1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng sinh học tế bào

93 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 21,13 MB

Nội dung

Học thuyết tế bào 1839: Tế bào là đơn vị căn bản của sinh giới. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo là tế bào Tế bào là đơn vị cơ bản về cấu trúc cũng như chức năng (sinh sản, sinh trưởng, vận động, trao đổi chất, các quá trình sinh hóa) của cơ thể sống. Học thuyết tế bào: Tế bào được hình thành từ tế bào có trước Tế bào là đơn vị cơ bản về cấu trúc, chức năng và tổ chức ở tất cả cơ thể sống. Tất cả những vật hay cơ thể sống đều được hình thành từ tế bào

Trang 1

BÀI 1 TẾ BÀO

Học thuyết tế bào - 1839:

- Tế bào là đơn vị căn bản của sinh giới

- Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo là tế bào

Tế bào là đơn vị cơ bản về cấu trúc cũng như chức năng (sinh sản, sinh trưởng, vận động, trao đổi chất, các quá trình sinh hóa) của cơ thể sống

Học thuyết tế bào:

- Tế bào được hình thành từ tế bào có trước

- Tế bào là đơn vị cơ bản về cấu trúc, chức năng và tổ chức ở tất cả cơ thể sống Tất cả những vật hay cơ thể sống đều được hình thành từ tế bào

Các dạng sống:

Cách 1

Sinh vật chưa có cấu tạo

Sinh vật có cấu tạo tế bào Prokaryote Vk, Vk lam

Eukaryote Động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vậtCách 2 Sinh vật đơn bào – Sinh vật đa bào

BÀI 2 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO

Căn cứ vào nhân:

Prokaryote Chưa có nhân chính thức, nhân không có màng nhân VK và VK lam

Eukaryote Có nhân chính thức, nhân có màng nhân Nguyên sinh động vật, nấm,

thực vật, động vật

2.1.CẤU TẠO TỔNG QUÁT CỦA TẾ BÀO:

Giới hạn sinh lý của TB Giới hạn giữa TB và môi trường sốngTính thấm chọn lọc Kiểm soát trao đổi chất duy trì sự khác nhau chủ yếu

giữa tế bào và môi trườngChất nguyên sinh Toàn bộ nội dung bên

trong tế bào – các bào quan

Nhân : chứa thông tin di truyền, trung tâm kiểm soát hoạt động của tế bào

Các bào quan khác: hô hấp, quang hợp, tổng hợp protein, bài tiết

Trang 2

2.2.TẾ BÀO PROKARYOTE:

2.2.1.HÌNH THÁI – KÍCH THƯỚC:

- Chiều dài: 1-10µm

Trang 3

- Chiều rộng: 0.2-1µm

- Nhỏ hơn khoảng 10 lần so với Eu

- Hình thái rất đa dạng:

o Hình que - Trực khuẩn: Bacillus

o Hình xoắn – Xoắn khuẩn: Spirillum

o Hình phẩy – Phẩy khuẩn: Vibrio

o Hình cầu – Cầu khuẩn: Coccus

 Song cầu khuẩn – Diplococcus

 Liên cầu khuẩn – Streptococcus

 Tụ cầu khuẩn – Staphylococcus

Trang 4

- Bao bên ngoài màng sinh chất

- Tạo khung vững cứng, giúp TB:

 Duy trì hình dạng

 Chống chịu các tác nhân bất lợi, nhất là áp suất thẩm thấu của môi trường bên ngoài

 Mang các kháng nguyên của VK

 VK không sống được nếu thiếu vách

Cấu tạo:

- Glycopeptid (peptidoglycan, murein, mucopeptid, glycozaminopeptid) – chỉ có ở tế bào

Prokaryote

- Phân tử peptidoglycan = 2 loại đường + 1 peptid ngắn có 2 acid amin

- Các đường và các peptid nối lại với nhau thành một đại phân tử bao toàn bộ bên ngoài màng sinh chất

Căn cứ cấu tạo vách:

Giữ phức hợp tím tinh thể iod Không giữ được phức hợp tím tinh thể iod và bị khử

màuChỉ có vách peptidoglycan dày rồi tới màng

sinh chất

Lớp ngoài cùng: lipoprotein + lipopolysaccharide - phức hợp lipid- polysaccharide

Lớp peptidoglycan mỏng

Trang 5

Màng sinh chất

c.Màng sinh chất:

- Cấu tạo giống màng sinh chất của TB Eu

- Có thêm acid diaminopimelic và acid formic

- Có những chỗ lõm vào, gấp nếp gọi là mesosome, mesosome có khi gắn với nhân của VK

- Có tính thấm chọn lọc: có chứa các men điều khiển quá trình trao đổi chất, chứa men hô

hấp, men của chu trình Krebs (NLđược tạo ra trên màng sinh chất khác với Eu)

- Còn có vai trò trong sinh tổng hợp protein vai trò trong sinh sản

d.Tế bào chất:

- Chứa ribosom, ARN, thể vùi (nơi dự trữ chất dinh dưỡng và năng lượng), protid, lipid, glycogen

- Vk quang hợp chứa chlorophyll gắn với màng hay các phiến mỏng, trừ ở VK lam, các phiến mỏng liên thông với màng, không phải là cấu trúc độc lập, không nằm trong lục lạp như Eu

e.Miền nhân:

- Không có cấu trúc màng nhân

- Miền nhân – vùng tương tự nhân: nucleoide

- Nhiễm sắc thể duy nhất: ADN dạng vòng tròn, trần (không gắn với protein histon)

- Còn có các phân tử ADN nhỏ độc lập dạng vòng tròn gọi là plasmid nằm tách biệt hoặc

gắn vào nhiễm sắc thể của VK

- Plasmid có thể truyền từ TB VK này sang TB Vk khác  Tiếp hợp - Plasmid: yếu tố giới tính của VK

Trang 6

Vi khuẩn thường sinh sản = Trực phân / Phân bào không tơ / Phân bào vô nhiễm

Nhiễm sắc thể nhân đôi rồi tế bào tách ra làm hai

Thời gian rất nhanh: thời gian của 1 chu kỳ tế bào E.Coli là 20-30p

2.2.4.SO SÁNH TẾ BÀO PROKARYOTE – EUKARYOTE:

Nhóm sinh vật VK, VK lam Động vật nguyên sinh, nấm,

thực vật, động vậtKích thước 1-10µm

Kích thước và hình dạng thay đổi phụ thuộc vào nhiệm vụ và vị trí trong cơ thể

Kích thước: rất biến thiên, thường TB TV: 10-100µm; TB ĐV: 10-30µm

Hình dạng: Thay đổi theo chức năng, nói chung TB thực vật có vách cứng nên có hình dạng nhất định

2.3.2.MÀNG TẾ BÀO:

a.MÀNG SINH CHẤT:

Chức năng:

Trang 7

- Giới hạn độ lớn của tế bào, giới hạn giữa tế bào và môi trường

- Tính thấm chọn lọc:

o Duy trì sự khác nhau cần thiết giữa tế bào và môi trường

o Điều hòa sự ra vào của các chất: đưa thức ăn vào, thải cặn bã và chất tiết

- Có khả năng biến hình để TB di động, thực bào và ẩm bào

- Có khả năng dẫn truyền xung động thần kinh

- Có khả năng nhận diện các tế bào đồng loại và khác loại

- Tiếp nhận và truyền thông tin

- Có chức năng miễn dịch

Cấu trúc cơ bản:

- 70-100

- Màng đôi phospholipid có chứa protein

- Gồm: lipid, protein, carbohydrate

- Quan sát dưới kính hiển vi: Hai lớp sẫm song song kẹp giữa một lớp nhạt Mỗi lớp 25-30 Lớp nhạt là lớp lipid kép, còn lớp sẫm là các phân tử protein và các đầu tự do của các phân tử

protein lộ ra khỏi lớp lipid

- Ở một số TB Eu, hệ thống màng chiếm trên 80% khối lượng khô của tế bào

LIPID:

- Lipid chiếm gần 50% khối lượng màng

- Gồm phospholipid, cholesterol, và glycolipid Cả 3 loại phân tử đều có 1 đầu kị nước và 1 đầu ưa nước

 Hai dãy phân tử lipid áp sát vào nhau, đầu ưa nước quay ra bề mặt trong và bề mặt ngoài tiếp xúc với nước, đầu kị nước quay vào nhau

 Tính chất dấu đầu kỵ nước làm cho màng luôn có xu hướng kết dính với nhau và khép kín lại

 Màng có tính linh động, tái hợp nhanh mỗi khi mở ra, có thể tiếp nhận một lipid mới vào màng,

có thể hợp nhất hai màng tế bào

 Các phân tử lipid trong màng có khả năng chuyển động

PHOSPHOLIPID:

- Là thành phần nhiều nhất trong màng tế bào

- Gồm đầu phân cực ưa nước và 2 đuôi hydrocacbon không phân cực kị nước là các acid béo Mỗi đuôi khoảng 14-24 C, đuôi thứ 2 bị uốn cong do có 1 liên kết đôi

- Cấu trúc lớp kép phospholipids, các mạch hydrocacbon trong lớp kép phospholipids thường xuyên chuyển động

Trang 8

- Steroid = sterol + acid béo

- Các phân tử cholesterol nằm xen vào các phospholipids

- Ngăn cản các chuỗi hydrocacbon liên kết với nhau và kết tinh nên duy trì tính linh động của màng

- Còn có tác dụng duy trì tính bền vững cơ học của màng

- Không có cholesterol màng lipid không tồn tại được

Trang 9

- Glycolipis = lipid + oligosaccharide (≤ phân tử đường)

- Nằm xen kẽ các phân tử phospholipids, các nhóm đường bộc lộ ra bề mặt tế bào

- Có tác dụng là các phân tử tiếp nhận các tín hiệu giữa các tế bào

- Ở hầu hết màng SC, protein chiếm hơn 50% khối lượng màng

- Nhưng số lượng phân tử protein ít hơn lipid: 1 protein /50 lipid

- Số lượng và các loại protein ở các loại màng là khác nhau Mỗi loại bào quan chứa một thành phần duy nhất protein

- Căn cứ vị trí của protein trên màng sinh chất:

o Protein xuyên màng, lộ hai đầu ưa nước ra hai bên màng, khó tách khỏi màng

o Protein gắn một phần vào màng, chỉ lộ ra ở một bên màng

o Protein không gắn với màng lipid mà liên kết với protein xuyên màng

o Protein nằm tự do trên bề mặt màng, dễ tách khỏi màng

Chức năng:

