giáo dục, y tế, khoa học, văn hóa, xã hội…
Thứ nhất, phát triển và ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo.
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất trang thiết bị máy tính tại các đơn vị giáo dục:
STT Đơn vị Số trường Số phòng MVT Số máy vi tính Số MVT được kết nối Internet Số đơn vị có mạng LAN 1 Trường Tiểu học 291 65 1.557 1.250 12 2 Trường THCS 245 181 3.217 2.117 100 3 Trường THPT 54 132 2.726 1.845 53 4 Trung tâm GDTX 16 16 368 320 16 5 Trường Đại học 4 16 520 500 4 6 Trường Cao đẳng 5 10 450 300 5 7 Trường Trung cấp 6 6 250 200 6 8 VP Sở GD-ĐT 1 0 75 75 1 9 VP Phòng GD-ĐT 10 huyện, TP 10 0 150 130 5
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định)
Việc ứng dụng CNTT trong việc soạn giảng của giáo viên nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá được Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo một cách quyết liệt từ giáo viên mầm non đến giáo viên phổ thông và giáo viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Nam Định cụ thể: phát động và tổ chức cuộc thi sản phẩm ứng dụng CNTT đối với giáo viên mầm non tỉnh Nam Định tháng 3 năm 2010. Chỉ đạo giáo viên THCS và THPT trong năm học 2009-2010 mỗi người phải xây dựng được ít nhất 2 bài giảng điện tử có chất lượng. Hiện nay, ngân hàng bài giảng điện tử của Sở GD-ĐT có khoảng 17.500 bài giảng ở các môn học và
các khối lớp. Phát động toàn bộ giáo viên tham gia cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử E-Learning do Bộ GD&ĐT tổ chức…
Đến nay 100% các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học trên địa bàn tỉnh Nam Định được sự hỗ trợ của Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel và Viễn thông Nam Định đã được kết nối Internet với đường truyền tốc độ cao.
Các phần mềm được sử dụng chủ chủ yếu trong hệ thống các cơ sở giáo dục là: Phần mềm quản lý trường học (EMIS), Phần mềm quản lý học sinh (SMIS), Phần mềm quản lý cán bộ, giáo viên (PMIS), Phần mềm quản lý thi, phần mềm quản lý tài chính, các phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu, xây dựng bài giảng điện tử…
Sở giáo dục và đào tạo đã xây dựng website riêng để qua đó chỉ đạo các đơn vị giáo dục trong tỉnh về chuyên môn cũng như các chỉ đạo về công tác nghiệp vụ khác.
Hiện nay, một số trường và phòng giáo dục – đào tạo các huyện, thành phố đã xây dựng được Website để đưa thông tin về các hoạt động của nhà trường, kết quả học tập của học sinh và ngân hàng các bài giảng điện tử, ngân hàng đề, thời khóa biểu và một số thông tin khác.
Thứ hai, phát triển và ứng dụng CNTT trong Y tế.
Đầu tư và ứng dụng CNTT trong ngành Y tế của tỉnh Nam Định trong những năm gần đây luôn được UBND tỉnh và ngành Y tế quan tâm, cụ thể là:
100% cán bộ y, bác sỹ được đào tạo về tin học cơ bản. Hàng năm đều cử y, bác sỹ đi tập huấn về ứng dụng CNTT vào công tác khám chữa bệnh theo các chương trình do Bộ Y tế tổ chức.
Tất cả các khoa, phòng, ban của bệnh viện từ cấp huyện trở lên đều được trang bị máy vi tính, máy in để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và lưu giữ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Một số bệnh viện đã được kết nối mạng LAN và kết nối Internet để y, bác sỹ có thể thông qua mạng Internet tự học, nghiên cứu để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Sở Y tế Nam Định đã kết nối mạng LAN, kết nối Internet bằng cáp quang tốc độ cao.
Ngành Y tế, bước đầu đã sử dụng các phần mềm dùng chung như: Phần mềm cấp chứng chỉ hành nghề y, dược tỉnh Nam Định; phần mềm quản lý cán bộ, y, bác sỹ trong tỉnh. Ngoài ra một số bệnh viện cơ sở cũng đầu tư trang thiết bị và các phần mềm hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh theo từng chuyên ngành như: Viện mắt, viện Lao, Trung tâm phòng chống HIV…
Ngoài các phần mềm nói trên, các ứng dụng tin học chủ yếu tại các bệnh viện, trung tâm y tế là phục vụ công tác soạn thảo văn bản phục vụ công tác quản lý hành chính, tổ chức, văn phòng.
Thứ ba, phát triển và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực khác như giao thông, xây dựng, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, tài chính…
Nhìn chung trong những năm qua, việc đầu tư và ứng dụng CNTT ở các lĩnh vực này được đẩy mạnh. Các sở, ngành đều có mạng LAN, nhiều ngành đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác như CSDL về đường giao thông, địa chính đất đai, tài chính,… Các ứng dụng phần mềm chuyên ngành đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả như: các phần mềm thiết kế, tính dự toán của ngành giao thông, xây dựng, phần mềm quản lý đất đai của ngành tài nguyên môi trường, quản lý tài chính ngân sách, kế toán hành chính sự nghiệp của ngành tài chính,…
Trong những năm gần đây, hạ tầng viễn thông của tỉnh đã được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông đầu tư nâng cấp về đường truyền, chất lượng các dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Tính đến nay, 100% số xã trên địa bàn tỉnh có điểm bưu điện văn hóa xã, có dịch vụ internet. Số thuê bao ADSL của tỉnh đạt trên 43.000 thuê bao.
Việc phát triển nhanh, mạnh của Internet đến tất cả các vùng, miền trên địa bàn tỉnh đã giúp cho nhân dân trong tỉnh có điều kiện để tiếp xúc và nắm bắt thông tin về kinh tế - xã hội một cách chính xác, nhanh chóng, đa chiều, đặc biệt là thông tin về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, thông tin về kỹ thuật nuôi, trồng, phòng chống dịch bệnh,…
Đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Nam Định những năm qua đã được Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT và Hội tin học Việt Nam xếp hạng như sau:
Bảng 2.2: Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của các tỉnh, thành qua các năm 2008-2010:
STT Tên tỉnh/TP
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ICTindex index Xếp hạng ICT index Xếp hạng ICT index Xếp hạng 1 Đà Nẵng 2 0.6851 1 0.73 1 2 TP. Hồ Chí Minh 3 0.6069 2 0.70 2 3 Hà Nội 1 0.5110 3 0.65 3 ... ... ... ... ... ... ...
20 Cần Thơ 11 0.4162 14 0.46 20 21 Đăk Lăk 31 0.3383 26 0.46 21 22 Bà Rịa- Vũng Tàu 13 0.3550 23 0.46 22 23 Thanh Hóa 14 0.3509 24 0.44 23 24 Nam Định 49 0.2977 33 0.43 24 25 Long An 17 0.3845 18 0.43 25 26 Phú Yên 58 0.3981 17 0.42 26 27 Bắc Ninh 16 0.4325 10 0.42 27 28 Ninh Thuận 29 0.2961 36 0.41 28
(Nguồn: Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010 - Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin – Hội tin học Việt Nam).