- Thành phần thiết yếu của bộ máy phân chia tế bào
6.3.1.PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM:
- Phổ biến nhất
- Gặp ở tế bào sinh dưỡng, tế bào mô phân sinh
- Gồm: kỳ đầu (prophase), kỳ giữa (metaphase), kỳ sau (anaphase) và kỳ cuối (telophase)
- Thời gian phân bào nguyên nhiễm khác nhau tùy loại mô và trạng thái sinh lý TB và điều kiện ngoại cảnh
a.KỲ ĐẦU-PROPHASE:
Chú ý:
- Trong giai đoạn S của gian kỳ: ADN nhân đôi vàcặp trung tử nhân đôi
Đầu kỳ đầu:
- Mỗi cặp trung tử di chuyển về 2 cực của tế bào - Quanh mỗi trung thể xuất hiện nhiều tia - Nhân phồng to, thể nhiễm sắc xuất hiện Giữa kỳ đầu:
- Thể nhiễm sắc kép, gồm 2 cromatid dính nhau ở tâm động
- Hạch nhân biến mất
Cuối kỳ đầu
- Màng nhân biến mất
- Thoi phân bào hình thành: gồm vi ống cực, vi ống tâm động và vi ống thể sao và các vi ống tự do nằm rải rác trong thoi phân bào
b.KỲ GIỮA-METAPHASE:
c.KỲ SAU-ANAPHASE:
Hai tâm động đột ngột tách rời nhau hai cromatid tách rời nhau và đi về hai cực tế bào với tốc độ khoảng 1µm/phút
Các vi ống tâm động bị rút ngắn trong khi các vi ống cực dài ra thêm
Hai cromatid bị kéo về hai cực tế bào Hai cực của thoi phân bào bị đẩy ra xa
Các vi ống tâm động bị rút ngắn dần rồi biến mất khi cromatid về đến cực tế bào
d.KỲ CUỐI-TELOPHASE:
Các NST ở hai cực tế bào tập trung lại, tháo xoắn và tạo thành mạng nhiễm sắc
Màng nhân tái lập nhờ các mảnh bám theo thể nhiễm sắc rồi nhờ lưới nội sinh chất ráp lại Hạch nhân tái xuất hiện từ miền tổ chức hạch nhân ở một số thể nhiễm sắc
e.KẾT QUẢ CỦA PHÂN NHÂN:
f.SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO CHẤT:
Tế bào chất được phân chia hai bởi vách ngăn hình thành hai tế bào con:
Tế bào thực vật:
- Hình thành phiến giữa (phiến TB) bởi tế bào chất ở mặt phẳng giữa hai nhân con ngay sau khi phân nhân
Hình thành phiến giữa:
- Sự hình thành các phragmoplast và sự tập hợp các bóng Golgi
- Phragmoplast là phức hợp vi ống và mạng nội chất được hình thành trong kỳ sau muộn và kỳ cuối sớm từ các tiểu đơn vị của thoi phân bào bị phân ly
- Các bóng Golgi tiếp xúc với các vi ống ở hai bên của pragmoplast và di chuyển đến vùng xích đạo
- Bên trong bóng Golgi chứa các polysaccharide là tiền thân của vách tế bào thực vật
- Sự dung hợp của bóng Golgi, các chất tiền thân được tiết ra tạo thành cấu trúc hình dĩa có màng bao gọi là phiến TB
- Phiến TB tăng rộng đến màng sinh chất của tế bào mẹ hình thành màng sinh chất mới bao quanh hai tế bào con
Tế bào động vật:
Có sợi actin gắn ở mặt trong màng sinh chất, hình thành vòng co thắt ở vị trí mặt phẳng xích đạo
Khi co rút vòng kéo màng vào bên trong để phân TB mẹ làm hai.