Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Công nghệ thông tin đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với lĩnh vực CNTT đang được đặt ra nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, khai thác triệt để mọi năng lực của CNTT trong việc thay đổi phương thức quản lý, đổi mới nền sản xuất gần như là bắt buộc đối với những quốc gia đang phát triển khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Ở nước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khoá VII về ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, xác định "cần quan tâm, ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT". Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thông... Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội”. Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá IX xác định rõ: Tăng cường, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Tại tỉnh Nam Định, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trong thời gian qua đã được tăng cường, song còn nhiều hạn chế; mặt bằng CNTT hiện nay vẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, tụt hậu so với nhiều địa phương khác. Do vậy, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đang là vấn đề cần quan tâm, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dưới góc độ lý luận lẫn góc độ thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định” đã được tác giả chọn làm luận văn thạc sỹ.
Trang 1QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 5
1.1 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 5
1.1.1 Công nghệ thông tin, đặc điểm và tác động của công nghệ thông tin
đến phát triển kinh tế, xã hội 5 1.1.2 Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ
thông tin 11 1.2 ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 16 1.2.1 Đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông
tin 16 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công
nghệ thông tin 23
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG NƯỚC TA 31
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin có hiệu quả 31 1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra về nội dung quản lý và tạo điều kiện quản lý
nhà nước về công nghệ thông tin 37
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 40
2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH NHỮNG NĂM QUA 40
2.1.1 Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ quan Đảng địa
phương 40 2.1.2 Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước 41
Trang 22.1.3 Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở các loại hình doanh
nghiệp 43 2.1.4 Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực giáo
dục, y tế, khoa học, văn hóa, xã hội… 44
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 49
2.2.1 Kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
công nghệ thông tin 49 2.2.2 Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về công nghệ thông tin 58 2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực công nghệ thông tin 61
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 64
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH NAM ĐỊNHGIAI ĐOẠN 2011-2015, TẦM NHÌN 2020 64
3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của
tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 64 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ
thông tin tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 80
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAMĐỊNH 83
3.2.1 Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin, vai trò của CNTT đối với
phát triển kinh tế - xã hội 84 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách
liên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ thông tin 86 3.2.3 Tăng cường củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về công
nghệ thông tin từ tỉnh tới cơ sở 89 3.2.4 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin nói chung, đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước về CNTT nói riêng 90
KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line
(Internet băng thông rộng)
2 CIO Chief Information Officers (Cán bộ lãnh
đạo thông tin)
3 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
5 CNTT-TT Công nghệ thông tin – truyền thông
7 G2B Government to Business (Dịch vụ công
-Chính phủ với doanh nghiệp)
8 G2C Government to Citizens (Dịch vụ công
-Chính phủ với công dân)
công - Chính phủ với chính phủ)
Trang 4STT Từ viết tắt Nội dung
16 ICT - Index Chỉ số sẵn sằng cho ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất trang thiết bị máy tính tại các đơn vị giáo
dục: 44
Bảng 2.2: Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin của các tỉnh, thành qua các năm 2008-2010: 48Bảng 2.3: Bảng xếp hạng chỉ số hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các tỉnh,
thành qua các năm 2008-2010: ……… 53Bảng 2.4: Bảng xếp hạng chỉ số hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin của các
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy
mô toàn cầu CNTT đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, vănhóa, xã hội của thế giới hiện đại Công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối vớilĩnh vực CNTT đang được đặt ra nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụngCNTT, khai thác triệt để mọi năng lực của CNTT trong việc thay đổi phươngthức quản lý, đổi mới nền sản xuất gần như là bắt buộc đối với những quốcgia đang phát triển khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH, HĐH)
Ở nước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương tăngcường công tác QLNN đối với lĩnh vực CNTT, đẩy mạnh ứng dụng và pháttriển CNTT đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết, Quyếtđịnh của Đảng và Chính phủ Đặc biệt, Chỉ thị số 58-CT/TW ngày07/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục
vụ CNH, HĐH
Tại tỉnh Nam Định, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTTtrong thời gian qua đã được tăng cường, song còn nhiều hạn chế; mặt bằngCNTT hiện nay vẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêucầu của cuộc sống, tụt hậu so với nhiều địa phương khác Do vậy, công tácquản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đang là vấn đề cần quan tâm, đòi hỏiphải có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dưới góc độ lý luận
lẫn góc độ thực tiễn Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước đối với lĩnh
Trang 7vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định” đã được tác giả chọn
làm luận văn thạc sỹ
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Nghiên cứu hoạtđộng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định từkhi có cơ quan chuyên trách về CNTT ở địa phương (Sở Thông tin và Truyềnthông) - năm 2006 đến nay
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh;nghiên cứu, phân tích các tài liệu trong nước và quốc tế về các nội dung cóliên quan; kế thừa các tài liệu, thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu của cáccông trình có liên quan
Nhiệm vụ khoa học của của luận văn là: Góp phần hệ thống hóa nhữngvấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT;đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn tỉnhNam Định; đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnhvực CNTT nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định
Những đóng góp của luận văn:
Thứ nhất, hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản và
kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT.
Về cơ sở lý luận: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT,tầm quan trọng của QLNN đối với lĩnh vực CNTT; đặc điểm, nội dung và cácnhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với lĩnh vực CNTT
Trang 8Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ
và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin số
Công nghệ thông tin có bốn đặc điểm đó là: Là công nghệ mũi nhọn;công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực; một công nghệ có nhiều tầng lớp và làlĩnh vực phát triển và đào thải nhanh
Công nghệ thông tin đã và đang có tác động đến mọi mặt của đời sốngkinh tế, xã hội
Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thôngtin, luận văn đã chỉ ra và phân tích trên 3 nội dung: Đảm bảo tổ chức quản lý
và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; Đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vàđảm bảo ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội
Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin là việc nhà nước sửdụng quyền lực công để điều chỉnh hoạt động CNTT nhằm xây dựng, tổ chức,lưu trữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnhvực hoạt động KT-XH, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT là: phức tạp,nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự phối hợp cao; không giới hạn về không gian và thờigian; đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ; đòi hỏi phải có tính cập nhật
Năm nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin đãđược luận văn phân tích, luận giải:
Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính
sách ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;
Trang 9Thứ hai, quản lý phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ thông tin Thứ ba, quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin.
