---BÙI TUYẾT MINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2016... ---BÙI TUYẾT MINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI V
Trang 1-BÙI TUYẾT MINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 2-BÙI TUYẾT MINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN HÓA
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả các số liệuvà kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bấtkỳ công trình khoa học nào khác các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứuđều ghi rõ nguồn gốc
Ngày tháng năm 201
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài:” QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI” tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo của Trường Đại
học Thương mại, của Lãnh đạo Trường Đại học Thương mại Tôi xin trân trọngcảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân đã giúp tôi hoàn thành luậnvăn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS NGUYỄN HÓA người đã trực tiếp hướng dẫntôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp củacác thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Quản lý Kinh tế, cácthầy, cô giáo Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
Và cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn nhất đến gia đình, người thân và bạn bè đã tạođiều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài: 2
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế 4
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Kết cấu luận văn 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.7 1.1 Khái niệm và đặc điểm của mặt hàng rượu bia 7
1.1.1.Khái niệm và phân loại mặt hàng rượu bia 7
1.1.2.Đặc điểm của mặt hàng rượu bia: 12
1.2 Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia 18
1.2.1.Khái niệm về Quản lý nhà nước 18
1.2.2.Sự cần thiết và vai trò của QLNN đối với mặt hàng rượu bia 26
1.3 Nội dung QLNN đối với mặt hàng rượu, bia phân phối trên thị trường trong nước: 27
1.3.1 Những Nguyên tắc của QLNN đối với mặt hàng rượu, bia phân phối trên thị trường trong nước 27
Trang 61.3.2 Những quy trình của QLNN đối với mặt hàng rượu, bia phân phối trên thị trường trong nước 30 1.3.3 Những nội dung cơ bản về QLNN đối với mặt hàng rượu, bia phân phối trên thị trường trong nước 32
1.4 Kinh nghiệm quản lý của một số thành phố về việc phân phối mặt hàng rượu bia.39
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42
2.1 Khái quát chung về thực trạng phân phối mặt hàng rượu bia trên địa bàn thànhphố Hà Nội 42
2.1.1 Những đặc điểm KT-XH ảnh hưởng đến nhu cầu và kinh doanh mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội 42 2.1.2 Tình hình mặt hàng rượu bia phân phối trên thị trường trong nước: 44 2.1.3 Tình hình mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bàn thành phố Hà nội: 47
2.2 Phân tích thực trạng QLNN đối với mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bànthành phố Hà Nội 49
2.2.1 Sơ đồ quản lý mặt hàng rượu bia trên địa bàn thành phố Hà Nội: 49 2.2.2 Thực trạng về cơ cấu tổ chức vào quá trình thực thi quản lý mặt hàng rượu bia trên địa bàn TP Hà Nội 53 2.2.3Thực trạng về công tác thanh tra- kiểm tra mặt hàng rượu, bia trên địa bàn
TP Hà nội 57
2.3 Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng QLNN đối với mặthàng rượu bia phân phối trên địa bàn thành phố Hà nội: 63
2.3.1 Những kết luận 63 2.3.2 Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng QLNN đối với mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội 80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO 83
Trang 73.1 Một số quan điểm, định hướng và các căn cứ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước về rượu bia 83
3.1.1 Quan điểm và định hướng về quản lý nhà nước về rượu bia 83
3.1.2 Các căn cứ cơ bản để đề xuất giải pháp 85
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bàn Thành phố Hà Nội 91
3.2.1 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp lý 91
3.2.2 Giải pháp xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia 93
3.3.3.Giải pháp nâng cao nhận thức người sản xuất và người tiêu dùng 96
3.3.4 Một số kiến nghị với chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 99
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng rượu bia 18
Bảng 2.1: Sản xuất rượu bia trên địa bàn Tp Hà nội: 48
Bảng 2.2: Tiêu thụ rượu bia trên địa bàn Tp Hà nội 48
2.2 Phân tích thực trạng QLNN đối với mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội 49
Bảng 2.3:Bảng yêu cầu đối với cồn thực phẩm, sử dụng để pha chế đồ uống có cồn 54
Biểu đồ 1.1: Quy trình QLNN đối với sản phẩm hàng hóa 30
Biểu đồ 2.1: Tình hình khí hậu tại Hà nội trong năm 44
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng ngành bia Việt nam 44
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tăng trưởng ngành rượu Việt nam 45
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thị phần các dòng bia trong nước 46
Biểu đồ2.5: Cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm bia trên địa bàn TP Hà nội 49
Biểu đồ 2.6: Sơ đồ quản lý sản phẩm rượu bia theo chiều dọc 49
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT
1.QLNN: Quản lý nhà nước
2 VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
3 NĐ: Nghị định
4 TT: Thông tư
5.TW: Trung ương
6 BVHTT: Bộ Văn Hóa Thông Tin
7.BTC: Bộ Tài Chính
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghị Quyết 15- NQ-TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị đã xác định “Hà
Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước” Hà Nội có vị
trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với các vùng, các tỉnh trong cảnước, đồng thời là một trung tâm kinh tế lớn nhất miền Bắc và là đầu mối giaothương quốc tế của Việt Nam nên Hà Nội đã, đang và sẽ là đầu mối xuất nhập khẩu,đầu mối phát luồng bán buôn của tỉnh phía Bắc và của cả nước Sự tăng trương vàphát triển kinh tế, thương mại của Hà Nội có sức mạnh lan tỏa rộng lớn và tác độngmạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội đất nước
Thị trường đồ uống có cồn luôn được xem là thị trường hấp dẫn với các nhà sảnxuất và kinh doanh do lợi nhuận của nó mang lại là con số không nhỏ Theo thống kê,
tổng doanh thu đồ uống có cồn năm 2010 đạt 1,7 tỷ USD (Báo cáo của Viện nghiên
cứu tin học & kinh tế ứng dụng, 2012), đóng góp ngân sách của ngành rượu bia nước
giải khát năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD Có thể thấy việc sản xuất kinh doanh đồ uốngcó cồn được xem là một trong số những lĩnh vực tiềm năng nhất Với tốc độ tiêu dùngnăm 2012 là 2,8 tỷ lít bia, 63 nghìn lít rượu, năm 2013 là 3 tỷ lít bia và 68 nghìn lít
rượu (bình quân đầu người là 32 lít/người), Việt Nam được xem là nước tiêu thụ
rượu bia cao nhất Đông Nam Á, cao thứ 3 tại châu Á chỉ sau Nhật Bản và TrungQuốc, cao thứ 28 trên thế giới Trong 10 năm qua tốc độ tiêu thụ bia của người Việt
Nam đã tăng hơn 200% (Bộ Y tế, 2014)
Tuy nhiên, kéo theo đó là không ít hậu quả từ việc sử dụng, sản xuất, kinhdoanh đồ uống có cồn Tại Việt Nam có hơn 60% số vụ tai nạn giao thông có nguyênnhân từ sử dụng rượu bia, 68% số vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân từ sử dụng
rượu bia (tại Bỉ 40%; Mỹ 30-40% với nam, 27- 34% với nữ…), 38% số vụ gây rối trật tự an ninh xã hội có nguyên nhân từ sử dụng rượu bia (Bỉ 20%, Mỹ 30% ) (Bộ Y tế,
2014) Những hậu quả trên ngoài nguyên nhân xuất phát từ người tiêu dùng thì
Trang 11nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ việc quản lý sản xuất, kinh doanh lỏng lẻo Thực tếcho thấy quy hoạch sản xuất rượu bia tại các địa phương còn chưa đồng bộ, các cơ sởsản xuất tràn lan chưa được cấp phép, năng lực kiểm soát chất lượng an toàn thựcphẩm đối với đồ uống có cồn còn nhiều yếu kém dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất sảnphẩm không đúng tiêu chuẩn, sản phẩm giả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sửdụng, sản phẩm nhập lậu gây thất thu cho ngân sách Thêm vào đó, việc tuyên truyền,kiểm tra, thanh tra, xử lý và công khai các vi phạm pháp luật về kiểm soát nguồncung cấp rượu, bia và đồ uống có cồn khác chưa thực sự được đẩy mạnh
