4.3.1.Chuỗi chuyển điện tử:

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học tế bào (Trang 69)

- Thành phần thiết yếu của bộ máy phân chia tế bào

4.3.1.Chuỗi chuyển điện tử:

Điện tử từ NADH và FADH2 tới oxy qua chất mang điện tử = 3 phức hợp protein xuyên màng và 2 chất mang linh động (ubiquinone Q và cytochrome C).

a.Complex NADH dehydrogenase hay NADH-ubiquinone oxidoreductase:

- e được chuyển từ NADH đến chất mang ubiquinone Q (hay còn gọi là CoQ) (Q nhận e trở thành ubiquinol)

- Chuyển 4 H+ xuyên qua màng

* Trường hợp của FADH2 là complex succinate-ubiquinone oxidoreductase, e cũng được chuyển từ FADH2 đến chất mang Q nhưng không chuyển H+ qua màng

b.Complex cytochrome bc1:

- Các cytochrome trong phức hệ sẽ lần lượt truyền điện tử cho nhau - Cuối cùng, e được chuyển tới chất mang cytochrome C (cytC) - Chuyển 4H+ xuyên qua màng

* Complex này gồm nhiều tiểu đơn vị lipoprotein xuyên màng trong đó cytochrome b được mã hóa bởi gen ty thể

c.Complex cytochrome oxidase:

- Nhận 1e từ 4 phân tử cytochrome c chuyển tới cho oxi O2 + 4H+ -- 2H2O - Chuyển 4 H+ xuyên qua màng

Trong quá trình điện tử di chuyển theo chuỗi, NL giải phóng ra được dùng bơm H+ bên trong matrix vào khoảng giữa hai màng

 Tạo gradient điện hóa

H+ được đẩy trở lại vào matrix bằng NL của gradient

Nhưng do màng không thấm với H+, H+ chỉ có thể trở lại qua lỗ thông của protein ATP synthase. ATP synthase chứa enzym xúc tác sự phosphoryl hóa của ADP + Pi tạo thành ATP

 1NADH tạo 3ATP  1FADH2 tạo 2ATP

Quá trình tích trữ năng lượng ATP diễn ra với sự có mặt của oxi nên được gọi là sự phosphoryl hóa oxi hóa.

4.4.Tổng NL:

ATP

Glyco giải 2

Chu trình Krebs 2

Chuỗi chuyền điện tử 10 x 3 + 2 x 2=34 10NADH và 2 FADH2

Số lượng chính xác của ATP được tạo bằng phosphoryl hóa hóa thẩm thay đổi từ tế bào này đến tế bào khác và với trạng thái chức năng của tế bào

Không có oxi – chất nhận điện tử cuối cùng, hóa thẩm ngừng, tiếp đó là sự thiếu NL

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học tế bào (Trang 69)