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệthông tin đó là môi trường trong nước và môi trường quốc tế
Về kinh nghiệm quản lý: Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lýnhà nước đối với lĩnh vực CNTT của thành phố Hà Nội, Hải phòng và tỉnhHưng Yên Từ đó rút ra bốn bài học, đó là:
- Thống nhất, tập trung sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chínhquyền, các tổ chức đoàn thể, nhấn mạnh vai trò thủ trưởng
- Phải đảm bảo sự đồng bộ về cơ chế, chính sách
- Phải quan tâm củng cố và phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
- Phải chăm lo phát triển các nguồn lực
Thứ hai, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về CNTT
trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2006 đến nay.
Luận văn đã phân tích thực trạng về tình hình phát triển và ứng dụngCNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định những năm qua tại các cơ quan Đảng, cơquan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh tế, vănhóa xã hội… Có thể nhận thấy, CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định trongnhững năm qua đã được quan tâm và có những bước phát triển tương đối khá
cả về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như ứng
Trang 10dụng vào hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp ở tất cả các cấp, các ngành,các lĩnh vực.
Phân tích, đánh giá về thực trạng công tác QLNN đối với lĩnh vựcCNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định trên năm nội dung quản lý cho thấy: Côngtác quản lý đã được tăng cường và thu được nhiều kết quả
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Chưa có chiến lược, kếhoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT Các chương trình, kế hoạch,
dự án quan trọng còn thiếu tính liên kết với nhau Hạ tầng CNTT vẫn chưađáp ứng được nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, thiếu tính đồng
bộ Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và tác nghiệp mới chỉ làbước khởi đầu, hiệu quả chưa cao Nguồn nhân lực CNTT hiện nay cònmỏng, chất lượng không cao
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Môi trường pháp lý quản lý công nghệ thông tin chưa hoàn thiện
- Chính sách đầu tư tài chính của nhà nước còn hạn hẹp
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin chưa mạnh
- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa đápứng yêu cầu
- Nhận thức xã hội về vai trò công nghệ thông tin còn thấp
Thứ ba, đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực CNTT nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
Về định hướng:
Trang 11Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015:
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT: Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuậtcông nghệ thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả cácngành kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, phát triển nông thôn, củng cổ an ninh,quốc phòng
- Phát triển ứng dụng CNTT theo hướng đẩy mạnh và mở rộng ứngdụng ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực
Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Nam Định đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng và đẩy mạnh ứng dụng
tiến tới thực hiện nền hành chính điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện
tử, trường học điện tử, bệnh viện điện tử…
Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020:
Thứ nhất, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát
triển CNTT trên địa bàn tỉnh
Thứ hai, tập trung đầu tư, nâng cấp đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở hạ
tầng và nguồn nhân lực CNTT đáp ứng được nhu cầu ứng dụng và phát triểnCNTT của tỉnh
Thứ ba, tăng cường quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và làm tốt công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công nghệ thông tin trên địa bàn
Trang 12Về giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Luận văn đưa ra bốn giải pháp:
- Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin, vai trò của CNTT đối vớiphát triển kinh tế - xã hội
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sáchliên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
- Tăng cường củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về côngnghệ thông tin từ tỉnh tới cơ sở
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin nói chung,đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về CNTT nói riêng
Kết luận.
Công nghệ thông tin vừa là một ngành mũi nhọn vừa là một ngànhđộng lực đối với sự phát triển CNTT đã và đang làm biến đổi sâu sắc đờisống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại Để CNTT thực sự trởthành động lực đối với sự phát triển KT-XH, quản lý nhà nước đối với lĩnhvực CNTT có ý nghĩa rất quan trọng
Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước cũng như từng địa phương, công tácQLNN đối với lĩnh vực CNTT còn nhiều bất cập, làm cho vai trò của CNTTđối với sự phát triển KT-XH chưa được phát huy đúng múc
Luận văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh Nam Định đã góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc
đó Trên cơ sở tổng hợp những nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm thựctiễn một số tỉnh nước ta về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT, luận văn
đã tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
Trang 13lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định, chỉ ra được những thành tựu, hạnchế và nguyên nhân hạn chế về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT hiệnnay Từ đó luận văn đã đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu hoàn thiệnquản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định, nhằmđẩy mạnh ứng dụng CNTT, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh cho giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy
mô toàn cầu Công nghệ thông tin đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sốngkinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại Công tác quản lý nhà nước(QLNN) đối với lĩnh vực CNTT đang được đặt ra nhằm đẩy mạnh phát triển
và ứng dụng CNTT, khai thác triệt để mọi năng lực của CNTT trong việc thayđổi phương thức quản lý, đổi mới nền sản xuất gần như là bắt buộc đối vớinhững quốc gia đang phát triển khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa (CNH, HĐH)
Ở nước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương tăngcường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT, đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển CNTT đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết,Quyết định của Đảng và Chính phủ Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH
TW khoá VII về ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, xácđịnh "cần quan tâm, ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT" Nghị quyết Đạihội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: "Phát triển mạnh và nângcao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, cácloại hình vận tải, bưu chính - viễn thông Sớm phổ cập sử dụng tin học vàmạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội” Chỉthị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá IX xác định rõ: Tăng cường, đổi mớicông tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin Ứng dụng vàphát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trítuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triểnnhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế
Trang 15quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốcphòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH.
