Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 28)

thông tin.

Công nghệ thông tin có thể khẳng định là lĩnh vực cơ bản trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế vì nó được ứng dụng ở khắp nơi. Công nghệ thông tin có những đặc điểm riêng có của nó: là công nghệ mũi nhọn, công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực, công nghệ có nhiều tầng lớp và là lĩnh vực phát triển và đào thải nhanh. Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT đi theo đó, cũng có đặc điểm riêng của mình.

Thứ nhất là quản lý phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự phối hợp cao. Công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn, sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, luôn có sự thay đổi; được phổ biến và ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; mọi đối tượng đều có thể tham gia vào các hoạt động của CNTT. Điều đó, cho thấy tính phức tạp trong công tác quản lý nhà nước về CNTT. Đây không chỉ là quản lý ở một ngành, một lĩnh vực hay một phạm vi nào đó, mà phải bao quát tất cả; quản lý trong điều kiện phát triển, thay đổi liên tục cả về nội dung, hình thức.

Quản lý nhà nước về CNTT không đơn thuần chỉ là vấn đề quản lý kỹ thuật, mà phải quản lý cả về thông tin, dữ liệu; việc xây dựng, cung cấp, truyền tải, khai thác thông tin, dữ liệu. Tính nhạy cảm đối với thông tin ngày này đã và đang được đặt ra cho công tác quản lý nhà nước nhiều nhiệm vụ khó khăn, phức tạp cần phải giải quyết, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế...

Nhiều bài học đã được chỉ ra trong công tác quản lý nhà nước về CNTT như quản lý internet, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin trên internet. Những năm qua, không biết bao nhiêu những tai, tệ nạn xã hội xảy ra có nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng của trò chơi trực tuyến, các Website độc hại trên internet. Việc các "hacker" tấn công vào hệ thống trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước làm thay đổi nội dung hoặc tê liệt hoạt động đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý, điều hành, trao đổi thông tin và tình hình an ninh chính trị, xã hội.

Tính phức tạp và nhạy cảm trong công tác quản lý nhà nước về CNTT, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành để CNTT thực sự phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó là sự phối hợp trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định về quản lý công nghệ thông tin.

Thứ hai, quản lý nhà nước về CNTT không giới hạn về không gian và thời gian. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và biến đổi hàng ngày. Ở bất cứ nơi đâu, quốc gia nào trên thế giới, CNTT cũng đã được đưa vào khai thác sử dụng. Thông qua công nghệ thông tin, các ứng dụng của CNTT chúng ta có thể nắm bắt kịp, nhanh nhất những diễn biến về chính trị, tình hình kinh tế, xã hội của toàn thế giới.

Bên cạnh những ưu điểm đó, CNTT cũng đặt ra những thách thức trong quản lý không bị giới hạn về không gian và thời gian đó là đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đảm bảo kịp thời, nhanh nhất thông tin phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý về công nghệ thông tin phải có trình độ. Công nghệ thông tin là công nghệ có nhiều tầng lớp, là lĩnh vực phát triển và đào

thải nhanh, được phổ biến và ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ.

Trước hết, người cán bộ quản lý phải là người am hiểu về công nghệ và các xu hướng phát triển của nó để tham mưu cho cơ quan, cấp có thẩm quyền đưa ra các chính sách, quy định trong hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT. Đồng thời, phải là người có tư duy tổng hợp tốt để giải quyết tính phổ biến của CNTT.

Thứ tư, quản lý nhà nước về công nghệ thông tin đòi hỏi phải có tính cập nhật. Với đặc điểm phát triển và đào thải nhanh của CNTT, quản lý không bị giới hạn về không gian và thời gian, quản lý nhà nước về công nghệ thông tin đòi hỏi phải có tính cập nhật. Đó là, nắm bắt kịp thời tình hình và xu hướng phát triển của CNTT; cập nhật, truyền tải kịp thời thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tiễn ngày nay, tính cập nhật trong quản lý nhà nước về CNTT đang được phát huy tác dụng. Thông qua CNTT, mọi hoạt động của đời sống xã hội được phản ánh kịp thời tới người dân; đặc biệt là thông tin về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w