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới hoạt động sản xuất vàkinh doanh đồ uống có cồn Nhưng hầu hết các nghiên cứu này tập trung nghiên cứuvào một mặt hàng hoặc địa điểm cụ thể thay vì phân tích thực trạng một cách hệthống, cũng như đánh giá mặt hạn chế của một số chính sách của nhà nước trong việcquản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam trong giai đoạnhiện nay
Tính cấp thiết đặt ra là làm thế nào nhà nước ta vẫn tăng được nguồn thu từrượu bia, và phát triển ngành này như một ngành mũi nhọn để kích thích giao thươngvà giao lưu văn hóa, song song đó vẫn hạn chế tối đa được những hệ lụy mà đồ uốngcó cồn gây ra đối với xã hội Vấn đề trên đòi hỏi nhà nước phải có sự quan tâm đúngđắn và có những cách thức tổ chức - quản lý, đưa ra công cụ quản lý về hoạt động sảnxuất và kinh doanh đồ uống có cồn chặt chẽ Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề
tài: “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bàn thành
phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn đóng góp những nghiên
cứu về vấn đề quản lý nhà nước tại Việt Nam nói chung và quản lý đối với mặt hàngrượu bia tại Hà Nội nói riêng
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài:
Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các đề tàiliên quan đến quản lý nhà nước đối với các mặt hàng khác nhau Với các cách tiếpcận, các phương pháp nghiên cứu khác nhau thì mỗi tác giả đã tìm cho mình đượchướng đi phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất Sau đây là một số đề tài:
Trang 12- Tác giả Trần Thị Khúc với đề tài “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, 2014 Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh Trên cơ sở nghiên cứulý luận và thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã đưa rađược tính cấp thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe và tính mạng củacon người đồng thời phát hiện ra các mặt hạn chế trong quản lý chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tuy nhiên đề tài chỉ mới đề cập đượcquản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh trong phạm vi của Bộ
Y tế, chưa đề cập được các bộ, ngành khác liên quan trong việc quản lý nhà nước đốivới vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tác giả Phan Thế Công và Ninh Thị Hoàng Lan – Trường Đại học Thương
Mại với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009:”Tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam giai đoạn hiện nay” Các tác giả đã tập trung phân tích sâu về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, các thực trạng QLNN về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiệnnay Đặc biệt các tác giả đã đưa ra được một hệ thống các giải pháp và kiến nghị với
cơ quan QLNN về bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức và hiệp hội bảo vệ người tiêudùng, các doanh nghiệp và chính ngươi tiêu dùng
- Tác giả Trần Thị Trang với về tài nghiên cứu :”Chính sách quốc gia phòng,
chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020” Tác giả đã đưa ra được
các hậu quả đối với sức khỏe con người trong việc lạm dụng đồ uống có cồn Đặcbiệt tác giả đã đưa ra được một số giải pháp về xậy dựng và hoàn thiện chính sáchpháp luật về phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác.Giảm dần và chấm dứt lưu thông rượu bia và đồ uống có cồn khác không đảm bảotiêu chuẩn chất lượng trên thị trường Đồng thời tác giả cũng đưa ra được giải phápnhằm giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/ người trưởng thành (15 tuổitrở lên)/ trên năm qui đổi theo rượu nguyên chất từ 12.1% giai đoạn 2007-2010xuống còn 10% giai đoạn 2013-2016 và 6.5% giai đoạn 2017-2020
Trang 13- Tác giả Nguyễn Minh Quang với đề tài:” Quản lý chất lượng mặt hàng sữa
nhập khẩu trên địa bàn TP Hà nội”,2012 Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận
về quản lý chất lượng mặt hàng sữa nhập khẩu tại Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứulý luận và thực trạng chất lượng sữa nhập khẩu trên địa bàn Hà nội, phát hiện ranhững mặt hạn chế trong quản lý chất lượng sữa nhập khẩu trên đia bàn Hà nội củanhà nước và đưa ra các giải pháp quản lý hữu hiệu Đề tài có ý nghĩa tích cực đối vớingười tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh sữa và đặc biệt là sự quản lý của nhà nước.Về phía quản lý của nhà nước, thì qua đề tài nghiên cứu có thể thấy cái nhìn tổng quátvề thị trường sữa từ đó đưa ra được các chính sách, văn bản quản lý sao cho phù hợpvới từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh, và có những chế tài quản lý chặt chẽ vềnhững vi phạm của nhà cung ứng sữa
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế
a Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về Quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất vàkinh doanh rượu bia Đặc biệt, luận văn đã làm sáng tỏ về chính sách Quản lý nhànước đối với nhập khẩu đồ uống có cồn, đây là chính sách có tính chất riêng biệt sovới các loại hàng hoá tiêu dùng khác
Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở và tiền đề trong việc nâng cao vai tròquản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia, bảo vệ quyền lợi chocác chủ thể liên quan
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu:Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với
hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng rượu bia tại Việt Nam trên các phươngdiện: Chất lượng, sản lượng và quy hoạch, giá cả, kiểm soát kinh doanh hợp pháp,
Trang 14kiếm soát các tác động của mặt hàng rượu bia tới xã hội Qua đó, góp phần nâng caocông tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý đối với mặt hàng rượu bia trên địa bàn
Tp Hà nội nói riêng
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với mặt hàng
rượu bia trên thị trường trong nước nói chung và TP Hà nội nói riêng
+ Đánh giá thực trạng quản lý đối với mặt hàng rượu bia trên địa bàn TP
Hà nội
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mặt hàng
rượu bia trên địa bàn TP Hà nội
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đặt ra, luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề lýluận về quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia và thực tiễn quản lý nhà nước đốivới chất lượng rượu bia trên địa bàn thành phố Hà Nội
b Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi
trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ 2010 – 2015
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tổng quan về quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia
+ Quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng quản lý nhà nước về điềukiện kinh doanh, chất lượng và nhãn hiệu mặt hàng rượu bia trên địa bàn thànhphố Hà Nội
+ Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước đối vớimặt hàng rượu bia, bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể liên quan
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủnghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay về quản lý nhà nước
Trang 15Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, trong luận văn này tác giả đã sửdụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử cùngcác phương pháp khoa học cụ thể như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợpvà phương pháp logic Ngoài ra, luận văn tham khảo các tư liệu thực tiễn và lấy ýkiến của các chuyên gia về quản lý nhà nước đối với chất lượng rượu bia trên địa bànthành phố Hà Nội để đánh giá công tác quản lý với mặt hàng này trên thực tế.