Tại tỉnh Nam Định, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTTtrong thời gian qua đã được tăng cường, song còn nhiều hạn chế; mặt bằngCNTT hiện nay vẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêucầu của cuộc sống, tụt hậu so với nhiều địa phương khác Do vậy, công tácquản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đang là vấn đề cần quan tâm, đòi hỏiphải có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dưới góc độ lý luận
lẫn góc độ thực tiễn Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định” đã được tác giả chọn
làm luận văn thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Có nhiều tác phẩm viết về vai trò của CNTT trong đời sống, công tácquản lý nhà nước về CNTT như: Công nghệ thông tin - Tổng quan và một sốvấn đề cơ bản, của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT; Ứng dụng
và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của Ban Tư tưởng văn hóaTrung ương và Ban Khoa giáo Trung ương…
- Có nhiều đề án, quyết định của Trung ương liên quan đến quản lý nhànước về CNTT và phát triển CNTT: Đề án 47, Đền án 06 về tin học hóa hoạtđộng của các cơ quan Đảng; Đề án 112 về ứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thôngtin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020…
Trang 16Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thôngtin vẫn còn là rất mới đối với nước ta nói chung, đối với tỉnh Nam Định nóiriêng, kể cả về mặt lý thuyết đến thực tiễn.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước đối vớilĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định
3.2 Phạm vi
Hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnhNam Định từ khi có cơ quan chuyên trách về CNTT ở địa phương - Sở Bưuchính - Viễn thông (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) năm 2006 đến nay
4 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Trang 175 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sửnhư công cụ phương pháp luận cơ bản
- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu trong nước và quốc tế về các nộidung có liên quan đến đề tài
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh
- Kế thừa các tài liệu thông tin số liệu và kết quả nghiên cứu của cáccông trình có liên quan
6 Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhànước đối với lĩnh vực CNTT
- Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàntỉnh Nam Định từ năm 2006 đến nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế vànguyên nhân hạn chế
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vựcCNTT nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Nam Định trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nướcđối với lĩnh vực công nghệ thông tin
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thôngtin trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đốivới lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1.1 Công nghệ thông tin, đặc điểm và tác động của công nghệ thông tin đến phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin ngày nay đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơbản trong công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả cácngành, lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNTT, chúng ta sẽ tìm hiểu một
số khái niệm về CNTT có tính phổ biến
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (địa chỉ trên mạng Internet:http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_th
%C3%B4ng_tin) thì CNTT là công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin
Theo GS Liest Eathington và GS Dave Swanson, Khoa Kinh tế học,Đại học Iowa, Hoa Kỳ, thì CNTT là một chuỗi sản phẩm và dịch vụ mà thôngqua đó, việc biến đổi số liệu thành thông tin có thể tiếp cận được và trở nên cóích Sản phẩm và dịch vụ CNTT này bảo đảm cho doanh nghiệp, các tổ chức
và cá nhân có thể kiểm soát được các giao dịch kinh doanh hiệu quả hơn vànhanh hơn
Theo GS Phan Đình Diệu, “CNTT là ngành công nghệ về xử lý thôngtin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao gồmcác khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin”
Trang 19PGS Hàn Viết Thuận cho rằng: “CNTT là sự kết hợp của công nghệmáy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở côngnghệ vi điện tử”.
Luật CNTT đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa 11, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22/6/2006 xác định: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số".
Như vậy, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và côngnghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin Theo cách nhìn đó,CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giảipháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính và mạng truyền thông cùng với hệthống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động KT-XH, vănhoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Đây có thể được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh về CNTT vì nó đãbao quát được toàn bộ nội dung, vai trò và ý nghĩa của CNTT đối với các lĩnhvực đời sống kinh tế - xã hội Thuật ngữ CNTT trong luận văn được sử dụngtheo cách hiểu này
1.1.1.2 Các đặc điểm của công nghệ thông tin
Thứ nhất, công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn Theo nghĩa
chung nhất, công nghệ mũi nhọn là công nghệ được xây dựng dựa trên nhữngthành quả mới nhất của nhiều công nghệ khác và của những lý thuyết khoahọc hiện đại Do vậy, để xây dựng được một ngành công nghệ mũi nhọn,trước hết, phải phát triển ngành khoa học đó trên cơ sở những lý thuyết hiện
Trang 20đại nhất và có những bước đi thích hợp trong quá trình phát triển, ứng dụngcác tiến bộ kỹ thuật của ngành đó vào cuộc sống
Muốn xây dựng CNTT thành một công nghệ mũi nhọn, cần phải tiếpcận và theo kịp những tri thức của thế giới về CNTT, từ đó có những bướcphát triển vượt bậc và những ưu thế rõ rệt trong lĩnh vực đó so với các nướctrong khu vực và trên thế giới Ngành CNTT ở tất cả các nước hiện nay đềuđược coi là ngành công nghệ mũi nhọn vì nó luôn đòi hỏi phải dựa trên những
lý thuyết mới và sự phát triển
Thứ hai, công nghệ thông tin là công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực.
Ngày nay, CNTT đã tác động mạnh mẽ đến tất các lĩnh vực của đời sống xãhội Ứng dụng CNTT trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp,nông nghiệp và các dịch vụ quan trọng trong đời sống hiện đại của con ngườinhư: quản lý công, quản lý sản xuất kinh doanh, trong lĩnh vực khoa học kỹthuật, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
Thứ ba, công nghệ thông tin là một công nghệ có nhiều tầng lớp.
CNTT có nhiều tầng lớp và tầng lớp trên lại được xây dựng dựa trên các tầnglớp dưới Cụ thể CNTT gồm có các tầng lớp sau:
- Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, đơn vị Đây cóthể là chương trình ứng dụng được thành lập từ một ngôn ngữ lập trình, dựatrên hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) Tầng lớp trên cùng này thường đượcthiết kế tại chỗ hoặc được đặt gia công bên ngoài
- Các chương trình ứng dụng và hệ phần mềm cơ bản Đây là phầnphức tạp nhất, bao gồm các chương trình cơ bản sau:
+ Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý vănbản, tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học mà người sử dụng cuối
Trang 21cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng ngay màkhông cần viết thêm chương trình.
+ Các chương trình “phần mềm trung gian”, cho phép các chương trìnhứng dụng phân tán sử dụng tới mạng thông tin, thông qua hệ điều hành mạng.Đây là những chương trình có vai trò ứng dụng quan trọng nhất vào lĩnh vựcquản lý hiện nay
+ Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó, vớinhững giao diện sử dụng đặc biệt trực tiếp với người tiêu dùng như máy nghenhạc, ti vi, máy giặt, máy bay… Các chương trình này thường do những hãnglàm sản phẩm tự viết ra hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triểnphần mềm
- Hệ điều hành và hệ điều hành mạng là môi trường thiết yếu cho cácứng dụng hoạt động
- Tầng tiếp theo bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt độngtrên thế giới Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm ra các bảng tích hợptrong đó gắn các linh kiện điện tử; lắp ráp với phần điện, cơ khí và các thiết bịngoại vi,… để trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của mộtthiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng
- Tầng cuối cùng là việc sản xuất các linh kiện điện tử
Thứ tư, công nghệ thông tin là lĩnh vực phát triển và đào thải nhanh.
