1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam

115 1,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 729 KB

Nội dung

Thực hiện quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng. Đại hội X của Đảng khẳng định kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là một động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Hiện nay, kinh tế tư nhân chiếm khoảng 39% GDP, các doanh nghiệp kinh tế tư nhân chiếm khoảng 80% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Điều đó đã mở ra những khả năng mới thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc của đất nước, như giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, giải quyết việc làm, thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển thị trường vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kinh tế xã hội đất nước trong công cuộc đổi mới, một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần dựa trên việc đa dạng các hình thức sở hữu.

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 5 1.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân 5 1.2. Bản chất của kinh tế tư nhân 8 1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân 10 1.4. Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay 13 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN 26 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân 26 2.1.1. Khái niệm 26 2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân 27 2.2. Cơ sở lý luận về hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân 29 2.2.1. Sự cần thiết khách quan của quá trình hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân 29 2.2.2. Nội dung hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân 32 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 33 3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 33 3.2. Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển Châu Á 34 4. BÀI HỌC THAM KHẢO DÀNH CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN37 Chương 2 40 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ 40 TƯ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 40 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 40 1.2. Sự phát triển về quy mô vốn đầu tư 41 1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 43 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 43 2.1. Khái quát đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý, phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 44 2.2. Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân thông qua Luật Doanh nghiệp 53 2.2.1. Những kết quả đạt được 53 2.2.2. Những bất cập còn tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005 60 2.2.3. Thực trạng công tác ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp 66 2.3. Thực trạng việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách kinh tế nhằm phát triển kinh tế tư nhân 69 3. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 84 Chương 3 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 86 1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 87 1.2. Tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế tư nhân từ việc tập trung ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc nhất 90 2. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 92 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 93 3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển 93 3.2. Hoàn thiện các chính sách kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân 94 3.2.1. Chính sách vốn, tín dụng, đầu tư 94 3.2.2. Chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất 95 3.2.3. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 96 3.2.4. Chính sách thị trường và xúc tiến thương mại 97 3.2.5. Chính sách thuế và hải quan 97 4. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 98 5. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG 99 6. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN, HỘI THANH NIÊN, HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM 100 7. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 103 8. ĐỔI MỚI KIỂM TRA, KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 105 9. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 107 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng. Đại hội X của Đảng khẳng định kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là một động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, kinh tế tư nhân chiếm khoảng 39% GDP, các doanh nghiệp kinh tế tư nhân chiếm khoảng 80% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Điều đó đã mở ra những khả năng mới thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc của đất nước, như giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, giải quyết việc làm, thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển thị trường vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong công cuộc đổi mới, một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần dựa trên việc đa dạng các hình thức sở hữu. Tuy nhiên, ngoài những đóng góp quan trọng và những ưu điểm nêu trên, khu vực kinh tế tư nhân còn có những yếu kém và hạn chế như quy mô còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh thấp trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên nhân của thực trạng đó là từ sự chậm trễ trong việc cụ thể hoá chủ trương, nghị quyết của Đảng, từ sự thiếu đồng bộ của cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước và từ chính năng lực yếu kém của các doanh 1 nghiệp. Về mặt quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập từ quy định pháp lý, chính sách chưa hoàn thiện đến xây dựng bộ máy quản lý và năng lực cán bộ. Trên thực tế, kinh tế tư nhân chưa được đối xử bình đẳng nên trong môi trường kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn như tiếp cận về vốn, mặt bằng kinh doanh, đào tạo nhân lực, tiếp cận công nghệ, xúc tiến thương mại đầu tư trong hội nhập kinh tế quốc tế… Hiện nay chúng ta chưa có đầu mối quản lý thống nhất đối với khu vực này. Thực tế cho thấy cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với khu vực kinh tế quan trọng này. Từ những phân tích, đánh giá trên tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam" làm đề tài Luận văn Thạc sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, như: “Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế”, tác giả Nguyễn Huy Oánh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế 12-2001; “Kinh tế tư nhân Việt Nam những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển”, tác giả Đặng Danh Lợi, đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế, 4-2003; "Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Hiện trạng và những kiến nghị giải pháp", tác giả Lê Viết Thái (chủ biên), Nxb. Lao động, 2000 song chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân, vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: - Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân. 2 - Đề xuất các quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống Luật pháp - Hệ thống cơ chế, chính sách và Biện pháp tổ chức thực hiện nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay. - Phân tích những kết quả đạt được, chỉ ra những bất cập cùng những nguyên nhân tồn tại để có định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân. - Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: dưới góc độ kinh tế chính trị, vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân ở Việt Nam được nghiên cứu với những nội dung cơ bản liên quan đến hệ thống cơ chế chính sách, cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý và vai trò quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, đặc biệt trong việc cải thiện môi trường kinh doanh hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân là một vấn đề rất rộng, vì vậy luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề về vai trò, nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến nay và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài này dựa vào các quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ 3 trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phát triển kinh tế tư nhân. Đồng thời, kế thừa các công trình khoa học nghiên cứu về vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động của nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay tại Việt Nam. Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích tổng hợp, quy nạp và diễn giải, phương pháp hệ thống, lôgíc và lịch sử, thống kê, so sánh, phương pháp nghiên cứu tổng kết thực tiễn kết hợp với ý kiến chuyên gia để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn. 6. Những đóng góp mới của Luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. - Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay. - Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý, luận văn chỉ ra những bất cập cùng những nguyên nhân tồn tại để có định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân. - Luận văn đã đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong quá trình đổi mới ở Việt Nam Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân Khái niệm kinh tế tư nhân hay khu vực kinh tế tư nhân hiện nay còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Ở nhiều nước, thuật ngữ “kinh tế tư nhân” được sử dụng để phân biệt với kinh tế nhà nước. Theo nghĩa rộng, nền kinh tế được phân chia thành hai khu vực kinh tế chủ yếu: 1) Kinh tế nhà nước và 2) Kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. Trong lịch sử phát triển kinh tế, kinh tế tư nhân đã ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hoá và ngược lại, sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hoá lệ thuộc vào sự phát triển kinh tế tư nhân. Dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, chưa có sở hữu tư nhân và do đó chưa có kinh tế tư nhân. Sở hữu tư nhân xuất hiện khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã và bắt đầu hình thành kinh tế tư nhân. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã mô tả một cách đầy đủ và toàn diện về sự xuất hiện của sở hữu tư nhân: chế độ sở hữu tư nhân ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội và là cơ sở làm nảy sinh, tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân. Sự tồn tại lâu dài và phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong lịch sử đã chứng tỏ kinh tế tư nhân mang trong mình nó một động lực mạnh - động lực cá nhân thuộc tính tồn tại lâu dài của con người và cả xã hội loài người. 5 Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong lịch sử đã được thể hiện ở nhiều hình thức và phương thức khác nhau. Trong thời đại kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, hệ thống kinh tế vận động trong trạng thái sản xuất giản đơn, hầu như không có giá trị thặng dư, do đó không có tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng. Đó là nền kinh tế tất yếu, kinh tế sinh tồn. Nền sản xuất ở đây chủ yếu là dựa vào hai nhân tố: tài nguyên và lao động. Trong điều kiện đó, kinh tế tư nhân được biểu hiện ở hình thức kinh tế của các hộ sản xuất cá thể. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hàng hoá - tiền tệ đã làm nảy sinh quan hệ tư bản và diễn ra quá trình chuyển hoá thành tư bản. Trong nền kinh tế bắt đầu hình thành nên các chủ thể kinh doanh đầu tư tư bản và sử dụng lao động làm thuê nhằm tạo ra giá trị thặng dư. Quá trình tiến hoá đó đã diễn ra ở một số nước phương Tây từ thế kỷ XVI, XVII và gắn liền với sự thủ tiêu chế độ phong kiến và hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong thời đại kinh tế phát triển- kinh tế thị trường, mục tiêu cuối cùng của sản xuất kinh doanh không chỉ đơn giản là để sinh tồn mà là tạo ra giá trị thặng dư. Một mô hình sản xuất kinh doanh mới ra đời - mô hình doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, kinh tế tư nhân được biểu hiện ở một hình thức tổ chức sản xuất mới đại biểu cho một lực lượng sản xuất mới - hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, do đặc điểm của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, kinh tế cá thể vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển bên cạnh hình thức doanh nghiệp. Kinh tế cá thể và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân là hai hình thức biểu hiện chủ yếu của kinh tế tư nhân. - Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế của một hộ gia đình, một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của chính hộ hay cá nhân đó, qui mô vốn và lao động nhỏ, giá trị thặng dư không đáng kể và do đó, kinh tế cá thể vẫn chủ yếu hoạt động theo qui luật tái sản xuất giản đơn. - Các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân được hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức khác nhau, hoạt động dựa 6 trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và nói chung có quy mô vốn lớn hơn kinh tế cá thể và có thuê mướn lao động. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tạo ra ngày nhiều hơn giá trị thặng dư. Quy luật chi phối hoạt động của doanh nghiệp là tái sản xuất mở rộng. Ở nước ta, kinh tế tư nhân được hình thành và phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự nghiệp đổi mới, quan niệm về kinh tế tư nhân cũng từng bước được thể hiện rõ hơn. Đại hội IX của Đảng xác định nền kinh tế nước ta có 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản có vốn đầu tư nước ngoài. Đến Đại hội X Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta có 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, ở nước ta hiện nay, kinh tế tư nhân không phải là một thành phần kinh tế mà là một khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Ở đây, khái niệm khu vực kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế cùng một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Hai thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân đều thuộc cùng một chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, vì vậy cũng thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết số 14/NQ-TW ngày 18-3-2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, nêu rõ: “kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước” 1 . 1 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX (Lưu hành nội bộ), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.55. 7 [...]... phạm vi của luận văn chỉ đề cập tới các loại hình doanh nghiệp của kinh tế tư nhân có đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước gồm các loại hình cụ thể sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh 25 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN 2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân 2.1.1... chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội và 28 cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 2.2 Cơ sở lý luận về hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân là quá trình đổi mới một cách toàn... sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các chủ thể kinh tế tư nhân (hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân) trong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra 26 2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân Có thể khái quát nội dung quản. .. ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh 1.2 Bản chất của kinh tế tư nhân Để xác định bản chất của kinh tế tư nhân, cần xem xét kinh tế tư nhân trên ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm - Về quan hệ sở hữu: sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở tồn tại của kinh tế tư nhân Sở hữu tư nhân phát triển từ thấp lên... phương thức tác động vĩ mô của chính phủ đối với kinh tế tư nhân nhằm đạt được các định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế nói chung 2.2.1 Sự cần thiết khách quan của quá trình hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân Quá trình cải cách hệ thống quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ ở các nước trên thế giới từ cuối những năm... quát, quản lý nhà nước là sự tác động của nhà nước vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng bằng hệ thống luật pháp, chính sách, tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước Ở mỗi... khích phát triển kinh tế tư nhân trở nên như một tất yếu lâu dài và cần được coi như là một cách thức, phương tiện tất yếu để đi lên chủ nghĩa xã hội - Do những điều kiện tồn tại đó, kinh tế tư nhân ở nước ta có đặc điểm khác về bản chất so với kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa Điều đó thể hiện ở chỗ: 14 + Kinh tế tư nhân ở nước ta là kết quả của chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần,... với Đại hội IX, Đại hội X, lần này vừa có kế thừa, vừa có bổ sung, phát triển thêm một số điểm cho phù hợp với tình hình mới (như: để chung kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vào thành phần kinh tế tư nhân; khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, doanh nghiệp cổ phần) Xét về quan hệ sở hữu, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đều thuộc cùng loại hình sở hữu tư nhân, khác với sở... dụng các quy luật kinh tế của nhà nước mà nền kinh tế cũng như hệ thống các doanh nghiệp của nước đó phát huy hiệu lực và hiệu quả khác nhau Điều đó càng nói lên tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Như vậy, có thể hiểu: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước, thông qua... vậy, kinh tế tư nhân ở nước ta chịu sự tác động sâu sắc bởi hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và là một bộ phận của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa + Kinh tế tư nhân ở nước ta phát triển theo định hướng mà Đảng cộng sản Việt Nam đề ra thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hệ thống chính sách và pháp luật đó thể hiện ý chí của nhân . hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Quan. ta hiện nay 13 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN 26 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân 26 2.1.1. Khái niệm. quyết các nhiệm vụ: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân giai đoạn đổi

Ngày đăng: 03/02/2015, 14:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w