làm việc, việc khởi nghiệp ở thành phố không phải là một công việc dễ dàng. Bởi những người di cư hầu như là những người nghèo và vì vậy họ thường rất thiếu vốn để mở một cửa hàng, cơ sở sản xuất nhỏ,... Do vậy công việc của họ cũng chỉ là tạm bợ.

- Hợp đồng lao động: Theo Bộ luật Lao động, những người làm công ăn lương phải có hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người sử dụng lao động. Luật quy

định một hợp đồng lao động hợp pháp là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm được trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Tình trạng ký kết hợp đồng lao động là một trong các yếu tố đặc trưng về tính ổn định, khả năng đảm bảo việc làm đối với người lao động trong thời gian hợp đồng, cũng như các trách nhiệm pháp lý của người sử dụng lao động.

Mặc dù có quy định rõ ràng về các loại hợp đồng, song không phải người lao động nào cũng có được hợp đồng làm việc và nhiều người cho rằng nhân công là người di cư có ít hiểu biết về luật lao động thường phải làm việc mà không có hợp đồng. Điều này cho thấy họ không được pháp luật bảo vệ từ các công việc không được trả công hoặc phải làm việc quá giờ quy định và không có bảo hiểm. Số liệu điều tra di cư năm 2004 của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ có 42% người di cư có hợp đồng lao động. Nhiều người lao động bị doanh nghiệp kéo dài thời gian thử việc để chậm ký kết hợp đồng lao động, nếu được ký kết hợp đồng lao động thì chỉ dưới 3 tháng để chủ sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, điều đáng nói là người nhập cư không thể tự tổ chức những cuộc thương lượng tập thể để đòi hỏi một đồng lương xứng đáng và yêu cầu bồi thường trong trường hợp bị thương tật hoặc đau ốm. Trong nhiều trường hợp họ bị thiệt thòi trong ký HĐLĐ (Nguyễn Hữu Minh và Đỗ Minh Khuê, 2005a). Chính vì điều này lao động di cư không được hưởng những quyền của người lao động như mức lương thấp, lương làm thêm giờ, các loại bảo hiểm, và phúc lợi, bảo hộ lao động,… Do vậy nhiều người chấp nhận làm thử việc và hưởng lương thử việc kéo dài quá quy định vì lo không được ký HĐLĐ; chấp nhận ký HĐLĐ ngắn hạn; chấp nhận chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), các chế độ, điều kiện lao động và hàng loạt vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động không được đảm bảo.

3.1.2 Tiền lương và thu nhập:

Theo số liệu điều tra về di cư của TCTK (2004), thu nhập bình quân của người di cư ở Hà Nội đạt 1136 nghìn đồng/tháng, trong đó của nam và nữ đạt lần lượt là 1364 nghìn đồng/tháng và 958 nghìn đồng/tháng. Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), lương bình quân 6 tháng đầu năm 2004 của công nhân công nghiệp là 704,000 đồng/tháng (so với lao động sở tại

là 812,000 đồng/tháng). Một khảo sát trong số 9,803 lao động ngoại tỉnh cho thấy 4% thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng; 82% thu nhập 0,5 – 1 triệu đồng/tháng và 14% thu nhập dưới 500 nghìn đồng/tháng. Trong khi đó theo số liệu của UBND Thành phố Hà Nội thì trong năm 2010, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 9-10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 36,5-37,5 triệu đồng/năm (khoảng 1950 USD). Năm 2011, GDP tăng 10,1 % so với năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1850 USD/năm

Tuy các nguồn số liệu cho các con số không thống nhất song có thể thấy với mức thu nhập này đối với vùng nông thôn là cao nhưng đối với cuộc sống ở một thành phố như Hà Nội thì đó quả là rất ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu. Rõ ràng, với mức thu nhập như vậy, nhiều lao động di cư khó có thể ổn định cuộc sống gia đình, chứ chưa nói đến việc nâng cao trình độ văn hoá cũng như đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, 53% lao động di cư cho biết mức thu nhập hàng tháng không đều, điều đó cho thấy nguyên nhân kinh tế của tính dễ tổn thương của họ.

Đối với nhiều lao động di cư làm việc ở khu vực phi chính thức như giúp việc gia đình, quán cơm bình dân, bán hàng, bốc vác… do khó giám sát nên thu nhập của họ có xu hướng không đáp ứng được quy định của Nhà nước về mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, điều đáng nói là tiền lương theo tháng của nhiều người thì tạm ổn song còn nhiều vấn đề. Nhiều người lao động làm khoán theo sản phẩm, mức thù lao (hay lương) mà họ nhận được thường thấp rất nhiều so với giá trị mà họ tạo ra (giá trị thặng dư) mặc dù đảm bảo mức lương tối thiểu. Hay như tiền lương theo giờ cũng có nhiều vấn đề, bởi trên thực tế có nhiều người làm thêm giờ, thêm ca so với quy định. Chẳng hạn, lao động di cư làm việc trong các ngành may, giày da là đơn vị yêu cầu làm thêm ngoài giờ nhiều nhất, thường vượt mức 200 giờ/năm theo quy định của luật lao động. Vấn đề làm thêm chưa thực sự nghiêm trọng, bởi bản thân người lao động cũng muốn làm như vậy nhưng điều đáng lưu ý nhất là rất nhiều doanh nghiệp không thanh toán đủ số tiền làm thêm ngoài giờ theo quy định. Mức thù lao 5000 đồng/giờ làm thêm là rất thấp, thậm chí lại còn trả chậm

tế (BHYT) hay các hỗ trợ miễn phí. Từ nguồn số liệu ở TCTK cho thấy tỷ lệ lao động ngoại tỉnh có hợp đồng lao động được mua BHXH khá cao với 73,9% trong đó nam giới tới 92,4%, còn nữ giới 63,1%. Tuy nhiên, hầu như tất cả họ (94%) đều không có BHYT hoặc bảo hiểm tai nạn tại nơi làm việc. Khoảng 72% lao động di cư không có phúc lợi gì cả, dù dưới hình thức nào (bữa ăn trưa miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí...). Trong khi thị trường lao động ở khu vực thành thị của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã thay đổi, trở nên thất thường và dễ tổn thương hơn đối với người lao động thì những vấn đề này cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng một cơ chế bảo trợ xã hội cho lao động di cư để họ tham gia hiệu quả hơn vào thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn di cư vào TP. Hà Nội giai đoạn 2012-2017 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w