Những nghiên cứu trên thị trường cho thấy, các sản phẩm CNTT và thiết bịngoại vi thường có sự chuyển biến nhanh dưới sự tác động của các tiến bộKHCN Những chuyển biến này chạy theo kịp đà tiến của công nghiệp điện tử cơbản theo quy luật Moore, với giá cố định thì khả năng các linh kiện sau 18 thánglại tăng gấp đôi về công năng (dung lượng bộ nhớ, tốc độ xử lý thông tin…)
Trang 22Như vậy, trong CNTT, phần cứng (thiết bị, các bộ xử lý…) có tốc độthay đổi và đào thải nhanh nhất Trong khi đó, việc thiết kế hệ thống có tốc độbiến chuyển chậm hơn, cuối cùng phần mềm ứng dụng tổng quát còn biếnchuyển chậm hơn nữa Cụ thể, hàng thập kỷ, thế giới mới nảy sinh nhữngthiết kế hệ thống độc đáo hay những chương trình ứng dụng tổng quát mới
1.1.1.3 Tác động của công nghệ thông tin đến phát triển kinh tế - xã hội.
Sự ra đời của máy tính điện tử, quá trình tự động hoá điều khiển cácthiết bị sản xuất và các dây chuyền sản xuất, tin học hoá các hoạt động quản
lý, kinh doanh và quá trình ứng dụng rộng rãi CNTT đã thúc đẩy nhanh chóngcác hoạt động thông tin trong mọi lĩnh vực Các hoạt động này đến lượt nó lạitạo ra nhiều giá trị gia tăng trong các khu vực kinh tế, làm cho thông tin trởthành một nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu Những tác động chủ yếucủa CNTT đối với sự phát triển KT-XH trong các lĩnh vực của nền kinh tếnhư quản lý, công nghiệp, dịch vụ, đời sống xã hội có thể tóm tắt như sau
Đối với lĩnh vực quản lý, đây là lĩnh vực ứng dụng CNTT nhiều nhấttrong các lĩnh vực kể trên Việc đầu tư CNTT vào khu vực này bao gồm tin họchoá QLNN và quản lý công cộng, quản lý tài chính, quản lý thuế, đầu tư, giaothông công cộng, hàng không, hàng hải, dân cư, lao động, bảo hiểm xã hội…Quá trình đầu tư này chiếm lượng kinh phi không nhỏ nhưng tạo ra hiệu quảkinh tế và xã hội vô cùng lớn Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cho thấy,quá trình này chỉ đem lại hiệu quả khi nó được đi kèm với một quá trình cảitiến quản lý nghiêm túc, cải cách hành chính và cải cách kinh tế sâu sắc
Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, CNTT tạo ra một ngành côngnghiệp mới là công nghiệp CNTT Mặt khác, CNTT được ứng dụng trong cácquá trình sản xuất và trong tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp để tăngnăng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới với nhiều
Trang 23tính năng hiện đại; tự động hóa các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm;tin học hóa các hoạt động tiếp thị, kinh doanh… Cần chú ý rằng, CNTTkhông chỉ tác động đến các ngành công nghiệp công nghệ cao, mà còn có thểtạo ra hiệu quả cao đối với các ngành thủ công nghiệp hoặc công nghiệp vớicông nghệ truyền thống như: dệt, may, thêu ren,… bằng việc ứng dụng tựđộng hoá các khâu của quá trình sản xuất Chẳng hạn, một máy liên hợp thêu
có ứng dụng CNTT có năng suất thêu trên vải bằng hàng trăm thợ thủ côngtruyền thống Chính CNTT đã làm thay đổi ngành công nghiệp thêu ren vốntrước đây chỉ tổ chức theo kiểu truyền thống
Nói tóm lại, đối với công nghiệp, CNTT là một loại công nghệ tạo khảnăng; làm chủ công nghệ đó thì có thể sáng tạo ra nhiều cách sử dụng một cáchlinh hoạt và đặc sắc trong nhiều lĩnh vực sản xuất
Trong lĩnh vực dịch vụ, CNTT làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung
và cách thức hoạt động của nhiều loại dịch vụ như trong thương mại, quảngcáo và tiếp thị, giao thông vận tải, bảo hiểm, thông tin liên lạc,… và đặc biệtquan trọng là các dịch vụ viễn thông, tài chính và ngân hàng Đồng thờiCNTT cũng tạo ra nhiều ngành dịch vụ mới như các dịch vụ thông tin và trithức, văn hoá, tư vấn, đào tạo, giáo dục từ xa, y tế từ xa… CNTT đã góp phầnlàm biến đổi hoạt động dịch vụ theo hướng làm tăng tỷ trọng và hàm lượng trítuệ trong sản phẩm, từ đó, làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ từ chỗ phục
vụ thụ động sang trợ giúp quyết định đối với khách hàng
Trong lĩnh vực đời sống xã hội, CNTT bảo đảm điều kiện cho mọingười sử dụng thông tin như một nguồn tài nguyên vào loại quan trọng nhất
để nâng cao tri thức và cải thiện chất lượng sống (ăn, ở, đi lại, bảo vệ sứckhoẻ, sinh hoạt văn hoá, làm việc, học tập ), phát huy năng lực trí tuệ củangười Việt Nam, tạo phong cách làm việc năng động, hiệu quả
Trang 24CNTT có tác dụng đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa và những đối tượng yếu thế.