- Vai trò chính của protein màng là chức năng của nó hơn là về mặt cấu trúc

- Một số chức năng của protein màng:

o Tạo kênh protein giữa TB liền kề: LINKER

o Vận chuyển thụ động hoặc tích cực các chất qua màng TB: TRANSPORTER

o Nhận và chuyển tín hiệu từ TB này qua TB khác: RECEPTOR

o Một số protein nhô vào trong tế bào chất gắn với bộ xương tế bào giúp duy trì hình dạng

tế bào (các protein nằm trên màng tế bào liên kết lỏng lẻo với đầu hữu cực của phospholipids bằng lk ion hay lk hydrogen)

o Enzyme có chức năng xúc tác: ENZYME

Trang 10

- 2-10% khối lượng màng

- Dưới dạng các chuỗi oligosaccharide

- Liên kết với lipid  glycolipid Mỗi glycolipid chỉ mang 1 chuỗi oligosaccharide

- Liên kết với protein  glycoprotein Mỗi glycoprotein có thể mang nhiều chuỗi oligosaccharide

- Nằm ở mặt ngoài màng

 Điểm nhận biết các tín hiệu và quan hệ giữa các tế bào

 Hiện tượng ức chế khi tiếp xúc

b.MÀNG BẢO VỆ - VÁCH TẾ BÀO

VK Gram

dương

-Giữ phức hợp tím tinh thể iod

-Chỉ có vách peptidoglycan dày rồi tới màng sinh chấtGram

âm

-Không giữ được phức hợp tím tinh thể iod và bị khử màu-Lớp ngoài cùng:

lipoprotein + lipopolysaccharide  phức hợp lipid-

Trang 11

polysaccharide-Lớp peptidoglycan mỏng

-Màng sinh chất

TB nấm

-Lớp mannoproteins-Lớp β-1,3-glucan-Lớp chitin (trùng hợp của N-acetyl-D-glucosamine)

- Gồm: phiến giữa, vách sơ cấp, vách thứ cấp

- Trên vách có các lỗ  nước, không khí, và các chất di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác

Phiến giữa:

- Khi phân bào, phiến giữa được hình thành để tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con

- Là phiến chung, gắn với 2 tế bào

- Thành phần căn bản là pectin, dưới dạng pectat calcium

- Nếu pectin bị tan thì các tế bào gắn vào nhau yếu hơn

Vách sơ cấp:

- Sau khi phiến giữa hình thành, tế bào chất tạo ra vách sơ cấp

Trang 12

- Cấu tạo từ cellulose, pectin, hemicellulose, protein (extensins có chức năng tăng trưởng TB và lectin có chức năng nhận biết các phân tử từ bên ngoài)

- Các lớp sợi cellulose xếp song song và chéo nhau 60-90o

- Sự dày không đồng đều  tạo ra các lỗ

- Tế bào mô mềm chỉ có phiến giữa và vách sơ cấp

Polymer thẳng Polymer mạch nhánh

7000-15000 glucose 500-3000 đơn vị đường

Xylose, mannose, arabinose, rhamnose, galactose, trong đó xylose là nhiều nhất

- Là chất keo định hình, mềm dẻo và ưa nước

- Duy trì trạng thái ngậm nước ở các vách còn non

- Được tổng hợp tại bộ máy Golgi

Vách thứ cấp:

- Sau khi ngừng tăng trưởng, tế bào chất tạo ra vách thứ cấp nằm giữa vách sơ cấp và

màng tế bào

- Ngoài cellulose và hemicellulose, vách thứ cấp còn có lignin nên cứng

- Khi tế bào chết, vách thứ cấp  ống cứng dài để vận chuyển chất lỏng trong thân cây

- Vách tế bào dày: lỗ trao đổi  ống nhỏ trao đổi

- Sợi liên bào: sợi nhỏ li ti xuyên qua các lỗ và ống trao đổi nối tế bào chất của các tế bào cạnh nhau

- Hai loại lỗ:

Chức năng:

Trang 13

- Tạo khung cứng  giúp tế bào có hình dạng nhất định  có thể xem là bộ xương tế bào TV

- Bảo vệ tế bào chống lại các tác động môi trường: các tác nhân gây bệnh và cân bằng áp suất thẩm thấu

Sự hóa nhày:

- Mặt trong vách tế bào phủ thêm chất nhày Chất nhày hút nước  phồng lên và nhớt

- Chất pecti trong phiến giữa hút nhiều nước  tách các tế bào, thànb lập các đạo hay các khuyết

- Sự tạo chất nhày: tăng tiết pectic, hóa nhày, ở lại trong khoảng gian bào

- Sự tạo gôm: tăng tiết pectic nhiều hơn nữa + tiêu hủy một số tế bào

- Suberin giàu acid béo, hoàn toàn không thấm nước và khí Do nước không qua được nên

khi tế bào chết, vách vẫn còn tạo một mô che chở gọi là bần

- Sự hóa bần khác sự hóa gỗ ở chỗ: nó chỉ phủ lên vách sơ lập chứ không cẩn vào

- Tế bào nội bì: suberin chỉ tạo một khung không hoàn toàn gọi là Caspary

Sự hóa cutin:

- Tế bào biểu bì: lớp cutin (bản chất lipid) phủ ngoài vách tế bào

- Cutin không thấm nước và không khí

- Tính đàn hồi kém hơn cellulose  dễ bong ra

- Lớp cutin dày  giảm bớt sự thoát hơi nước

- Nhuộm xanh vàng bởi phẩm lục iod

Sự hóa sáp:

Trang 14

Tế bào biểu bì: vách tế bào  lớp cutin  lớp sáp

Sự hóa gỗ:

- Sự tẩm lignin hay gỗ vào vách của: mạch gỗ, tế bào nâng đỡ như sợi, mô cứng hay mô mềm lúc già

- Gỗ cứng, dòn, ít thấm nước, kém đàn hồi hơn cellulsoe  dễ bị gãy khi uốn cong

- Gỗ được tạo ở tế bào chất và cẩn vào sường cellulose

- Gỗ nhuộm xanh bởi xanh iod

- Để tách gỗ và cellulose: dùng acid đậm đặc hoặc kiềm/phenol

- Acid vô cơ đậm đặc làm tan cellulose để lại gỗ

- Kiềm hay phenol làm tan lignin để lại cellulose

2.3.3.TẾ BÀO CHẤT:

Tế bào chất = chất tế bào = chất nguyên sinh = bào tương

Gồm: dịch tế bào chất, các bào quan và các thể vùi

Trang 15

a.DỊCH TẾ BÀO CHẤT (THỂ TRONG SUỐT):

- Cấu trúc hệ keo: mixen tích điện cùng dấu chuyển động Brown

- Khối chất quánh, nhớt, đàn hồi, trong suốt # lòng trắng trứng

- Không tan trong nước

- Nền môi trường: thực hiện các phản ứng, thực hiện các quá trình điều hòa

- Chứa vật liệu cho các phản ứng tổng hợp, chất dự trữ năng lượng

b.THỀ VÙI:

Chứa chất dự trữ của TB: hạt mỡ, hạt glycogen ở tế bào ĐV, giọt dầu, hạt tinh bột, tinh thể muối, tinh thể protein ở tế bào TV

2.3.4.CÁC BÀO QUAN:

Trang 16

Các bào quan: mỗi bào quan đảm nhiệm một vài chức năng chuyên biệt, các bào quan phối hợp đồng

bộ đảm bảo hoạt động sống của tb

a.RIBOSOM:

Ribosome từ mọi nguồn đều có cấu trúc tương tự nhau

Cấu tạo:

- Gồm hai tiểu đơn vị lớn và nhỏ, được tổng hợp ở hạch nhân, xuyên qua lỗ nhân để ra TBC

- Hai tiểu đơn vị có thể tách ra tồn tại tự do hoặc gắn lại với nhau tạo thành ribosom hoàn chỉnh một cách thuận nghịch

- Ribosome có thể:

o Tự do trong TBC

o Gắn chặt với lưới nội chất

o Kết hợp thành chuỗi polyribosome hay polysom

- Dựa vào hệ số lắng S có 3 loại ribosom:

o Ribosom của Pro 70S

Trang 17

Trong quá trình tổng hợp protein, nhiều ribosome tiếp xúc với phân tử mARN tạo thành chuỗi

polyribosome Phức hợp này có thể dính với lưới nội chất hoặc tự do.

Chức năng:

- Là nơi diễn ra quá trình dịch mã tổng hợp protein

- Ribosome tự do: sản xuất protein hòa tan

- Ribosome gắn trên lưới nội chất: sản xuất protein đóng gói như men của tiêu thể, kháng thể, hormone…

b.LƯỚI NỘI SINH CHẤT:

Hệ thống các túi dẹt và ống rất nhỏ, phân nhánh, thông từ màng nhân, các bào quan ra màng sinh

chất để thông với khoảng gian bào

Màng của lưới nội chất: màng đơn, cấu tạo giống màng sinh chất

Gồm:

- Lưới nội sinh chất có hạt (nhám)

- Lưới nội sinh chất không có hạt (trơn)

Lưới nội sinh chất có hạt (nhám):

- Là hệ thống các túi dẹt

- Có các hạt ribosome bám vào bề mặt

- Gần với màng nhân, thông với khoảng quanh nhân

- Tham gia tái tạo màng nhân ở kỳ cuối của phân bào

- Cũng có phần không hạt gọi là đoạn chuyển tiếp

- Phát triển ở tế bào tuyến chuyên hoặc tế bào tiết

Trang 18

- Chức năng: tổng hợp protein: protein màng, protein tiết, men tiêu thể Sau khi tổng hợp,

lưới sẽ bảo quản và phân phát các sản phẩm cho một số bào quan trong tế bào, hoặc tiết ra

khỏi tế bào nhờ những túi bao gói làm bằng đầu mút của các đoạn chuyển tiếp không có

hạt

-Lưới nội sinh chất không có hạt (trơn):

- Hệ thống ống chia nhánh

- Không có các hạt ribosome bám vào

- Thông với lưới có hạt, liên kết mật thiết với bộ máy Golgi

- Phát triển ở tế bào gan và chứa các men có khả năng giải độc, các tế bào sx hormone steroid

