Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 96 - 99)

2) Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin.

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.

chính sách liên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.

Nâng cao vai trò quản lý và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH thì việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp hết sức cần thiết. Giải pháp này có thể xem xét trên hai cấp độ ở trung ương và địa phương.

Đối với cấp Trung ương:Phát triển và ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH, không chỉ là vấn đề của một địa phương mà nó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo nhất quán và có hệ thống ở tầm quốc gia. Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý ứng dụng và phát triển CNTT trước hết phải được thực hiện ở cấp độ quốc gia. Ở cấp độ quốc gia cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây.

1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối với hạ tầng CNTT quốc gia. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở trực tiếp đối với sự phát triển và ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH của cả nước nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường QLNN về hạ tầng CNTT cần tập trung vào ba vấn đề sau.

Trước hết, cần xây dựng cơ chế, chính sách trong việc huy động vốn cho phát triển hạ tầng CNTT. Theo đó, Nhà nước cần tiến hành xã hội hoá việc xây dựng hạ tầng CNTT, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng CNTT quốc gia.

Ngoài ra, Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, khai thác có hiệu quả hạ tầng CNTT quốc gia. Hệ thống hạ tầng CNTT và viễn thông là tài sản quốc gia, doanh nghiệp và người dân có quyền khai thác và sử dụng có hiệu quả. Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách cho phép và khuyến khích người dân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác có hiệu quả, tiến tới xoá bỏ việc độc quyền khai thác hệ thống hạ tầng CNTT quốc gia.

Cuối cùng, Nhà nước cần ban hành qui chế qui định việc sử khai thác và quản lý hạ tầng CNTT quốc gia. Việc quản lý và khai thác hạ tầng CNTT quốc gia hiện nay ở nước ta vẫn chưa đạt hiệu quả cao và còn hết sức lỏng lẻo. Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa việc QLNN về hạ tầng CNTT bằng việc qui định cụ thể chức năng các cơ quan QLNN về hạ tầng CNTT, qui chế đầu tư, xây dựng hạ tầng CNTT, chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng có hành vi xâm hại đến hạ tầng CNTT quốc gia.

2) Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT quốc gia. Đây là vấn đề hết sức quan trọng có tác động lớn đến việc phát triển của ngành CNTT và ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH của cả nước. Vấn đề xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT, trước hết cần tập trung vào thực hiện các mục tiêu như: cung cấp giáo dục khoa học cơ bản rộng khắp nhằm tạo ra nguồn nhân lực có hiểu biết CNTT; đào tạo nguồn nhân lực CNTT đa dạng, phong phú, đáp ứng các yêu cầu khác nhau; khuyến khích việc thực hiện nghiên cứu và đào tạo nâng cao… Để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT, đáp ứng các mục tiêu trên, cần

phải tiến hành một loạt các giải pháp như khảo sát, đánh giá nguồn nhân lực CNTT quốc gia, nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT, trên cơ sở đó xây dựng nên các chương trình, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với học sinh, sinh viên xuất sắc trên lĩnh vực CNTT đang theo học ở trong và ngoài nước; Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT; Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm cải thiện điều kiện vật chất của các cơ sở đầu tư CNTT và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đối với tỉnh Nam Định. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và sự QLNN của địa phương đối với lĩnh vực CNTT đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của địa phương. Vì vậy, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CNTT, tỉnh Nam Định cần phải đề ra các biện pháp thích hợp với thực tiễn của mình để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH tại địa phương. Những giải pháp về cơ chế, chính sách mà tỉnh cần thực hiện cụ thể là: Tập trung nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Trung ương, học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn và một số nước trên thế giới về ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH. Trên cơ sở đó, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cần thể chế hoá các quan điểm, giải pháp, chính sách của Trung ương vào thực tiễn địa phương; Tiến hành hoàn thiện và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án ứng dụng CNTT vào phát triển KT- XH của tỉnh. Theo đó, chương trình, kế hoạch, đề án cần nêu lên được quan điểm, định hướng, giải pháp, kế hoạch thực hiện, các phương án kiểm tra việc thực hiện; các công cụ, qui chế quản lý việc ứng dụng CNTT, bố trí nguồn lực và huy động đầu tư của xã hội...; Tiến hành xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, hỗ trợ việc ứng dụng CNTT ở các cơ quan đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, cần xây dựng qui chế, qui định việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của hệ thống các cơ quan

này; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CNTT. Theo đó, cơ chế, chính sách đầu tư hạ tầng CNTT cần xác định rõ đối với những dự án nào thì Nhà nước sẽ cấp vốn, hỗ trợ vốn, cho vay ưu đãi và những dự án nào doanh nghiệp phải bỏ tiền xây dựng. Cần đề ra những giải pháp, chính sách cụ thể cho việc đầu tư phát triển hạ tầng CNTT ở các xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, các địa điểm có vị trí đặc biệt quan trọng về KT-XH, an ninh, quốc phòng,…; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thống nhất về CNTT ở địa phương trên cơ sở các qui định quốc gia và các chuẩn mực chung trong lĩnh vực CNTT của thế giới; Ban hành các chính sách đãi ngộ của địa phương nhằm phát huy cao nhất khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ CNTT có trình độ chuyên môn ở địa phương; có cơ chế nhằm thu hút nguồn nhân lực CNTT ở các địa phương khác, ở nước ngoài về công tác tại Nam Định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 96 - 99)