CNTT còn giúp mạnh công tác giáo dục đào tạo, tổ chức ngày càng tốthơn việc đào tạo từ xa, học suốt đời để nâng cao dân trí và chủ động xây dựngnhanh một xã hội học tập
Về y tế, CNTT giúp mở rộng phạm vi, quy mô và nâng cao chất lượngchăm sóc sức khoẻ nhân dân, chữa bệnh từ xa, thực hiện tốt công tác dân số
và kế hoạch hoá gia đình
Cuối cùng, CNTT có tác dụng thúc đẩy các hoạt động khoa học, vănhóa, thể dục, thể thao, nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, công tácxuất bản, báo chí, bảo vệ môi trường
1.1.2 Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin đã và đang có tác động sâu sắc đến mọi mặt củađời sống kinh tế, xã hội Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT cótầm quan trọng trong việc phát huy vai trò của nó, đó là:
Thứ nhất, đảm bảo tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.
Trong xã hội hiện nay, thông tin đã trở thành một nguồn tài nguyên –tài nguyên thông tin Tài nguyên thông tin cũng giống như những tài nguyênvật chất khác (như đất đai, rừng rậm, khoáng sản, năng lượng…) là tài sảncực kỳ quý giá của đất nước, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
xã hội Ảnh hưởng của thông tin vô cùng to lớn, một thông tin kinh doanh cógiá trị có thể giúp người thương gia kiếm được món lợi nhuận kếch sù, mộttin dự báo thời tiết chính xác có thể giúp người nông dân tránh được sự tổn
Trang 25thất lớn, một lời phân tích thị trường cổ phiếu chính xác có thể khiến mộtngười trở thành tỷ phú sau một đêm.
So sánh với tài nguyên vật chất, tài nguyên thông tin có tính quan trọngđặc thù Sự quan trọng này do đặc điểm của thông tin quyết định, đó là tàinguyên thông tin có thể dùng lại nhiều lần mà không ảnh hưởng đến giá trị;
Sự tăng trưởng về mặt số lượng của tài nguyên thông tin thường là sự pháttriển bùng nổ Ví dụ, tổng lượng thông tin của những năm 60 lên tới 720 tỷchữ, tổng lượng thông tin những năm 80 là 5000 tỷ chữ, đến năm 1995, tổnglượng thông tin nhiều gấp 2400 lần lượng thông tin năm 1985; Tốc độ truyềnthông tin có thể rất nhanh, có lúc có thể đạt tới tốc độ của ánh sáng; Tàinguyên thông tin không có thế giới, nó có thể thông qua nhiều phương tiệntruyền thông đại chúng để truyền đi khắp nơi Trong thời đại Internet pháttriển như ngày nay, phạm vi truyền bá thông tin lại càng rộng
Tài nguyên thông tin có tính thời hiệu Ví dụ, dự báo thời tiết sau mộtkhoảng thời gian sẽ mất tác dụng, dự báo tập kích đường không thời chiếnvượt quá thời gian cũng không còn có ý nghĩa gì nữa
Việc khai thác và ứng dụng tài nguyên thông tin đã trở thành mộtngành nghề kinh doanh của rất nhiều nước – kinh doanh thông tin, và cũng đãtrở thành điểm tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế các nước Tài nguyênthông tin cũng là nguồn tài nguyên mang tính chiến lược quan trọng, vị trí của
nó trong các lĩnh vực như quân sự, ngoại giao, chính trị…và giá trị ứng dụngthực tế ngày càng được nâng cao, tài nguyên thông tin và các thiết bị đượcthông tin hoá đã trở thành thứ dùng để thể hiện sức mạnh tổng hợp của mộtquốc gia
Bên cạnh vấn đề về tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia cũngđược xác định có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội
Trang 26Cơ sở dữ liệu ngày nay được biết đến như một thư viện, một nguồnthông tin đáng tin cậy nà trong đó cơ sở dữ liệu quốc gia là nguồn thông tin có
độ tin cậy và tính pháp lý cao Mọi thông tin đều có thể truy cập, tiếp cận từ
hệ thống các cơ sở dữ liệu khác nhau và có tính mở, nhờ đó các thông tin, dữliệu đều được chia sẻ và trở thành tài sản chung của cộng đồng
Trong mỗi ngành hiện nay đã có một kho tàng dữ liệu phong phú đượctích lũy từ nhiều thế kỷ và cũng đã có một đội ngũ chuyên gia để xây dựng, khaithác kho tàng này Vì vậy, để tiến tới chính phủ điện tử, các ngành cơ bản nhưtài nguyên - môi trường, dân cư, tài chính và thương mại đang từng bước xâydựng cơ sở dữ liệu với việc xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin gồm những đặctrưng cơ bản nhất để làm nền tảng và sẽ được mở rộng cùng với sự phát triển củacác ngành cũng như nhu cầu của người dân và chính phủ
Có thể kể đến một số CSDL quốc gia đã được Chính phủ quyết địnhxây dựng, trong đó có những CSDL đã được đưa vào khai thác, sử dụng như:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên vàmôi trường, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cơ sở dữ liệu quốcgia về tư pháp và pháp luật…
Để đảm bảo tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thôngtin, cơ sở dữ liệu quốc gia đó thì vai trò của QLNN đối với lĩnh vực CNTTđược đặt lên hàng đầu
Thứ hai, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Sự phát triển nhanh và mạnh của CNTT trong năm qua đã phát sinhnhiều lỗ hổng trong công tác an ninh bảo mật Nhiều cơ quan, đơn vị đã phảiđối mặt với việc hình thành và lan tràn nhiều biến thể virus mới, việc tấn côngtrên mạng ngày càng nở rộ với quy mô mang tính chất quốc tế rõ rệt với mục
Trang 27đích vụ lợi và đánh cắp tài chính Các website trong nước liên tiếp bị tấn côngvới mức độ phức tạp gia tăng, điển hình là việc báo điện tử Vietnamnet bịđánh sập vào ngày 22/11/2010 Cùng với đó, việc lừa đảo trực tuyến các
email bằng tiếng Việt đã bắt đầu xuất hiện và phát tán rộng…
Luật công nghệ thông tin đã quy định rõ về bảo vệ cơ sở hạ tầng thôngtin và an ninh thông tin: Cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phải được bảo vệ
Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng vũ trang và tổ chức, cá nhân quản lý, khaithác cơ sở hạ tầng thông tin có trách nhiệm phối hợp bảo vệ an toàn cơ sở hạtầng thông tin quốc gia Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn cơ
sở hạ tầng thông tin thuộc thẩm quyền quản lý; chịu sự quản lý, thanh tra,kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng thông tin
và an ninh thông tin của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tổ chức, cánhân quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng thông tin có trách nhiệm tạo điều kiệnlàm việc, kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết để các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthực hiện nhiệm vụ kiểm soát và bảo đảm an ninh thông tin khi có yêu cầu
Để làm được điều đó, vai trò của quản lý nhà nước đối với lĩnh vựcCNTT rất quan trọng, đó là: xây dựng các cơ chế chính sách, quy định về antoàn, an ninh thông tin; đầu tư trang thiết bị; đào tạo đội ngũ cán bộ; tăngcường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến công tác đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin
Thứ ba, đảm bảo ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thôngtin đó là: Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 28đất nước Vai trò của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT là triển khaithực hiện chính sách đó với các nội dung chủ yếu:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quannhà nước Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quannhà nước phải được ưu tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; tạo điều kiện để nhân
dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Cơ quan nhà nước có tráchnhiệm chuẩn bị các điều kiện để triển khai ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động của cơ quan mình: Xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thôngtin phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước và hoạt động trao đổi, cungcấp thông tin giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân; xây dựng, thu thập
và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của cơ quan và phục vụ côngchúng; xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin
và lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng; thực hiện việccung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng; xây dựng, thực hiện
kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thôngtin của cán bộ, công chức
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại ngày càng được xemnhư một động lực phát triển quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp
ở các nước đang phát triển Việc thiết lập trang thông tin điện tử bán hàng,cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi trường mạng, thanhtoán trên môi trường mạng đang được nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cácdoanh nghiệp triển khai ứng dụng rất hiệu quả Nhà nước với vai trò quản lýcủa mình cần có những quy định cụ thể trong việc tạo điều kiện cho thương
Trang 29mại điện tử phát triển, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp và bảo vệngười tiêu dùng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực như giáo đào tạo, y tế, văn hóa – thể thao, du lịch, quốc phòng, an ninh và một số lĩnhvực khác
dục-Chính sách của Nhà nước trong đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tintrong các lĩnh vực này được thể hiện: Nhà nước có chính sách khuyến khíchứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy, học, tuyển sinh, đào tạo và cáchoạt động khác trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo trên môi trường mạng; chịutrách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ tổ chức, cánhân nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục - đào tạo.Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin tronglĩnh vực y tế, văn hóa – thể thao, du lịch, quốc phòng, an ninh,…
1.2 ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.2.1 Đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
1.2.1.1 Khái niệm, bản chất của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
Về tổng thể, quản lý nhà nước là sự điều chỉnh bằng quyền lực nhà nướcthông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phương thức và mức độ khácnhau nhằm định hướng và phát triển kinh tế - xã hội mà trong đó có lĩnh vực côngnghệ thông tin
Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin là việc nhà nước sử dụng quyền lực công để điều chỉnh hoạt động CNTT nhằm xây dựng, tổ chức,
Trang 30lưu trữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động KT-XH, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Theo khái niệm này, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đó là xâydựng, ban hành các chủ trương, chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT; hìnhthành nên các tổ chức với cơ cấu và cơ chế hoạt động thích hợp để quản lý cáchoạt động CNTT
Cũng theo khái niệm này, quản lý nhà nước còn là sự thúc đẩy, kích thíchđảm bảo phát triển ổn định và liên tục của CNTT thông qua: xây dựng cơ sở hạtầng kỹ thuật CNTT, phát triển nguồn nhân lực về CNTT, xây dựng các chươngtrình, dự án, chiến lược phát triển CNTT…
1.2.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin có thể khẳng định là lĩnh vực cơ bản trong tất cả mọilĩnh vực kinh tế vì nó được ứng dụng ở khắp nơi Công nghệ thông tin có nhữngđặc điểm riêng có của nó: là công nghệ mũi nhọn, công nghệ phổ biến trong mọilĩnh vực, công nghệ có nhiều tầng lớp và là lĩnh vực phát triển và đào thải nhanh.Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đi theo đó, cũng có đặc điểmriêng của mình
Thứ nhất là quản lý phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự phối hợp cao.
Công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn, sử dụng công nghệ, kỹ thuậthiện đại, tiên tiến, luôn có sự thay đổi; được phổ biến và ứng dụng trong mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế - xã hội; mọi đối tượng đều có thể tham gia vào các hoạtđộng của CNTT Điều đó, cho thấy tính phức tạp trong công tác quản lý nhà nước
về CNTT Đây không chỉ là quản lý ở một ngành, một lĩnh vực hay một phạm vinào đó, mà phải bao quát tất cả; quản lý trong điều kiện phát triển, thay đổi liêntục cả về nội dung, hình thức
Trang 31Quản lý nhà nước về CNTT không đơn thuần chỉ là vấn đề quản lý kỹthuật, mà phải quản lý cả về thông tin, dữ liệu; việc xây dựng, cung cấp, truyềntải, khai thác thông tin, dữ liệu Tính nhạy cảm đối với thông tin ngày này đã vàđang được đặt ra cho công tác quản lý nhà nước nhiều nhiệm vụ khó khăn, phứctạp cần phải giải quyết, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề về chính trị,
an ninh, quốc phòng, kinh tế
Nhiều bài học đã được chỉ ra trong công tác quản lý nhà nước về CNTTnhư quản lý internet, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin trên internet Nhữngnăm qua, không biết bao nhiêu những tai, tệ nạn xã hội xảy ra có nguyên nhânxuất phát từ ảnh hưởng của trò chơi trực tuyến, các Website độc hại trên internet.Việc các "hacker" tấn công vào hệ thống trang thông tin điện tử của các cơ quannhà nước làm thay đổi nội dung hoặc tê liệt hoạt động đã làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến hoạt động quản lý, điều hành, trao đổi thông tin và tình hình an ninhchính trị, xã hội
Tính phức tạp và nhạy cảm trong công tác quản lý nhà nước về CNTT, đòihỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành để CNTT thực
sự phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội Đó là sự phối hợp trong côngtác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định về quản lýcông nghệ thông tin
Thứ hai, quản lý nhà nước về CNTT không giới hạn về không gian và thời
gian Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu vàbiến đổi hàng ngày Ở bất cứ nơi đâu, quốc gia nào trên thế giới, CNTT cũng đãđược đưa vào khai thác sử dụng Thông qua công nghệ thông tin, các ứng dụngcủa CNTT chúng ta có thể nắm bắt kịp, nhanh nhất những diễn biến về chính trị,tình hình kinh tế, xã hội của toàn thế giới
Trang 32Bên cạnh những ưu điểm đó, CNTT cũng đặt ra những thách thức trongquản lý không bị giới hạn về không gian và thời gian đó là đảm bảo an toàn, anninh thông tin; đảm bảo kịp thời, nhanh nhất thông tin phục vụ cho nhiệm vụchính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý về công nghệ thông tin phải có trình độ.