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luậnvăn được chia làm ba chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
1.1 Khái niệm và đặc điểm của mặt hàng rượu bia
1.1.1 Khái niệm và phân loại mặt hàng rượu bia
Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử.Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó làrượu vang dùng các loại men hoang dã Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượutrong y học
Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố giả thuyết cho rằng người TrungHoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước công nguyên, rượu có rất nhiều loại mùi
vị, tính chất khác nhau Tuy nhiên tất cả các thứ rượu đều có một thành phần chung,
đó là cồn (alcoohl) Theo công nghệ sản xuất, rượu được phân loại như sau:
- Rượu chưng cất: Loại rượu này dùng những nguyên liệu chứa đường và tinhbột, nhưng sau khi lên men được cất lại Rượu chưng cất là những loại rượu nặngnhư : Brandy, Whisky, Rhum, và Vodka…
+ Brandy: Đây là các loại rượu mạnh chưng cất từ vang (nho) hay từ trái câyđã lên men Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80
% rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa, sau đóđược pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40% Brandy có hai dòng chínhlà Cognac và Armagnac
+Whisky: Từ “Whisky” được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 trong tiếng Gaelic tại Ireland và có nghĩa là “nước của cuộc sống” Khái niệm này đã phổ biến
ngay từ thế kỷ XVI, nhưng khi đó người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whiskymà còn là những loại rượu chưng cất khác có thêm đồ gia vị Đây là loại rượu cóđộ cồn cao, chưng cất từ ngũ cốc, có nguồn gốc từ các dòng tu sĩ ở Ireland, sảnxuất để phục vụ cho các buổi lễ thánh, sau đó được truyền bá sang Scotch và mộtsố nước khác
Trang 17+ Rhum: Người ta vẫn chưa thể hiểu nguồn gốc của từ “Rhum”, nó có thể xuất phát từ tiếng Latin “saccharum” (đường) nhưng đó cũng chỉ là một giả thiết Cũng
rất có thể nó sinh ra do các lính thuỷ người Anh, bởi ở Anh người ta dùng từ
“rhum” để chỉ một người đàn ông liều lĩnh và khoác lác Ngoài ra, có người cho rằng “rhum” là từ viết tắt của “rumbuillon” là ngôn ngữ của các thuỷ thủ chỉ sự
huyên náo của mỗi cuộc chè chén Rhum có một lịch sử rất rực rỡ, bắt nguồn từChâu Á, theo chân con người trong cuộc hành trình về phương Tây Cây mía đượcColumbus mang đến Châu Mỹ, Cuba và Rhum xuất hiện đầu tiên tại vùng này.Rhum ngày nay hiện diện ở những nơi có trồng mía, loại rượu này được chưng cấttừ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía) Nó được chưng cấtđến khoảng dưới 95 độ cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn nhiều, Rhumcòn giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc (mía)
+Vodka: Vodka là loại rượu mạnh không màu có thể làm từ bất cứ loại ngũcốc nào Lúa mới chưng cất Vodka đạt đến 95 độ cồn, sau giảm dần còn 40 – 50 độ.Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ hương vị vàmàu sắc để trở thành trong suốt, không mùi (chủ yếu sử dụng than hoạt tính để khửchất độc) Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và cáchỗn hợp đồ uống khác
+ Gin: Rượu Gin nổi tiếng được sản xuất ở Hà Lan, được giáo sư Genever làm
ra từ trái Juniper Berry với mục đích chữa bệnh cho một người bị thận Hỗn hợpnày không có tác dụng chữa bệnh nhưng lại có tác dụng gây tê, giảm đau Khi vuaWilliam III lên ngôi hoàng đế nước Anh năm 1689, rượu Gin là loại đồ uống rất phổ
biến, từ “Gin” cũng là do người Anh gọi tên loại rượu này Gin được chưng cất từ
các loại hạt (ngô, lúa mạch, lúa mì…) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân,quế, hạt coca, gừng, vỏ chanh, cam… Về mặt kỹ thuật, Gin có thể được coi là cácloại rượu mùi nếu được cho thêm đường Độ cồn trong rượu Gin thường là 34 độ–
47 độ
- Rượu lên men thuần túy: Rượu được lên men từ các nguyên liệu có chứađường và tinh bột và đều có nồng độ thấp Những điển hình của loại rượu này là:Rượu vang, saké, rượu nếp…
Trang 18+ Vang: Rượu vang được phân theo giống nho, có vang trắng, vang đỏ, theophương pháp lên men và ủ có vang thường, vang sủi bọt Champagne, theo cách chếthêm các phụ gia có các loại rượu mùi (pha thêm đường, tanin…), vang khan (ítngọt) từ quy trình lên men toàn bộ đường có trong dịch quả nho Rượu vang cónồng độ cồn khoảng 28 độ – 30 độ Trên thế giới hiện nay có khá nhiều nhãn hiệurượu vang nổi tiếng với những đặc điểm tạo sự riêng biệt cho các loại rượu trên:vang Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Úc…
+ Saké: Đây là loại đồ uống cổ truyền của người Nhật, không màu (hay hơivàng), trong và độ cồn trung bình là 15o (rượu vang trung bình là 12o) Đây là sảnphẩm chiếm lượng tiêu thụ 15% đồ uống mỗi năm ở Nhật Rượu Saké, cũng giốngnhư bia và vang được lên men nhờ quá trình lên men rượu: Dưới tác dụng của nấmmen, đường của ngũ cốc được chuyển thành rượu Quá trình sản xuất rượu sake có
vẻ hơi giống quá trình sản xuất bia, bởi nấm men đều sử dụng đường từ tinh bột đểlên men Gạo dùng trong sản xuất Saké hoàn toàn khác với gạo ăn bình thường Bởi
lẽ, để sản xuất Saké, cần loại gạo có hàm lượng tinh bột tập trung ở trung tâm hạt,vì thế hạt gạo trắng và không trong như gạo ăn Không thể dùng gạo ăn hàng ngày
để sản xuất Saké
- Rượu pha chế: Đây là thứ rượu lên men hoặc rượu cất có pha thêm đường,hương liệu, dược liệu….mà thành Trong nhóm này có các thứ rượu bổ, rượu sâm,Liqueur, cocktail
+ Cocktail là loại rượu pha chế điển hình và nổi tiếng nhất thế giới Cocktail
có tính bổ dưỡng và không gây say Nguồn gốc của từ “cocktail” có rất nhiều cách
giải thích nhưng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng Đây là hỗn hợp được
pha từ hai loại rượu trở lên, hoặc được trộn với soft drinks (đồ uống không ga, hoặc
nước trái cây…) theo một công thức có tính tương đối Cocktail được xem là thức
uống bổ dưỡng và mang tính nghệ thuật cho nên cách pha chế nó tuỳ theo cảm nhậncủa mỗi người chứ không mang công thức cứng nhắc
Bia cũng là một loại nước uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình lênmen của đường lơ lửng trong môi trường lỏng và nó không được chưng cất sau khi
Trang 19lên men Nói một cách khác, bia là loại nước giải khát có độ cồn thấp, bọt mịn xốpvà có hương vị đặc trưng của hoa houblon Đặc biệt CO2 hòa tan trong bia có tácdụng giải nhiệt nhanh, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, ngoài ra trong bia còn chứamột lượng vitamin khá phong phú (chủ yếu là vitamin nhó B như vitamin B 1, B2 ,
