Phát triển và ứng dụng công nghệ thông ti nở các loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 53)

của tỉnh gồm 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đã được công khai trên Cổng, với 100% thủ tục đạt ở mức độ 2, một số đã đạt được mức độ 3.

Nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã có trang thông tin điện tử riêng nhằm giới thiệu cơ cấu, tổ chức, các thông tin hoạt động của đơn vị mình, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý Nhà nước của ngành, hướng dẫn các thủ tục hành chính, giải đáp thắc mắc… giúp công dân và cán bộ trên địa bàn có nhu cầu công việc hiểu rõ thêm về những vấn đề họ đang quan tâm.

2.1.3. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở các loại hìnhdoanh nghiệp. doanh nghiệp.

Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 3.988 doanh nghiệp. Tình hình phát triển và ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp của tỉnh Nam Định ở những mức

độ khác nhau: Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đều quan tâm đầu tư trang, thiết bị và sử dụng máy vi tính và các phần mềm trong hoạt động của mình. Các phần mềm sử dụng chủ yếu là soạn thảo văn bản, thống kê, kế toán và thư điện tử. Một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có sử dụng các phần mềm khác như: Quản lý nhân sự, xây dựng kế hoạch sản xuất hay dùng để quản lý bán hàng, quản lý kho hàng, kế toán tài vụ. Để khai thác và vận hành hệ thống, các doanh nghiệp đều có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về CNTT.

Các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong các lĩnh vực không phải là CNTT thì việc đầu tư trang, thiết bị và ứng dụng CNTT chỉ chủ yếu dừng ở mức tổng hợp, thống kê và công tác quản lý tài chính.

Việc đầu tư cho CNTT trong các doanh nghiệp chủ yếu là đầu tư cho phần cứng, thiết bị mạng; một số ít doanh nghiệp đã chú trọng đến đầu tư cho hệ thống phần mềm và đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp đã xây dựng được Website để quảng bá hình ảnh và các sản phẩm kinh doanh trên hệ thống mạng Internet như Công ty máy tính Thuận An, Công ty máy tính Phi Dũng, Công ty Phần mềm Việt, Công ty Vĩnh Thịnh…

Các doanh nghiệp trên địa bàn đều sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao ADSL hoặc đường cáp quang để kết nối máy tính của đơn vị với Internet. Một số ít doanh nghiệp xây dựng được hệ thống mạng nội bộ quy mô lớn, còn lại chủ yếu là hệ thống mạng nhỏ lẻ từ 5-10 máy. Mục đích của việc kết nối để truyền dữ liệu hoặc tìm kiếm thông tin, xem tin tức là chính, chưa khai thác các ứng dụng như: thương mại điện tử, tìm kiếm đối tác qua mạng Internet… mức độ sử dụng thư điện tử để giao dịch là thấp. Các doanh

nghiệp chưa chú trọng khái thác thông tin trên mạng Internet, quảng bá thương hiệu cũng như quảng bá sản phẩm thông qua mạng Internet.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 53)