Công nghệ thông tin là công nghệ có nhiều tầng lớp, là lĩnh vực phát triển và đàothải nhanh, được phổ biến và ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -
xã hội, điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ
Trước hết, người cán bộ quản lý phải là người am hiểu về công nghệ và các
xu hướng phát triển của nó để tham mưu cho cơ quan, cấp có thẩm quyền đưa racác chính sách, quy định trong hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT Đồngthời, phải là người có tư duy tổng hợp tốt để giải quyết tính phổ biến của CNTT
Thứ tư, quản lý nhà nước về công nghệ thông tin đòi hỏi phải có tính cập
nhật Với đặc điểm phát triển và đào thải nhanh của CNTT, quản lý không bị giớihạn về không gian và thời gian, quản lý nhà nước về công nghệ thông tin đòi hỏiphải có tính cập nhật Đó là, nắm bắt kịp thời tình hình và xu hướng phát triển củaCNTT; cập nhật, truyền tải kịp thời thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Thực tiễn ngày nay, tính cập nhật trong quản lý nhà nước về CNTT đangđược phát huy tác dụng Thông qua CNTT, mọi hoạt động của đời sống xã hộiđược phản ánh kịp thời tới người dân; đặc biệt là thông tin về công tác lãnh đạo,chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, thông tin về chủ trương,chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin
Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Trang 33Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chínhsách ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một trong những nội dungquan trọng trong công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, cụ thể là:
Công tác quy hoạch phát triển công nghệ thông tin giúp chúng ta có cáinhìn tổng thể và định hướng để phát triển CNTT, nhằm mục đích nâng caovai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin Ứng dụng và pháttriển công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính Nhà nước, nâng caohiệu quả của chính quyền, từng bước xây dựng chính quyền điện tử, cung cấpcác dịch vụ công Nó tạo cơ sở để các doanh nghiệp, các cơ quan, ban, ngànhđầu tư đúng hướng đưa ngành thông tin phát triển theo xu hướng chung Từ
đó, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống xã hội, từng bước hìnhthành xã hội thông tin
Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, giúp chúng ta cóbước đầu tư đúng đắn, trên có đánh giá thực trạng và giải pháp tổ chức thựchiện Nó bao gồm kế hoạch từng giai đoạn (thường là 5 năm), kế hoạch hàngnăm, kế hoạch phát triển từng lĩnh vực cụ thể (kế hoạch phát triển hạ tầng, kếhoạch xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, kế hoạch ứng dụng…)
Cùng với việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, việcxây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về ứng dụng và phát triểnCNTT là nội dung không thể thiếu được đối với công tác quản lý nhà nước vềCNTT, đó là các chính sách về ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; chính sách về tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động vàứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốcphòng, an ninh…
Thứ hai, quản lý phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Trang 34Để phát triển CNTT, yếu tố hàng đầu là phát triển hạ tầng CNTT Hạ tầng
cơ sở hạ tầng CNTT bao gồm hạ tầng kỹ thuật (mạng máy tính, máy tính và cácthiết bị phụ trợ khác), hệ thống truyền dẫn, hệ thống điều hành, các chương trìnhứng dụng của một đơn vị, tổ chức, một cấp chính quyền hay một quốc gia
Quản lý phát triển hạ tầng CNTT là việc xây dựng và tổ chức thực hiện cácchương trình, kế hoạch, quy định về phát triển hạ tầng CNTT, đảm bảo hạ tầngCNTT phát triển một cách thống nhất, đúng quy chuẩn kỹ thuật, có hiệu quả trongứng dụng và phát triển CNTT phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội
Quản lý hạ tầng CNTT phải đi đôi với phát triển nguồn nhân lực choCNTT Đây là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụngCNTT vào phát triển KT-XH nói chung Quản lý phát triển nguồn nhân lựcCNTT chính là xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ về số lượng và bảo đảm vềchất lượng, như xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lạiđội ngũ này với nhiều mức độ qui mô, loại hình và đối tượng đào tạo; xâydựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT
Thứ ba, quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Thông tin hợp pháp trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có ýnghĩa rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và được pháp luật quy địnhđảm bảo an toàn, bí mật Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứngdụng công nghệ thông tin là xây dựng hệ thống thiết bị (phần cứng, phần mềm) vàcác quy định để đảm bảo Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chứcthực hiện các quy định đó
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin Quá trình
phát triển ứng dụng CNTT cần nhận được sự hỗ trợ từ phía bên ngoài thôngqua hoạt động hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế Nguồn lực từ bên ngoài
Trang 35sẽ góp phần giúp địa phương khai thác hết thế mạnh và tiềm năng của mình.Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về CNTT, liên kết, hợp tác vớinhau là một xu thế tất yếu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi trong ứng dụngCNTT phục vụ phát triển KT-XH.