PP .) Nhờ những ưu điểm này, bia được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trênthế giới với sản lượng ngày càng tăng Đối với nước ta bia đã trở thành loại đồ uốngquen thuộc với sản lượng ngày càng tăng và đã trở ngành công nghiệp mũi nhọntrong ngành công nghiệp nước ta Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia Do cácthành phần sử dụng để sản xuất bia có khác biệt tùy theo từng khu vực, các đặctrưng của bia như hương vị và màu sắc cũng thay đổi rất khác nhau và do đó có kháiniệm loại bia hay các sự phân loại khác Yếu tố chính để xác định loại bia là menbia sử dụng trong quá trình lên men Phần lớn kiểu bia thuộc về một trong hai họlớn: ale- sử dụng lên mem nổi hoặc lager- sử dụng lên men chìm Bia có đặc trưngpha trộn của cả ale và lager được gọi là bia lai Đồ uống chứa cồn sản xuất từ việclên men đường thu được từ các nguồn không phải là ngũ cốc nói chung không đượcgọi là "bia", mặc dù chúng cũng được sản xuất bằng cùng một phản ứng sinh họcgốc men bia Mật ong lên men được gọi là rượu mạt ong, nước táo lên men đượcgọi là rượu táo, nước lê lên men được gọi rượu lê, còn nước nho lên men được gọilà rượu vang
Ale: Ale là bất kỳ loại bia nào được sản xuất bằng lên men nổi, và nó thông
thường được lên men ở nhiệt độ cao hơn so với bia lager (15-23 độ) Các men bia
ale ở các nhiệt độ này tạo ra một lượng đáng kể các ester , các hương liệu thứ cấp vàcác sản phẩm tạo mùi khác, và kết quả là bia tạo ra có mùi vị của hoa hay quả tươngtự như táo, lê, dứa ,cỏ, cỏ khơ, chuối mận hay mận khô Các khác biệt về kiểu giữacác loại ale là nhiều hơn so với các loại lager, và nhiều loại bia ale rất khó để phânloại chúng
Lager: Lager là loại bia được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới Chúng có nguồn
gốc từ vùng Trung Âu, có tên gọi này là từ lagern ("lưu trữ") trong tiếng Đức Men
bia lager là loại lên men chìm, thông thường được lên men ở nhiệt độ 7-12°C
Trang 20(45-55°F) (pha lên men), và sau đó được lên men thứ cấp lâu ở 0-4°C (30-40°F) (pha
lager hóa) Trong giai đoạn lên men thứ cấp, lager được làm trong và chín Các điều
kiện lạnh cũng kiềm chế việc sản xuất tự nhiên các ester và các phụ phẩm khác, tạo
ra hương vị "khô và lạnh hơn" của bia Các phương pháp hiện đại để sản xuất bia
lager đã được Gabriel Sedlmayr và Anton Dreher khai phá Gabriel Sedlmayr làngười đã hoàn thiện bia lager màu nâu sẫm ở nhà máy bia Spaten tại Bavaria cònAnton Dreher là người bắt đầu sản xuất bia lager, có lẽ là màu đỏ hổ phách tại Wienkhoảng những năm 1840-1841 Với việc kiểm soát quá trình lên men đã được hoànthiện hơn, phần lớn các nhà sản xuất bia lager chỉ sử dụng thời gian lưu trữ lạnhngắn, thông thường từ 1 đến 3 tuần Phần lớn bia lager ngày nay dựa trên kiểuPilsener , được sản xuất lần đầu tiên năm 1842 tại thành phố Plzen, ở Cộng hòa Séc.Các loại bia lager Pilsener ngày nay có màu sáng và được cacbonat hóa nồng độcao, với hương vị mạnh của hoa bia và nồng độ cồn 3-6% theo thề tích Các thươnghiệu bia Pilsner Urquell hay Heineken là các ví dụ điển hình về bia pilsener
Loại bia hỗn hợp: Kiểu bia lai hay bia hỗn hợp sử dụng các nguyên liệu và
công nghệ hiện đại thay vì (hoặc bổ sung cho) các khía cạnh truyền thống của sản
xuất bia Mặc dù có một số biến thái giữa các nguồn khác nhau, nhưng nói chungbia hỗn hợp có thể là
+ Bia rau quả và bia rau cỏ là hỗn hợp với một số loại phụ gia từ hoa quảhay rau củ có thể lên men trong quá trình lên men, tạo ra chất lượng hài hòa mộtcách rõ nét
+ Bia thảo mộc và bia gia vị bổ sung các chất chiết ra từ rễ, hạt, lá, hoa hay
quả thảo mộc hoặc các loại cây gia vị thay vì (hoặc bổ sung cho) hoa bia
+ Các loại bia tồn trữ trong các thùng gỗ là các loại bia truyền thống hay thực
nghiệm được lưu trữ trong các thùng gỗ hoặc được tiếp xúc với gỗ (trong dạng các
mảnh nhỏ, mẩu hay hạt) trong một khoảng thời gian (gỗ sồi là phổ biến nhất)
+ Bia hun khói là bất kỳ loại bia nào mà mạch nha của nó đã được hun khói.Thông thường các loại bia này có mùi và hương vị của khói Các ví dụ điển hìnhcủa kiểu bia truyền thống này là bia Rauchbiers ở Bamberg, Đức Tuy nhiên, nhiều
Trang 21nhà sản xuất bia ngoài nước Đức, chủ yếu là các nhà sản xuất bia thủ công ở Mỹcũng bổ sung mạch nha bia hun khói vào bia đen, ale Scotland và một loạt các kiểubia khác
+ Bia đặc biệt là cách gọi chung để chỉ các loại bia được sản xuất mà sử dụngcác nguồn đường, hạt ngũ cốc và tinh bột có thể lên men không thông dụng
Người ta vẫn còn tranh luận gay gắt về việc các loại thức uống có cồn có tácdụng tốt đến sức khỏe Nhiều tác dụng tốt trước mắt bị triệt tiêu đi vì các tác hạikhác, như nguy cơ bị ung thư tăng lên khi uống rượu đều đặn mặc dầu chỉ ở lượngnhỏ, điều này đã được khẳng định bởi những nghiên cứu khoa học Nhưng mộtcông trình nghiên cứu khác cho thấy dùng một lượng rất ít một số thức uống có cồn
nhất định, đặc biệt là rượu vang đỏ (vào khoảng 1 - 2 ly một ngày), qua một thời
gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động mạch vành của tim Ngoài ra uốngcho đến 20 - 40ml ở phái nam hoặc đến 10-20ml ở phái nữ cũng có thể làm tăngtuổi thọ
1.1.2.Đặc điểm của mặt hàng rượu bia:
Rượu bia là thức uống rất phổ biến trong cộng đồng Tuy nhiên, rượu bia đemlại những tác hại về nhiều mặt kể cả kinh tế từ việc mua rượu bia, điều trị các bệnhcó liên quan đến rượu bia, ngộ độc rượu hay những thiệt hại về mặt xã hội như rạnvỡ quan hệ gia đình, bạo lực gia đình cũng lớn không kém
Sơ lược về tác hại của rượu bia
Việc sử dụng rượu bia đã trở thành thói quen, một nét văn hóa truyền thốngcủa rất nhiều quốc gia trên thế giới, đối với Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.Tuy nhiên, sử dụng rượu bia lại rất có hại đối với sức khỏe con người, thậm chíuống rượu còn có khả năng gây nghiện, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không chỉđối với người sử dụng rượu bia mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng Tác hạicủa rượu bia đối với sức khỏe con người là rất lớn
Chính vì thế, hiện nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh haynhững khuyến cáo hạn chế sử dụng các sản phẩm có hại cho sức khỏe như rượu bia
Do những hậu quả đáng tiếc mà rượu bia mang lại cho sức khỏe con người và ảnh
Trang 22hưởng đến môi trường nên Nhà nước không khuyến khích sản xuất và tiêu dùngnhững sản phẩm này Uống rượu bia không đúng cách, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻcon người.