- Chức năng: rất phức tạp và chưa được biết hết

o Tổng hợp phospholipid, cholesterol

o Tổng hợp steroid ở tinh hoàn, buồng trứng và tuyến thượng thận

o Vận chuyển lipid ở biểu mô ruột

o Điều hòa lượng đường từ gan và khử độc

o Dự trữ calcium

Trang 19

c.BỘ MÁY GOLGI:

Vị trí: gần nhân và trung thể

Cấu tạo:

- Là một hệ thống các túi dẹt hình dĩa: chồng đĩa + các bọt tròn nhỏ có màng bao nằm rải

rác xung quanh các chồng dĩa, được tách rời từ lưới nội chất

- 6-8 túi dẹt xếp song song, uốn cong hình cung  chồng Golgi hay thể golgi

- từ 1 hàng trăm chồng Golgi trong một tế bào gọi là bộ Golgi

- Nang golgi: được hình thành từ rìa các túi dẹt hay được nảy chồi từ mặt trans

- Chồng Golgi là một cấu trúc có cực: các túi khép kín với màng sinh chất gọi là mặt trans, các túi khép kín với trung tâm tế bào gọi là mặt cis

- Bộ Golgi:

o Phía lồi: Mặt cis (mặt hình thành = mặt nhập): nằm gần đoạn chuyển tiếp không có

hạt của LNSC có hạt, được hình thành bởi đoạn lưới nội chất chuyển tiếp không hạt tạo

thành túi cầu rồi nhập lại thành túi dẹt

o Phía lõm: Mặt trans (mặt trưởng thành = mặt xuất): các túi dẹt phía lõm, nằm gần

màng sinh chất tạo nên các túi cầu chứa chất tiết

Trang 20

Chức năng:

- Biến đổi, chọn lọc và gói các đại phân tử sinh học như glycoprotein , phân phối nội và ngoại bào sản phẩm tiết

- Tổng hợp chất tiết mucopolysaccharide (glycoprotein, glycolipid, glycolipoprotein)

- Tạo thể đầu của tinh trùng và các chất thuộc hoàng thể

- Tham gia sự hình thành màng sinh chất

- Tạo vách sơ cấp ở tế bào thực vật: tổng hợp polysaccharide phức tạp (hemicellulose và

pectin) và extensin-protein vách

d.TIÊU THỂ (LYSOSOME)

Cấu tạo:

- Túi cầu nhỏ, đường kính 0.2-0.5 µm

- Màng đơn (cấu tạo từ lớp kép phospholipid)

- Chứa khoảng 40 men thủy phân (còn gọi là hydrolase) hoạt động ở pH acid (pH5): protease, lipase, nuclease, glycosidase, glucosidase, mucopolysaccharidase, hexosaminidase, iduronidase, glucocerebrocidase

Men có 2 trạng thái hoạt động:

- Trạng thái nghỉ: bao kín trong túi tiêu thể, không tiếp xúc với cơ chất

- Trạng thái hoạt động: túi tiêu thể hòa nhập với túi cơ chất, men tiếp xúc với cơ chất

Có 2 loại tiêu thể:

- Tiêu thể sơ cấp: chứa các men thủy phân

- Tiêu thể thứ cấp: chứa các men thủy phân và cơ chất, hình thành từ sự hòa nhập túi tiêu thể và túi cơ chất

Trang 21

- Do các liên kết tĩnh điện khóa các vị trí hoạt động của men hydrolase vào các polyamine tại mặt trong của màng tiêu thể và chỉ tự do khi có sự hoạt hóa tại màng theo kiểu kích thích sinh ý hoặc có tác nhân làm tổn thương

Chức năng:

- Bào quan tiêu hóa:

- Tiêu hóa thức ăn và diệt vk

- Tiêu diệt các bào quan bị hư hỏng

LƯỚI NỘI SINH CHẤT KHÔNG HẠT

TÚI CHỨA CÁC MEN THỦY PHÂN

- Bệnh Pompe: thiếu enzyme glucosidase thủy giải polysaccharide  tích tụ glycogen trong gan

 hư tế bào gan

- Bệng Tay-Sachs: thiếu enzyme hexosaminidase thủy giải glycolipid  tích tụ lipid trong tế

bào thần kinh

- Bệnh Hurler: thiếu enzyme iduronidase thủy giải mucopolysaccharide  xương bị biến dạng,

chi ngắn cử động hạn chế, khuôn mặt to và thô

- Bệnh Gaucher: thiếu enzyme Glucocerebrocidase  gan và lá lách to, xương bị thoái hóa, tn

TK có thể bị hư hại

Trang 25

Vị trí:

- Có trong tất cả tế bào ĐV (trừ hồng cầu) và nhiều tế bào TV

- Nằm gần LNSC không hạt hoặc phần nhẵn của lưới nội sinh chất có hạt

Cấu tạo:

- Túi cầu nhỏ 0.2-1 µm

- Màng đơn (cấu tạo từ lớp kép phospholipid)

- Giữa có tinh thể, chung quanh có vật liệu màu xám không định hình

- Chứa các enzyme oxy hóa: catalase, urat oxydase, D-aminoacid oxydase, pH kiềm nhẹ

Hình thành:

- Bằng cách tự sinh sản giống ty thể: phình to rồi phân chia

- Vài peroxysom được hình thành trực tiếp

- LNSC có hạt  protein của màng peroxysom  phần không hạt  túi của peroxysom

Trang 26

Chức năng:

- Dùng O 2 phân tử để oxy hóa các chất độc Peroxisome là vị trí tiêu thụ oxi trong tế bào

- Tống khứ chất độc của TB như H2O2 hoặc sản phẩm biến dưỡng khác

- Tham gia giải độc ở tế bào gan và thận: ethanol  acetaldehyde

- Phá hủy chất béo, tham gia vào quang hô hấp

- Túi có màng giống màng sinh chất

- Hình dạng và kích thước biến thiên: hình túi cầu, mạng lưới, tổ sâu…

- Chứa chất lỏng gồm nước và các chất tan hoặc tích nước từ tb chất thải ra gọi là dịch tế bào

hay dịch không bào

- Dịch tế bào hay dịch không bào chứa: ion vô cơ, acid hữu cơ, đường, enzyme và các sp biến dưỡng thứ cấp…

- Không bào giàu enzyme thủy giải: protease, ribonuclease, glycosidase mà khi được giải phóng vào trong tế bào chất tham gia vào sự suy thoái của tế bào trong quá trình lão hóa

- Sự tích tụ chất tan tạo áp suất thẩm thấu cho sự hấp thụ nước

- Có thể nhuộm bằng những màu ‘nhuộm sống’ đỏ trung hòa hay lam cresyl

Trang 27

Chức năng:

- Tham gia vào quá trình trao đổi nước nhờ áp suất thẩm thấu

- Tích trữ chất dự trữ hoặc chất cặn bã

- Không bào thực phẩm hoạt động phối hợp với tiêu thể

Các chất hòa tan trong dịch tế bào gây ra một sức ép lên trên tế bào chất gọi là áp suất thẩm thấu P

và ép tế bào chất vào màng tế bào làm màng căng ra tạo một sức căng T chống lại các phần bên trong

tế bào

Sức hút nước của tế bào S phụ thuộc: áp suất thẩm thấu P và sức căng T của màng tế bào

S=P-TNếu P=T thì S=0 tế bào ở trạng thái hoàn toàn trương nước

Nếu T=0 thì S=P tế bào ở trạng thái co nguyên sinh, sức hút nước tối đa

Cơ quan dinh dưỡng:

- Tế bào non: KB ít và nhỏ (tiền KB) tế bào lớn lên: tiền KB hút nước to ra và hợp lại thành một

KB lớn chiếm hầu hết thể tích tế bào

Hạt:

- Hạt còn nhỏ  hạt lớn: KB nhỏ  KB lớn duy nhất chứa nhiều protid  hạt già: không bào lớn

ra rồi bể ra thành nhiều KB nhỏ, dần dần mất nước, KB khô hoàn toàn tạo ra một thể cứng tròn gọi là hạt alơrôn

- Khi hạt nảy mầm, các hạt alơrôn lại hút nước và tạo thành các KB nhỏ, sau đó hợp thành một

KB duy nhất

Cấu tạo của hạt alơrôn:

- Màng mỏng protein bên ngoài

- Chất nền màu ngà đục có bản chất protid, không định hình, trương trong nước, bên trong:

o Á tinh thể: thể hình đa giác do protein tạo thành, trương trong nước nhưng không tan trong nước

o Cầu thể: cấu tạo từ muối Ca và Mg của acid inosin phosphoric Có thể là canxi oxalat

Thành phần của dịch tế bào phức tạp và tùy loại cây Chính thành phần này đã đóng góp cho ngành Dược những chất trị bệnh quan trọng

- Nước : 90-95%, hạt chín chỉ có 5%

- Chất dự trữ:

Glucid: monosaccharide (glucose, fructose), disaccharide (saccarose), chủ yếu là tinh bột, có thể là inulin

Lipid: hiếm gặp vì không hòa tan trong nước trừ phospholipid và sterid

Protid: dưới dạng protein, acid amin, hạt alơrôn

- Chất cặn bã: CaSO4, CaCO3, CaC2O4.3H2O; CaC2O4.H2O

- Acid hữu cơ: acid citric (quả chanh), acid malic (quả táo tây), acid tartric (quả nho), acid oxalic

- Sắc tố: anthocyan, flavon

- Các chất khác: alkaloid, glucozid, tannin, kích thích tố thực vật, vitamin…

Trang 28

i.CÁC THỂ KHÔNG ƯA NƯỚC:

Trang 29

- Cấu tạo:

o Bên ngoài có 2 màng: màng ngoài và màng trong Mỗi màng được cấu tạo bởi

phospholipid và protein

o Khoảng giữa hai màng

o Bên trong là chất nền (matrix)

Màng ngoài:

- Có nhiều protein VC - tạo nên các kênh cho phép nhiều chất thấm qua

- Các phân tử < 5000D có thể qua kênh này

- Các chất này đi vào khoảng giữa hai màng, nhưng hầu hết không qua được màng trong vì màng trong có tính chọn lọc cao hơn

Màng trong:

- Có tính thấm chọn lọc cao hơn màng ngoài, không thấm với phần lớn H+, có vai trò rào

chắn với sự vận chuyển proton

- Gấp nếp, tạo mào Những mào xếp song song với nhau, vuông góc với màng ngoài, ăn sâu vào khoang của ti thể  tăng diện tích màng lên rất nhiều Có các thể hình chùy oxysome Các

oxysome có chứa men, nó là đơn vị chuyên chở hydrogen tới oxygen để tạo nước trong

sự hô hấp

- Màng trong chứa: men oxy hóa, men của chuỗi hô hấp, men tổng hợp ATP: ATP

synthetase, và protein vận chuyển để chuyển các chất chuyển hóa ra vào chất nền Khoảng giữa hai màng:

Chứa nhiều enzyme sử dụng ATP do matrix cung cấp để phosphor hóa các nucleotide khác

Chất nền:

- Chứa ADN vòng, ribosom (tổng hợp protein của ty thể), men oxy hóa pyruvat và acid béo,

enzyme của chu trình Krebs, enzym để tái bản ADN, tổng hợp ARN và tổng hợp protein

- Là nơi tổng hợp một số chất như enzyme, acid béo, protein

- Là nơi tích tụ chất độc, thuốc, chất màu

Sự phân chia của ti thể:

Khi tế bào phát triển  ti thể phân chia

Sự phân chia của ti thể giống như sự tự nhân đôi của VK

Trang 30

Tác dụng của thuốc kháng sinh và tác nhân môi trường đối với ti thể:

Kháng sinh ức chế sự tổng hợp của protein ti thể:

- Dùng kháng sinh ít ngày  ít gây hại cho ti thể và tế bào

- Dùng kháng sinh nhiều ngày  ảnh hưởng xấu đến ti thể

- Dùng chloramphenicol liều cao + nhiều ngày  ức chế tạo hồng cầu và bạch cầu ở tủy xương

Ti thể dễ bị ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, dễ bị thay đổi hình thái và sinh lý:

- Khi cơ thể đói ti thể thay đổi hình dạng  bị tan rã

- Trong dd nhược trương  ti thể phồng lên

- Trong dd ưu trương  ti thể bị kéo dài ra

- Chất độc, chất phóng xạ  thay đổi / phá hủy cấu trúc và chức năng ti thể

k.LẠP THỂ:

Chỉ có ở tb TV

Có vai trò quan trọng đối với các quá trình dinh dưỡng của tế bào

Theo màu sắc có 3 loại:

- Lục lạp: có màu xanh lục, chứa diệp lục tố

- Sắc lạp: có màu khác màu xanh lục, chứa sắc tố khác diệp lục tố như caroten, diệp hoàng tố, lycopen

Trang 31

- Vô sắc lạp: không màu, gồm bột lạp (tạo và tích tụ tinh bột), đạm lạp và dầu lạp Một loại cây có

một dạng tinh bột riêng, đặc sắc cho cây đó

Các lạp thể được hình thành từ tiền lạp Các lạp thể có thể biến đổi qua lại phụ thuộc trạng thái

sinh lý tb và điều kiện as.

Khi hạt nảy mầm, tiền lạp phát triển thành lục lạp khi thân non được phơi bày dưới as Nếu hạt nảy mầm trong tối, tiền lạp phân hóa thành bạch lạp Sau vài phút đưa ra as, tiền lạp trở thành lục

lạp Sự duy trì cấu trúc lục lạp phụ thuộc sự hiện diện của as, bởi vì lục lạp trưởng thành có thể

biến đổi ngược thành bạch lạp khi để trong tối

l.LỤC LẠP (DIỆP LẠP):

Có màu xanh lục, chứa diệp lục tố

Trang 32

Cấu tạo:

- Hình cầu hoặc bầu dục, đường kính 4-10µm, số lượng thay đổi và đặc sắc cho từng loài.

- Bên ngoài là màng đôi, giữa hai màng là khe hẹp

- Màng ngoài cho các chất thấm qua dễ dàng Màng trong rất ít thấm Màng trong không gấp nếp, không chứa chuỗi truyền điện tử nhưng có nhiều protein vận chuyển đặc biệt

- Bên trong là chất nền stroma (không xanh lục) Chất nền stroma chứa: ADN vòng, ARN,

enzym, ribosom, ngoài ra còn có hạt tinh dầu, giọt lipid do lục lạp tổng hợp nên tích tụ lại, vitamin, các muối K+, Na+

- Lục lạp còn có một hệ thống màng thứ ba là thylakoid, là hệ thống các túi dẹt hình dĩa Các

thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành granum Các khoang của thylakoid thông với

nhau Nhiều granum - grana Màng thylakoid không cho ion thấm qua, có chứa chlorophyll

- Có 3 khoang: khoang giữa 2 màng, chất nền stroma, và khoang thylakoid thông với nhau.

