3.4.1.VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG:

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học tế bào (Trang 52)

- Thành phần thiết yếu của bộ máy phân chia tế bào

3.4.1.VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG:

a.KHUẾCH TÁN ĐƠN THUẦN (DIFFUSION):

- Chất ở trạng thái lỏng hoặc khí - Không cần NL

- Xảy ra một cách ngẫu nhiên tự động

- Chất không bị biến đổi hóa học và không kết hợp với một loại phân tử nào khác Cơ chế:

- KTĐT không có sự tham gia của protein VC (simple diffusion): các phân tử nhỏ của chất tan trong lipid khuếch tán qua lớp lipid kép, không cần protein

- KTĐT có sự tham gia của protein VC (channel-mediated diffusion và carrier-mediated diffusion: facilitated diffusion or passive transport): protein xuyên màng tạo lỗ trống cho chất di chuyển, có tốc độ rất cao so với KTTG, có 2 loại protein kênh:

o Protein kênh mở liên tục

o Protein kênh mở không liên tục: chất kết hợp với protein ở vị trí đặc hiệu - cơ chế mở cửa kênh

VD: Sự khuếch tán glucose qua tế bào gan: KTĐT có sự tham gia của protein kênh

Glucose khuếch tán liên tục từ bên ngoài vào bên trong tế bào gan vì sau khi vào tế bào gan, glucose được chuyển thành glycogen nên [glucose]bên ngoài tế bào gan > [glucose]bên trong tế bào gan.

Khi cơ thể cần glucose, glycogen được chuyển lại thành glucose nên [glucose]bên trong tế bào gan > [glucose]bên ngoài tế bào gan, glucose khuếch tán ra ngoài.

THẨM THẤU:

TB động vật:

*TB trong môi trường đẳng trương: tốc độ nước vào= tốc độ nước ra: thể tích TB cố định

*TB trong môi trường nhược trương: nước từ môi trường ngoài khuếch tán vào TB: TB căng ra có thể vỡ

*TB trong môi trường ưu trương: nước từ trong TB khuếch tán ra ngoài: TB co lại có thể chết do mất nước

Kiểm soát sự cân bằng nước: sự điều chỉnh thẩm thấu (osmoregulation)

Tb thực vật: có vách cứng

Nhược trương: TB phồng lên, cây khỏe mạnh, vách cứng ngăn cản TB vỡ ra

Ưu trương: TB mất nước, ở trạng thái co nguyên sinh, chết nếu ở trạng thái này lâu, co nguyên sinh có thể phục hồi nếu hiện tượng này chưa đến mức hủy hoại sự hoạt động của màng và ngoại sinh chất tế bào. Đặt TB vào dd đẳng trương thì chất nguyên sinh hút nước và có thể trở về trạng thái ban đầu:

phản co nguyên sinh.

b.KHUẾCH TÁN TRUNG GIAN:

Nhờ protein VC theo gradient nồng độ. Không cần NL

Protein có vị trí đặc hiệu để cơ chất bám vào rồi đưa qua màng theo các cơ chế sau: - Protein VC thay đổi hình thể để tiếp nhận cơ chất rồi đưa qua màng

- Protein vận chuyển xoay (xoay 180o) trong màng hay là con thoi để đưa cơ chất từ bên này sang bên kia màng

Không có protein màng, các chất không xuyên qua màng hoặc khuếch tán qua màng rất chậm so với tốc độ mà nó được sử dụng cho tế bào. VD: sự khuếch tán glucose ở hồng cầu người

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh học tế bào (Trang 52)