Chỉ với lượng nhỏ, rượu bia có thể có những tác động tiêu cực lên sức khỏe,chẳng hạn như: Làm chậm hoạt động của não, ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự phốihợp và thời gian phản ứng; Ảnh hưởng tới giấc ngủ và chức năng tình dục; Đauđầu; Tăng huyết áp; Ợ nóng
Uống rượu bia nhiều còn làm tăng nguy cơ bị tai nạn và đột quỵ Theo thờigian, uống rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ: Bị bệnh gan, thận, phổi và bệnh tim;Đột quỵ; Loãng xương; Tăng huyết áp; Béo phì
Ngoài ra, Uống rượu bia quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng,họng, thanh quản, thực quản, ung thư gan và ung thư vú Khi kết hợp với hút thuốclá, uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ bị nhiều dạng ung thư khác
Rượu bia có thể tương tác với nhiều thuốc Rượu làm giảm tác dụng của mộtsố thuốc và có thể gây nguy hiểm nếu dùng với thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốckháng histamin hoặc thuốc giảm đau.Nếu kết hợp rượu với thuốc kháng sinh, cónguy cơ cao bị chảy máu dạ dày Nếu uống rượu khi đang dùng acetaminophen(Tylenol, và những thuốc khác), làm tăng nguy cơ tổn thương gan
Như vậy, rượu bia có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người Pháp luậtcó những quy định khá chi tiết về mặt hàng này nhằm bảo vệ sức khỏe cho ngườitiêu dùng:
Quy định về Quảng cáo rượu
Để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng và của các thươngnhân, pháp luật quy định một số hoạt động quảng cáo bị cấm Trong đó, việc quảngcáo rượu cũng bị cấm
Hiện nay, có một số văn bản pháp lý quy định về việc cấm quảng cáo rượu.Theo đó, phải kể đến:
Theo khoản 4 Điều 109 Luật Thương mại quy định về các quảng cáo thương
mại bị cấm: “Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm,
hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo”
Trang 23Theo khoản 3, Mục 2 Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo, quy định về quảng cáo rượu như sau:
“ a) Các loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo
in, báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó;
b) Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được;
c) Các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại "Quy chế thông tin về thuốc chữa bệnh cho người" của Bộ Y tế;
d) Ngoài những quy định tại các điểm a, b, c khoản này, nghiêm cấm quảng cáo rượu dưới bất kỳ hình thức nào khác”
Khoản 3 Điều 7 Luật quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ cấm quảng cáo: “Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên”.
Như vậy, không phải tất cả các loại rượu đều bị cấm quảng cáo Đối với cácloại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanhnghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảmbảo người ở ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, khôngnghe được, không thấy được Còn đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở xuống thìpháp luật cho phép quảng cáo nhưng hạn chế Trường hợp này, pháp luật chỉ chophép quảng cáo trên báo in, báo điện tử đài phát thanh, đài truyền hình, mạng thôngtin máy tính như các hàng hóa khác quảng cáo trên phương tiện đó
Pháp luật quy định quảng cáo thương mại bị cấm nhằm bảo vệ lợi ích cho Nhànước, xã hội và lợi ích của thương nhân khác, của khách hàng, đồng thời tôn trọngvà bảo đảm quyền cạnh tranh lành mạnh
Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại: “Cơ
Trang 24quan quản lý nhà nước về thương mại phối hợp với cơ quan cấp phép thực hiện quảng cáo đình chỉ quảng cáo thương mại trong trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật”
Theo Điều 51 Nghị định 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2006 về xửphạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin:
“Điểm Đ, khoản 5 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đối
với một trong các hành vi sau: đ) Quảng cáo rượu có độ cồn trên 15 độ;
Khoản 8 Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3, các điểm d và đ khoản 4, các điểm a và b khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này.
Khoản 9 Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này”.
Hiện nay, pháp luật nước ta quy định khá chặt chẽ, đầy đủ các quy định vềquảng cáo rượu và các biện pháp xử lý đối với hành vi quảng cáo trái pháp luật.Theo Điều 22 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về Sản xuất và kinh doanh rượu thìRượu thuộc nhóm hàng hoá nhà nước hạn chế kinh doanh, do những tác hại khônlường của rượu mà Nhà nước ta đã quy định cấm quảng cáo rượu có độ cồn trên 15độ, kể cả rượu có độ cồn dưới 15 độ cũng chỉ được quảng cáo ở một số hình thứcnhất định
Cũng dễ nhận thấy rằng trên các phương tiện truyền thông, thường chúng ta sẽkhông bắt gặp được những quảng cáo về rượu Tuy chưa hoàn thiện nhưngnhững quy định về quảng cáo rượu cũng đã có những hiệu quả nhất định trongquá trình áp dụng
Khuyến mại rượu
Mục tiêu của khuyến mại là thu hút hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ củakhách hàng nên thương nhân có thể vì lợi nhuận tối đa mà vượt qua giới hạn cầnthiết, gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và môi trường kinh doanh Pháp luật cũngđã quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại Đối với mặt hàng
Trang 25rượu bia, pháp luật cũng có những quy định về khuyến mại mặt hàng này Cụ thể:Khoản 3, 4 Điều 100 Luật Thương mại 2005 quy định các hành vi bị cấm trong hoạtđộng khuyến mại:
“3 Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18
Vậy, liệu có phải đối với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ vẫn đượcphép khuyến mại?
Theo khoản 2 Điều 100 Luật Thương mại 2005: “Sử dụng hàng hóa, dịch vụ
để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng”
Theo Điều 22 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về Sản xuất và kinh doanh rượu:
“Rượu thuộc nhóm hàng hoá nhà nước hạn chế kinh doanh Tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.”
Như vậy, do rượu thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh, nênchiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Thương mại, thì không được dùngrượu để khuyến mại trong mọi trường hợp
Trang 26Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
“Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
d) Sử dụng rượu, bia để làm hàng khuyến mại đối với trẻ em dưới 16 tuổi”
Theo khoản 8 Điều 29 Nghị định 06/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, “hành vi khuyến mãi cho
hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh… sẽ bị phạt tiền từ 25 đến
30 triệu đồng” Mức phạt tiền này cũng được áp dụng đối với hành vi“khuyến mãi hoặc sử dụng rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mãi dưới mọi hình thức”.