- Lục lạp có sự cử động riêng Khi as mờ thì lục lạp rải rác khắp tế bào chất, khi as mạnh quá, chúng cử động và lần lần xếp thành hàng song song với as

và chất nền

Trang 33

Màng trong Có gấp nếp, chuỗi truyền điện tử, và

protein vận chuyển

Không gấp nếp, không có chuỗi truyền điện tử, có protein vận chuyển

màng thylakoid

Chức năng Oxy hóa đường, acid béo và các nguyên

liệu khác để tạo ATP

C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + ATP

Tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O

nCO2 + nH2O  (CH2O)n + nO2

Ở tế bào động vật, trung thể gồm một vùng đậm màu và 2 trung tử vuông góc nhau

Ở tế bào thực vật, tế bào thần kinh, chỉ có miền đậm màu

Trung tử:

Hình trụ: đường kính 0.2µm, dài 0.4µm

Gồm 9 bộ 3 vi ống xếp thành vòng tròn

Mỗi bộ 3 gồm: 1 ống hoàn chỉnh (A), 2 ống chưa hoàn chỉnh (B và C)

Sự tự nhân đôi của trung tử:

- Sự nhân đôi bắt đầu khi bắt đầu tổng hợp ADN

Trang 34

- Hai trung tử tách nhau  Tổng hợp hai trung tử mới, trong đó trung tử mới vuông góc với

Trung tử:

- Hình thành lông và roi

- Tham gia phân bào: có vai trò thụ động và không quan trọng lắm đối với quá trình phân bào

Một số tế bào bị phá trung tử vẫn không cản trở được sự tạo thoi phân bào và phân chia tế bào

n.BỘ XƯƠNG TẾ BÀO

- Hiện diện khắp trong bào tương của tế bào Eu (tế bào VK không có bộ xương tế bào)

- Là mạng lưới các protein sợi và protein phụ

Gồm:

- Ống vi thể

- Sợi actin (vi sợi)

- Sợi trung gian

Trang 35

Chức năng:

- Nâng đỡ và duy trì hình dạng tế bào

- Xác định vị trí không gian của các bào quan trong tế bào

- Vận chuyển các chất và bào quan trong tế bào

- Di chuyển của tế bào (SV đơn bào, tinh trùng, tế bào bạch huyết )

- Vị trí gắn của mARN để dễ dịch mã

- Thành phần thiết yếu của bộ máy phân chia tế bào

Trang 36

o.ỐNG VI THỂ (VI ỐNG)

Cấu tạo:

- Ống rỗng, đường kính 25nm

- Cấu tạo từ các protein cầu: tubulin

- Các tubulin kết hợp với nhau thành từng cặp  heterodimer α,β- tubulin  trùng hợp  13 sợi

Trang 37

- Tạo mới hay kéo dài (trùng hợp)

-Ở thời kỳ phân chia: ống vi thể của bào tương giải thể  ống vi thể của thoi phân bào: giúp

NST đi về hai cực của tế bào

Ở cuối giai đoạn phân chia tế bào thì ngược lại ống vi thể của thoi phân bào bị giải thể và thế bằng ống

vi thể bào tương

 Ứng dụng: ống vi thể nhạy với các chất ngăn cản sự phân chia tế bào (thuốc chống phân bào) (thuốc điều trị ung thư colchicines, colcemid, vinblastin, vineristin)

- Ở tế bào thần kinh: ống vi thể đi dọc theo sợi trục

- Di chuyển của tinh trùng, lông, roi và sự chuyên chở giữa tế bào và sự tiết hormone

- Xác định hướng và vị trí của vách tế bào mới

- Sự đóng dày cellulose ở vách tb đang tăng trưởng

- Tham gia cấu tạo lông và roi

p.SỢI ACTIN (VI SỢI):

Cấu tạo:

- Sợi cứng, đường kính 7nm

- Là 2 sợi actin xoắn kép

- Cấu tạo từ tiểu đơn vị actin, là protein hình cầu

- Khi cần thiết, các tiểu đơn vị actin trùng hợp  sợi actin

- Khi không cần thiết, sợi actin giải thể

Cấu tạo của myosin:

Trang 38

- Hình que

- 2 đầu cuộn lại thành 2 hình cầu

- Gồm 6 chuỗi polypeptid: 2 chuỗi nặng và 2 đôi chuỗi nhẹ

Chức năng:

- Tập trung dưới màng sinh chất  duy trì hình dạng tế bào

- Hình thành vi mao (vi mào làm tăng bề mặt hấp thu của tế bàp lên 25 lần so với tế bào không có vi mao):

Lõi vi mao gồm 40 sợi actin bó song song

0 gồm sợi actin kết hợp với myosin

- Bó sợi actin + bó sợi myosin  chức năng co duỗi tế bào  ý nghĩa trong phân bào và sự co

- Sự vận động của tế bào: sự co cơ, sự di chuyển của amib, bạch cầu, sự thắt lại giữa tế bào khi

phân chia, sự vận chuyển của dòng tế bào chất, và sự tăng trưởng của ống phấn

q.SỢI TRUNG GIAN:

- Có ở tế bào ĐV, không có ở TB TV và nấm

Cấu tạo:

- Được cấu tạo từ protein sợi

- Thường là 3 sợi protein (tiền sợi protofibril) xoắn với nhau theo kiểu dây thừng, đường kính 10nm

- 1 protofibril = 4 tetramers = 4 x4 =16 protein sợi

Các dạng sợi trung gian:

- Keratin: TB biểu mô

Trang 40

SỰ HÌNH THÀNH TIỀN SỢI (4 tetramers) VÀ SỢI TRUNG GIAN (4 tiền sợi = 16 tetramers = 64 protein

sợi ban đầu)

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w