Đẩy mạnh, tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế về ứngdụng CNTT đó là mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác là các tập đoàn,công ty, tổ chức và các chuyên gia hàng đầu về CNTT Đây là sự hợp tác hếtsức cần thiết Sự hợp tác này hướng tới việc thu hút sự đầu tư vào xây dựng
và phát triển hệ thống hạ tầng CNTT, học tập kinh nghiệm của các nước, cáctỉnh bạn về ứng dụng CNTT và tiến hành việc chuyển giao KHCN
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm tronglĩnh vực công nghệ thông tin được pháp luật quy định là nhiệm vụ của cơ quanthanh tra chuyên ngành về thông tin và truyền thông Ở Trung ương, đó là BộThông tin và Truyền thông, ở địa phương là Sở Thông tin và Truyền thông
Hàng năm, cơ quan thanh tra tiến hành xây dựng và tổ chức triển khai
kế hoạch thanh tra trong lĩnh vực công nghệ thông tin theo quy định của phápluật; tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đểđảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân, các đơn vị, tổ chức liên quan đếnhoạt động công nghệ thông tin
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
1.2.2.1 Môi trường trong nước
Thứ nhất, môi trường pháp lý quản lý công nghệ thông tin.
Trang 36Môi trường pháp lý là cơ sở để thực hiện quản lý nhà nước đối với mọingành nghề kinh tế xã hội nói chung, quản lý lĩnh vực công nghệ thông tin nóiriêng Chính vì thế, để quản lý nhà nước, bất kỳ nước nào cũng phải ban hànhcác đạo luật, văn bản pháp quy để phục vụ công tác quản lý Ở nước ta, nhữngnăm qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong khi chú trọng đến vị trí, vai tròcủa CNTT, đã ban hành nhiều đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quanđến hoạt động, quản lý và phát triển về CNTT Chỉ thị số 58-CT/TW ngày17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực sự là kim chỉ nam cho CNTT pháttriển Tiếp theo đó nhiều đạo luật, pháp lệnh liên quan đến CNTT được banhành: Pháp lệnh bưu chính, viễn thông ngày 25/02/2002, Luật giao dịch điện
tử ngày 29/11/2005, Luật CNTT ngày 29/6/2006, Luật Viễn thông này23/11/2009, Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23/11/2009, Luật Bưu chínhngày 17/6/2010… và hàng trăm các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật đãđược ban hành Đây thực sự là hành lang, môi trường pháp lý quan trọngtrong quản lý CNTT ở nước ta
Thứ hai, chính sách đầu tư
Chính sách đầu tư là điều kiện đảm bảo cho phát triển một ngành, mộtlĩnh vực kinh tế nhất định Đặc biệt đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, làmột ngành mới, non trẻ, chính sách đầu tư càng có vị trí quan trọng Ở nước
ta, Luật công nghệ thông tin quy định chính sách của Nhà nước về ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin, theo đó Nhà nước ưu tiên ứng dụng vàphát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhà nước khuyếnkhích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động ứng dụng vàphát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đốingoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát
Trang 37triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa vàxuất khẩu.
Đồng thời, Nhà nước ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước choứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền côngnghiệp công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin,tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia
Nhà nước có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân có hoạt động ứngdụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp, nông thôn, vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người
Cùng với những quy định của Luật, trong thời gian qua, Chính phủ đãđưa ra nhiều chính sách đầu tư cho lĩnh vực CNTT bằng việc phê duyệt nhiềuchương trình, dự án, chiến lược về ứng dụng và phát triển CNTT như: Quyếtđịnh 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phêduyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010;Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển khoa học
và công nghệ Việt Nam đến năm 2010”; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTgngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triểncông nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướngđến 2020; Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-
2010 của Chính phủ do Bộ Thương mại đệ trình; Quyết định số
Trang 3851/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình pháttriển Công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010; Quyết định số
51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt chương trình phát triển công
nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010; Quyết định số 56/2007/QĐ-TTgngày 03/05/2007 phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp nội dung sốViệt Nam đến năm 2010; Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước năm 2008; Quyết định số48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010;Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 phê duyệt Kế hoạch ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước giai đoạn2011-2015; đặc biệt quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh
về công nghệ thông tin và truyền thông”
Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước là điều kiện để tổ chức thực thiquản lý Nhà nước về CNTT Nó thể hiện ở hệ thống bộ máy quản lý đượchình thành từ Trung ương đến cơ sở Ở nước ta, Luật công nghệ thông tinquy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên
cơ sở hình thành các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương
Ở cấp Trung ương, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin vàTruyền thông) chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợpvới các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước vềcông nghệ thông tin
Trang 39Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là BộThông tin và Truyền thông) thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thôngtin theo phân công của Chính phủ.
Ở địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước vềcông nghệ thông tin tại địa phương
Nghị định số 187/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm
vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, theo đó Bộ Thôngtin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lýnhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông vàinternet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điệntử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốcgia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ
Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn chung cho tất cả các lĩnh vực,nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực CNTT, điện tử là hướng dẫn, chỉ đạo,
tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án về công nghệ thông tin, điệntử; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệpphần cứng, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung; danh mục và quy chếkhai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; quy chế quản lý đầu tư ứng dụng công nghệthông tin sử dụng vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;Ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách quản lý và các quy địnhliên quan đến sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, điện tử; Quản lý thốngnhất chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, điện tử; khungtương hợp Chính phủ điện tử và kiến trúc chuẩn hệ thống thông tin quốc gia;
Trang 40quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thôngtin theo quy định của pháp luật; Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và thuhồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghệ thông tin;
Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin; thực hiện chức năng Tổchức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia theo quy định của phápluật; Tổ chức thực hiện chức năng quản lý, điều phối các hoạt động ứng cứu
sự cố máy tính trong toàn quốc
Ở địa phương, cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp cho Ủy ban nhândân tỉnh quản lý nhà nước về CNTT là Sở Thông tin và Truyền thông; thammưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân huyện là Phòng Văn hóa và Thông tin
Tại Thông tư liên tịch số 03/TTLT-BTTTT-BNV ngày 30/6/2008 của
Bộ TT&TT và Bộ Nội vụ, quy định Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủyban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưuchính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vôtuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạtầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính
và xuất bản phẩm (sau đây gọi tắt là thông tin và truyền thông); các dịch vụcông thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạntheo sự phân cấp, uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định củapháp luật
Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn chung cho tất cả các lĩnh vực,nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực CNTT, điện tử là: Tổ chức thực hiệncác chương trình, đề án, kế hoạch về ứng dụng và phát triển công nghệ thôngtin; cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp phầnmềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