Ngoài mức phạt tiền trên đây, cơ quan chức năng còn có thể áp dụng các biệnpháp bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ tang vật vi phạm hànhchính, cụ thể trong trường hợp này là rượu, sản phẩm khuyến mãi và các vật phẩmcó chứa, thể hiện sản phẩm khuyến mãi Nếu tái phạm, cơ sở kinh doanh có thể bịrút giấy phép kinh doanh
Việc quy định khuyến mại rượu dường như chặt chẽ hơn quy định quảng cáorượu Pháp luật hiện hành nghiêm cấm khuyến mại rượu dưới mọi hình thức Nếucó vi phạm về khuyến mại rượu thì áp dụng xử lý theo quy định trên Ngoài ra rượubia là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuế suất trước năm 2016 theoLuật Thuế TTĐB số 26/2008/QH12 là 50% Luật Thuế TTĐB được sửa đổi, bổsung theo Luật số 70/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông quangày 26/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, trong đó thuế suất thuế TTĐB củarượu bia tăng mạnh tử 01/01/2016
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia được quy định theoBiểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:
Trang 27BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT CỦA MẶT HÀNG RƯỢU BIA
STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất
(%)
1
Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm
b) Rượu dưới 20 độ
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm
Bảng 1.1: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng rượu bia
1.2 Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia
1.2.1.Khái niệm về Quản lý nhà nước
Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vàonhững quy luật, luật định hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống, quá trình ấy vậnđộng theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đặt ra từ trước.Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong xã hội Xãhội càng phát triển thì vai trò quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp
Khái niệm quản lý nhà nước (QLNN) xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhànước, là quản lý công việc của Nhà nước Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổiphụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
Trang 28qua các giai đoạn lịch sử Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao
gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và
điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
Trong xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý như: Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội,… Trong hoạt động quản lýcủa các chủ thể khác nhau đó thì quản lý nhà nước có những đặc điểm khác biệt
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp
Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là toàn bộ dân cư và các tổ chức
trong phạm vi tác động quyền lực nhà nước
Thứ ba, vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của nhóm người xã hội, QLNN
diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hóa,xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp củangười dân
Thứ tư, QLNN mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản
lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xãhội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điềuchỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội docác cơ quan, bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của conngười, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội Trong hoạt động QLNN, vấn đề kếthợp các yếu tố của hoạt động quản lý là rất phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý phảicó năng lực cao với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại
Khái niệm quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia
Chính sách quản lý Nhà nước đối với mặt hàng nước có cồn cụ thể là mặthàng rượu bia về cơ bản như đối với thị trường hàng hóa thông thường khác Tuynhiên, rượu bia là sản phẩm kinh doanh có điều kiện, là sản phẩm đặc biệt ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏa con người, đến an ninh xã hội Do vậy QLNN đối vớimặt hàng rượu, bia là tổng thể các công cụ, chính sách, biện pháp cơ quan quản lý
Trang 29Nhà nước sử dụng để tác động vào các nhà kinh doanh, tác động đến thị trườngrượu bia với mong muốn quản lý tốt nhất mặt hàng này về chất lượng và số lượng.
- Mục tiêu quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh mặt hàng rượu, bia
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhànước, mục tiêu quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu, bia được xác định làchức năng quản lý kinh tế với các nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, tạo được môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh
doanh các mặt hàng rượu, bia trong nền kinh tế thị trường Bảo đảm sự ổn định vềgiá cả, chất lượng, nguồn cung các sản phẩm rượu, bia cho đời sống nhân dân và sựphát triển của nền kinh tế Duy trì pháp luật trật tự an toàn xã hội, thi hành nhấtquán các chính sách và thể chế theo hướng đổi mới, ổn định môi trường kinhdoanh rượu, bia, khống chế tăng giá bất thường, điều tiết các quan hệ cung cầutheo thị trường
Thứ hai, phải dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua chiến lược,
kế hoạch, các chính sách kinh tế, sử dụng có trọng điểm các nguồn lực kinh tế quốcdoanh, tạo nguồn lực để phát triển kinh doanh rượu, bia nhằm đảm bảo an sinh xãhội và phát triển kinh tế
Thứ ba, Nhà nước phải hoạch định và thực hiện các vấn đề liên quan đến thị
trường đồ uống có cồn nói chung và mặt hàng rượu, bia nói riêng
Trong Quyết định 2435/QĐ- BTC năm 2008 quyết định phê duyệt quy hoạchphát triển ngành bia- rượu- nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, quy định vềmục tiêu phát triển của ngành sản xuất bia, rượu, mục tiêu cụ thể là:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn
2006-2010 đạt 12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, giai đoạn 2016-2025 đạt8%/năm
+ Đến năm 2010 sản lượng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu côngnghiệp Sản phẩm xuất khẩu từ 70 triệu đến 80 triệu USD
Trang 30+ Đến năm 2015, sản lượng sản xuất đạt 4,0 tỷ lít bia, 188 triệu lít rượu côngnghiệp Sản phẩm xuất khẩu từ 140-150 triệu USD.
+ Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 6,0 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượucông nghiệp
- Định hướng phát triển:
+ Đối với ngành bia: Tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nângcông suất các nhà máy hiện có của các doanh nghiệp lớn, sản phẩm có thương hiệu đểnâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng như hiệu quả toàn ngành.Xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/năm trở lên
Mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết để sản xuất bia cao cấp, đáp ứng nhucầu trong nước và xuất khẩu
Xây dựng và phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh cho các sảnphẩm bia nội địa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
+ Đối với ngành rượu: Khuyến khích phát triển sản xuất rượu quy mô công
nghiệp chất lượng cao với công nghệ hiện đại, giảm dần rượu nấu thủ công quy môgia đình, từng bước xây dựng thương hiệu rượu quốc gia
Tăng cường hợp tác với các hãng rượu lớn trên thế giới để sản xuất rượu chấtlượng cao thay thế nhập khẩu và xuất khẩu
Khuyến khích các làng nghề xây dựng các cơ sở sản xuất với quy mô côngnghiệp, công nghệ tiên tiến, tổ chức thu gom và xử lý rượu cho các hộ sản xuất thủcông để nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ được bảnsắc truyền thống của rượu làng nghề
Khuyến khích phát triển sản xuất rượu vang từ các loại quả tươi gắn với pháttriển các vùng nguyên liệu ở các địa phương
Tại Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 ban hành chính sáchquốc gia phòng, chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn cũng có quan điểm:
Trang 31+Lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây tác hại đến sức khỏe củangười sử dụng, đến gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội; Nhà nước khôngkhuyến khích người tiêu dùng sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác
+ Mọi người có quyền được bảo vệ khỏi ảnh hưởng bởi tác hại của lạm dụngrượu, bia và đồ uống có cồn khác
+ Thông tin, giáo dục, truyền thông là biện pháp quan trọng để nâng cao nhậnthức của người dân về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.+Kiểm soát toàn diện, đồng bộ đối với sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, biavà đồ uống có cồn khác phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nướcvà tập quán văn hóa truyền thống để phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia,đồ uống có cồn khác và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
+ Tham gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồnkhác là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân
Với các mục tiêu, như sau:
Mục tiêu chung: Phòng ngừa và giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồuống có cồn khác đối với sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội để bảo vệ sứckhỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững
+ Phòng ngừa, ngăn chặn việc tiếp cận, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồnkhác của người dưới 18 tuổi; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, ngườilàm việc trong các lực lượng vũ trang không sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồnkhác trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trongngày làm việc và ngày trực;
Trang 32+ Phòng ngừa người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia vàđồ uống có cồn khác; phòng ngừa bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng do lạmdụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
+ Đến năm 2016, 70% dân cư trong cộng đồng được tiếp cận thông tin, giáodục, truyền thông về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, đặcbiệt là những bệnh lý phát sinh hoặc bệnh lý bị tăng nặng do lạm dụng rượu, bia vàđồ uống có cồn khác và 50% dân cư trong cộng đồng có nhận thức đúng về vấn đềnày; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 80% và 60%;
+ Năm 2016, 30% số người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác đượcsàng lọc phát hiện sớm, 25% số người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khácđược tư vấn, điều trị cai nghiện và chống tái nghiện tại cộng đồng, 20% số ngườinghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác được điều trị bệnh mãn tính phát sinh cóliên quan đến rượu, bia và đồ uống có cồn khác; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là50%, 40% và 30%”.1
Hà Nội là thủ đô của cả nước, và là địa phương đi đầu trong các lĩnh vực chămsóc sức khỏe cho người dân cũng rất được chính quyền quan tâm Các cơ quan banngành cùng với UBND Thành phố đã vạch ra những định hướng cụ thể, nêu rõ quanđiểm của mình nhằm xây dựng hệ thống quản lý đối với nước đối với việc sản xuất,kinh doanh mặt hàng bia, rượu
- Quản lý Nhà nước đối với thị trường rượu, bia có những đặc điểm sau:
+ Là hành động, can thiệp của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề đã chínmuồi Đó là những vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng đối với thị trường rượu, bia nóiriêng và mang tính bức xúc trong đời sống xã hội nói chung
+ Giải quyết những mục tiêu bộ phận của thị trường rượu, bia nhưng phảihướng vào việc thực hiện những mục tiêu chung về kinh tế xã hội mang tính tối caocủa đất nước
1 Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 ban hành chính sách quốc giaphòng, chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn
Trang 33+ Chính sách không chỉ thể hiện kế hoạch của Nhà nước hoạch định mà cònbao gồm hành vi thực hiện những kế hoạch trên Chính sách trước hết thể hiện kếhoạch của Nhà nước nhằm thay đổi và phát triển thị trường rượu, bia Song nếu chỉlà những kế hoạch, dù được ghi thành văn bản và được cấp có thẩm quyền thôngqua thì nó vẫn chưa phải là một chính sách Chính sách còn bao gồm các hành vithực hiện những kế hoạch nói trên và đưa lại những kết quả thực tế.
