Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 90)

2) Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn

công nghệ thông tin tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020

Xuất phát từ những hạn chế về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay, việc hoàn thiện quản lý nhà nước cần tập trung vào các định hướng sau:

Thứ nhất, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh. Cần chú ý đảm bảo các điều kiện về

nguồn lực, như vốn đầu tư, cải cách thủ tục hành chính trong xây dựng cơ bản để nhanh chóng triển khai các đề án, chương trình, dự án trọng điểm về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; Đồng thời cần chú ý chỉ đạo để tạo ra sự liên kết chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình, kế hoạch, dự án quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Thứ hai, tập trung đầu tư, nâng cấp đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực CNTT đáp ứng được nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Theo đó, cần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh theo hướng tập trung, hiện đại, đa dạng, phong phú, thiết thực, đặc biệt chú trọng cơ sở dữ liệu thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch, quản lý hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị. Cải thiện cơ cấu đầu tư CNTT, vừa quan tâm đầu tư vào phần cứng, vừa chú trọng đến ứng dụng các phần mềm cũng như sử dụng nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp. Tỉnh cần nghiên cứu có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư để

phát triển công nghiệp phần mềm.

Cần khắc phục tình trạng thiếu cán bộ quản lý, định hướng CNTT (CIO) có năng lực, chuyên gia đầu ngành, nhân lực CNTT chất lượng cao. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực CNTT còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, tăng cường quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các

văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: Quy định về quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống mạng chuyên dụng của tỉnh; Quy định của tỉnh về quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh; quy định về quản lý, cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử của tỉnh; quy định về quản lý, sử dụng dịch vụ internet tại các đại lý internet trên địa bàn…

Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế phối về đảm bảo an toàn cở sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động thông tin, truyền thông giữa các đơn vị như Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp CNTT… Đầu tư trang thiết bị (phần cứng, phần mềm) cho hệ thống mạng LAN tại các đơn vị, mạng WAN của tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và hệ thống máy trạm của các đơn vị. Tăng cường công tác đào tạo về an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT cho cán bộ làm quản trị mạng tại các đơn vị.

Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin. Nam Định là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế phát triển chậm, nguồn lực tài chính yếu, nguồn nhân lực chất lượng không cao, cơ sở hạ tầng, trình độ, khả năng ứng dụng CNTT còn thấp. Vì vậy, quá trình phát triển ứng dụng CNTT cần nhận được sự hỗ trợ từ phía bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác, liên kết trong

nước và quốc tế. Nguồn lực từ bên ngoài sẽ góp phần giúp địa phương khai thác hết thế mạnh và tiềm năng của mình. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về CNTT, liên kết, hợp tác với nhau là một xu thế tất yếu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi trong ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH. Đẩy mạnh, tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế về CNTT giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo của tỉnh Nam Định là:

1) Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác là các tập đoàn, công ty, tổ chức và các chuyên gia hàng đầu về CNTT. Đây là sự hợp tác hết sức cần thiết. Sự hợp tác này hướng tới việc thu hút sự đầu tư vào xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng CNTT, học tập kinh nghiệm của các nước, các tỉnh bạn về ứng dụng CNTT và tiến hành việc chuyển giao KHCN. Để thực hiện được các mục tiêu này, tỉnh Nam Định cần phải:

- Tiến hành việc xây dựng cơ chế nhằm thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước. Cơ chế, chính sách này cần hướng vào việc thực hiện các chế độ ưu đãi về hạ tầng CNTT, viễn thông; ưu đãi về thuế; tôn trọng và cam kết bảo vệ bản quyền phần mềm,…

- Tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thông qua việc thiết lập các thủ tục cấp phép đầu tư đơn giản, thông thoáng. Từng bước xây dựng và hiện đại hoá cơ sở vật chất như: hệ thống đường trục viễn thông, hệ thống đường truyền dữ liệu tốc độ cao…

2) Thường xuyên cử các đoàn cán bộ lãnh đạo, chuyên gia CNTT đi ra nước ngoài, đến các địa phương trong nước để học tập kinh nghiệm, giới thiệu tiềm năng, nhu cầu về phát triển và ứng dụng CNTT; kêu gọi các chuyên gia CNTT, các doanh nghiệp CNTT đầu tư vào Nam Định.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế với sự phát triển hết sức mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức hiện nay đòi hỏi tỉnh Nam Định cần phải có một

chiến lược hợp tác kinh tế quốc tế nhạy bén và đúng đắn nhằm tận dụng được các cơ hội phát triển và ứng dụng CNTT, thu hút nguồn vốn, KHCN ở trong và ngoài nước. Đây là con đường ngắn nhất để tỉnh rút ngắn khoảng cách chênh lệnh so với các địa phương khác và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH đã đặt ra.

3) Tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án do các tổ chức nước ngoài triển khai để hỗ trợ Nam Định về ứng dụng và phát triển CNTT như: các dự án của Microsoft, Intel và các tập đoàn CNTT khác.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công nghệ thông tin trên địa bàn. Đây được coi là công cụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước

đối với lĩnh vực CNTT trên địa bàn. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT của các đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn; đồng thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, khuyết điểm trong hoạt động CNTT của các đơn vị; xử nghiêm những trường hợp vi phạm.

Qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý hoạt động CNTT không còn phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động CNTT phát triển.

Cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, cần làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động CNTT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 90)