kiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý và ứng dụng CNTT tại một số tỉnh, thành phố. Để làm tốt công tác quản lý và đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau.
Thứ nhất, thống nhất, tập trung sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhấn mạnh vai trò thủ trưởng.
CNTT là một phạm vi hẹp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó đối với xã hội là rất rộng và thiết yếu. Vì vậy cần phải có sự quan tâm và tập trung, thống nhất chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể trong quản lý, ứng dụng CNTT, tạo ra sự đồng bộ, đồng thuận giữa các cơ quan trong việc ứng dụng CNTT. Khác với các lĩnh vực khác, chỉ đạo điều hành công việc có thể do thủ trưởng đơn vị ủy quyền chỉ đạo trực tiếp cho cấp dưới, riêng với lĩnh vực ứng dụng CNTT do có sự tương tác thông tin với nhau qua mạng, cho nên, tùy theo mức độ ứng dụng của các cơ quan, đơn vị, bắt buộc thủ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo, điều hành theo qui trình của hệ thống chung. Kinh nghiệm cho thấy đơn vị, địa phương nào mà trực tiếp
các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và người thủ trưởng vào cuộc thực sự thì nơi đó có bước chuyển biến tích cực về ứng dụng CNTT.
Thứ hai, phải đảm bảo sự đồng bộ về cơ chế, chính sách.
So với các lĩnh vực khác, CNTT là lĩnh vực còn rất non trẻ, tuy nhiên có sự phát triển rất nhanh về chiều rộng và chiều sâu, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn. Do vậy, nguyên tắc năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển của xã hội đối với lĩnh vực CNTT là một đòi hỏi cần phải giải quyết triệt để tránh để khoảng cách quá xa giữa thực tế và quản lý. Ban hành cơ chế, chính sách về CNTT phải bao quát được chiến lược, định hướng quan trọng, tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển. Cơ chế, chính sách phải đồng bộ, không được xem nhẹ bất cứ yếu tố nào liên quan đến CNTT. Cơ chế chính sách cụ thể phải mềm dẻo, linh hoạt, tạo sự khuyến khích cho các đối tượng ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động. Phải có lộ trình thích hợp cho các đối tượng ứng dụng CNTT tránh gò ép, áp đặt, hình thức, phong trào.
Thứ ba, phải quan tâm củng cố và phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông.
Hạ tầng thông tin và truyền thông là một nội dung rất quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH, nó là điều kiện, môi trường để gắn kết những người có tri thức về CNTT với nhau thông qua các hoạt động như cộng đồng điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, nghiên cứu khoa học...
Thứ tư, phải chăm lo phát triển các nguồn lực.
Ngoài nguồn lực về hạ tầng thông tin và truyền thông đã phân tích ở trên, để phát huy hiệu quả ứng dụng CNTT, cần phải có nguồn nhân lực, tài chính. Nguồn nhân lực về CNTT phải đi trước và sẵn sàng khi triển khai ứng dụng CNTT. Trình độ về CNTT phải phù hợp với vị trí công tác, giải quyết
được các yêu cầu tác nghiệp khi ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực về CNTT phải linh hoạt phù hợp với từng đối tượng, không đào tạo hình thức, dập khuôn, máy móc. Nơi nào có đội ngũ cán bộ có trình độ cao về CNTT, làm hạt nhân cho việc triển khai các ứng dụng, khắc phục sự cố trong quá trình vận hành sử dụng thì nơi đó hiệu quả ứng dụng CNTT đạt cao.
Phải có kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về ứng dụng và phát triển CNTT. Kinh phí thực hiện các dự án phải bảo đảm tổng thể, không được thiếu, tránh dở dang. Huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính bảo đảm cho phát triển cân bằng, ưu tiên những nội dung quan trọng.
CHƯƠNG 2