Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 74 - 78)

9 Doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử.

3.1.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020.

thông tin của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020

3.1.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020. tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVIII đã đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 như sau:

Trong giai đoạn 2011-2015, mục tiêu tổng quát là huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, coi trọng phát huy nội lực văn hoá, giáo dục và lợi thế về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế biển để tạo bước phát triển mới, nhanh, mạnh và vững chắc về kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng tâm là công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tham gia hiệu quả tiến trình

hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Phát triển kinh tế hài hoà, gắn kết với phát triển văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Chăm lo nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân. Củng cố khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội. Chủ động nắm bắt và tạo dựng thời cơ, phấn đấu rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế so với tốc độ, trình độ chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Sớm xây dựng thành phố Nam Định trở thành đô thị loại I, Trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Để thực hiện các mục tiêu đó, nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh là phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn 5 năm trước. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất của tỉnh cho phù hợp. Tăng cường hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp để vươn lên hội nhập kinh tế quốc tế.

Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh khu vực kinh tế dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã.

Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo nền tảng mới cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tập trung đầu tư hạ tầng đô thị TP. Nam Định theo quy hoạch để nâng cấp lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh trước năm 2013.

Tích cực triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015, phấn đấu đến hết năm 2015 có 73 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, nghiên cứu khoa học. Chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, nhân lực cho nông thôn.

Đẩy mạnh giải quyết việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, khuyến khích tạo động lực vươn lên làm giàu. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, giải quyết cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc, giảm nghèo, cải thiện mức sống nhân dân.

Tạo bước chuyển biến toàn diện trong việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Phát huy dân chủ cơ sở. Tăng cường kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.Củng cố quốc phòng an ninh, ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo tốt an ninh nông thôn, tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng phát triển.

Từ đó, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu phải đạt được của tỉnh là:

(1) Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP - giá so sánh 1994) tăng bình quân 13-14%/năm; GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt 39-40 triệu đồng.

(2) Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Nông, lâm, ngư nghiệp: 26,0%; Công nghiệp, xây dựng: 39,5%; Dịch vụ: 34,5%

(3) Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 1994) tăng bình quân 3-4%/năm, trong đó thủy sản tăng 7%/năm. Sản lượng lương thực hàng năm 920-950 nghìn tấn; Giá trị sản phẩm trên một ha canh tác đến năm 2015

đạt 85-90 triệu đồng; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 140- 145 nghìn tấn; Sản lượng thủy sản đến 2015 đạt 100-110 nghìn tấn;

(4) Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) tăng bình quân 22- 23%/năm.

(5) Giá trị các ngành dịch vụ (giá so sánh 1994) tăng bình quân 12- 13%/năm.

(6) Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt 400-420 triệu USD.

(7) Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh tăng 15-17%/năm.

(8) Thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2015 đạt 2.200-2.300 tỷ đồng. (9) Tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,15-0,2%o; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2015 đạt 60% tổng số lao động; Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn 3% (theo tiêu chí cũ).

Trên cơ sở những thành tựu đạt được của giai đoạn 2011-2015, tỉnh xác định tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển; các lĩnh vực văn hoá - xã hội phát triển tiên tiến, đời sống nhân dân ngày được nâng cao; từng bước đưa Nam Định trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình khá của vùng đồng bằng sông Hồng.

Mục tiêu cụ thể, về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 12,5%/năm; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2020, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm xuống còn khoảng

8%; công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 54% và dịch vụ ở mức khoảng 38%; Giá trị xuất khẩu, giai đoạn 2016 - 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân18%/năm; Tăng thu ngân sách, đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước phấn đấu cân bằng thu - chi. Phấn đấu tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 50 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).

Về xã hội, tỷ lệ tăng dân số bình quân khoảng 0,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2020, bình quân 10.000 dân có 20 - 22 giường bệnh và 8 bác sĩ. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 75% lao động qua đào tạo và giải quyết được 45-50 nghìn lao động có việc làm mới. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống và ổn định ở mức 3 - 4% giai đoạn đến năm 2020; Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, phấn đấu đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% vào năm 2020. Đồng thời, đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 35% vào năm 2020. Nâng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2020 lên trên 90%;

Về bảo vệ môi trường, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; Đến năm 2020 trên 95% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 90% chất thải nguy hại, 100% các khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 74 - 78)