Về quản lý phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 62)

cổng thông tin điện tử của tỉnh, quy định về quản lý, sử dụng dịch vụ internet tại các đại lý internet trên địa bàn tỉnh…

Thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đang xây dựng các kế hoạch triển khai giai đoạn 2011-2015. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định đã có chỉ đạo giao nhiệm vụ cho UBND tỉnh xây dựng Đề án phát triển CNTT tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015. Đề án đang trong quá trình xây dựng, song đây thực sự cơ hội, điều kiện tốt để CNTT của tỉnh Nam Định ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2.1.2. Về quản lý phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệthông tin. thông tin.

Thứ nhất, về quản lý phát triển hạ tầng CNTT: Ngày 12/8/2006, Ủy ban

nhân dân tỉnh đã có công văn số 72/UBND-VP6 về việc quản lý phát triển hạ tầng CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định. Theo đó, yêu cầu tất cả các đơn vị trên địa bàn tỉnh khi đầu tư phát triển CNTT phải có ý kiến thẩm định của Sở Thông tin và Truyền thông.

Kết quả 5 năm qua, toàn tỉnh có 35 dự án, với tổng dự toán được duyệt là 32 tỷ đồng. Các dự án phần lớn là tập trung vào đầu tư trang thiết bị như: xây dựng hệ thống mạng LAN, mua máy chủ, máy trạm. Một số dự án xây dựng, mua

sắm phần mềm như: phần mềm quản lý bệnh nhân của Bệnh viện đa khoa tỉnh, phần mềm một của điện tử của huyện Nam Trực, phần mềm cấp chứng chỉ hành nghề y dược của Sở Y tế.

Cùng với hạ tầng CNTT đã được đầu tư trước đây của Đề án 112, các dự án 47, 06 của cơ quan Đảng và việc đầu tư, mua sắm trực tiếp của các đơn vị, có thể thấy hạ tầng CNTT của tỉnh Nam Định tương đối tốt, được Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT và Hội tin học Việt Nam đánh giá, xếp hạng vào một trong các tỉnh khá trong toàn quốc.

Bảng 2.3: Bảng xếp hạng chỉ số hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các tỉnh, thành qua các năm 2008-2010:

STT Tên tỉnh/TP

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ số HTKT Xếp hạng Chỉ số HTKT Xếp hạng Chỉ số HTKT Xếp hạng 1 Đà Nẵng 2 0.68 1 0.83 1 2 TP. Hồ Chí Minh 3 0.62 3 0.79 2 3 Hà Nội 1 0.65 2 0.69 3

4 Thừa Thiên Huế 4 0.50 6 0.58 4

5 Quảng Ninh 9 0.49 7 0.57 5 6 Nghệ An 49 0.46 9 0.56 6 7 Hải Phòng 42 0.48 8 0.56 7 8 Nam Định 43 0.40 14 0.52 8 9 Lâm Đồng 7 0.57 5 0.49 9 10 Phú Thọ 37 0.26 42 0.49 10 11 Bình Dương 5 0.58 4 0.48 11 12 Khánh Hòa 11 0.41 12 0.47 12

13 Vĩnh Phúc 23 0.39 15 0.47 13

14 Bắc Giang 39 0.32 29 0.46 14

15 Lào Cai 52 0.41 13 0.45 15

(Nguồn: Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010 - Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin – Hội tin học Việt Nam).

Thứ hai, về quản lý nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Theo thống kê bước đầu, hiện nay tại các cơ quan đảng và cơ quan hành chính trong tỉnh có trên 150 cán bộ, công chức có trình độ đào tạo chuyên ngành tin học là cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; trên 1.650 cán bộ, công chức có chứng chỉ tin học trình độ A trở lên, 90% cán bộ, công chức thường xuyên truy cập, khai thác sử dụng Internet để phục vụ công việc chuyên môn, 100% cán bộ, công chức có hộp thư điện tử với tên miền @namdinh.gov.vn , 32 cán bộ làm quản trị mạng tại các sở, ngành, 20 đơn vị có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về CNTT luôn được quan tâm tạo điều kiện: Các đơn vị chọn cử cán bộ đi đào tạo chuyên ngành hai về CNTT, nâng cao trình độ về CNTT như đào tạo Đại học, Sau đại học. . . đặc biệt tỉnh Nam Định đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm ĐTBD tại chức của tỉnh, Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Nam Định hàng năm mở các lớp Cao đẳng, Đại học tại chức về chuyên ngành CNTT để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chuyên sâu về CNTT của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Trong tỉnh có 06 trường đại học, cao đẳng có khoa CNTT để đào tạo sinh viên có trình độ cao đẳng, đại học, đây là nguồn cung cấp lớn nguồn lực có chuyên môn sâu về CNTT cho tỉnh.

Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho những người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc chuyên ngành khác đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp các ngành hết sức quan tâm cụ thể: Năm 2005, UBND tỉnh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức Tin học văn phòng, Tin học căn bản cho hầu hết các cán bộ là công chức nhà nước ở cấp tỉnh, huyện. Cử cán bộ chuyên trách về CNTT của các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và UBND các huyện tham dự khóa đào tạo quản trị mạng, an ninh mạng do Đề án 112 của Chính phủ và Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức. Từ đó đến nay, các đơn vị thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức mới về CNTT theo yêu cầu của từng ngành cho đội ngũ của đơn vị.

Bảng 2.4: Bảng xếp hạng chỉ số hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin của các tỉnh, thành qua các năm 2008-2010:

STT Tên tỉnh/TP

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ số HTNL Xếp hạng Chỉ số HTNL Xếp hạng Chỉ số HTNL Xếp hạng 1 Vĩnh Phúc 4 0.5864 8 0.87 1 2 Đà Nẵng 2 0.4687 23 0.86 2 3 TP. Hồ Chí Minh 8 0.7000 1 0.84 3 .... ... ... ... ... ... ... ... 17 Hà Nội 1 0.4681 24 0.64 17 18 Đăk Lăk 41 0.4399 30 0.62 18 19 Thái Bình 64 0.1820 61 0.62 19 20 Nam Định 38 0.4723 22 0.61 20 21 Bình Định 21 0.5004 17 0.61 21 22 Bến Tre 53 0.3178 48 0.60 22 23 Bắc Cạn 58 0.3407 43 0.60 23 24 Quảng Ninh 52 0.3762 37 0.59 24

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 62)