+ Chính sách được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của nhiềungười và toàn xã hội, là thước đo để đánh giá, so sánh và lựa chọn chính sách phùhợp, đem lại lợi ích mang tính xã hội Trong thực tế tồn tại tình trạng một chínhsách đem lại lợi ích cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội khác Khi đó chínhsách phải đứng trên lợi ích đa số của xã hội để giải quyết vấn đề
+ Chính sách kinh tế là một công cụ đắc lực trong QLNN đối với các hoạtđộng kinh tế Nó có tác dụng to lớn trong việc điều tiết các hoạt động kinh doanhnói chung và kinh doanh rượu bia nói riêng đi theo phương hướng chung của Nhànước đã vạch ra Khác với luật pháp có tính chất bắt buộc, các chính sách có chứcnăng định hướng và hướng dẫn chủ yếu
Các chính sách kinh tế chủ yếu trong QLNN đối với hoạt động kinh doanhrượu bia gồm:
+ Chính sách tài khóa, tiền tệ: Được vận dụng trong QLNN đối với hoạt độngkinh doanh rượu, bia như đòn bẩy tài chính, là công cụ chủ yếu của quản lý kinh tế
vĩ mô trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tới sản lượng, việc làm, giá cả ngắnhạn Ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của người tiêu dùng Nhà nước thường sửdụng công cụ này để kiểm chế những biến động kinh tế trong ngắn hạn
Do tính linh hoạt của nền kinh tế thị tường, cần không ngừng hoàn thiện hệthống tài chính, tiền tệ để biến chúng thành các công cụ sắc bén điều tiết hoạt độngkinh doanh rượu, bia trên phạm vi toàn quốc phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế từđó có tính chất điều tiết hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanhrượu, bia
Trang 34+ Chính sách thuế: Là trụ cột, và trên thực tế là nguồn thu chủ yếu của nền tàichính quốc gia, có liên quan đến nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội và đời sống, nênviệc thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thuế trong hoạt động kinh doanh rượu, bialà thiết thực, góp phần tăng ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo tính linh hoạt cần thiết, phù hợp với từng yêu cầu cụ thể, cầnthường xuyên điều chỉnh (theo hướng hoàn thiện dần) Chính sách thuế đối với mặthàng rượu, bia là công cụ hữu hiệu để điều tiết áp lực cạnh tranh, bảo vệ sản xuấttrong nước, điều tiết quan hệ xuất nhập khẩu và thực hiện chính sách mở cửa Tuynhiên cũng cần lưu ý khi vận dụng phù hợp với luật pháp quốc tế, tổ chức WTO, tổchức trong khu vực mà Việt Nam tham gia
+ Chính sách tỷ giá hối đoái: Là quan hệ sức mua giữa đồng nội tệ so vớingoại tệ Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, tỷ giá hối đoái là công cụ lợi hại đểđiều chỉnh những mất cân đối lớn trong việc khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhậpkhẩu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán
+ Chính sách giá cả: Trong nền kinh tế thị tường, giá cả là bàn tay vô hìnhđiều tiết mối quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường Cụ thể là chính sách giácả cho sản phẩm rượu, bia nhập khẩu Để đảm bảo khai thác tối đa lợi ích màrượu, bia đem lại, cần có cơ chế giá linh hoạt, phù hợp với thị trường từng giaiđoạn Đối với mặt hàng rượu, bia nhập khẩu, Nhà nước can thiệp vào hoạt độngkinh doanh gián tiếp qua điều hòa cung- cầu, tỷ giá hối đoái, chính sách bảo hộsản xuất và tiêu dùng thông qua cơ chế bảo hộ,… hoặc can thiệp trực tiếp quađịnh giá chuẩn, giá giới hạn đối với hàng hóa quan trọng, thiết yếu; đăng ký giá,niêm yết giá, hiệp thương giá để tránh tình trạng độc quyền, đầu cơ gây rối loạnthị trường
Ngoài ra cơ quan quản lý nhà nước còn có biện pháp như có đoàn thanh tra thitrường rượu, bia thuộc thanh tra Bộ Y tế có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củathanh tra dược được thực hiện quy định của pháp luật
Trang 351.2.2.Sự cần thiết và vai trò của QLNN đối với mặt hàng rượu bia
Sự cần thiết của QLNN đối với mặt hàng rượu bia
QLNN đối với mặt hàng rượu bia trên thị trường nội địa là cần thiết kháchquan, xóa bỏ các rào cản về không gian thời gian trong mặt hàng rượu bia, tạo nênmột thị trường toàn cầu, rộng lớn Đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những tồntại những hạn chế trong việc điều tiết, khắc phục những mặt trái của thị trường.Thực tế chỉ ra rằng, bản thân thị trường không thể tự điều chỉnh trong mọi trườnghợp Ngay bản thân doanh nghiệp tham gia vào thị trường, cũng chưa thể tự giảiquyết được nhiều vấn đề nảy sinh như về hợp đồng, môi trường kinh doanh,… Mặtkhác tại Việt Nam, nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, trong việc địnhhướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như phân phối mặt hàng rượu bianói riêng trong từng thời kỳ Chính vì vậy, nhà nước cần điều tiết, can thiệp vàokinh tế và thị trường, vào các quan hệ mua bán, sản xuất rượu bia nhằm đảm bảo sựổn định, phát triển của mặt hàng này,…
Để giải quyết các mẫu thuẫn trong phân phối mặt hàng rượu bia, duy trì sự ổncủa mặt hàng này đòi hỏi công cụ quản lý của nhà nước Bằng quyền lực, chínhsách và sức mạnh kinh tế của mình, nhà nước giải quyết những mâu thuẫn lợi íchkinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản, những tiêu cực trong phân phối mặt hàngrượu bia
Quản lý nhà nước về mặt hàng rượu bia trên thị trường tạo sự thống nhấttrong tổ chức và phối hợp hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp về mặt hàngrượu bia nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, phát triển bền vững
Vai trò của QLNN đối với mặt hàng rượu, bia
Ngành kinh doanh rượu bia là một ngành kinh doanh đặc biệt bởi hàng hóacủa nó không đơn giản là hàng hóa thông thường khác mà nó ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe của người sử dụng, ảnh hưởng đến các vấn đề phúc lợi xã hội, sự pháttriển chung của đất nước
Đứng trước bối cảnh các ngành kinh tế đang đua nhau chạy theo lợi nhuận màkhông chú trọng đến các lợi ích của người sử dụng, cũng như lợi ích chung của toàn
Trang 36xã hội thì Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh rượu bia đóng vai trò rất quan trọngđối với sự phát triển của thị trường Các chính sách được đưa ra nhằm hướng tới cácmục tiêu sau:
- Định hướng hành vi của các chủ thể tham gia thị trường trong các lĩnh vực:sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tiêu dùng đồ uống nói chung,rượu bia nói riêng theo những mục đích, mục tiêu đã định trước của Nhà nước Đốivới từng giai đoạn cụ thể Nhà nước sẽ định hướng khác nhau đối với từng chủ thểkhác nhau sao cho các định hướng này phải theo kịp thời đại, sát với thực tế
- Điều tiết các hành vi không phù hợp các vấn đề bức xúc phát sinh, điều tiếtnhững mất cân đối của thị trường nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rượu bia theo các mục tiêu đề ra
- Hạn chế những bất cập của thị trường rượu bia giảm thiểu những rủi ro đốivới các chủ thể tham gia thị trường rượu bia
- Các công ty sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu có trách nhiệm :
+ Đảm bảo cung ứng rượu bia đạt yêu cầu chất lượng, hiệu quả, an toàn, vàgiá cả hợp lý
+ Thực hiện mọi biện pháp bình ổn giá rượu bia, nghiên cứu và triển khai cácbiện pháp cải tiến công nghệ, tăng cường hiệu quả, chất lượng Nâng cao sức cạnhtranh của sản phẩm trong nước với sản phẩm nhập khẩu trên thị trường
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của cơ quan nhà nướcvề giá rượu bia Thực hiện nghiêm túc việc triển kê khai, kê khai lại và báo cáo giárượu bia với cơ quan quản lý Nhà nước về giá thuốc theo đúng quy định hiện hành
