Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 46 - 48)

Với thế mạnh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có vị trí địa lý thuận lợi, những năm qua Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn và giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT.

Để làm tốt công tác quản lý cũng như đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ban hành nhiều quyết định: Quyết định số 1132/QĐ-UBND ngày 10/6/2008 về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh năm 2008; Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 03/03/2009 về việc

phê duyệt Kế hoạch ứng dụng nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh năm 2009; Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020…

Cùng với đó là nhiều văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT: Quyết định số 01/2006/QĐ-UBND ngày 04/01/2006 về việc Ban hành Quy định về quản lý, sử dụng hệ thống thư tín điện tử của các tổ chức, cá nhân trong các cơ quan hành chính tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 18/2006/QĐ-UBND ngày 04/01/2006 của UBND tỉnh về việc Quy định bảng danh sách tên miền, địa chỉ IP của các cơ quan hành chính tham gia hệ thống mạng HungYenNet, CPNet và Internet; Quyết định số 121/2006/QĐ-UBND ngày 22/09/2006 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định tạm thời về quy trình tiếp nhận, cập nhật, chuyển giao văn bản đến; soạn thảo, trình duyệt ký, ban hành và phát hành văn bản đi trên mạng tin học tại các sở/ngành, UBND các huyện/thị; Quyết định số 122/2006/QĐ-UBND ngày 22/09/2006 của UBND tỉnh về việc Quy định tạm thời chế độ cập nhật thông tin và gửi báo cáo qua mạng máy tính; Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 16/03/2007 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về tổ chức, quản lý, khai thác sử dụng thông tin và bảo vệ mạng tin học diện rộng tỉnh Hưng Yên.

Việc tổ chức triển khai thực hiện các quyết định, quy định đó đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ: 100% các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên của Tỉnh có mạng LAN kết nối Internet và triển khai một số phần mềm ứng dụng tiêu biểu như kế toán, quản lý văn bản điều hành; 60% cán bộ các sở ngành có máy vi tính để làm việc; 100% các xã, phường, thị trấn có máy tính kết nối Internet; Các lĩnh vực như giáo dục, y tế đã ứng dụng phần mềm tuyển sinh, quản lý học sinh, quản lý bệnh viện, khám chữa bệnh…

Bên cạnh những kết quả đã được, công tác quản lý và phát triển, ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn những tồn tại: Quá trình triển khai còn chậm, chưa đồng bộ, các dịch vụ công chưa được triển khai nhiều, các đề án tin học hoá chủ yếu chỉ mới triển khai trong nội bộ một số cơ quan quản lý hành chính, chưa trực tiếp phục vụ người dân. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và y tế mới chỉ ở giai đoạn ban đầu, chưa có nhiều ứng dụng được triển khai toàn diện. Nguồn nhân lực cho CNTT chưa đủ cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w