1.3 Nội dung QLNN đối với mặt hàng rượu, bia phân phối trên thị trường trong nước:
1.3.1 Những Nguyên tắc của QLNN đối với mặt hàng rượu, bia phân phối trên thị trường trong nước.
Hệ thống phân phối rượu, bia được quy hoạch và quản lý trên cơ sở tuân thủnhững tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo cho chất lượng, giá cả cho người tiêudùng.Trong thời gian qua, việc sản xuất lưu thông rượu, bia phát triển mạnh, sản
Trang 37phẩm đa dạng và phong phú, đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng Bêncạnh đó cũng còn nhiều sản phẩm chất lượng kém, không bảo đảm vệ sinh vẫn lưuhành trên thị trường; hiện tượng sản xuất, lưu thong hàng giả vẫn phát triển, ảnhhưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người tiêu dùngvà an ninh trật tự xã hội.
Để ngăn chặn tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ,ngành vàđịa phương thực hiện một số nguyên tắc quan lý nhà nước về mặt hang trên:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của chính phu quyđịnh về nguyên tắc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu quy định:
“1 Rượu thuộc nhóm hàng hoá nhà nước hạn chế kinh doanh Tổ chức,cánhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải cógiấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp cóGiấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
2 Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu phải tuân thủ quy định tại
Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
3 Nhà nước thống nhất quản lý đối với hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất khẩu,nhập khẩu, kinh doanh, ghi nhãn, quảng cáo, chất lượng, an toàn thực phẩm, môitrường, phòng, chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt độngkhác liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu
4 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu thuốc ngoài việc thực hiện cácquy định của Nghị định này phải thực hiện các quy định khác liên quan.”
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT có hiệu lực thihành từ ngày 26/5/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lýnhà nướcvề an toàn thực phẩm cũng quy định về nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhànước về an toàn thực phẩm trong đó có mặt hàng rượu bia
Theo đó nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thựcphẩm phải đảm bảo 07 nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm nguyên tắc một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịusự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước
- Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo danhmục quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này
Trang 38- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyềnquản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quảnlý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý.
- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyềnquản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thìBộNông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý
- Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyềnquản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ CôngThương chịutrách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quản lý
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vậtliệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyêndụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyềnquản lý của Bộ Công Thương
- Nếu có phát sinh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Liên bộ giải quyết hoặc báocáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết
Ngành Công Thương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các sản phẩmthực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc các nhóm mặthàng: bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật,bột và tinh bột, bánh, mức, kẹo, dụng cụ vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩmtrong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phâncông quản lý
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế là cơ quan đầu mối tham mưu và tổ chứcthực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý củaBộ cho các cơ quan quản lý nhà nước của ngành ở Trung ương và địa phương theonguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho
cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về antoàn thực phẩm
Trang 39Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưucho Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnhvực công nghiệp thực phẩm của ngành công thương thực hiện việc xác nhận kiếnthức về an toàn thực phẩm.
1.3.2 Những quy trình của QLNN đối với mặt hàng rượu, bia phân phối trên thị trường trong nước.
Quy trình quản lí nhà nước đối với mặt hàng rượu, bia đã được qui định đầyđủ trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và trong nghị quyết số 132/2008/NĐ-
CP Theo đó, mặt hàng rượu bia sẽ được quản lý chất lượng từ lúc sản xuất cho đếnkhi tiêu dùng cuối cùng
Biểu đồ 1.1: Quy trình QLNN đối với sản phẩm hàng hóa
(Nguồn: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, 2007)
Công tác tổ chức và thực hiện quản lý nhà nước đối với chất lượng mặt hàngrượu bia được quy định cụ thể trong các quá trình sau đây:
a- Đối với quá trình sản xuất:
- Người sản xuất phải thực hiện theo yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩmtheo qui định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưasản phẩm ra lưu thông trên thị trường đồng thời có trách nhiệm:
+ Bảo đảm an toàn choa người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường
+ Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàncủa sản phẩm
b- Trong quá trình lưu thông:
Nhà nước sẽ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:
Quản lý chất lượng trong quá trình tiêu dùng
Trang 40+ Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xây dựng phương thức thuthập thông tin, phân tích nội dung không phù hợp và đối tượng hàng hoá không bảođảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hoá trên thị trường để xâydựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hằng năm, đối tượng hàng hoá phải kiểm tra.+ Tiến trình kiểm tra:
Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấuhợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra
Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng qui chuẩn tương ứngkhi cần thiết
Xử lí vi phạm trong quá trình kiểm tra theo qui định tại Điều 36 của LuậtChất lượng sản phẩm, hàng hóa
c- Quản lý chất lượng trong quá trình tiêu dùng:
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi được phân công quản lý quy địnhtại khoản 2 Điều 32 Nghị định này có trách nhiệm quy định Danh mục và quy trìnhquản lý hàng hóa phải kiểm định, khảo nghiệm ban đầu, kiểm định định kỳ trongquá trình sử dụng
+ Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuậttương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sử dụng
+ Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về kiểm định, kết quả kiểm định và cáctài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm hàng hoá cần được kiểm tra
+ Thử nghiệm mặt hàng rượu bia nếu có sau khi kiểm tra hai điều kiện nêutrên mà thấy không phù hợp
+ Trong trường hợp vi phạm sẽ có những hướng giải quyết phù hợp tùy theomức độ vi phạm:
Thông báo cho người sở hữu hàng hóa những nội dung không phù hợp vàyêu cầu khắc phục trong một khoảng thời gian nhất định
Yêu cầu người sở hữu hàng hóa tạm ngưng sử dụng và có biện pháp thôngbáo về việc ngừng sử dụng Tất cả các nội dung không phù hợp sẽ được khắc phục,kiểm định và đưa giấy chứng nhận kiểm định sau khi đã kiểm tra lại trước khi đưavào sử dụng một lần nữa